You are on page 1of 13

Chương 4:

NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN


I. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VAY NGẮN HẠN:
1. Nhu cầu tín dụng ngắn hạn, xuất phát từ:
- Đối với DN là nhu cầu tài sợ tài sản lưu động tạm thời, thời vụ
- Đối với công chúng là nhu cầu mua sắm, sinh hoạt
- Đối với thương vụ, là nhu cầu tài trợ thiếu hụt trong thanh toán
2. Nguyên tắc vay vốn:
Sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng/ Hoàn trả nợ gốc và lãi vay
đúng thời hạn thảo thuận
3. Điều kiện vay:
- Có năng lực PL dân sự có mục đích vay vốn hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trong thời hạn cam kết
- Có PA SXKD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả
- Thực hiện các quy trình về đảm bảo tiền vay theo quy trình của NHNN
4. Các phương thức cho vay ngắn hạn:
- Cho vay theo món
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Cho vay thấu chi
5. Giới hạn và hạn chế trong cho vay ngắn hạn:
- Giới hạn thực hiện theo quy trình của Luật các tổ chức tín dụng như: tổng dư nợ cho vay
đối với một KH không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng
- Hạn chế cho vay đối với kiểm toán viên, thanh tra viên, kế toán trưởng và các cổ đông lớn
của các TCTD, các doanh nghiệp sở hữu trên 10% vốn điều lệ của ngân hàng
6. Những trường hợp không cho vay:
- Không cho vay đối với, thành viên HDQT, ban kiểm soát, TCD ( giám đốc), P. TGD (phó
giám đốc) của TCTD
- Cán bộ, nhân viên của TCTD đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HDQT, ban kiểm soát, TGD, P.TGD
( Tham khảo điều 77 của Luật các Tổ chức tín dụng)
II. NGHIỆP VỤ CHO VAY THEO MÓN (TỪNG LẦN)
Phương pháp tính lãi: dư nợ thực tế
1. Khái niệm:
Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục
cần thiết (lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay…) và ký kết hợp đồng
tín dụng. Mỗi lần khách hàng vay món tiền nào thì ngân hàng tiến hành làm hồ sơ cho vay
món đó.
Cho vay theo món Cho vay theo hạn mức tín dụng
(Công ty A vay mua vải để sx khẩu trang) (Cong ty A vay ngân hàng theo hạn mức tín dụng 100 tỷ
để tài trợ vốn lưu động thời hạn 6 tháng)
- Đối tượng: Doanh nghiệp, cá nhân - Đối tượng: Doanh nghiệp
- Nhu cầu vốn vay: sản xuất kinh doanh, chi tiêu - Nhu cầu vốn vay: Tài trợ vốn lưu động
cá nhân ngắn hạn - Đặc điểm vốn vay: thường xuyên
- Đặc điểm vốn vay: không thường xuyên, thời - Đặc điểm cho vay:
vụ + Chỉ cần lập 1 bộ hồ sơ cho nhiều món vay
- Đặc điểm cho vay: + Quản lý nhiều đối tượng
+ KH vay món nào lập hồ sơ món đó + Giải ngân và thu nợ không xác định (Nhiều lần
+ Quản lý theo đối tượng cụ thể xác định theo hạn mức tín dụng)
+ Giải ngân và thu nợ rõ ràng (xác định theo
kỳ hạn nợ)
2. Điều kiện cho vay:
- Các điều kiện chung (chương 3)
- Khách hàng có nguồn thu không ổn định.
- Vốn vận động không thường xuyên.
- Có nhu cầu vay thời vụ, đột xuất ngoài dự kiến.
3. Đặc điểm:
- Mỗi lần khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó
- Thủ tục đơn giản, chỉ kiểm soát đối với đối tượng cụ thể.
- Phương pháp này áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường
xuyên
- Đặc điểm của phương thức cho vay này là việc cho vay
và thu nợ được phân định ranh giới một cách rõ ràng, dễ nhận biết được lúc nào cho vay,
lúc nào thu nợ.
4. Xác định nhu cầu vốn vay:
Nhu cầu vay vốn= Tổng chi phí cần thiết cho phương án SXKD – Vốn tự có – Vốn
khác
Trong đó:
 Tổng chi phí cần thiết cho phương án SXKD: Tổng chi phí hợp lý
 Vốn tự có: Là phần vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào PA SXKD
 Vốn khác: Bao gồm vốn vay của các Tổ chức tín dụng khác, vốn uỷ thác, các
khoản vốn chiếm dụng như người mua trả tiền trước, phải trả cho người bán, các
khoản vay nợ khác ....
5. Xác định giới hạn an toàn vay:
 Tổng dư nợ của KH ≤ Vốn hiện có của ngân hàng × 15% (luật)
 Tổng dư nợ = Vốn chủ sở hữu của KH ×Tỷ lệ an toàn (chính sách tín dụng)
 Mức cho vay ≤ Giá trị tài sản đảm bảo × Tỷ lệ an toàn (chính sách tín dụng)
 Quỹ cho vay của ngân hàng
6. Quyết định mức cho vay: Dựa vào nhu cầu vốn vay, giới hạn cho vay và chính sách
cho vay theo TS ĐB
7. Thời hạn cho vay: Việc xác định thời hạn trả nợ căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh
doanh hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của khách hàng.
8. Giải ngân:
Để đảm bảo tiền cho vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả ngân hàng phải
kiểm tra:
Cơ sở bằng chứng
Theo tiến độ sử dụng vốn
Hình thức thích hợp
Ví dụ 1: Công ty thương mại dịch vụ tổng hợp An Đông chuẩn bị nhập thêm hàng để cung
cấp sỉ cho các cửa hàng trong dịp lễ tết năm 2020, sau khi cân nhắc nguồn vốn thực hiện,
Công ty quyết định tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Trong giấy đề nghị vay
vốn ngày 20/9/2019 của công ty có nội dung sau:
- Nhu cầu phương án vay vốn:
+ Giá trị hàng mua vào: 1.400 triệu đồng, thuế giá trị gia tăng 10% trên giá trị mua
+ Chi phí tiêu thụ: 200 triệu đồng
- Thời gian thực hiện phương án: từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2020 - Vốn tự có tham gia
vào phương án: 500 triệu đồng
- Tài sản đảm bảo tiền vay đã được định giá gồm: Một bất động sản: 1.800 triệu đồng và
một xe tải: 600 triệu đồng, Theo chính sách tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ cho vay tối đa
của ngân hàng là 50% đối với bất động sản và 70% đối với động sản.
- Trong số hàng hóa mua vào có 20% giá trị hóa đơn được trả chậm, thời hạn thanh toán
cuối tháng 2 năm 2020. Đồng thời người mua cũng ứng trước cho công ty An Đông số tiền
100 triệu đồng ngay khi bắt đầu thực hiện phương án.
Sau khi xem xét, ngân hàng quyết định tài trợ cho An Đông theo phương thức từng lần.
Yêu cầu: 1/ Hãy xác định mức cho vay của ngân hàng (giả sử mọi yếu tố khác đều được
thỏa mãn)?
2/ Nếu thời hạn thanh toán giá trị hàng hóa trả chậm là vào cuối tháng 12/2019 thì
mức cho vay của ngân hàng đối với phương án trên là bao nhiêu?
Trả lời:
1. Xác định mức cho vay của ngân hàng
Nhu cầu vay vốn = ∑ ❑chi phí SXKD – Vốn tự có – Vốn khác
- ∑Chi phí SXKD = 1400 × (1+10%) + 200= 1740 triệu
- Vốn tự có = 500 triệu
- Vốn tài trợ khác = 20% ×[1400 × (1+10 % ) ] + 100tr= 418 triệu
 Nhu cầu vay của KH = 1740tr – 500tr – 408tr = 832tr
 Mức cho vay theo TS ĐB = 1800tr × 50% + 600tr × 70%= 1320tr
 Mức cho vay của Ngân hàng = 832tr
2. Vốn tài trợ khác = 100tr
Nhu cầu vay của KH = 1740tr – 500tr – 100tr = 1140tr
 Mức cho vay của NH là 1140tr

Ví dụ 2: Ngày15/8/2018 DN dệt X xin đề nghị vay vốn mua sợi, theo hợp đồng đã ký
với nhà cung cấp 2.000tr đ. DN dự kiến
- KH thanh toán như sau, lần đầu ngày 20/8/2018 thanh toán 70%, lần sau
ngày 20/9/2018 thanh toán hết phần còn lại
- Kế hoạch tự trang trải bằng vốn tự có 600tr đồng, tiền lương chưa trả 70tr đ,
thuế 30tr đ.
- Bất động sản thế chấp xin vay có giá trị 3.000tr đồng
- KH tiêu thụ vải như sau: ngày 01/02/2019 xuất bán 1.200tr đồng thu bằng
tiền mặt, ngày 30/5/2019 bán chịu 1.000tr đồng thời hạn 1 tháng.
Giả sử DN hội đủ các tiêu chuẩn tín dụng, vốn quỹ ngân hàng đủ để đáp
ứng. Hãy xác định
 Mức cho vay hợp lý là bao nhiêu?
 Thời hạn cho vay?
 Phương pháp giải ngân?
 Xác định kì hạn nợ thích hợp ?
Biết lãi suất cho vay ngắn hạn là 1% tháng, tính lãi theo dư nợ thực tế, thu vốn gốc
theo tỷ lệ vốn ngân hàng tham gia, tỷ lệ cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản.

Giải:
Mức cho vay là bao nhiêu?
Nhu cầu vay vốn = ∑chi phí SXKD – Vốn tự có – Vốn khác
 ∑chi phí SXKD = 2000tr
 Vốn tự có = 600tr
 Vốn chiếm dụng = 70 +30 = 100tr
Nhu cầu vay vốn của KH = 2000 – 600 – 100 = 1.300tr
Nhu cầu cho vay theo TS ĐB = 3000 × 50% = 1500tr
 Mức cho vay của Ngân hàng là 1300tr
Thời hạn cho vay? 20/8/2018 – 30/6/2019
Phương pháp giải ngân?
- Lần đầu: 70% × 1.300 = 910tr (20/8/2018)
- Lần hai: 1300 – 910 = 390tr (20/9/2018)
Xác định kỳ hạn thích hợp?
- Lần đầu (1/2/2019)
1300
+> Gốc : ×1200=780 tr
2000
1 % ×12
+> Lãi: 910 ×165 (20/8/2018-1/2/2019) × = 49.364.384
365
-Lần hai (30/6/2019)
+> Gốc: 1300 – 780 = 520tr
1 % ×12
+> Lãi: 520 ×149 (1/2/2019-30/6/2019) × = 25.472.876
365
III. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG (HMTD):
HMTD là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và
khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Khác với vay từng lần, ngân hàng không xác định kỳ hạn dư nợ cho từng món vay mà chỉ khống
chế theo HMTD có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của KH lên đến mức tối đa
cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không giải ngân tiền vay cho KH.
- Đối tượng: Doanh nghiệp
- Nhu cầu vay vốn: Tài trợ vốn lưu động
- Đặc điểm vốn vay: thường xuyên
- Đặc điểm chung: + KH cần lập 1 bộ hồ sơ cho nhiều món vay
+ Quản lý nhiều đối tượng vay cùng
+ Việc giải ngân và thu nợ khó xác định
- Phương pháp vay: Theo tháng, phương pháp tích số
1. Điều kiện áp dụng:
- Khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có nhu cầu vay trả
thường xuyên, vận động vốn tương đối nhanh
- Uy tín lớn đối với ngân hàng trong vấn đề sử dụng vốn
- Tình hình tài chính trong sạch, lành mạnh
2. Đặc điểm:
- KH chỉ cần lập bộ hồ sơ và đầu kỳ kế hoạch có thể sử dụng cho nhiều món vay
- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được vốn vay, lãi vay trả cho
ngân hàng thấp
- Nhược điểm: Ngân hàng dễ bị động vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp.
- Không cần đảm bảo tín dụng, hoặc nếu có thì ở mức tỷ lệ thấp tùy vào HMTD
hoặc dư nợ, hoặc ký quỹ.
- HMTD có thể sử dụng nhiều lần tùy vào việc trở nợ. Mỗi lần giải ngân phải lập
một khế ước nhận nợ. Giải ngân và thu nợ đc thực hiện nhiều lần trong suốt kỳ
cho vay.
- Điều kiện cho vay chung đc thỏa thuận trong hợp đồng hạn mức, điều kiện cho
vay cụ thể được xác định theo từng khế ước nhận nợ.
3. Phương pháp cho vay:
 Xác định hạn mức tín dụng: HMTD = Nhu cầu vốn lưu động – Nguồn vốn tài trợ khác
 Nhu cầu vốn lưu động tính theo 2 phương pháp
Phương pháp 1: Xác định NC vốn lưu động theo chu kỳ sản xuất:
Nhu cầu VLD = Nhu cầu dự trữ tiền mặt bình quân + Nhu cầu phải thu bình quân +
Nhu cầu hàng tồn kho bình quân – Nhu cầu phải trả bình quân
Trong đó:

- Nhu cầu dự trữ tiền mặt bình quân = DTT năm kế hoạch ×Tiền bình quân năm
trước/DTT năm trước
Hoặc: Nhu cầu dự trữ tiền bình quân = Số ngày dự trữ tiền bình quân ×Doanh thu thuần năm
KH/365

- Nhu cầu phải thu bình quân = Số ngày phải thu bình quân ×DTT năm KH/365

- Nhu cầu tồn kho bình quân = Số ngày tồn kho bình quân ×GVHB năm KH/365

- Nhu cầu phải trả bình quân = Số ngầy phải trả bình quân ×GVHB năm KH/365

Phương pháp 2: Xác định NC vốn lưu động theo vòng quy vốn lưu động:
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Nhu cầu vốn lưu động = ( không bao gồmCP KHTSCD )
Vòng quay vốn lưu động

Trong đó: Vòng quy VLD = DTT/TSLD bq


Nguồn vốn tự tài trợ gồm:
- Nguồn VLD ròng = NVDH – TSDH (TSNH – NVNH)
- Các khoản mục phải chi trả trong năm kế hoạch: Phải trả người bán,...
- Nguồn vốn khác = Vay ngắn hạn ngân hàng khác, vay ngắn hạn các đối tượng
khác, các khảon vay vốn có tài trợ cho phương án,...
Xác định thời hạn khế ước nhận nợ:
Theo Phương pháp 1:
Thời gian cho khế ước nhận nợ (ngày) = Thời gian luânchuyển vốn + Thời gian dự phòng
Trong đó:

Thời gian luân chuyển vốn = Số ngày dự trữ tiền mặt + Số ngày tồn kho+ Số ngày phải thu

Số ngày phải trả- Thời gian dự phòng = 1/3 thời gian luân chuyển vốn
Theo Phương pháp 2:
12tháng
Thời gian cho khế ước nhận nợ (tháng)= Vòng quay VLD +Thời gian dự phòng

1 12
Trong đó: Thời gian dự phòng (tháng)= ×
3 Vòng quay vốn lưu động
Điều kiện ràng buộc:
o Thời hạn duy trì HMTD (1 năm, 6 tháng, 1 quý)
o Mức dư nợ giảm thấp dần tại cuối mỗi thời điểm thích hợp như quý, 6 tháng, sao cho
cuối năm dư nợ phải bằng 0
Thu nợ:
Thu nợ gốc:
 Thu theo định kỳ
 Thu theo doanh thu thực tế
Thu nợ lãi:

 Tính và thu tiền lãi cho vay theo HMTD thực hiện hàng tháng.
 Thời điểm tính lãi: vào ngày cuối tháng hoặc chọn 01 ngày nhất định trong tháng
 Tiền lãi được tính theo phương pháp tích số Tiền lãi = ∑ số dư tính lãi * LSCV

Ví dụ 1: Trong tháng 3/2019, Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà gửi đến Ngân hàng A hồ sơ vay
vốn lưu động cho quý 2/2019. Doanh nghiệp trình bày với ngân hàng các số liệu sau (đơn vị
tính: triệu đồng):
1/ Tổng chi phí thực hiện kế hoạch kinh doanh quý 2/N: 5.637 , trong đó:
o Chi phí nguyên vật liệu (nguyên liệu chính, vật liệu phụ,…): 3.900
o Chi phí nhân công: 844
o Chi phí khấu hao tài sản cố định: 453
o Chi phí sản xuất kinh doanh khác: 440
2/ Giá trị tài sản thế chấp 5.400, tỷ lệ cho vay tối đa 50%.
3/ Sau khi thẩm định, Ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 1,2%/tháng. Khi thực
hiện hạn mức này, vào cuối ngày 31/5/2019 dư nợ tài khoản cho vay là 800. Trong tháng 6/2019 có
một số nghiệp vụ sau:
- Ngày 10/6: Xin vay thanh toán tiền quảng cáo 20, hẹn trả 26/6/2019.
- Xin vay mua bột mì, muối, đường: 300, hẹn trả 26/6/2019.
- Ngày 15/6: Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh
tháng 5/2019 số tiền 500.
- Ngày 22/6: Xin vay thanh toán tiền công xếp dỡ hàng hóa 20, hẹn trả 28/6/2019.
Xin vay mua vật liệu xây dựng công trình mở rộng sản xuất 500, hẹn trả
28/6/2019.
- Ngày 29/6: Xin vay thanh toán tiền mua xe tải chở hàng 500, hẹn trả 1/8/2019
Biết rằng:
- Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà chỉ có một tài khoản vay tại Ngân hàng A.
- Theo dự tính của Công ty, vốn lưu động ròng được sử dụng trong quý 2/2019 là
1.200. Vòng quay vốn lưu động năm 2019 là 6 vòng .
- Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà
để thu nợ khi đến hạn.
- Giả sử tài khoản tiền gửi Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà đủ số dư để thanh
toán nợ khi đến hạn.
Yêu cầu:
1/ Xác định hạn mức tín dụng quý 2/2019?
2/ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh và tính lãi phải trả trong tháng 6/2019
Giải:
∑ Chi phí sản xuất kinhdoanh
Nhu cầu Vốn lưu động =
vòng quay vốn lưu động
- ∑Chi phí sản xuất kinh doanh = 5637 – 453 = 5184
- Vòng quay vốn lưu động = 6/4
5184
 Nhu cầu vốn lưu động = 6 = 3456tr
4
- Vốn tài trợ khác (vốn lưu động ròng) 1200tr
 HMTD = 3456 – 1200 = 2256tr
- Mức cho vay theo TSCD = 5400 ×50% = 2700
 HMTD ngân hàng phê duyệt 2256tr
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh và tính lãi phải trả trong tháng 6/2019?
Ngày Phát sinh Xư lý Số tiền Dư nợ Số Tính
Vay Trả ngày số
nợ
1/6 800 9 7200
10/6 Vay quảng cáo Đ/ý 20 1120 5 5600
Vay mua NVL Đ/ý 300
15/6 Trả nợ Đ/ý 500 620 7 4340
22/6 Vay tt tiền công Đ/ý 20 640 4
Vay mua NVL Không 500
26/6 Trả nợ vay 10/6 Đ/ý 320 320 2
28/6 Trả nợ vay 22/6 Đ/ý 20 300 3
29/6 Vay mua xe tải Không 500

Ví dụ 2: Ngày 15/9/N Công ty cổ phần đầu tư Bạch Hạc gửi đến chi nhánh Ngân hàng TMCP A
hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn với mức đề nghị hạn mức tín dụng quý 4/N là 3.000 triệu
đồng để phục vụ kế hoạch sản xuất của Công ty trong quý.
Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ngân hàng đã thống nhất với công ty các số liệu sau
đây:
Nội dung Số tiền (triệu đồng)
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào 12.910
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong quý 9.875
TS lưu động bình quân 6.150
Doanh thu thuần 21.525
Vốn lưu động tự có và huy động khác của công ty 3.660
Tổng giá trị tài sản thế chấp của công ty 4.150

Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định hạn mức tín dụng quý 4 cho công ty là 2.905 triệu
đồng.
Trong 10 ngày đầu tháng 10/N, công ty đã phát sinh một số nghiệp vụ và cán bộ
tín dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với công ty:
- Ngày 2/10: cho vay để trả lãi ngân hàng: 21 triệu đồng
- Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 triệu đồng
- Ngày 8/10: cho vay để mua ôtô tải: 464 triệu đồng
- Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 triệu đồng
- Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 triệu đồng
Yêu cầu: Nhận xét về những đề nghị của cán bộ tín dụng là đúng hay sai? Tại sao?
Biết rằng:
- Nguồn vốn của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công ty.
- Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là khách hàng truyền thống của ngân hàng.
- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý 4/N của công ty là 700 triệu đồng.
Giải:
Tổng CPSXKD = 12910 + 9875 = 22785tr
21525
Vòng quay Vốn lưu động hiện tại = = 3.5 vòng
6150
 Vòng quay Vốn lưu động kỳ kế hoạch = 3.5 vòng
22785
Nhu cầu kỳ kế hoạch = =6510tr
3.5
Nguồn Vốn lưu động ròng = 3660
 HMTD = 6510 – 3660= 2850tr
Mức cho vay tối đa theo TS ĐB = 70% ×4150 =2905
 Mức cho vay theo HMTD là 2850 => Đề nghị của cán bộ là sai
- 2/10: Vay để trả lãi ngân hàng => SAI
- 3/10: Vay mua NVL SXKD => ĐÚNG
- 8/10: Vay mua ô tô => SAI
- 9/10: Vay nộp thuế thu nhập => SAI
- 10/10: Vay trả lương cho công nhân => ĐÚNG
IV. CHO VAY THẤU CHI:
Đây là nghiệp vụ mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chỉ vượt số
dư có trên tài khoản thanh toán, tới một hạn mức nhất định trong thời gian quy định.
Cho vay theo hạn mức thấu chi là một hình thức cho vay ứng trước đặc biệt (tiền vay được rút
trực tiếp từ tài khoản tiền gửi), nhằm tăng thêm ngân quỹ cho KH (có thể sử dụng cho cả doanh
nghiệp và cá nhân).
- Các khoản tiền rút trên tài khoản cũng có tính chất như các khoản chi tiêu của
KH, chỉ khi nào trên tài khoản thấu chi xuất hiện dư nợ, khoản tiền đó mới là tiền
vay.
- Lãi tiền vay phải trả tính trên dư nợ thực tế trên tkhoan thấu chi và KH có thể
hoàn trả tiền vay bất cứ lúc nào đơn giản là chỉ việc gửi tiền vào tkhoan
Điều kiện áp dụng:
- Nhu cầu vốn thường xuyên về nội tệ hay ngoại tệ của doanh nghiệp và cá nhân
- KH có năng lực tài chính tốt
- KH có quan hệ thường xuyên và có uy tín đối với NH, có vòng quay vốn tín dụng
cao (= doanh số trả nợ/ Dư nợ bình quân).
V. CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ:
Chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM. Theo đó NHTM thỏa thuận
mua lại các chứng từ có giá(CTCG) chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.
Đặc điểm: So với cho vay, chiết khấu có điểm khác biệt là:
- Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín
dụng.
- Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá.
- Quy trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn so với cho vay.
- Các ngân hàng thương mại hiện nay thường nhận chiết khấu hai loại chứng từ cơ bản:
thương phiếu và chứng từ có giá khác như trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm,…
Đối tượng chiết khấu:
Thương
Giấy tờ có giá không sinh lời phiếu
(Không trả lãi trong thời gian lưu hành
của người nắm giữ nó) Séc

Giấy tờ có giá sinh lời Trái phiếu

Tín phiếu
Kỳ phiếu ngân hàng
Điều kiện chiết khấu:
- Đối với KH: Tương tự điều kiện cấp tín dụng
- Đối với giấy tờ có giá chiết khấu: + Thuộc sở hữu hợp pháp của KH đề nghị chiết khấu
+ Còn thời hạn hiệu lực
+ Được phép gdich theo quy định của pluat
+ Được thanh toán( vốn và lãi) theo quy định của tổ
chức phát hành
Phân loại chiết khấu:
- Căn cứ theo tính chất rủi ro: + Chiết khấu có truy đòi (NH thường dùng tránh rủi ro)
+ Chiết khấu miễn truy đòi
- Căn cứ theo thời hạn: + Chiết khấu không hoàn lại
+ Chiết khấu có hoàn lại
Quy trình chiết khấu:
 Theo dõi và thu nợ : Lãi và gốc phát sinh theo giấy tờ có giá

Thẩm định Ký hợp Thanh lý


Tiếp nhận hồ sơ Thanh toán số Theo dõi
hồ sơ chiết đồng chiết hợp đồng
chiết khấu tiền chiết khấu và thu nợ
khấu khấu chiết khấu

Phương pháp chiết khấu:


 M: Mệnh giá GTCG
 H: Hiện giá của GTCG
 I: Tổng tiền lãi nhận được tài thời điểm đáo hạn của GTCG => Xuất hiện đối với trả lãi
sau
(Ii: tiền lãi nhận được ở kỳ thứ i -> Xuất hiện trả lãi định kỳ)
 n : Thời hạn còn lại (Từ ngày chiết khấu đến ngày đáo hạn)
(ni: khoảng thời gian từ lúc chiết khấu đến ngày nhận lãicủa kỳ thứ i) -> Trả lãi định kỳ
 r : Lãi suất chiết khấu
 F: Hoa hồng phí
 V: số tiền khách hàng nhận được khi chiết khấu.

Ví dụ 1: A gửi 1 tỷ vào ACB, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 1% tháng. Tính số tiền trên (gốc + lãi) sau 3
tháng A có được
Lãi đơn Lãi kép
Đến kỳ hạn của lãi suất, người đi vay tính lãi và Đến kỳ hạn của lãi suất, tiền lãi được gộp vào
thanh toán cho người cho vay vốn gốc tính tiếp cho kỳ tiếp theo
- Tháng 1: tiền lãi = 1 tỷ ×1% - Tháng 1: Gốc + lãi = 1 tỷ +1 tỷ ×1% = 1
- Tháng 2: tiền lãi = 1 tỷ ×1% tỷ (1×1% )^1
- Tháng 3: tiền lãi = 1 tỷ ×1% - Tháng 2: Gốc + lãi= 1 tỷ(1 ×1 % )^2
- Sau 3 tháng: Gốc + Lãi là (FV) = 1 tỷ + 1 - Tháng 3: = 1 tỷ(1 ×1%)^3
tỷ ×1% + 1 tỷ ×1% + 1 tỷ ×1%
= 1 tỷ ( 1+3+1%)
= PV( 1+n+r)

M M
H=
( )
n
H = 1+n r
(1+r ) 365
365
V=H-F
V= H – F

Ví dụ: Vào ngày 02/01/2020, doanh nghiệp A bán hàng trả chậm cho doanh
nghiệp B lô hàng trị giá 200 triệu đồng, thời hạn trả chậm là 3 tháng (2/4/2020) kể từ ngày giao
hàng. Vào ngày 16/02/2020, doanh nghiệp A đem hối phiếu phát sinh từ giao dịch bán
hàng trả chậm nêu trên đến ngân hàng đề nghị chiết khấu và đã được ngân hàng đồng
ý chiết khấu.
Thực hiện 2 yêu cầu sau theo phương pháp tính lãi đơn và tính lãi kép.
1. Hãy tính số tiền doanh nghiệp A nhận được khi chiết khấu hối phiếu nói trên.
Biết rằng lãi suất chiết khấu là 18%/năm, hoa hồng phí là 0,1%/mệnh giá và doanh
nghiệp A đề nghị chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của thương phiếu?
2. Giả sử doanh nghiệp A cam kết mua lại hối phiếu nói trên vào ngày 16/3/2020.
Hãy tính số tiền khách hàng nhận được vào thời điểm chiết khấu và giá hối phiếu mà
doanh nghiệp A phải mua lại vào ngày 16/3/2020, biết rằng lãi suất chiết khấu là
18%/năm, hoa hồng phí là 0,1%/mệnh giá.
Giải : M = 200tr / F = 200tr ×0,1%= 200.00 / N (16/2 -> 2/4/2020) = 46
Câu 1:
200 tr
 Chiết khấu theo lãi đơn: H= 18 % = 195.563.652 đ
1+ 46 ×
365
 V = 195.563.652 – 200.000 = 195. 363.652 đ
200 tr
 Chiết khấu theo lãi kép: H= 46 = 195.871.340 đ
(1+18 %) 365

 V =195.871.340 – 200.000 = 195.671.340 đ


Câu 2:
r
Giá mua lại : + Chiết khấu lãi đơn = H × ( 1 + thời gian mua lại × )
365
Thời gianmua lại
+ Chiết khấu lãi kép = H × (1+r ) 365

 Chiết khấu theo lãi đơn:


- Số tiền KH nhận được khi chiết khấu là 195. 363.652 đ
- Giá mua lại = 198.360.480 đ ( với n = 29) 16/2-16/3
 Chiết khấu theo lãi kép:
- Số tiền KH nhận được khi chiết khấu là 195.671.340 đ
- Giá mua lại = 198.464.149 đ (với n = 29)

You might also like