You are on page 1of 30

Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

BÀI 4: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY

\ Nội dung
 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân
hàng;
 Khái niệm kế toán nghiệp vụ tín dụng;
 Nguyên tắc chung về việc tính thu lãi
của ngân hàng;
 Các yếu tố để tính lãi tiền gửi, tiền vay,
tính lãi nợ quá hạn;
 Phương pháp tính lãi;
 Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp
vụ tín dụng;
 Tài khoản kế toán và quy trình kế toán
cho vay các tổ chức tín dụng khác;
 Kế toán cho vay ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong nước;
 Cho vay chiết khấu chứng từ có giá;
 Cho thuê tài chính;
 Cho vay bảo lãnh;
 Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư;
 Kế toán tín dụng đối với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài.

Mục tiêu Thời lượng


Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:  8 tiết
 Hiểu được khái niệm và vai trò của cho
vay tại các ngân hàng thương mại;
 Nắm bắt được các hoạt động cho vay của
một ngân hàng thương mại;
 Thực hiện được về mặt kế toán các nghiệp
vụ cho vay tại ngân hàng thương mại.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 117


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Vay vốn ngân hàng dễ hay khó?


Theo các ngân hàng, lãi suất cơ bản có thể giảm thêm trong vài ngày tới. Khi đó, lãi suất cho
vay sẽ xuống sâu hơn nữa. Ngân hàng (NH) liên tục giảm lãi suất, mở rộng lĩnh vực cho vay,
thế nhưng lãi suất vẫn khó với tới, khách hàng vẫn gặp nhiều khó khăn khi vay vốn.
Chứng minh thu nhập: Quá khó!
Ngày 19-11, anh Châu Thy (phường 10, quận Gò Vấp-TPHCM) đến NH ngoài quốc doanh
(VP Bank) tìm hiểu vay vốn xây dựng nhà. Nhân viên tín dụng VP Bank cho biết lãi suất cho
vay 18%/năm; thời hạn vay từ 1-5 năm; định kỳ 6 tháng lãi suất sẽ được điều chỉnh nếu NH
thay đổi lãi suất cho vay; lãi và gốc trả góp hằng tháng. Ngoài tài sản thế chấp là chủ quyền
nhà, người vay phải cung cấp hợp đồng xây dựng giữa chủ nhà với đơn vị thi công. NH sẽ căn
cứ vào tiến độ thi công để giải ngân. “Nếu vay 100 triệu đồng, thời hạn 1 năm, người vay phải
chứng minh mỗi tháng tích lũy ít nhất 10 triệu đồng mới đáp ứng tiêu chí trả nợ của NH” - anh
Thy ngao ngán.
Tương tự, một cán bộ NH Liên Việt cho biết NH rất hạn chế cho vay mua căn hộ tại các dự án,
chỉ mạnh dạn cho khách hàng thế chấp chủ quyền nhà, vay vốn mua nhà mới. Với số tiền vay
300 triệu đồng, thời hạn 3 năm, người vay phải có thu nhập trên 20 triệu đồng mới bảo đảm
khả năng trả nợ; đồng thời phải thể hiện mục đích vay vốn qua việc hợp đồng mua nhà sẽ được
công chứng chứng nhận.
Một số NH khác không còn đóng cửa cho vay mua nhà nhưng đều áp dụng mức lãi suất cho
vay 18%/năm, điều kiện vay cũng siết chặt. Nhiều người có nhu cầu vay vốn mua nhà cho
rằng khó khăn lớn nhất là chứng minh thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng, xem ra điều kiện
này “ngoài vùng phủ sóng” của họ.
Phân biệt thân, sơ
Ông Khưu Lạc, Giám đốc kinh doanh Công ty Lạc Hưng, cho biết: Do quan hệ tín dụng lâu
năm với NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nên hằng năm công ty được Sacombank cấp
hạn mức vay vốn 1 tỉ đồng. Hiện tại, hạn mức này còn 400 triệu đồng, công ty đang chờ NH
giảm thêm lãi suất mới dám vay.
Tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên với hơn 10 năm xuất
khẩu cà phê, nhu cầu vay hàng ngàn tỉ đồng/năm, quan hệ tín dụng uy tín với NH nên công ty
không mấy khó khăn vay vốn NH với lãi suất thấp nhất.
Trái ngược với hai trường hợp trên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Thuận Phát
Nguyễn Anh Tuấn than: “Nhiều lúc giá nguyên liệu nông sản giảm mạnh, công ty cần vốn để
mua nguyên liệu dự trữ nhưng không tiếp cận được NH vì thiếu tài sản thế chấp”. Cần có một
quỹ bảo lãnh tín dụng làm trung gian bảo đảm khả năng trả nợ cho doanh nghiệp là mong đợi
của ông và nhiều doanh nghiệp khác.
Trên thực tế, hàng loạt NH bơm hàng chục ngàn tỉ đồng để cho vay, lãi suất ưu đãi từ 13,5% -
15%/năm song đích ngắm của các NH chỉ là khách hàng thân quen hoặc đối tượng sản xuất
nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, sử dụng trọn gói các dịch vụ tài chính của
NH cung cấp vốn.

118 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Cảnh giác cao


Tổng Giám đốc NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Nguyễn Thế Bình khẳng
định: Agribank không nới lỏng điều kiện vay, bởi rủi ro của người vay là rủi ro của NH. Ông
Phạm Tuấn Tú, cố vấn Hội đồng quản trị NH Dầu khí Toàn cầu, cho biết tuy lãi suất có giảm
nhưng vẫn còn cao. NH định giá tài sản thế chấp rất thấp nên doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp
cận vốn.
Hiện nay, đối tượng dễ dàng vay được vốn chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có quan hệ tín
dụng lâu dài với NH. “Trong bối cảnh thị trường hàng hóa biến động khó lường, nhiều NH
đưa ra hàng chục tiêu chí cho vay là bình thường. Việc vay vốn NH dễ hay khó cần phải nhìn
từ hai phía. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề ẩn chứa nhiều rủi ro, doanh thu
sụt giảm hoặc có những khoản nợ chưa giải quyết xong..., NH không dám cho vay và ngược
lại” - Phó Giám đốc Trung tâm Nguồn vốn NH Kỹ thương Việt Nam Nguyễn Việt Anh nhận
xét.
Theo THY THƠ - Người Lao Động
Báo Tuổi trẻ. Thứ Năm, 20/11/2008, 13:50 (GMT+7)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Kinh-te/288819/Vay-von-ngan-hang-de-hay-kho.html

Câu hỏi

Vậy, tại ngân hàng thương mại, có những hình thức cho vay nào? Quy trình cho vay gồm các
bước nào? Khi khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng kỳ hạn hoặc khi khách hàng không trả được nợ
cho ngân hàng, thì ngân hàng sẽ làm gì?

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 119


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Mục đích: Đưa đến cho sinh viên những thông tin bổ ích về hoạt động tín dụng trong ngân
hàng, quá trình theo dõi và quản lý vốn cho vay bằng hệ thống phương pháp kế toán được kết
hợp một cách chặt chẽ, khoa học nhằm đưa ra các thông tin rất quan trọng về tình hình cho vay
trong ngân hàng.

4.1. Một số vấn đề cơ bản về kế toán nghiệp vụ tín dụng

4.1.1. Tín dụng ngân hàng


4.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là hoạt động có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân
hàng thương mại. Đồng thời, đó cũng là nghiệp vụ có quy trình rất phong phú, phức
tạp đòi hỏi nhà quản trị kế toán ngân hàng cũng như kế toán tín dụng phải nắm vững
nghiệp vụ này để làm tốt các công tác quản trị và kế toán.

4.1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng


Có nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng, bao gồm các nhóm sau:
Phân chia tín dụng ngân hàng theo thời gian
Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Lấy thời gian
làm căn cứ để phân loại là do thời gian có liên quan
mật thiết tới sự an toàn về vốn của ngân hàng. Nếu
ngân hàng huy động được nguồn vốn dài hạn lớn thì sẽ
có nhu cầu cho vay trung và dài hạn nhiều… Như vậy
có nghĩa là ngân hàng sẽ lựa chọn loại tín dụng thích
hợp để thời gian giữa huy động vốn và cho vay hiệu quả nhất, vừa đảm bảo an toàn về
tính thanh khoản, vừa đảm bảo khả năng hoàn trả của khách hàng.
 Tín dụng ngắn hạn
Là loại hình tín dụng có thời hạn 12 tháng trở xuống, có mục đích tài trợ tăng tài
sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ
sản xuất. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo
món hoặc theo hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo dưới hình thức chiết khấu,
thấu chi hoặc luân chuyển.
 Tín dụng trung hạn
Là loại hình tín dụng có thời hạn 1 năm đến 5 năm tài trợ cho việc trang bị tài sản
cố định như: Phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chống
hao mòn…
 Tín dụng dài hạn
Là loại hình tín dụng có thời hạn trên 5 năm tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản như: Nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có
thời gian sử dụng lâu dài…
Phân theo hình thức, tín dụng chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính,
chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG)
 Cho vay
Là việc ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng với cam kết khách hàng phải
hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định (thời gian thoả thuận

120 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

giữa ngân hàng và khách hàng). Doanh số cho vay trong kỳ hay tổng số tiền mà
ngân hàng đã cho vay ra trong kỳ và dư nợ cuối kỳ, số tiền mà ngân hàng hiện
đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ là chỉ tiêu định lượng cho vay.
 Chiết khấu thương phiếu
Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương
phiếu sau khi trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu
chưa đến hạn (hoặc 1 giấy nợ) phần chênh lệch đó chính là lãi suất chiết khấu.
 Bảo lãnh
Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ
tài chính hộ khách hàng của mình. Ngân hàng
không phải xuất tiền ra mà chỉ dựa vào uy tín của
mình để bảo lãnh cho khách hàng. Bảo lãnh được
ghi vào tài sản ngoài bảng. Khi khách hàng yêu cầu
được bảo lãnh thì sẽ phải nộp phí bảo lãnh trên
tổng giá trị bảo lãnh mà khách hàng yêu cầu được
ngân hàng đồng ý.
 Cho thuê tài chính
Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua
việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng
cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là
khách hàng.
Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động
sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê
trong suốt quá trình thuê. Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê
trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp
đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền
sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên
thoả thuận.
Tín dụng chia thành tín dụng đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo
Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo. Song ngân hàng
chỉ ghi vào hoạt động tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu gốc
nếu khách hàng không trả nợ.
Tín dụng không cần đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là
khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của
người vay, các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ, hoặc cho vay trong khoảng
thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng…
Phân loại tín dụng theo rủi ro
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, bao gồm:
o Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 121


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

o Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu
lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn,
ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá
là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ
cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả
năng trả nợ, bao gồm:
o Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
o Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
o Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín
dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức
tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào
các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro;
o Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín
dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì
tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các
nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ
được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả
năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản
nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, bao gồm:
o Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
o Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn
dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
o Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một
(01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất
kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt
buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ
rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro;
o Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín
dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì
tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các
nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng tổn thất cao, bao gồm:
o Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
o Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại;
o Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín
dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức

122 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào
các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro;
o Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín
dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì
tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các
nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn, bao gồm:
o Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
o Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
o Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn
đã được cơ cấu lại;
o Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín
dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức
tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào
các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro;
o Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín
dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì
tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các
nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
Ngoài ra, có thể phân loại tín dụng ngân hàng theo lĩnh vực kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp…) hoặc theo đối tượng tín dụng (Tài sản lưu động, tài sản cố định)
hoặc theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…).

4.1.2. Kế toán nghiệp vụ tín dụng

4.1.2.1. Khái niệm kế toán nghiệp vụ tín dụng


Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép, phản
ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các
khoản tín dụng trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu
nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó để giám
sát chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp cho khách hàng
đồng thời làm tham mưu cho nhân viên tín dụng.
Để phát huy vai trò của kế toán tín dụng, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:
 Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ,
theo dõi dư nợ, các nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó cung cấp thông tin kế
toán phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay.
 Quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, kể cả nợ quá
hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng hạn.
 Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 123


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

 Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản
tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời những khách hàng có khả năng
tài chính không lành mạnh, trên cơ sở đó thông tin cho cán bộ tín dụng để có biện
pháp xử lý kịp thời.
 Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của kế toán
trong quản lý nghiệp vụ tín dụng.

4.1.2.2. Nguyên tắc chung về việc tính thu lãi của ngân hàng
Việc tính thu phải trả lãi phụ thuộc vào hình thức cho vay hay đầu tư do ngân hàng
quy định hoặc thỏa thuận với khách hàng. Có 3 cách tính thu lãi:
 Tính thu trả lãi theo định kỳ;
 Tính thu trả lãi trước;
 Tính thu trả lãi sau.
Ngân hàng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản
nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn và không phải trích dự
phòng rủi ro cụ thể theo quy định.
Số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng
không trả nợ đúng hạn, ngân hàng hạch toán vào chi phí hoạt động tín dụng, đồng thời
theo dõi ngoài bảng để đôn đốc thu và hạch toán vào thu từ hoạt động tín dụng.
Đối với lãi suất thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại không được hạch toán
thu nhập, tổ chức tín dụng theo dõi ngoài bảng để đôn đốc thu và hạch toán vào thu từ
hoạt động tín dụng khi thu được.
Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tính thu lãi được thực hiện như sau:
 Nếu khoản tiền vay đã có quyết định khoản nợ của cấp có thẩm quyền thì không
tính vào thu lãi cho vay trong thời gian được khoanh (kể từ ngày được khoanh đến
hết thời hạn khoanh hoặc đến khi khoản vay được xử lý).
 Nếu khách hàng vay là doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, chia tách, hợp nhất hay
được giao bán, khoán kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì việc tính thu trả lãi được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành
có liên quan.
 Nếu khách hàng vay là cá nhân chết hay bị tòa án tuyên bố mất tích đã chết mà
không có người thừa kế trả nợ thay thì ngừng tính lãi cho vay kể từ ngày chính
quyền địa phương nơi khách hàng cư trú xác nhận chết hoặc kể từ ngày quyết định
của tòa án tuyên bố khách hàng vay mất tích, đã chết có hiệu lực pháp luật.
 Trong trường hợp khách hàng vay còn số dư nợ quá hạn thì ngân hàng sẽ thu gốc
tiếp và tận thu lãi khi khách hàng có tiền.
 Ngân hàng phải xác định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng phương án tính và
hạch toán các khoản thu, trả lãi (phương pháp dự thu, dự chi và phân bổ) phát sinh
trong hoạt động của tổ chức mình phù hợp với quy định hiện hành của chế độ tài
chính và của các cơ chế về huy động vốn hoạt động tín dụng và hoạt động nghiệp
vụ khác có liên quan.
 Định kỳ tính và hạch toán thu trả lãi đối với ngân hàng. Ngân hàng quy định
định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi phù hợp với đặc thù hoạt động và yêu cầu

124 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

quản lý của ngân hàng nhưng phải đảm bảo toàn bộ các khoản lãi dự thu, dự chi và
phân bổ được tính, hạch toán đầy đủ và chính xác vào tài khoản, thu nhập hoặc chi
phí trong tháng cuối quý, cuối năm tài chính. Ngân hàng phải lập đầy đủ chứng từ
hợp lệ, hợp pháp, tính và hạch toán kịp thời, chính xác các khoản phải trả lãi, có
trách nhiệm báo có cho khách hàng theo đúng quy định hiện hành.
Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ, ngân hàng thực hiện thu trả lãi theo ngoại
tệ đã huy động cho vay hoặc đầu tư. Trường hợp thu, trả lãi bằng ngoại tệ khác hay
bằng đồng Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng với khách hàng,
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.

4.1.2.3. Các yếu tố để tính lãi tiền gửi, tiền vay, tính lãi nợ quá hạn
 Lãi suất: Căn cứ vào mức lãi suất cụ thể của từng đợt huy động vốn hay loại cho
vay được ghi trong sổ tiền gửi hoặc hợp đồng tín dụng.
 Số tiền: Số tiền làm căn cứ để tính lãi là số tiền
thực tế đã huy động của khách hàng hoặc số tiền
thực tế đã cho khách hàng vay:
o Trường hợp tính lãi theo phương pháp tích số:
số tiền để tính lãi là số ngày thực tế dư có của
tài khoản tiền gửi hoặc số ngày thực tế dư nợ
của tài khoản cho vay của từng ngày trong
tháng. Những ngày nghỉ (ngày lễ, ngày nghỉ
hàng tuần) thì lấy số dư cuối của ngày làm việc
trước ngày đó.
o Trường hợp tính lãi theo món: căn cứ vào số tiền (gốc) gửi vào hoặc trả nợ.
 Thời gian: Thời gian để tính lãi tiền gửi, tiền vay có thể là ngày, tháng, quý hoặc
năm và có loại tính theo giờ.
o Thời gian chuẩn tính theo lãi năm, tháng, ngày, giờ quy ước như sau:
 1 năm có 360 ngày;
 1 năm có 12 tháng;
 1 tháng có 30 ngày (không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày);
 1 ngày có 24 giờ.
o Nếu ngày thu lãi, trả lãi trùng vào ngày lễ hay ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển
sang ngày làm việc tiếp theo.
o Đối với những khoản tiền gửi hoặc tiền vay có thời hạn từ 1 ngày trở lên thì
thời gian tính lãi tính từ ngày gửi tiền hoặc ngày vay mà ko tính ngày rút tiền
hoặc ngày trả nợ.
o Các yếu tố để tính lãi nợ quá hạn:
 Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày
đến kỳ hạn trả nợ (nếu không gia hạn nợ hoặc không được điều chỉnh hạn
trả nợ) ghi trên hợp đồng tín dụng.
 Lãi suất nợ quá hạn: Tính theo quy định hiện hành.
 Số tiền nợ quá hạn: Là số dư trên tài khoản nợ quá hạn.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 125


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.1.2.4. Phương pháp tính lãi


Có 2 phương pháp tính lãi: Tính theo tích số và tính theo món
 Tính theo tích số
Phương pháp này áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn, tiền gửi thanh toán,
tiền gửi không kỳ hạn. Việc tính lãi được thực hiện vào những ngày cuối tháng
(ngày cụ thể do từng ngân hàng quy định riêng) và lấy tổng tích số cả tháng nhân
lãi suất tháng, chia cho 30 ngày, theo công thức:
Tổng số tính lãi trong tháng × Lãi suất (tháng)
Số tiền lãi =
30 ngày
 Tính theo món
Phương pháp này áp dụng đối với hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc các khoản vay
ngắn, trung, dài hạn theo món đã thỏa thuận khi cho vay. Khi tính lãi theo món
phải căn cứ vào số tiền gửi hay số tiền trả nợ, thời gian tiền gửi hoặc sử dụng tiền
vay và mức lãi suất cụ thể áp dụng cho thời gian gửi tiền hoặc vay tiền, công thức
tính như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi vào hay số tiền trả nợ × thời gian gửi hay vay tiền
× mức lãi suất áp dụng cho thời gian gửi hay vay tiền
Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi hay vay tiền do ngân hàng xác định hoặc thỏa
thuận với khách hàng theo quy định hiện hành gồm có:
o Lãi suất năm;
o Lãi suất tháng;
o Lãi suất ngày;
o Lãi suất giờ.
4.1.2.5. Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ tín dụng
 Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những loại giấy tờ, vật mang tin đảm bảo
về mặt pháp lý cho các khoản cho vay của ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các
khoản cho vay hoặc trả nợ giữa ngân hàng và người vay đều phải giải quyết trên
cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
 Chứng từ kế toán cho vay bao gồm nhiều loại để phục vụ cho công việc hạch toán
và theo dõi thu hồi nợ:
o Chứng từ gốc gồm: Giấy đề nghị vay vốn, hợp
đồng tín dụng, giấy nhận nợ, các loại giấy tờ
xác nhận tài sản thế chấp, cầm cố. Hợp đồng tín
dụng còn được sử dụng dưới hình thức kế ước
vay tiền, sổ cho vay. Giấy nhận nợ là giấy tờ
xác định trách nhiệm và khoản nợ người vay
nhận nợ với ngân hàng và người vay phải hoàn
trả khi đến kỳ hạn.
o Chứng từ ghi sổ: Căn cứ vào các chứng từ gốc được quy định theo chế độ hiện hành.

126 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.2. Hạch toán kế toán trong cho vay

4.2.1. Kế toán cho vay các tổ chức tín dụng khác


4.2.1.1. Tài khoản kế toán
20 Cho vay các tổ chức tín dụng khác
201 Cho vay các TCTD trong nước bằng đồng Việt Nam
2011 Nợ đủ tiêu chuẩn
2012 Nợ cần chú ý
2013 Nợ dưới tiêu chuẩn
2014 Nợ nghi ngờ
2015 Nợ có khả năng mất vốn
202 Cho vay các TCTD trong nước bằng ngoại tệ
2021 Nợ đủ tiêu chuẩn
2022 Nợ cần chú ý
2023 Nợ dưới tiêu chuẩn
2024 Nợ nghi ngờ
2025 Nợ có khả năng mất vốn
203 Cho vay các TCTD nước ngoài bằng ngoại tệ
2031 Nợ đủ tiêu chuẩn
2032 Nợ cần chú ý
2033 Nợ dưới tiêu chuẩn
2034 Nợ nghi ngờ
2035 Nợ có khả năng mất vốn
205 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
2051 Nợ đủ tiêu chuẩn
2052 Nợ cần chú ý
2053 Nợ dưới tiêu chuẩn
2054 Nợ nghi ngờ
2055 Nợ có khả năng mất vốn
209 Dự phòng rủi ro
2091 Dự phòng cụ thể
2092 Dự phòng chung
Nội dung và kết cấu các tài khoản 201, 202, 203, 205:
 Bên Nợ: Số tiền ứng trước cho TCTD khác.
 Bên Có: - Số tiền TCTD nhận ứng trước hoàn trả.
- Số tiền do bên phát hành thanh toán.
 Số dư Nợ: Phản ánh số tiền TCTD đang ứng trước cho TCTD khác.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 127


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

 Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD đang đem chiết khấu,
tái chiết khấu thương phiếu tại đơn vị mình.
Tài khoản 209 - Dự phòng phải thu khó đòi
Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng lập dự phòng và xử lý các
khoản dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành đối với các khoản cho vay, ứng trước
cho các tổ chức tín dụng khác.
 Bên Có: Trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay, ứng trước được
tính vào chi phí.
 Bên Nợ: - Sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.
 Số dư Có: Phản ánh số dự phòng đối với cho vay, ứng trước còn lại cuối kỳ.
 Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

4.2.1.2. Quy trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu


Kế toán tiền gốc
 Khi quyết định cho các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ:
Nợ TK 2011, 2021, 2031… Số tiền các tổ chức tín dụng khác vay.
Có TK 1011, 1031, 5211, 5012… Giải ngân bằng tiền mặt hoặc các hình thức
thanh toán vốn khác giữa các ngân hàng.
 Khi các TCTD khác trả nợ:
Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012… Giải ngân bằng tiền mặt hoặc các hình thức
thanh toán vốn khác giữa các ngân hàng.
Có TK 2011, 2021, 2031… Số tiền TCTD khác đã trả.
 Nếu các TCTD khác không trả nợ đúng hạn hoặc có khả năng không trả nợ, tuỳ
theo mức độ để có thể kết chuyển vào các tài khoản khác để theo dõi:
Nợ TK 2012, 2022, 2032… Nợ cần chú ý
Nợ TK 2013, 2023, 2033… Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ TK 2014, 2024, 2034… Nợ nghi ngờ
Nợ TK 2015, 2025, 2035… Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 2011, 2021, 2031.. Số tiền khách hàng chưa thanh toán
Kế toán dự phòng rủi ro cho vay đối với các TCTD khác
 Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo quy định của ngân hàng nhà
nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay:
Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Có TK 209 Dự phòng rủi ro
 Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ
Nợ TK 209 Dự phòng rủi ro
Có TK 2015, 2025, 2035… Nợ có khả năng mất vốn
Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị
tổn thất đang trong thời gian theo dõi.

128 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Kế toán tiền lãi phải thu


 Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay:
Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ
Có TK 702 Thu lãi cho vay
 Khi khách hàng thanh toán tiền lãi:
Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012… Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán
Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ
Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng
 Chi phí phát mãi tài sản:
Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ
Có TK 1011, 1031, 4211…
 Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả:
Nợ TK 1011, 1031…
Có TK 2012, 2022, 2032… Nợ cần chú ý
Có TK 2013, 2023, 2033… Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2014, 2024, 2034… Nợ nghi ngờ
Có TK 2015, 2025, 2035… Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi khách hàng chưa thanh toán

4.2.2. Kế toán cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong nước
4.2.2.1. Tài khoản kế toán
21 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
21X1: Nợ đủ tiêu chuẩn
21X2: Nợ cần chú ý
21X3: Nợ dưới tiêu chuẩn
21X4: Nợ nghi ngờ
21X5: Nợ có khả năng mất vốn
X = 1: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam
X = 2: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam
X = 3: Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam
X = 4: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng
X = 5: Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng
X = 6: Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng
219 Dự phòng rủi ro
2191 Dự phòng cụ thể
2192 Dự phòng chung

Nội dung và kết cấu các tài khoản 211, 212, 213, 214, 215, 216:

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 129


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

 Bên Nợ: Ghi số tiền NH cho khách hàng vay.


 Bên Có: Ghi số tiền khách hàng trả nợ NH; hoặc ghi số nợ bị/được chuyển loại.
Riêng đối với TK 21X5 - Nợ có khả năng mất vốn: Bên Có còn có thể được dùng để
ghi số nợ khó đòi đã xử lý, chuyển theo dõi ngoài bảng hoặc hoàn toàn tất toán nợ
khó đòi.
 Số dư Nợ: Phản ánh nợ vay của các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành về phân loại nợ.
 Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân vay tiền.
Tài khoản 219 - Dự phòng phải thu khó đòi
Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng
lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro theo
quy định hiện hành đối với các khoản cho các tổ chức
kinh tế, cá nhân vay.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy
định sau:
 Để xử lý những tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra từ khách hàng vay, hạn chế
những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, tổ chức tín dụng phải trích
từ chi phí để lập dự phòng đối với các khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân.
 Việc xác định số lập dự phòng đối với các khoản cho vay và việc xử lý xoá nợ khó
đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính.
 Đối với những khoản cho vay tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đã bị rủi ro (do không
thu được, đơn vị vay thực sự không còn khả năng thanh toán) và được phép xử lý
bằng dự phòng thì TCTD có thể xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế
toán và chuyển ra theo dõi chi tiết ở tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản
ngoài bảng cân đối kế toán). Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của
cơ chế tài chính, chờ khả năng đơn vị vay có điều kiện thanh toán. Trường hợp thu
được nợ sẽ hạch toán vào tài khoản 79 - Thu nhập khác.
Nội dung hạch toán tài khoản 219 giống như nội dung hạch toán tài khoản 209.
Tài khoản 394 - Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên hoạt động tín dụng.
 Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
o Lãi từ hoạt động tín dụng được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế
từng kỳ của các khoản vay thuộc nhóm nợ thứ nhất – Nợ đủ tiêu chuẩn.
o Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã
hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán (chi trả).
 Tài khoản 394 có các tài khoản cấp III sau:
o TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam.
o TK 3942 - Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng.
o TK 3943 - Lãi phải thu từ cho thuê tài chính.
o TK 3944 - Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh.
Bên Nợ: Số lãi phải thu từ tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác
tính cộng dồn.

130 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Bên Có: Số tiền lãi do tổ chức nhận tiền gửi đã chi trả.
Số dư Nợ: Phản ánh số lãi tiền gửi còn phải thu của tổ chức tín dụng.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền gửi.

4.2.2.2. Quy trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu


Kế toán tiền gốc
 Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay:
Nợ TK 2111, 2141 Cho vay ngắn hạn
Nợ TK 2121, 2151 Cho vay trung hạn
Nợ TK 2131, 2161 Cho vay dài hạn
Có TK 1011, 1031, 4211, 4221... Số tiền ngân hàng giải ngân
Có TK thích hợp khác
 Khi khách hàng trả nợ:
Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán
Nợ TK 1011,1031, 4211, 4221… Khách hàng trả bằng tiền mặt hay tiền gửi
Có TK 2111, 2141 Cho vay ngắn hạn
Có TK 2121, 2151 Cho vay trung hạn
Có TK 2131, 2161 Cho vay dài hạn
 Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ
thể của từng khách hàng kết chuyển vào các tài khoản thích hợp để theo dõi:
Nợ TK 2112, 2122, 2132… Nợ cần chú ý
Nợ TK 2113, 2123, 2133… Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ TK 2114, 2124, 2134… Nợ nghi ngờ
Nợ TK 2115, 2125, 2135… Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 2111, 2141 Số tiền khách hàng chưa trả
Có TK 2121, 2151 Số tiền khách hàng chưa trả
Có TK 2131, 2161 Số tiền khách hàng chưa thanh toán
Kế toán tiền lãi phải thu
 Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay thuộc nhóm nợ thứ
nhất – Nợ đủ tiêu chuẩn:
Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Có TK 702 Thu lãi cho vay
 Khi khách hàng thanh toán tiền lãi:
Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012… Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán
Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Kế toán dự phòng rủi ro
 Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo quy định của ngân hàng nhà
nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay:
Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Có TK 219 Dự phòng rủi ro

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 131


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

 Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ:
Nợ TK 219 Dự phòng rủi ro
Có TK 2112, 2122, 2132… 2162 Nợ cần chú ý
Có TK 2113, 2123, 2133… 2163 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2114, 2124, 2134… 2164 Nợ nghi ngờ
Có TK 2115, 2125, 2135… 2165 Nợ có khả năng mất vốn
Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo
dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian
theo dõi.
Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng
 Chi phí phát mãi tài sản:
Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ
Có TK 1011, 1031, 4211…
 Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả:
Nợ TK 1011, 1031…
Có TK 2112, 2122, 2132… 2162 Nợ cần chú ý
Có TK 2113, 2123, 2133… 2163 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2114, 2124, 2134… 2164 Nợ nghi ngờ
Có TK 2115, 2125, 2135… 2165 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi khách hàng chưa trả
Chú ý:
 Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994.
 Khi xóa nợ theo dõi vào tài khoản 971.

4.2.3. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá


Chiết khấu chứng từ có giá là một loại hình tín dụng
ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ
này ngân hàng thương mại sẽ đứng ra trả tiền trước cho
các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác chưa đến
hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng (người
sở hữu chứng từ) bằng cách khấu trừ ngay một số tiền
nhất định gọi là tiền chiết khấu tính theo trị giá chứng từ,
thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác,
còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng, người thụ hưởng muốn nhận
được số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho
ngân hàng chiết khấu đối với các chứng từ xin chiết khấu.
Đối với nghiệp vụ cho vay chiết khấu chứng từ có giá, khách hàng phải làm đơn gửi
kèm bản gốc các chứng từ có giá để ngân hàng làm căn cứ xem xét:
 Tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ có giá.
 Mệnh giá của chứng từ có giá.
 Thời hạn lưu hành của chứng từ.

132 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Sau đó, căn cứ vào lãi suất chiết khấu, lệ phí, hoa hồng được hưởng khi nhận chiết
khấu để thanh toán số tiền khách hàng được vay chiết khấu.
 Mức chiết khấu (hay còn gọi là số tiền chiết khấu): Ngân hàng chiết khấu sẽ
khấu trừ vào trị giá chứng từ chiết khấu. Đó là số tiền mà ngân hàng chiết
khấu được hưởng theo phương thức khấu trừ ngay khi thực hiện chiết khấu:

Mức chiết khấu = Tiền lãi chiết khấu + Hoa hồng và lệ phí chiết khấu

 Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng sử dụng để tính tiền lãi chiết khấu.
Trị giá chứng từ × Thời hạn chiết khấu × Lãi suất chiết khấu
Tiền lãi chiết khấu =
n
Trong đó: n là số kỳ sử dụng của lãi suất chiết khấu.
 Hoa hồng chiết khấu: Trong nghiệp vụ chiết
khấu, khi chứng từ đến hạn thanh toán ngân
hàng chiết khấu phải gửi chứng từ đi để yêu cầu
được thanh toán số tiền trên chứng từ. Từ khi
gửi chứng từ đi cho đến khi ngân hàng nhận
tiền thanh toán phát sinh một số khoản chi phí:
Bưu điện, chi phí nhờ thu, chuyển tiền,…
Tất cả các chi phí đó cần phải có nguồn bù đắp
mới đảm bảo cho nghiệp vụ chiết khấu của ngân hàng có lãi thích đáng.
Ngoài ra nghiệp vụ chiết khấu được coi như là dịch vụ cho nên các khoản trên
sẽ được tính vào hoa hồng chiết khấu.
Tiền hoa hồng sẽ được xác định theo công thức sau:

Hoa hồng chiết khấu = Trị giá chứng từ × Tỷ lệ hoa hồng

 Lệ phí chiết khấu: Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng phải tiếp nhận các
chứng từ có giá khác nhau. Khi tiếp nhận thì ngân hàng phải xác minh tính hợp lệ,
hợp pháp, chi phí bảo quản…
Các khoản chi phí phát sinh này sẽ được tính vào lệ phí để có nguồn bù đắp cho
ngân hàng chiết khấu.
Đối với tiền lệ phí chiết khấu, ngân hàng có hai cách tính:
o Định mức thu tuyệt đối cho một món chứng từ.
o Tỷ lệ % về phí cố định nhưng có giới hạn về mức tối thiểu và mức tối đa:

Lệ phí chiết khấu = Trị giá chứng từ × Tỷ lệ phí cố định

 Giá trị còn lại (Giá trị thanh toán cho người xin chiết khấu): Là số tiền mà ngân
hàng chiết khấu phải trả cho người xin chiết khấu.

Giá trị còn lại = Trị giá chứng từ – Mức chiết khấu

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 133


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.2.3.1. Tài khoản sử dụng


22 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước
221 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
2211 Nợ đủ tiêu chuẩn
2212 Nợ cần chú ý
2213 Nợ dưới tiêu chuẩn
2214 Nợ nghi ngờ
2215 Nợ có khả năng mất vốn
222 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
2221 Nợ đủ tiêu chuẩn
2222 Nợ cần chú ý
2223 Nợ dưới tiêu chuẩn
2224 Nợ nghi ngờ
2225 Nợ có khả năng mất vốn
229 Dự phòng rủi ro
2291 Dự phòng cụ thể
2292 Dự phòng chung
Nội dung và kết cấu các tài khoản 221, 222:
 Bên Nợ: Số tiền cho khách hàng vay.
 Bên Có: Số tiền khách hàng thanh toán.
 Số dư Nợ: Số tiền ngân hàng đang cho khách hàng
vay.
Nội dung hạch toán tài khoản 229 giống như nội dung
hạch toán tài khoản 209.

4.2.3.2. Quy trình kế toán các nghiệp vụ chủ yếu


 Khi ngân hàng nhận thương phiếu, các giấy tờ có giá khác xin chiết khấu của
khách hàng:
Nợ TK 2211 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
Nợ TK 2221 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
Có TK 1011, 1031, 4211, 4221… Số tiền ngân hàng giải ngân
Có TK thích hợp khác
 Khi chuyển nhượng thương phiếu hoặc chứng từ có giá xin chiết khấu:
Nợ TK thích hợp khác (Tuỳ thuộc hình thức thanh toán)
Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221… Khách hàng trả bằng tiền mặt hay tiền gửi
Có TK 2211 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy
tờ có giá bằng đồng Việt Nam
Có TK 2221

134 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.2.4. Cho thuê tài chính

4.2.4.1. Tài khoản sử dụng


23 Cho thuê tài chính
231 Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam
2311 Nợ đủ tiêu chuẩn
2312 Nợ cần chú ý
2313 Nợ dưới tiêu chuẩn
2314 Nợ nghi ngờ
2315 Nợ có khả năng mất vốn
232 Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ
2321 Nợ đủ tiêu chuẩn
2322 Nợ cần chú ý
2323 Nợ dưới tiêu chuẩn
2324 Nợ nghi ngờ
2325 Nợ có khả năng mất vốn
239 Dự phòng rủi ro
2391 Dự phòng cụ thể
2392 Dự phòng chung
Nội dung và kết cấu các tài khoản 231, 232:
 Bên Nợ: Giá trị tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp đồng.
 Bên Có: Giá trị tài sản thuê tài chính được thu hồi khi khách hàng trả tiền theo
hợp đồng.
 Số dư Nợ: Giá trị còn lại của tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp
đồng đang trong hạn nợ.
Nội dung hạch toán tài khoản 239 giống nội dung hạch toán của tài khoản 209.
Ngoài ra cần sử dụng một số tài khoản
TK 385 Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam
TK 386 Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng ngoại tệ và vàng
TK 951 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại tổ chức tín dụng
TK 952 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại khách hàng
TK 3532 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
TK 369 Phải thu khác
TK 4531 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
TK 709 Thu lãi khác
TK 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính
TK 705 Thu lãi về hoạt động cho thuê tài chính
TK 842 Chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính
Tài khoản 842 dùng để hạch toán các loại chi phí liên quan đến hoạt động cho
thuê tài chính của TCTD như: Chi phí phát sinh liên quan đến ký kết hợp
đồng, v.v... (nếu có).

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 135


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.2.4.2. Quy trình kế toán


Ngân hàng không trích khấu hao đối với tài sản cho thuê tài chính mặc dù đây là
tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng vì giá trị tài sản được thu hồi dần qua tiền
thuê mà người đi thuê phải trả.
Nếu hợp đồng tín dụng thuê mua đã ký với khách hàng có sự chênh lệch về giá trị
tài sản (do ngân hàng mua được thấp hơn giá trị thường), khoản chênh lệch này ghi
vào TK 709 - Thu lãi khác.
 Khi có các chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính phát sinh:
Nợ TK 842 Chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính
Có TK 1011, 1031…
 Sau khi ký hợp đồng tín dụng ngân hàng tiến hành mua tài sản cho thuê tài chính:
Nợ TK 385, 386 Giá mua tài sản
Nợ TK 3532 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1011, 1031…
Đồng thời: Khi nhận tài sản về ngân hàng ta có:
Nợ TK 951 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại TCTD
 Khi ngân hàng bàn giao tài sản cho thuê tài chính cho khách hàng A, bàn giao tài
sản cho thuê:
Nợ TK 2311, 2321 Giá trị tài sản theo hợp đồng
Nợ TK 369 Thuế GTGT phải thu của khách hàng
Có TK 385, 386 Giá mua tài sản
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
Có TK 709 Chênh lệch giá mua < giá hợp đồng
Nợ TK 952: Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại khách hàng
Có TK 951: Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại TCTD
 Ngân hàng tính lãi phải thu:
Nợ TK 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính
Có TK 705 Tiền lãi thu từ hoạt động tài chính
 Khách hàng thanh toán:
Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221… Tổng số tiền khách hàng thanh toán
Có TK 369 Thuế GTGT phải thu
Có TK 3943 Lãi phải thu
Có TK 2311, 2321 Tiền gốc phải thu
 Nếu khách hàng không trả đúng nợ theo hợp đồng, ngân hàng phân loại nợ và
chuyển vào các tài khoản liên quan để theo dõi:
Nợ TK 2312, 2322 Nợ cần chú ý
Nợ TK 2313, 2323 Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ TK 2314, 2324 Nợ nghi ngờ
Nợ TK 2315, 2325 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 2311, 2321 Số tiền khách hàng chưa trả

136 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Chú ý:
 Khi ngân hàng giao tài sản cho khách hàng theo dõi trên TK 952.
 Khi xoá nợ theo dõi trên TK 971.
 Khi xoá lãi cho khách hàng phải đồng thời hạch toán ngoài bảng vào TK 941.

4.2.5. Cho vay bảo lãnh


Trong loại hình cho vay qua cam kết bằng chữ ký của
ngân hàng, bảo lãnh là loại tín dụng được áp dụng
phổ biến. Bảo lãnh là một dịch vụ sử dụng uy tín và
sức mạnh tài chính của ngân hàng cam kết cùng với
khách hàng mà ngân hàng bảo lãnh để thực hiện một
nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Sự bảo lãnh
của ngân hàng thường được áp dụng để đảm bảo cho một hoạt động nào đó của
doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp chưa được đối tác tin tưởng nên nhờ
ngân hàng bảo lãnh.
Việc bảo lãnh của ngân hàng cho phép chủ nợ của doanh nghiệp có được một chứng
từ bảo đảm thanh toán, đơn vị được bảo lãnh phải trả chi phí dưới hình thức lợi tức
cho ngân hàng theo cam kết thoả thuận.

4.2.5.1. Tài khoản sử dụng


24 Bảo lãnh
241 Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam
2412 Nợ cần chú ý
2413 Nợ dưới tiêu chuẩn
2414 Nợ nghi ngờ
2415 Nợ có khả năng mất vốn
242 Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ
2422 Nợ cần chú ý
2423 Nợ dưới tiêu chuẩn
2424 Nợ nghi ngờ
2425 Nợ có khả năng mất vốn
249 Dự phòng rủi ro
2491 Dự phòng cụ thể
2492 Dự phòng chung
Nội dung và kết cấu các tài khoản 241, 242:
 Bên Nợ: Số tiền ngân hàng thanh toán thay cho khách hàng được ngân hàng bảo lãnh.
 Bên Có: - Số tiền khách hàng trả nợ.
- Số tiền chuyển sang các tài khoản nợ thích hợp.
 Số dư Nợ: Phản ánh số tiền còn đang cho khách hàng vay.
Nội dung hạch toán tài khoản 249 giống nội dung hạch toán của tài khoản 209.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 137


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.2.5.2. Quy trình kế toán


Kế toán tiền gốc
 Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay:
Nợ TK 2411, 2421: Các khoản trả thay khách hàng bằng VND và
ngoại tệ
Có TK 1011, 1031, 4211, 4221: Số tiền ngân hàng cho vay
 Khi khách hàng trả nợ, hạch toán:
Nợ TK 1011, 1031, 4211… Số tiền khách hàng thanh toán
Có TK 2411, 2421
 Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng
xem xét tình hình thu nợ cụ thể của từng khách
hàng để kết chuyển vào các tài khoản thích hợp và
theo dõi:
Nợ TK 2412, 2422 Nợ cần chú ý
Nợ TK 2413, 2423 Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ TK 2414, 2424 Nợ nghi ngờ
Nợ TK 2415, 2425 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 2411, 2421 Số tiền khách hàng chưa trả
Kế toán dự phòng rủi ro
 Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo quy định của ngân hàng nhà
nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay:
Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Có TK 249 Dự phòng rủi ro
 Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ:
Nợ TK 249 Dự phòng rủi ro
Có TK 2412, 2422 Nợ cần chú ý
Có TK 2413, 2423 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2414, 2424 Nợ nghi ngờ
Có TK 2415, 2425 Nợ có khả năng mất vốn
Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục
theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
Kế toán tiền lãi phải thu
 Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay:
Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và bằng ngoại tệ
Có TK 702 Thu lãi cho vay
 Khi khách hàng thanh toán tiền lãi:
Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012… Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán
Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Chú ý:
 Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994.
 Khi xóa nợ theo dõi trên tài khoản 971.

138 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

4.2.6. Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư


Cho vay từ nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư là loại cho vay mà nguồn vốn được các tổ
chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức khác tài trợ theo nội dung và mục tiêu do tổ
chức tài trợ vốn quy định.

4.2.6.1. Tài khoản sử dụng


25 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
251 Cho vay bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các tổ chức quốc tế
2511 Nợ đủ tiêu chuẩn
2512 Nợ cần chú ý
2513 Nợ dưới tiêu chuẩn
2514 Nợ nghi ngờ
2515 Nợ có khả năng mất vốn
252 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của Chính phủ
2521 Nợ đủ tiêu chuẩn
2522 Nợ cần chú ý
2523 Nợ dưới tiêu chuẩn
2524 Nợ nghi ngờ
2525 Nợ có khả năng mất vốn
253 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của các tổ chức, cá nhân khác
2531 Nợ đủ tiêu chuẩn
2532 Nợ cần chú ý
2533 Nợ dưới tiêu chuẩn
2534 Nợ nghi ngờ
2535 Nợ có khả năng mất vốn
254 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp của các tổ chức quốc tế
2541 Nợ đủ tiêu chuẩn
2542 Nợ cần chú ý
2543 Nợ dưới tiêu chuẩn
2544 Nợ nghi ngờ
2545 Nợ có khả năng mất vốn
255 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của Chính phủ
2551 Nợ đủ tiêu chuẩn
2552 Nợ cần chú ý
2553 Nợ dưới tiêu chuẩn
2554 Nợ nghi ngờ
2555 Nợ có khả năng mất vốn
256 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của các tổ chức, cá nhân khác
2561 Nợ đủ tiêu chuẩn
2562 Nợ cần chú ý

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 139


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

2563 Nợ dưới tiêu chuẩn


2564 Nợ nghi ngờ
2565 Nợ có khả năng mất vốn
259 Dự phòng rủi ro
2591 Dự phòng cụ thể
2592 Dự phòng chung
Nội dung và kết cấu các tài khoản 251, 252, 253, 254, 255, 256:
 Bên Nợ: Số tiền cho khách hàng vay.
 Bên Có: - Số tiền khách hàng trả nợ.
- Số tiền khách hàng không trả nợ phải xử lý.
 Số dư Nợ: Số tiền khách hàng còn vay của ngân hàng.
Nội dung hạch toán của tài khoản 259 giống nội dung hạch toán của tài khoản 209.

4.2.6.2. Quy trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu


Kế toán tiền gốc
 Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay:
Nợ TK 2511 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp
từ các tổ chức quốc tế
Nợ TK 2521 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp
từ chính phủ
Nợ TK 2531 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp
từ các tổ chức quốc tế
Nợ TK 2541 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp
từ chính phủ
Nợ TK 2551 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận từ các cá
nhân, tổ chức khác
Có TK 1011, 1031, 4211, 4221... Số tiền ngân hàng giải ngân
Có TK thích hợp khác
 Khi khách hàng trả nợ:
Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán
Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221… Khách hàng trả bằng tiền mặt hay tiền gửi
Có TK 2511 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp từ các tổ
chức quốc tế
Có TK 2521 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp từ chính phủ
Có TK 2531 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp từ các
tổ chức quốc tế
Có TK 2541 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp từ
chính phủ
Có TK 2551 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận từ cá nhân,
tổ chức khác
 Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ
thể của từng khách hàng để kết chuyển vào các tài khoản thích hợp và theo dõi:

140 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Nợ TK 2512, 2522, 2532, 2542, 2552 Nợ cần chú ý


Nợ TK 2513, 2523, 2533, 2543, 2553 Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ TK 2514, 2524, 2534, 2544, 2554 Nợ nghi ngờ
Nợ TK 2515, 2525, 2535, 2545, 2555 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 2511, 2521... 2551 Số tiền khách hàng chưa trả
Kế toán dự phòng rủi ro
 Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo quy định của ngân hàng nhà
nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay:
Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Có TK 259 Dự phòng rủi ro
 Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ:
Nợ TK 259 Dự phòng rủi ro
Có TK 2512, 2522, 2532, 2542, 2552 Nợ cần chú ý
Có TK 2513, 2523, 2533, 2543, 2153 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2514, 2524, 2534, 2543, 2154 Nợ nghi ngờ
Có TK 2515, 2525, 2535, 2545, 2155 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi khách hàng chưa trả
Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị
tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
Kế toán tiền lãi phải thu
 Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay:
Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Có TK 702 Thu lãi cho vay
 Khi khách hàng thanh toán tiền lãi:
Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012… Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán
Có TK 3941, 3942: Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Chú ý:
 Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994.
 Khi xóa nợ theo dõi trên tài khoản 971.

4.2.7. Kế toán tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

4.2.7.1. Tài khoản kế toán


Tài khoản tiền lãi phải thu từ hoạt động tín dụng:
 Nội dung và kết cấu các tài khoản 26 Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài
o Bên Nợ: Số tiền giải ngân cho các tổ chức, cá nhân trong nước.
o Bên Có: Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước đã thanh toán.
o Số dư Nợ: Số tiền các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đang vay.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 141


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

 Nội dung và kết cấu của tài khoản 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng:
o Bên Nợ: Số tiền lãi đã hạch toán vào thu nhập.
o Bên Có: Số tiền lãi khách hàng đã thanh toán.
o Số dư Nợ: Số tiền lãi khách hàng chưa thanh toán.

4.2.7.2. Quy trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu


Kế toán tiền gốc
 Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay, hạch toán:
Nợ TK 2611, 2641 Cho vay ngắn hạn
Nợ TK 2621, 2651 Cho vay trung hạn
Nợ TK 2631, 2661 Cho vay dài hạn
Nợ TK 2671, 2681 Tín dụng khác
Có TK 1011,1031,4211, 4221… Số tiền ngân hàng giải ngân
Có TK thích hợp khác
 Khi khách hàng trả nợ:
Nợ TK thích hợp khác (Tuỳ thuộc hình thức thanh toán)
Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221… Khách hàng trả bằng tiền mặt hay tiền gửi
Có TK 2611, 2641 Cho vay ngắn hạn
Có TK 2621, 2651 Cho vay trung hạn
Có TK 2631, 2661 Cho vay dài hạn
Có TK 2671, 2681 Tín dụng khác
 Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ
thể của từng khách hàng để kết chuyển vào các tài khoản thích hợp và theo dõi:
Nợ TK 2612, 2622, 2632… 2682 Nợ cần chú ý
Nợ TK 2613, 2623, 2633… 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ TK 2614, 2624, 2634… 2684 Nợ nghi ngờ
Nợ TK 2615, 2625, 2635… 2685 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 2611, 2641 Số tiền khách hàng chưa trả
Có TK 2621, 2651 Số tiền khách hàng chưa trả
Có TK 2631, 2661 Số tiền khách hàng chưa thanh toán
Có TK 2671, 2681 Số tiền khách hàng chưa thanh toán
Kế toán dự phòng rủi ro
 Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo quy định của ngân hàng nhà
nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay:
Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Có TK 269 Dự phòng rủi ro

142 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

 Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ:
Nợ TK 269 Dự phòng rủi ro
Có TK 2612, 2622, 2632… 2682 Nợ cần chú ý
Có TK 2613, 2623, 2633… 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2614, 2624, 2634… 2684 Nợ nghi ngờ
Có TK 2615, 2625, 2635… 2685 Nợ có khả năng mất vốn
Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị
tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
Kế toán tiền lãi phải thu
 Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay:
Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Có TK 702 Thu lãi cho vay
 Khi khách hàng thanh toán tiền lãi:
Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012… Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán
Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Chú ý:
 Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994.
 Khi xóa nợ theo dõi vào tài khoản 971.
Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng
 Chi phí phát mãi tài sản:
Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ
Có TK 1011, 1031, 4211…
 Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả:
Nợ TK 1011, 1031…
Có TK 2612, 2622, 2632… 2682 Nợ cần chú ý
Có TK 2613, 2623, 2633… 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2614, 2624, 2634… 2684 Nợ nghi ngờ
Có TK 2615, 2625, 2635… 2685 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi phải thu

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 143


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI


Kế toán nghiệp vụ tín dụng được theo dõi theo các tiêu thức như sau:
 Theo đối tượng mà ngân hàng cho vay bao gồm cho vay các TCTD khác, cho vay các
cá nhân và tổ chức trong nước, cho vay các cá nhân và tổ chức nước ngoài.
 Theo hình thức cho vay bao gồm, cho vay thuê mua hay tín dụng thuê mua hay còn gọi
là cho thuê tài chính, cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh.
 Theo loại tiền bao gồm cho vay bằng VND hoặc ngoại tệ và vàng.
 Theo thời gian cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Trên cơ sở đó hệ thống tài khoản kế toán cho vay được sắp xếp theo quy trình cho vay trong
ngân hàng đó là khi ngân hàng nhận tài sản thế chấp của khách hàng được theo dõi ở tài khoản
994, khi giải ngân cho khách hàng vay được theo dõi ở các tài khoản cấp 3 có số 1 ở hàng thứ
tư, tình hình thu nợ gặp khó khăn được phân loại cụ thể và chia thành các nhóm nợ cần chú ý
có số 2, nợ dưới tiêu chuẩn có số 3, nợ nghi ngờ có số 4 và nợ có khả năng mất vốn có số 5.
Kế toán còn theo dõi lãi phải thu của khách hàng ở tài khoản 394.
Ngoài theo dõi gốc và lãi phải thu, trong một số trường hợp cần theo dõi quá trình phát mãi
tài sản của khách hàng để thu hồi vốn và dự phòng rủi ro tín dụng.

144 FIN508_Bai 4_v1.0012104210


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cho vay bảo lãnh là gì? Nêu quy trình kế toán của cho vay bảo lãnh.

2. Hãy phân tích vai tṛò và nhiệm vụ của kế toán cho vay của các ngân hàng thương mại.

3. Nêu quy trình xử lý nợ quá hạn đã chuyển sang nhóm 5 tại ngân hàng.

4. Trình bày các trường hợp xử lý các phát sinh về lãi tại ngân hàng.

BÀI TẬPR

Bài 4.1: Ngày 1/4/N tại NHTM A phát sinh nghiệp vụ như sau: ngân hàng A thu được khoản
nợ của khách hàng D là 20 triệu đồng bằng tiền mặt. Khoản nợ này NH A đã lập dự phòng đủ
20 triệu đồng. Đồng thời NH trích dự phòng quý I năm N là 100 triệu đồng.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 4.2: Khách hàng đến trả lãi hợp đồng tín dụng. Số tiền vay 500 triệu đồng, lãi suất 14%/năm,
thời hạn vay 1 năm, lãi phạt 150% lãi suất vay, tính lãi 360 ngày. Hợp đồng trả lãi hàng tháng.
Hợp đồng vay ngày 15/09/N.
Yêu cầu: Tính tổng số tiền lãi khách hàng phải thanh toán và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
Bài 4.3: Ngày 07/05/2006. Một khách hàng B vay NH 180 trđ thời hạn 3 năm theo phương thức
vay trả góp, vốn trả đều mỗi tháng là 3 triệu, lãi tính trên số dư thực tế, lãi suất cho vay
1,2%/tháng (cố định). Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất cho vay. Tài sản thế chấp trị giá 500 trđ.
Quá trình trả nợ gốc và lãi như sau :
 Ngày 08/06/2006: Trả gốc và lãi.
 Ngày 08/07/2006: Trả lãi.
 Ngày 20/08/2006: Trả lãi và gốc.
 Ngày 08/09/2006: Khách hàng bán tài sản trị giá 400 trđ và đem trả hết nợ cho NH.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 4.4: Ngày 30/10/07 tại phòng giao dịch X tiến hành giải ngân hợp đồng tín dụng, số tiền 2
tỷ, thời hạn 1 năm, lãi vay 13%/năm, lãi phạt 150% lãi vay, tính lãi 360 ngày, hợp đồng trả lãi
hàng tháng, tài sản đảm bảo có giá trị 3 tỷ. Thu phí hồ sơ tín dụng 200.000đ. Khách hàng lĩnh
tiền mặt.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 4.5: Ngân hàng X có chính sách tín dụng như sau: Cho vay 12 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả
lãi mỗi tháng, lãi suất phạt chậm thanh toán là 150% lãi suất thông thường. Khách hàng A
(không có tài khoản tiền gửi tại NH X) đến vay 500 triệu đồng với điều khoản tín dụng như NH
đưa ra, thời gian từ 1/10/2006 đến 1/10/2007. Trong 9 kỳ lãi đầu, khách hàng đến thanh toán lãi
đúng hạn bằng tiền mặt. Nhưng đến 20/9/2007 khách hàng mới đến thanh toán lãi kỳ 10 và 11.

FIN508_Bai 4_v1.0012104210 145


Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay

Ngày 1/10/2007, khách hàng đến trả tiền lãi kỳ cuối và nợ gốc. Xử lý kế toán trong những trường
hợp trên.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 4.6: Một khoản vay 1 tháng, số tiền 200 triệu được ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt ngày
10/6/N với lãi suất 1,2%/tháng. Gốc và lãi trả cuối kỳ. Tài sản đảm bảo trị giá 250 triệu. Ngày
10/7/N, khách hàng đến trả lãi và gốc vay.
Biết rằng ngân hàng hoạch toán dự thu, dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng và đầu ngày cuối kỳ
của tài sản tài chính. Lãi suất quy định cho một khoảng thời gian đúng 30 ngày. Ngân hàng tính
lập dự phòng rủi ro phải thu khó đòi vào ngày 5 hàng tháng cho các khoản nợ tính đến cuối tháng
trước, kế toán hoàn nhập dự phòng ngay sau khi kết thúc hợp đồng vay.
Yêu cầu: Hãy trình bày các bút toán liên quan đến khoản vay này (bỏ qua bút toán kết chuyển
doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh).

146 FIN508_Bai 4_v1.0012104210

You might also like