You are on page 1of 76

KHOA TC- TM

NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG 1
BÀI 4: NGHIỆP VỤ CHO VAY
4.1. TỔNG QUAN
NGHIỆP VỤ CHO
VAY.
4.2. CÁC PHƯƠNG
THỨC CHO VAY.
4.3 MỘT SỐ KHÁI
NIỆM LIÊN QUAN
NGHIỆP VỤ CHO
VAY.
4.1. TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ
CHO VAY.
4.1.1. Khái niệm
nghiệp vụ cho
vay.
4.1.2. Phân loại
nghiệp vụ cho
vay.
4.1.1. Khái niệm nghiệp vụ cho vay:
• Cho vay là việc ngân hàng giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời hạn nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và
lãi vay.
• Bao gồm các hoạt động hành chính của một khoản vay
từ khi số tiền thu được được phân tán cho người đi vay
cho đến khi khoản vay được trả hết.
• VD: gửi bảng sao kê thanh toán hàng tháng, thu tiền
thanh toán hàng tháng, duy trì hồ sơ thanh toán và số dư,
thu và trả thuế và bảo hiểm (và quản lý quỹ ký quỹ),
chuyển tiền cho người giữ giấy tờ và theo dõi bất kỳ
khoản nợ nào.
4.1.1. Khái niệm nghiệp vụ cho vay:
Đặc điểm của tín
dụng Luôn
Tính Tính ẩn
Xây thời hoàn chứa
dựng hạn trả rủi ro
trên Hoàn Trả
lòng trả giá giá trị
Người đi vay trị gốc lãi
tin
chỉ được sử Giá trị
Quan hệ tín dụng dụng vốn gốc ban Phần lãi là Quan hệ tín
chỉ phát sinh khi vay trong đầu phải chi phí mà dụng luôn
người cho vay tin một thời gian được trả người đi tồn tại mức
tưởng vào ý định nhất định, lại vay trả để độ rủi ro
trả nợ của người khi hết hạn nguyên có quyền nhất định
đi vay và khả sẽ phải hoàn vẹn về sử dụng
năng trả nợ của trả cho người người vốn tạm
người đó cho vay. cho vay thời
4.1.2. Phân loại nghiệp vụ cho vay:
a. Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần - Cho vay hạn mức
- Cho vay trả góp - Cho vay dự án
- Cho vay qua thẻ tín dụng
- Cho vay thấu chi
b. Căn cứ vào thời hạn
- Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn
b. Căn cứ vào thời hạn:

Vay ngắn hạn Vay dài hạn


1 5 5+
Vay trung hạn

Nhằm đáp ứng nhu cầu về Được sử dụng để thoả mãn nhu cầu
vốn lưu động của khách mua sắm tài sản cố định của khách
hàng trong hoạt động kinh hàng trong kinh doanh (máy móc,
doanh hoặc thoả mãn nhu thiết bị, nhà xưởng, công nghệ……)
cầu về tiêu dùng của khách hoặc nhu cầu mua sắm tài sản có giá
hàng trong thời gian ngắn. trị lớn nhà ở, phương tiện đi lại,…
4.1.2. Phân loại nghiệp vụ cho vay:

c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn


- Cho vay SXKD
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng
d. Căn cứ vào khách hàng vay
- Cho vay KHDN - Cho vay KHCN
e. Căn cứ vào đảm bảo nợ vay:
- Cho vay tín chấp - Cho vay có tài sản đảm bảo
c. Căn cứ vào mục đích sử dụng
vốn
• Cho vay sản xuất kinh doanh là sản phẩm tín dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
• Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn
tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa
chữa nhà ở, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí,
đi du lịch, chữa bệnh... và các nhu cầu thiết yếu khác
trong cuộc sống.
4.2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHO
VAY:
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư
CÁC PHƯƠNG Cho vay trả góp
THỨC CHO VAY
PHỔ BIẾN Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng

Cho vay thấu chi


Cho vay hợp vốn
4.2.1. Cho vay từng lần:
• Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món) là
phương thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào từng kế
hoạch, phương án kinh doanh, từng khâu hoặc từng loại vật tư
cụ thể để cho vay các khoản hoàn toàn riêng biệt.
• Đối tượng cho vay:
+ Cho vay để bổ sung nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt
trong sản xuất,
+ Khách hàng sản xuất kinh doanh không ổn định, nhu cầu
vay trả không thường xuyên
+ Có nhu cầu đề nghị vay vốn từng lần hoặc những khách
hàng không có tín nhiệm cao đối với ngân hàng → ngân hàng
áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc
sử dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn.
4.2.1. Cho vay từng lần:
• Đặc điểm của cho vay từng lần:
+ Cho vay đối với từng khoản vay riêng biệt không có sự
liên hệ giữa các món vay của một khách hàng.
+ Số tiền cho vay: Ngân hàng sẽ dựa vào nhu cầu vay vốn
của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thanh toán
nợ, nguồn cung vốn của ngân hàng và giới hạn cho vay để
xác định số tiền cho vay.
Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu và
vốn huy động khác
+ Mỗi lần vay KH phải ký kết một hợp đồng tín dụng riêng
trong đó có các nội dung như số tiền vay, lãi suất, thời hạn...
Đặc điểm của cho Tháng 1 Tháng 3
vay từng lần: Cần vốn
nhập Cần vốn
+ Cách giải ngân: Khi cho mua thiết Tháng 4
Nguyên
vay từng lần, ngân hàng sẽ vật liệu bị mới → Hoàn trả cho
giải ngân một lần toàn bộ hạn về sản kí hợp ngân hàng
mức tín dụng trong khi đối xuất → đồng tín khoản nợ để
Vay 300 dụng mới mua Nguyên
với vay hạn mức, ngân hàng triệu mua vay 150 vật liệu với
tiến hành giải ngân nhiều lần NVL thời triệu thời lái suất a%
tùy theo nhu cầu của KH. hạn 4 hạn 3 Vẫn còn
tháng lãi tháng lãi khoản nợ
+ Thu nợ: thu nợ gốc & lãi 1 xuất a% suất b% mua thiết bị
lần khi đáo hạn; thu nợ gốc 1 lãi suất b%
lần khi đáo hạn & lãi theo được tính
định kỳ. (p. 61) riêng
VD doanh nghiệp có nhu cầu vay từng lần để bổ sung
vốn trong từng khâu sản xuất kinh doanh như sau:
TH 1: Thu gốc lãi một lần khi đáo hạn

Vn = V0 + (V0 *N*r)

Ví dụ: Ngân hàng A cho khách hàng vay 500 triệu đồng,
thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 15%/năm. Ngân hàng áp
dụng phương thức thu vốn gốc và lãi một lần duy nhất lúc
đáo hạn.
Vn = 500 + (500*6*(0,15/12)) = 537,50 trđ.
TH 2: Thu gốc khi đáo hạn, lãi định kỳ

- Tiền lãi kỳ hạn i: Ii = V0 *Ni *r


Ví dụ: Ngân hàng B cho vay 500 triệu đồng, thời hạn vay 1
năm, lãi suất 15%/năm, thu vốn gốc một lần khi đáo hạn và
lãi thu định kỳ hàng quý.
Tiền lãi mà khách hàng phải trả cuối mỗi quý:
Ii = 500*(0,15/12)*3 = 18,75 tr
Số tiền trả cho ngân hàng vào lúc đáo hạn:
Vn = V0 + Ii = 500 + 18,75 = 518,75 trđ
4.2.1. Cho vay từng lần:
• Ưu điểm
• Giúp cho ngân hàng mở rộng kinh doanh.
• Với mức phát tiền vay cụ thể; hạn trả nợ cụ thể nên ngân
hàng có thể tính toán được hiệu quả kinh tế của khoản cho
vay.
• Việc tính toán thu nợ, thu lãi của kế toán cho vay được thực
hiện đơn giản căn cứ vào số tiền cho vay, lãi suất cho vay và
thời hạn vay trên hợp đồng tín dụng.
• Tăng sự chủ động cho cả ngân hàng và khách hàng trong
hoạt động vay vốn.
• Thời gian cho vay linh hoạt, phù hợp với từng dự án.
4.2.1. Cho vay từng lần:
• Nhược điểm
• Với khách hàng: Phương thức cho vay từng lần là một hình
thức vay phức tạp. Bởi thủ tục vay rườm rà. Mỗi lần muốn
vay khách hàng phải lập hồ sơ vay vốn; tốn kém thời gian,
công sức gây khó khăn trong việc vay vốn.
• Với ngân hàng: thì phải tiến hành theo dõi từng món vay tại
các thời điểm khác nhau để thu nợ gốc và lãi nên chi phí trong
kinh doanh cao mà lợi nhuận tìm kiếm trên một lần vốn đầu
tư thấp.
• Việc định kỳ hạn nợ đối với các món vay đôi khi còn mang
tính chủ quan của con người. Đặc biệt là khi đối tượng cho
vay là các thiết bị vật tư; hàng hoá của các doanh nghiệp
thương mại.
4.4.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Hạn mức tín dụng là dư nợ tối đa mà ngân hàng
cho phép khách hàng duy trì trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Ngân hàng chỉ khống chế dư nợ vay tối đa, không
khống chế số lần giải ngân và trả nợ trong thời gian
của hợp đồng tín dụng.
- Khách hàng làm thủ tục xin vay một lần cho cả hợp
đồng hạn mức tín dụng, sau đó có thể giải ngân
nhiều lần.
- Khi trả nợ bớt có thể vay tiếp số còn lại theo hợp
đồng tín dụng.
- Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay
thường xuyên. Thường điều kiện vay cao hơn so với
vay theo món.
- Tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí trả lãi của
khách hàng vay.
4.2.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng:
•Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà
ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức
tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó
khách hàng có thể vay thêm hoặc trả bớt nợ trong tài khoản vay
của mình, tất cả vẫn chung 1 mức lãi suất.
•Là phương thức cho vay mà ở đó ngân hàng sẽ cấp một hạn
mức vay và doanh nghiệp duy trì mức dư nợ không vượt quá
hạn mức đã cấp, tài sản đảm bảo trong trường hợp này là bất
động sản, giấy tờ có giá hay tài sản đảm bảo khác mà được
ngân hàng chấp thuận.
•Đối tượng: KH có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có
đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù
hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với NH..
4.2.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng:
• Đặc điểm:
+ KH chỉ phải làm 1 bộ hồ sơ duy nhất và kí 1 bản hợp đồng
tín dụng duy nhất
+ Khi có nhu cầu, KH chỉ cần lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền mặt
để rút tiền nhưng không được rút vượt quá hạn mức TD.
+ Ngân hàng không ấn dịnh thời hạn trả nợ cho từng khoản vay
mà việc trả nợ được thực hiện trong thời hạn hiệu lực của hợp
đồng tín dụng, khách hàng có thể trả nợ nhiều lần trên cơ sở kỳ
luân chuyển vốn của mình.
+ Hình thức giải ngân linh hoạt, có thể giải ngân một lần hoặc
nhiều lần tùy vào thỏa thuận của doanh nghiệp và ngân hàng
cho vay.
VD: Công ty A kí với Ngân hàng một
Đặc điểm cho vay theo hợp đồng tín dụng với hạn mức là 500
hạn mức tín dụng tr lãi suất a% trong thời hạn 1 năm
+ Hạn mức vay vốn lớn, thời
gian cấp hạn mức có thể lên Tháng 1
đến tối đa là 12 tháng. Ngân
hàng, khách hàng căn cứ vào CT vay Tháng 3
300tr mua Công ty
phương án, kế hoạch sản Nguyên Tháng 12
vay tiếp
xuất kinh doanh, nhu cầu vật liệu 150tr để
vay vốn của KH, tỉ lệ cho cho sản Công ty A
mua thiết hoàn trả
vay tối đa so với tài sản đảm suất. bị. 450 triệu
bảo, khả năng nguồn vốn HMTD HMTD cùng với
của ngân hàng để tính toán còn 200tr còn 50 tổng lãi
và thỏa thuận một hạn mức Tính lãi triệu
tín dụng duy trì trong thời a%/năm Tính lãi
hạn nhất định hoặc chu kì cho khoản a%/năm
300 triệu cho khoản
sản xuất kinh doanh..
150 triệu
4.2.2. Cho vay theo hạn mức tín
dụng:
• Hạn mức cho vay: (p.64)
Hạn mức cho vay KH = Nhu cầu vốn lưu động năm KH - VLĐ ròng
hiện hành - Vay ngắn hạn của NHTM khác - Vay ngắn hạn của các tổ
chức & cá nhân khác

Tổng CP SXKD kỳ kế hoạch


• Nhu cầu VLĐ =
Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch
• Chi phí SXKD là chi phí trực tiếp phục vụ SX, không
tính khấu hao, CP phi SX
VLĐ ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
4.2.2. Cho vay theo hạn mức tín
dụng:

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑘ế ℎ𝑜ạ𝑐ℎ


Vòng quay VLĐ kế hoạch =
𝑇𝑆𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑘ế ℎ𝑜ạ𝑐ℎ

Vốn LĐ tự có = TSNH – Nợ NH (đây là vốn tự có


dùng đầu tư vào TSNH) (còn gọi là VLĐ ròng)
Vốn khác: vay ngân hàng khác, vay đối tượng khác
Ngày 10/01/2015, Công ty Khánh Hội gởi hồ sơ vay
vốn ngắn hạn đến ngân hàng Công thương với tình
hình như sau: (ĐVT: Ngàn VNĐ)
Kế hoạch năm 2015
- Tổng chi phí dự toán SXKD: 145.000.000
- Vòng quay vốn lưu động: 6,5 vòng
Số liệu thực tế đến ngày 31/12/2014
- Tài sản ngắn hạn: 26.000.000
- Nợ ngắn hạn: 18.000.000
- Quỹ đầu tư phát triển: 5.000.000
- Quỹ dự phòng tài chính: 1.890.000
- Quỹ khen thưởng: 2.200.000
- Quỹ phúc lợi 1.100.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 1.350.000
Xác định hạn mức tín dụng biết cty có vay ngân hàng khác 2
tỷ
Chi phí SXKD trực tiếp = 145 tỷ
Nhu cầu vốn lưu động = 145/6,5= 22,3 tỷ
Vốn lưu động ròng = 26 – 18 = 8 tỷ
Hạn mức tín dụng = 22,3 – 8 – 2 = 12,3 tỷ
Vai trò của việc vay theo hạn mức tín dụng

– Về phía bên cho vay gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
Giúp ngân hàng kiểm soát đối tượng vay, tránh những rủi ro
phát sinh. Hình thức vay vốn theo hạn mức còn giúp ngân hàng
biết được mục đích vay vốn, đồng hành cùng tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, bên phía ngân hàng có thể
đưa ra các quyết định giải ngân kịp thời đúng lúc, giúp doanh
nghiệp vượt qua khó khăn.
– Về phía người vay: Giúp tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục
vay. Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường
xuyên và vòng luân chuyển vốn nhanh thì có thể huy động
được vốn trong một khoảng thời gian cố định do ngân hàng đề
ra, thông thường dưới 12 tháng.
Phân biệt cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng
Giống nhau: – Đều là các khoản vay ngắn hạn, không quá 12
tháng.
Đối -KH có nhu cầu vay vốn -KH có nhu cầu vay vốn – trả nợ
tượng không thường xuyên, nguồn thường xuyên, có uy tín với NH.
áp thu không ổn định. ngân -KH có đặc điểm sản xuất kinh
dụng Khác hàng không được tín doanh, luân chuyển vốn yêu cầu
nhiệm cao của ngân hàng nhanh, tức thời
-KH có nhu cầu vay từng
lần.
Thủ Khác hàng nộp hồ sơ và kí Khách hàng chỉ làm 1 bộ hồ sơ
tục hợp đồng mới cho từng lần duy nhất và kí 1 hợp đồng cấp hạn
vay và chịu mức lãi suất và mức tín dung duy nhất, trong đó
thỏa thuận khác nhau quy định mức lãi suất cụ thể và
thời gian hiệu lực của hợp đồng
Phân biệt cho vay từng lần và cho vay theo
hạn mức tín dụng
Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng
Quy Được xác định căn cứ vào nhu Được xác định dựa trên cơ sở dự
mô cầu vay vốn của KH, giá trị tài tính về lượng vốn lớn nhất mà
khoản sản bảo đảm, khả năng trả nợ KH có thể cần trong suốt thời
cho của KH, khả năng nguồn vốn hạn duy trì hạn mức tín dụng.
vay của NH, giới hạn cho vay…
và được ghi rõ trong hợp đồng
từng món vay
Kỳ Có kỳ hạn nợ cụ thể cho từng Không có kỳ hạn nợ cụ thể cho
hạn khoản vay; người vay trả nợ từng khoản, chỉ có kỳ hạn của cả
cho từng khoản vay ở thời HĐ cấp hạn mức tín dụng, khách
điểm đáo hạn mỗi khoản hàng có thể lựa chọn trả nợ nhiều
lần hoặc trả vào cuối thời hạn của

Phân biệt cho vay từng lần và cho vay theo
hạn mức tín dụng
Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng
Giải Kế hoạch giải ngân (một hoặc Kế hoạch rút vốn không được ghi
ngân nhiều lần) được ghi rõ trong trong hợp đồng, KH rút tiền vay
vốn hợp đồng và có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế trong phạm
nếu NH đồng ý. vi hạn mức tín dụng còn lại.
Mất thời gian và qua nhiều Nhanh gọn, khách hàng hoàn
thủ tục toàn tự chủ
Lãi Lãi suất theo thị trường Lãi suất thường cao cho vay từng
suất lần do NH luôn phải chuẩn bị sẵn
tiền cho KH và mức lãi suất được
cố định trong suốt hiệu lực của

4.2.3. Cho vay trả góp:
• Khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN: Cho vay trả
góp ngân hàng là một hình thức cho vay tiêu dùng của ngân
hàng đối với khách hàng mà trong đó ngân hàng và khách
hàng phải thỏa thuận, thời gian trả nợ gốc và lãi tiền vay phải
được thực hiện theo đúng hợp đồng vay đã thỏa thuận.
• Mục đích vay: mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu tiêu
dùng, sinh hoạt của khách hàng cá nhân
• Nguồn trả nợ là thu nhập thường xuyên: tiền lương, tiền
cho thuê nhà …
• Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận số
tiền vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ
theo kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
4.2.3. Cho vay trả góp:
• Đối tượng cho vay:
+ Các khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định như
lương. Thường là cán bộ công nhân viên hoặc những cán bộ
đã về hưu và đang được hưởng lương hưu.
+ Đối tượng sinh viên, học sinh có người bảo hộ
• Ngân hàng sẽ cho vay dựa vào mức lương và khả năng trả của
người vay. Người vay sẽ trả lãi và một phần gốc bằng số tiền lương
được hưởng của mình.
• Một số tổ chức cho vay trả góp đã hoạt động ở VN: Prudential ,
Home Credit, FE CREDIT ....
4.2.3. Cho vay trả góp:

• Đa số các gói vay trả góp ngân hàng có thể cho


vay số tiền lên tới 500 triệu - 01 tỷ đồng một cách
nhanh gọn, tiện lợi.
• Thời hạn vay: trung-dài hạn nhưng phải đảm bảo
khả năng trả nợ và phù hợp quy định của ngân
hàng.
• Người đi vay tiền ngân hàng trả góp có thể lựa
chọn thời gian trả nợ dài hay ngắn tùy vào khả
năng.
4.2.3. Cho vay trả góp:
• Đặc điểm
• Số vốn vay, lãi suất, kỳ hạn của hợp đồng thay đổi theo
việc khách hàng có hoặc không có bảng lương và giấy
chứng minh thu nhập. Nếu không có các giấy tờ này thì
số vốn vay sẽ hạn chế hơn, lãi suất sẽ cao hơn và kỳ hạn
của hợp đồng sẽ ngắn hơn, theo quy định của tổ chức cho
vay.
• Lãi suất cho vay trả góp thường ở mức cao.
• https://fecredit.com.vn/vay-mua-xe-may/tinh-toan-khoan-
vay/
4.2.3. Cho vay trả góp:
• Hồ sơ vay vốn:
- Kế hoạch sử dụng nguồn tiền vay được theo quy định của
đơn vị tài chính.
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của khách
hàng còn giá trị sử dụng theo pháp luật và đáp ứng điều kiện
của ngân hàng.
- Hộ khẩu và giấy đăng ký tạm trú của khách hàng do cơ
quan có thẩm quyền cấp phép.
- Những giấy tờ chứng minh khả năng thanh toán nợ của
khách hàng như: sao kê giao dịch ngân hàng trong vòng 6
tháng gần nhất, hợp đồng lao động, bảng lương, giấy xác
nhận công tác,...
• Hình thức ngân hàng cho vay trả góp:
– Cho vay tín chấp: thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng lại có
nhược điểm là có lãi suất cao và phù hợp hơn đối với các
khoản vay nhỏ.
– Cho vay thế chấp: được vay khoản vay lớn với lãi suất vay
thấp, hạn mức cho vay cao. Nhược điểm của vay thế chấp là
thủ tục khá rườm rà và phức tạp.
Mức cho vay xác định dựa trên:
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Mức thu nhập hình thành nguồn trả nợ.
- Giới hạn cho vay trên tài sản đảm bảo
- Giới hạn cụ thể của mỗi NH cho từng loại sản phẩm.
4.2.3. Cho vay trả góp:

• Phương thức thu nợ: (p.67)


–Vốn gốc hoàn trả cố định, tiền lãi tính theo dư nợ thực tế.
–Vốn gốc hoàn trả cố định, tiền lãi tính theo dư nợ ban
đầu.
–Hoàn trả vốn gốc & tiền lãi bằng những khoản tiền đều
mỗi kỳ
Kỳ khoản giảm dần
Tổng số tiền thanh toán giảm dần qua các kỳ
A i = V i + Ii
Ai : số tiền trả mỗi kỳ
Vi : vốn trả mỗi kỳ
Ii : lãi trả mỗi kỳ, tính trên dư nợ thực tế đầu kỳ
Ii = [V0 – (i – 1)*(V0/n)]*Ni*r
Ni : thời gian của một kỳ lãi suất
r : lãi suất vay
Vốn vay chia đều giữa các kỳ để thanh toán.
Vi = 𝑉0/𝑛
V0 : dư nợ ban đầu
n: số kỳ trả nợ
Ví dụ
Ngân hàng duyệt mức vay trả góp 500 triệu cho
khách hàng A, lãi suất cố định 12%/năm, thời hạn
vay 5 năm. Thanh toán gốc đều mỗi năm và lãi trên
dư nợ thực tế.
Bảng chi tiết trả nợ

Năm Số dư đầu Vốn Lãi Tổng Dư nợ


kỳ còn lại

1 500 100 60 160 400

2 400 100 48 148 300

3 100

4 100

5 100
Phương thức tính lãi tính trên dư nợ ban đầu
Tổng số tiền thanh toán mỗi kỳ
A i = V i + Ii
Ii : lãi trả mỗi kỳ, tính trên dư nợ ban đầu
Ii = V0*Ni*r
Vốn vay chia đều giữa các kỳ để thanh toán.
Vi = 𝑉0/𝑛
Ví dụ: Ngân hàng duyệt mức vay trả góp 500 triệu
cho khách hàng A, lãi suất cố định 7,75%/năm, thời
hạn vay 5 năm. Thanh toán gốc đều mỗi năm và lãi
trên dư nợ ban đầu
Bảng chi tiết trả nợ

Năm Số dư đầu Vốn Lãi Tổng Dư nợ


kỳ còn lại

1 500 100 38,75 138,75 400

2 400 100 38,75 138,75 300

3 100 38,75 138,75

4 100 38,75 138,75

5 100 38,75 138,75

43
Kỳ khoản đều
𝑉0 .𝑟
Ai = Vi + Ii =
1− 1+𝑟 −𝑛
→Ai : số tiền trả mỗi kỳ đều bằng nhau
Vi : vốn trả mỗi kỳ
Ii : lãi trả mỗi kỳ, tính trên dư nợ thực tế

Ví dụ: Ngân hàng duyệt mức vay trả góp 500 triệu
cho khách hàng A, lãi suất cố định 12%/năm, thời
hạn vay 5 năm. Thanh toán theo kỳ khoản đều.
Số tiền thanh toán mỗi kỳ:
A = 138,71 triệu đồng
Bảng chi tiết trả nợ
Năm Số dư đầu Vốn Lãi Tổng Dư nợ
kỳ còn lại

1 500 78,71 60 138,71 421,29

2 421,29 88,16 50,55 138,71 333,13

3 138,71

4 138,71

5 138,71
4.2.4. Cho vay thấu chi:
• Vay thấu chi là hình thức cho vay theo đó ngân hàng chấp
thuận cho khách hàng chi trả vượt số dư có trên tài khoản tiền
gửi thanh toán tại ngân hàng trong một giới hạn nhất định gọi
là hạn mức thấu chi.
• Hạn mức của các khoản vay thấu chi thường không lớn, lãi
suất lại cao. Vì thế, nếu như KH không có nhu cầu cần chi
tiêu gấp hoặc nếu cần vay số tiền lớn thì không nên sử dụng.
• Ví dụ: Ngân hàng cấp hạn mức thấu chi cho tài khoản của
KH là 10 triệu. Hiện trong tài khoản của KH chỉ có 2 triệu,
nhưng bạn có thể chi tiêu tối đa được 12 triệu. KH chi tiêu hết
8 triệu, nghĩa là KH chi tiêu vượt mức số tiền là 6 triệu (vì
hiện KH chỉ có 2 triệu).
- Điều kiện:
+ Đủ điều kiện cấp TD
+ Có tài khoản TGTT và giao dịch thường xuyên
+ Có lịch sử TD trước
+ Thu nhập đều đặn, thanh toán chuyển khoản qua
NH.
+ Trong thời hạn của hạn mức có thể rút ra và trả nợ
bất cứ lúc nào
4.2.4. Cho vay thấu chi:
• Tiền lãi thấu chi tháng = ∑ (dư nợ thấu chi thực
tế x lãi suất thấu chi/365 x số ngày sử dụng thấu
chi thực tế).
• Hạn mức thấu chi là số tiền tối đa tổ chức tín dụng được chi
vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam
của tổ chức tín dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
và được xác định theo công thức:
• Hạn mức thấu chi = ∑ (Gi x Ri) - B - C
• Trong đó:
• Gi: Giá trị giấy tờ có giá loại i tổ chức tín dụng sử dụng trong giao
dịch thấu chi và cho vay qua đêm và được xác định theo Phụ lục đính
kèm Thông tư này.
• Ri: Tỷ lệ % được thấu chi và cho vay qua đêm đối với giấy tờ có giá
loại i do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ.
• i: Loại giấy tờ có giá thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử
dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
• B: Dư nợ vay qua đêm (gồm dư nợ gốc và lãi vay qua đêm).
• C: Dư nợ vay qua đêm quá hạn (gồm dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn,
lãi vay qua đêm chậm trả, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi
đối với lãi vay qua đêm chậm trả).
4.2.4. Cho vay thấu chi:
• Đặc điểm vay thấu chi
- Cho phép khách hàng chi tiêu trước rồi trả sau. Cho phép
chủ tài khoản rút tiền, quẹt thẻ, thanh toán hóa đơn... Đặc
biệt, bạn còn có thể tiến hành thanh toán ngay cả khi trong
thẻ không có tiền.
- Phù hợp với khách hàng đang có nhu cầu chi tiêu gấp, số
tiền nhỏ.
- Vay thấu chi có nhiều hạn mức khác nhau, phụ thuộc vào
độ uy tín, thu nhập và lịch sử tín dụng của khách hàng. Tuy
nhiên, nếu so với các hình thức vay nợ khác thì hạn mức thấu
chi không lớn. Thấu chi thường là nghiệp vụ tín dụng ngắn
hạn.
Đặc điểm vay thấu chi
- Quy trình xét duyệt hồ sơ vay thấu chi nghiêm ngặt. Để
giảm thiểu nguy cơ khách hàng không thể trả nợ, đa số các
ngân hàng sẽ yêu cầu tài sản thế chấp đối với khoản vay với
hạn mức lớn.
- Lãi suất vay thấu chi cao hơn nhiều so với các khoản vay
thông thường (khoảng 150% so với vay thường).
4.2.4. Cho vay thấu chi:
•Ưu điểm:
- Linh hoạt, thuận tiện cho người vay: Thấu chi là hình thức
vay vốn vô cùng linh hoạt. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp cho
người vay một hạn mức nhất định. Hạn mức này phụ thuộc
vào lịch sử tín dụng, thu nhập và các biện pháp bảo đảm
khoản vay.
- Thấu chi không yêu cầu tài sản thế chấp: Đối với hình thức
vay thấu chi, không nhất thiết phải sử dụng tài sản thế chấp.
Điều này giúp các khách hàng tiếp cận khoản vay dễ dàng
hơn.
- Thời gian xử lý vay vốn nhanh chóng: Vay vốn thấu chi có
thời gian xử lý khá nhanh chóng.
4.2.4. Cho vay thấu chi:
• Nhược điểm:
• Giá trị khoản vay thấp: Người vay qua tài khoản thấu chi sẽ
có hạn mức thấp hơn một số khoản vay khác. Vì thế, nó chỉ
phù hợp khi có nhu cầu cần tiền gấp với số tiền nhỏ.
• Lãi suất cao: Lãi suất tính cho các khoản thấu chi có thể
cao, điều này có thể làm cho chi phí vay dài hạn trở nên đắt
đỏ.
4.2.4. Cho vay thấu chi:
• Các hình thức vay thấu chi
• Vay thấu chi thế chấp là hình thức vay mà bạn cần có tài sản
bảo đảm với ngân hàng. Hạn mức cho vay lên đến 1 tỷ đồng
tùy thuộc vào giá trị của tài sản dùng để thế chấp. Thời hạn
cho vay đối với thế chấp ô tô là 12 tháng và bất động sản là
48 tháng.
• Vay thấu chi tín chấp sẽ không cần tài sản để bảo đảm. Thay
vào đó, các ngân hàng sẽ dựa trên lịch sử tín dụng của bạn để
xét duyệt khoản vay. Thông thường, hạn mức bạn có thể vay
được sẽ gấp khoảng 3 – 5 lần tiền lương mỗi tháng. Hạn mức
tối đa 100 triệu đồng.
4.2.5. Cho vay theo dự án đầu tư:
• Cho vay theo dự án đầu tư nhằm cung ứng vốn cho khách
hàng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.
• Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư về thiết bị, máy móc,
nhà xưởng, các công trình xây dựng cơ bản nên thời hạn cho
vay thường dài.
4.2.5. Cho vay theo dự án đầu tư:
• Ví dụ: Thông tin về cho vay theo dự án đầu tư của ngân
hàng BIDV như sau :
• + Đối tượng cho vay: toàn bộ các chi phí hợp lý liên quan
đến dự án.
• + Loại tiền cho vay: VND, USD, ngoại tệ khác.
• + Số tiền cho vay: tối đa 85% tổng mức đầu tư.
• + Thời hạn cho vay: tối đa 15 năm.
• + Tài sản đảm bảo: tài sản hình thành từ vốn vay và/hoặc tài
sản khác theo quy định của BIDV.
• < Nguồn : http://bidv.com.vn>
4.2.5. Cho vay theo dự án đầu tư:
• Đặc điểm:
- Cho vay theo dự án đầu tư thuộc loại tín dụng trung, dài hạn.
- Nguồn vốn vay lớn
- Là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, có khả năng sinh
lời cao.
- Chứa đựng nhiều rủi ro, phải tiến hành thẩm định rất nhiều
về thị trường, kỹ thuật, quản lý.
- Thường kèm theo yêu cầu về tài sản bảo đảm
4.2.6. Cho vay thông qua nghiệp vụ
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
• Ngân hàng cho vay chấp nhận cho khách hàng được sử
dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại
máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lí của
ngân hàng.
• Đối tượng vay qua thẻ tín dụng: Cá nhân hoặc tổ chức
có nhu cầu sử dụng tiền linh hoạt, tức thời và thường là
số tiền nhỏ, dùng cho mục đích mua sắm tài sản nhỏ
trước mắt
• 2 tổ chức phát hành thẻ tín dụng (Credit Card) phổ biến
nhất thế giới là : Visa và MasterCard
4.2.6. Cho vay thông qua nghiệp vụ
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
4.2.6. Cho vay thông qua nghiệp vụ
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
• Đặc điểm:
• Khách hàng phải chứng minh tài chính và khả năng thanh
khoản như thu nhập hàng tháng mới có thể được duyệt làm
thẻ.
• Không cần tài sản đảm bảo
• Kỳ hạn của khoản nợ rất ngắn. Thường dưới 2 tháng
• Hạn mức cho thẻ tín dụng nhỏ
• Khách hàng chủ động vay nợ qua thanh toán bằng thẻ tín
dụng rất nhanh gọn, không cần thủ tục.
4.2.7. Cho vay hợp vốn:
• Thông tư 42/2011/TT-NHNN: Cấp tín dụng hợp vốn là việc
có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng
đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
• Mục 2 Thông tư 24/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư
42/2011/TT-NHNN:
• Bên Cho vay hợp vốn: bao gồm các ngân hàng thương mại,
ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức
tín dụng) cùng cam kết cấp tín dụng cho khách hàng, để thực
hiện một hoặc một phần dự án.
4.2.7. Cho vay hợp vốn:
• Đặc điểm:
+ Các bên tham gia sẽ chọn 200.000.
ra một ngân hàng làm ngân Vốn vay 000
hàng đầu mối để triển khai. USD

+ Các bên đồng hợp vốn sẽ Nhóm 18 ngân Vietinbank


cùng tiến hành thẩm định dự hàng
án.
+ Các bên đồng hợp vốn thống nhất hạn mức cho vay, điều
kiện cho vay với khách hàng thông qua ngân hàng đầu mối.
+ Thường là khoản vay trung/dài hạn và luôn yêu cầu có tài
sản bảo đảm có giá trị tương xứng với giá trị khoản vay, có thể
yêu cầu bảo lãnh của NHTW
4.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN
QUAN NGHIỆP VỤ CHO VAY:

- Kỳ hạn trả nợ
- Tái cơ cấu thời hạn
trả nợ.
- Ân hạn nợ
- Đảo nợ
4.3.1. Kỳ hạn trả nợ
• Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho
vay đã thỏa thuận mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó
khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
• Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay đối với các
khoản nợ vay của khách hàng theo các quy định sau đây:
(Khoản 10 Điều 2 và Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-
NHNN)
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
+ Gia hạn nợ
a. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
• TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ
một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn
trả nợ đã thởa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về
số kỳ hạn trả nợ đã thởa thuận), phù hợp với nguồn trả nợ của
khách hàng nhưng thời hạn cho vay không thay đổi;
- Rút ngắn kỳ hạn trả nợ hoặc thay đổi ngày trả nợ rút ngắn
hơn, như từ ngày 10 hằng tháng sang ngày 05 hằng tháng và
không thay đổi số kỳ trả nợ, thì không phải là điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ;
- Thay đổi số tiền trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ theo hướng
số tiền trả đầu kỳ ít hơn và chuyển số tiền trả nợ nhiều hơn vào
các kỳ tiếp theo hoặc kéo dài thời gian trả nợ của kỳ hạn trả nợ
đã thởa thuận là việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
b. Gia hạn nợ:
• TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ
gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa
thuận, với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
• Gia hạn nợ vay được thực hiện trong trường hợp khách hàng
không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng
thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh
giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong
một khoảng thời gian nhất định sau thòi hạn cho vay.
• Mỗi khoản nợ có thể được gia hạn nhiều lần, với thời hạn
không bị hạn chế. Tuy nhiên, khi đó khoản nợ sẽ bị đánh giá
về khả năng rủi ro và phải phân loại vào nhóm nợ thích hợp
để trích lập dự phòng
4.3.2. Ân hạn nợ gốc:
• Là thời gian từ lúc ngân hàng bắt đầu giải ngân cho đến khi
người vay phải trả tiền lần đầu.
• Trong khoảng thời gian này, người đi vay sẽ không phải trả
tiền gốc hoặc đôi khi là cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
• Thời gian ân hạn thường kéo dài từ 6 – 12 tháng. Ngoài ra,
nó cũng chỉ được áp dụng với những khoản vay giá trị trung
hạn và dài hạn.
• Ví dụ, bạn vay ngân hàng tiền để mua nhà. Ngân hàng quy
định rằng bạn sẽ phải trả tiền gốc cộng lãi định kỳ hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu bạn trong thời gian ân hạn thì bạn sẽ chỉ phải
trả tiền lãi, hoặc thậm chí là miễn cả gốc và lãi. Sau khi hết
thời gian ân hạn, bạn sẽ phải thanh toán cho ngân hàng số tiền
như trong hợp đồng.
Miễn trả nợ gốc:
• Ví dụ, bạn vay 500 triệu tại ngân hàng với lãi suất 12%/năm,
thời hạn cho vay là 24 tháng. Thời gian ân hạn miễn trả nợ
gốc là 3 tháng. Vậy số tiền bạn phải trả ngân hàng theo từng
tháng sẽ là:
Thời gian Tiền gốc Tiền lãi
Tháng đầu – tháng thứ 500.000.000 x

3 12%/12 = 5 triệu đồng
500.000.000/21 = 5 triệu (tính tương tự
Tháng thứ 4
23.8 triệu như trên)
Tháng thứ 5 23.8 triệu 5 triệu
… …. ….
Tháng thứ 24 23.8 triệu 5 triệu
Miễn trả cả gốc và lãi:
• Ví dụ, bạn vay 500 triệu tại ngân hàng với lãi suất 12%/năm, thời
hạn cho vay là 24 tháng. Thời gian ân hạn miễn cả gốc lẫn lãi là 2
tháng. Tại tháng thứ 3 bạn chỉ được miễn trả tiền gốc. Tức là bạn
sẽ phải trả lãi từ tháng thứ 3. Vậy số tiền bạn phải trả ngân hàng
theo từng tháng sẽ là:
Thời gian Tiền gốc Tiền lãi
Tháng đầu 0đ 0đ
Tháng thứ 2 0đ 0đ
500 triệu x 12%/12 = 5
Tháng thứ 3 0đ
triệu đồng
Tháng thứ 4 500 triệu/21 = 23.8 triệu 5 triệu
Tháng thứ 5 23.8 triệu 5 triệu
… … …
Tháng thứ 24 23.8 triệu 5 triệu
4.3.3. Đảo nợ:
• Refinancing là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả
trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ đến hạn nhưng chưa
có khả năng chi trả. Nói cách khác, đảo nợ là việc thực hiện
một hợp đồng vay vốn mới để trả cho hợp đồng vay cũ. Mọi l
• Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ tại ngân
hàng đã đến hạn trả nợ nhưng chưa có tiền trả của một cá
nhân hoặc doanh nghiệp thành một khoản vay mới. Khoản
vay mới này vay tại chính ngân hàng này hoặc từ ngân hàng
khác.
4.3.3. Đảo nợ:
• Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
• Khách hàng dùng khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay
phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình. Trong
đó, chi phí lãi suất được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp
luật. Lưu ý là khoản nợ mới phải được cho vay bởi chính tổ
chức tín dụng đã cho vay khoản nợ cũ.
• Khách hàng sẽ được vay đảo nợ để trả khoản nợ tại tổ chức
tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi thuộc 3 mục đích sau:
• Vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
• Thời hạn cho vay không vượt thời hạn cho vay còn lại
của khoản vay cũ;
• Khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Rủi ro khi đảo nợ ngân hàng
• Rủi ro về trách nhiệm dân sự và hình sự.
• Rủi ro về nợ xấu.
• Không phản ánh chính xác “sức khỏe” tài chính của
doanh nghiệp. Việc đảo nợ giúp doanh nghiệp che giấu đi
phần nợ xấu hay nợ quá hạn.
• Về phía ngân hàng, họ sẽ phải chịu rủi ro lớn nếu không
tìm hiểu kỹ hồ sơ vay của khách hàng. Việc đánh giá khả
năng phát triển, trả nợ của doanh nghiệp vay nợ là hết sức
quan trọng.
• Về phía người vay, họ sẽ có rủi ro gặp phải những
trường hợp xấu.
Bài tập
• Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của một khách hàng
mở tại một NHTM ngày 1 tháng 3 năm 20X1 là 50 triệu
đồng. Trong tháng 3 năm 20X1 có các nghiệp vụ phát sinh từ
tài khoản tiền gửi như sau:
• Ngày 7 tháng 3 rút 100 triệu đồng ; ngày 15 tháng 3 gửi vào
50 triệu đồng; ngày 20 tháng 3 gửi vào 100 triệu đồng; ngày
25 tháng 3 rút 70 triệu đồng; ngày 28 tháng 3 gửi vào 20 triệu
đồng.
• Lãi suất gửi tiền là 3% năm và lãi suất cho vay là 8% năm;
Một năm quy định là 360 ngày.
• Yêu cầu: Tính tiền lãi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng trong tháng 3 năm 20X1
Bài tập
• Tính tổng lợi tức đạt được từ các khoản cho vay sau:
Vốn vay (triệu đồng) Thời hạn vay
Lãi suất vay 12%/ năm.
250 1/4 đến 10/6
550 1/5 đến 31/7
300 20/6 đến 10/9
• Một người cho vay 250 triệu đồng, lãi suất 12%/năm trong
thời gian từ 1/5 đến 20/10. Tính số tiền cả gốc & lãi KH nhận
được?
• Một người đi vay NH 100 triệu đồng trong 10 tháng thì phải
trả cả gốc và lãi là: 110 triệu đồng. Hãy tính lãi suất tiền gửi
theo tháng?
Bài tập
• Ngày 1/6, công ty ABC vay của ngân hàng 500 triệu đồng
với lãi suất 10,8%/năm. Khi đáo hạn, công ty phải trả cả vốn
& lãi 515 triệu đồng. Hãy xác định ngày đáo hạn của khoản
vay trên?
Câu hỏi ôn tập bài 4
Câu 1: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cho vay
từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn đang được
áp dụng tại các NHTM Việt Nam.
Câu 2: Trình bày các phương thức thu hồi nợ trong nghiệp vụ
cho vay tại các NHTM.
Câu 3: Theo bạn hình thức cho vay được áp dụng phổ biến nhất
tại các NHTM Việt Nam.
Câu 4: Thế nào là cho vay bù đắp nhu cầu vốn lưu động?
Nguồn trả nợ đối với cho vay bù đắp thiếu hụt vốn lưu động
được xác định trên cơ sở nào?

You might also like