You are on page 1of 36

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

8/2020
Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

Kế toán ngân hàng 2


Mục tiêu Chương 1


Nắm được đặc điểm kế toán ngân hàng (KTNH)
1 (phân biệt với kế toán các DN phi tài chính)

2 Liên hệ logic giữa phân loại vốn và hệ thống tài


khoản KTNH

3 Các vấn đề khái quát về chứng từ trong KTNH

Hiểu được quy trình KTNH, liên hệ với kế toán trên


4
mạng máy tính
Đặc điểm cơ bản của Kế toán Ngân hàng


1) Về đối tượng của KTNH

2) Về chức năng, nhiệm vụ của KTNH

3) Có nhiều nét tương đồng với kế toán


các định chế tài chính khác
Đặc điểm cơ bản của Kế toán Ngân hàng (tt)


1) Về đối tượng kế toán NHKD
Liên quan rất nhiều/đa dạng đến đối tượng kế toán
của các chủ thể khác trong xã hội.

Không phân chia TS cố định/TS dài hạn và TS lưu


động/ngắn hạn.

Không có sản phẩm dở dang  không tính giá thành.

Vận động vốn của NHKD ngược chiều với vận động
vốn của khách hàng.
Đặc điểm cơ bản của Kế toán Ngân hàng (tt)


2) Về chức năng - nhiệm vụ

Thực hiện chức năng phản ánh và kiểm tra (như một
phân hệ của hệ thống quản trị)

Đồng thời, tham gia trực tiếp vào một số nghiệp vụ


kinh doanh (như một phân hệ của hệ thống sản xuất và
cung ứng dịch vụ), như:
- Huy động vốn
- Cấp tín dụng
- Trung gian thanh toán
 Xử lý nghiệp vụ = Giao dịch vs KH
Đặc điểm cơ bản của Kế toán Ngân hàng (tt)


 Hệ quả chung:
- Ngoài việc tìm hiểu về các hoạt động nghiệp vụ kế
toán 
- Cần nhận thức sâu sắc về cơ chế vận hành của các
hoạt động nghiệp vụ cũng như bản chất của các quá
trình cung ứng dịch vụ của NHKD dưới cách tiếp cận
của kế toán.
Đặc điểm cơ bản của Kế toán Ngân hàng (tt)

3)

KTNH có nhiều nét tương đồng với kế toán các định
chế tài chính khác
Tương đồng về các khoản mục Bảng CĐKT, ngoại trừ sự khác biệt
tập trung chủ yếu ở cách thức huy động vốn ( tức là các khoản Nợ)

Các hoạt động thường được chia làm 2 loại: hoạt động trong bảng và
hoạt động ngoại bảng

Thu nhập được hình thành từ 2 mảng lớn: thu nhập lãi (Interest
Income) và thu nhập phi lãi/ngoài lãi (Non-interest Income).

Chi phí hoạt động kinh doanh thường được phân thành: chi phí tr ả
lãi (Interest Expenses) và chi phí ngoài lãi (Non-interest Expenses)
(ngoại trừ công ty bảo hiểm)
Phân loại vốn kinh doanh và
hệ thống tài khoản KTNH

 Ý nghĩa của phân loại vốn kinh doanh:
 Là cơ sở của phương pháp tài khoản trong KTNH.
 tồn tại logic khách quan giữa thiết kế hệ thống tài khoản
KTNH với việc phân loại vốn kinh doanh trong NHKD.
 Thể hiện cách tiếp cận các hoạt động kinh doanh ngân
hàng (xem slides tiếp theo).
Phân loại vốn kinh doanh theo nguồn
hình thành và theo kết cấu sử dụng
Nguồn hình thành vốn  Kết cấu sử dụng vốn

Nợ phải trả
•Vốn huy động Các khoản mục Tài sản
•Vốn trong thanh toán
•Vốn nhận ủy thác, đầu tư • Vốn khả dụng và các
•….
VỐ N khoản đầu tư
Nguồn vốn chủ sở hữu
•Vốn điều lệ • Cấp tín dụng
•Lợi nhuận chưa phân phối
• TSCĐ và tài sản Có khác
•Các quỹ hình thành từ LN
•Chênh lệch đánh giá lại TS
Phân loại tài khoản KTNH


1) Theo nội dung kinh tế
TK thuộc tài sản (theo kết cấu sử dụng vốn):
• Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
• Loại 2: Hoạt động tín dụng
• Loại 3: TSCĐ và các TS Có khác

TK thuộc nguồn vốn (theo nguồn hình thành):


• Loại 4: Các khoản nợ phải trả
• Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu

TK sử dụng vốn hoặc nguồn


• Các TK có số dư Có hoặc số dư Nợ
• Các TK để cả 2 số dư Nợ và Có
• Loại 5: Hoạt động thanh toán
Phân loại tài khoản KTNH (tt)


1) Theo nội dung kinh tế (tiếp theo)

Các TK thu nhập và chi phí trong NHKD:


• Loại 7: Thu nhập
• Loại 8: Chi phí
Phân loại tài khoản KTNH (tt)


2) Theo phạm vi phản ánh:

a) Các TK phản ánh hoạt động nội bộ của NH (TK nội bộ)
 Số dư TK không thể hiện thành 1 khoản phải thu/phải trả của NH
với KH
 Vd: TK tiền mặt (loại 1), TK TSCĐ (loại 3), TK Thu nhập/Chi
phí (loại 7/8),…

b) Các TK phản ánh quan hệ giữa NH và KH


 Số dư TK thể hiện 1 khoản phải thu/phải trả của NH với KH
 Vd: các TK cấp tín dụng (loại 2), TK tiền gửi của KH, phát
hành GTCG,…(loại 4).
Phân loại tài khoản KTNH (tt)

3)

Theo quan hệ với Bảng cân đối kế toán (BCĐKT):

a) Các TK trong BCĐKT


Sự biến động của những TK này kéo theo sự biến động của các TK khác
(làm thay đổi về cơ cấu hoặc/và tổng số của BCĐKT
Vd: các TK thuộc loại 1 đến 8.
b) Các TK ngoài BCĐKT
 Phản ánh các đối tượng kế toán khác, như:
• TS không đủ tiêu chuẩn của NH nhưng cần theo dõi để xử lý theo chức năng
• Giá trị các nghiệp vụ, dịch vụ ngoại bảng
• Các đối tượng đã theo dõi trong bảng nhưng cần theo dõi chi ti ết them ho ặc theo
dõi ở một khía canh khác
• Các đối tượng không cấu thành tài sản/nguồn vốn của NH (TS giữ hộ, thế chấp,
cầm cố, thuê ngoài,…)
 Vd: các TK thuộc loại 9.
Giới thiệu hệ thống tài khoản KTNH
hiện hành

Kết cấu tổ chức Hệ thống tài khoản kế toán
1 NHKD

Cấu trúc một tài khoản kế toán NHKD


2

Phương pháp hạch toán trên các tài khoản


3 KTNH
Kết cấu hệ thống tài khoản kế toán TCTD


TK trong BCĐKT TK ngoài BCĐKT

Loại 1: Vốn khả dụng và các


khoản đầu tư.
Loại 2: Hoạt động tín dụng.
Loại 3: TSCĐ & TS Có khác.
Loại 4: Các khoản phải trả. Loại 9: Hoạt động ngoại bảng
Loại 5: Hoạt động thanh toán.
Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu
Loại 7: Thu nhập.
Loại 8: Chi phí
Cấu trúc tài khoản kế toán TCTD
Tài khoản tổng hợp

NHNN quy định


TK cấp I Ký hiệu: 0099
(Mỗi loại tối đa 10 TK cấp I)

TK cấp II  TK cấp I + (19)

TK cấp III  TK cấp II + (19)

TCTD
TK cấp IV,V,VI,…

Tài khoản chi tiết

TK cấp III Ký hiệu tiền tệ Số thứ thự tiểu khoản


Cấu trúc tài khoản kế toán NH (tt)


Ký hiệu tiền tệ:
 Hoặc bằng số (ký hiệu từ 00 đến 99) để ghi vào bên phải
tiếp theo số hiệu TK tổng hợp;
 Hoặc bằng chữ (như: VND, USD...).

Tiểu khoản:
 Thường mở để theo dõi chi tiết theo từng khách hàng
 Các TK liên quan đến tiền gửi KH, Cấp tín dụng
Cấu trúc tài khoản kế toán NH (tt)


Ví dụ: Tài khoản số 4221.37.18
 4221: số hiệu của TK tổng hợp bậc III (TK Tiền gửi
không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại
tệ).
 37: ký hiệu ngoại tệ (USD).
 18: số thứ tự tiểu khoản của đơn vị, cá nhân gửi
tiền tại NH.
 Lưu ý: mỗi NHKD có thể có những sự khác biệt trong
cách ký hiệu mã hóa TK chi tiết của mình.
Phương pháp hạch toán trên các tài khoản
KTNH

 Đối với các tài khoản trong BCĐKT:
 Phương pháp hạch toán: ghi sổ kép (Nợ - Có):
 3 loại TK trong BCĐKT:
 TK thuộc tài sản Có: luôn có số dư Nợ (loại 1,2,3)
 TK thuộc tài sản Nợ: luôn có số dư Có (loại 4,6)
 TK thuộc tài sản Nợ - Có: lúc có số dư N ợ, lúc s ố d ư Có,
hoặc cả 2 số dư. (vd: loại 5,…)

 Đối với các tài khoản ngoài BCĐKT:


 Phương pháp hạch toán: ghi sổ đơn (Nợ/Có)
Đặc điểm chứng từ trong KTNH


1) Số lượng chứng từ nhiều, đa dạng chủng lo ại và s ự ph ức
tạp trong luân chuyển chứng từ.
Lý do:
 Số lượng KH nhiều và dịch vụ của NHKD rất đa dạng;
 Phần lớn chứng từ do các chủ thể ngoài NH lập và NH tiếp nhận, xử
lý (như các KH đến giao dịch, các NH khác và các trung gian thanh
toán khác).
 Khối lượng chứng từ luân chuyển ra bên ngoài nhiều.
 Phần lớn các chứng từ trong NH đều là các chứng từ kết hợp (như: chứng
từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ, chứng từ mệnh lệnh vừa chứng từ thực hiện)
 Việc tổ chức luân chuyển chứng từ phức tạp, qua nhiều công đoạn  phải
đảm bảo tính an toàn, bảo mật cao nhất.
Chứng từ điện tử trong KTNH


Chứng từ điện tử là“chứng từ kế toán được thể hiện dưới
dạng dữ liệu điện tử đã được mã hoá mà không có sự thay
đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật
mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.”

Được NHKD sử dụng chủ yếu trong các giao dịch điện tử:
• giữa khách hàng và NHKD
• trong hoạt động thanh toán vốn giữa các NH/đơn vị NH với
nhau và giữa NH với NHNN và các tổ chức khác.
Chứng từ điện tử trong KTNH (tt)


Dần thay thế chứng từ giấy khi NHKD áp dụng CNTT
triệt để và đồng bộ

Tồn tại thách thức về tính bảo mật và vấn đề an


ninh

Quan hệ giữa chứng từ điện tử và chứng từ giấy (xem


bài giảng chương 1, trang 24)
Kiểm soát chứng từ trong KTNH


 Kiểm soát chứng từ: là quá trình xác nhận chứng từ có
đáp ứng các tiêu chuẩn về thủ tục giao dịch và đảm
bảo tính pháp lý đủ để làm bằng chứng kế toán hay
không.

Tập trung 3 vấn đề cơ bản:

1)Tính xác thực của chứng từ;


2)Tính hợp lệ và hợp pháp của chứng từ;
3)Điều kiện thực hiện của chứng từ.
Kiểm soát chứng từ trong KTNH (tt)


Chứng từ thường qua 2 khâu kiểm soát:

1) Kiểm soát trước:


 Thường do nhân viên NH thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của
KH (giao dịch viên, thanh toán viên, NV tín dụng, thủ quỹ,…);
• Tập trung kiểm soát 3 vấn đề cơ bản nêu trên của c/từ.

2) Kiểm soát sau:


 Do kiểm soát viên và/hoặc kế toán trưởng (một số trường hợp
có sự giám sát của giám đốc NH) thực hiện khi nhận chứng từ
từ nhân viên trên chuyển đến trước/sau khi vào sổ kế toán.
• Nội dung: kiểm tra lại các nội dung kiểm soát trước.
Luân chuyển chứng từ trong KTNH


 Nguyên tắc “an toàn tài sản”: là đặc điểm cơ bản nhất chi
phối các quy trình, thủ tục luân chuyển chứng từ trong
KTNH.
 Vì sao?
 Với nguyên tắc này, 1 số quy định về luân chuyển ch ứng
từ tại 1 số nghiệp vụ có thể hiểu như sau:
 Chứng từ thu tiền mặt: thu đủ tiền trước, ghi sổ kế toán sau
 Chứng từ chi tiền mặt: ghi sổ kế toán trước, chi tiền sau
 Bút toán chuyển khoản: ghi Nợ trước, Có sau (đối với kế
toán máy: ghi Nợ, Có đồng thời)
Luân chuyển chứng từ trong KTNH (tt)


 Đối với chứng từ thu tiền mặt: thu tiền trước–ghi sổ sau

Nhật ký chứng từ
(6)
(8)
(1a) (2) (3) Máy tính
Khách hàng TTV KSV
Sổ nhật ký quỹ
(7)

Máy tính
(5) (4)
(1b)
Ngân quỹ

Kiểm soát trước Kiểm soát sau


Luân chuyển chứng từ trong KTNH (tt)


 Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt:
1a) KH nộp chứng từ cho TTV để kiểm soát;
1b) KH nộp tiền mặt cho ngân quỹ;
2) TTV chuyển chứng từ cho KSV để kiểm soát;
3) KSV nhập dữ liệu trên máy tính/vào sổ nhật ký quỹ;
4) KSV chuyển chứng từ cho ngân quỹ;
5) Sau khi thu đủ tiền, ngân quỹ chuyển trả chứng từ lại cho
KSV;
6) KSV chuyển chứng từ xác nhận đã thu tiền cho TTV;
7) TTV vào sổ chi tiết/nhập dữ liệu vào máy trạm.
8) Chuyển chứng từ cho bộ phận nhật ký chứng từ.
Luân chuyển chứng từ trong KTNH (tt)


 Đối với chứng từ chi tiền mặt: ghi sổ trước–chi tiền sau
Nhật ký
chứng từ
(3) (8
(1) (4) Máy tính
Khách hàng TTV ) KSV
(2) Sổ nhật ký quỹ
Máy tính (7) (5)
(6)
Ngân quỹ

Kiểm soát trước Kiểm soát sau


Luân chuyển chứng từ trong KTNH (tt)


 Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt:
1) KH nộp chứng từ cho TTV (giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt);
2) TTV nhập dữ liệu vào máy hoặc vào sổ chi tiết (nếu chưa có kế toán
máy);
3) TTV chuyển chứng từ cho KSV để kiểm soát lại;
4) KSV nhập dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ nhật ký quỹ (nếu chưa
thực hiện kế toán máy trên mạng);
5) KSV chuyển chứng từ cho ngân quỹ;
6) Ngân quỹ chi tiền cho KH theo chứng từ;
7) Sau khi chi tiền, ngân quỹ trả chứng từ cho KSV;
8) KSV chuyển chứng từ cho bộ phận nhật ký.
Luân chuyển chứng từ trong KTNH (tt)


 Đối với các bút toán chuyển khoản: ghi Có vào TK người
hưởng khi TK người trả có đủ khả năng thanh toán . Hoặc ghi Nợ, Có
đồng thời (kế toán máy)
Nhật ký
chứng từ
(5)
(6)
(1) (4) Máy tính
Khách hàng TTV KSV
(3) Sổ nhật ký quỹ
(2)
Máy tính

Kiểm soát trước Kiểm soát sau


Luân chuyển chứng từ trong KTNH (tt)


 Quy trình luân chuyển chứng từ chuyển khoản cùng
NH:
1) Khách hàng nộp chứng từ cho TTV;
2) TTV kiểm soát, nhập dữ liệu vào máy/vào sổ chi tiết;
3) TTV chuyển chứng từ cho KSV để kiểm soát lại;
4) KSV duyệt dữ liệu trên máy vi tính, quyết định chấp
nhận/từ chối dữ liệu do TTV nhập vào;
5) KSV trả lại chứng từ cho TTV;
6) TTV chuyển chứng từ cho bộ phận nhật ký chứng từ.
Đặc điểm bộ máy kế toán NHKD


 Đa số NHKD tổ chức bộ máy kế toán theo 2 cấp:
Bộ máy kế toán ở cấp trung ương: nhiệm vụ chủ yếu:
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ kế toán;
Chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của toàn hệ thống;
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán – tài chính của toàn hệ thống (tổng
hợp/lập báo cáo kế toán toàn hệ thống,…)

Bộ máy kế toán ở cấp cơ sở (CN, SGD trung tâm,…)


Nhiệm vụ của kế toán cấp cơ sở: tùy thuộc vào cơ chế quản lý tài
chính và phân cấp cụ thể của từng NH/HSC.
Nhìn chung, thực hiện tổ chức thu thập, xử lý thông tin k ế toán
phát sinh tịa đơn vị, lập các báo cáo kế toán gửi HSC và Chi nhanh
NHNN trên địa bàn tỉnh/tp,…
Hình thức kế toán trong NHKD

 Hình thức kế toán: là cách tổ chức quy trình kế toán
 Bất kỳ hình thức kế toán nào trong NHKD cũng bao
gồm 3 bước cơ bản sau:
1) Bước 1: Thiết lập bằng chứng (lập/tiếp nhận chứng từ
và kiểm soát chứng từ)
2) Bước 2: Ghi sổ
3) Bước 3: Lập báo cáo tài chính
Sơ đồ: Hình thức kế toán trong NHKD 1


Chứng từ
1
Sổ phân tích
2 (Sổ chi tiết) 7
3
Nhật ký Bảng kết hợp tài khoản
4 tổng hợp ngày
chứng từ
5
Bảng kết hợp tài
Sổ tổng hợp 8
khoản tháng
6
9
Bảng cân đối tài
khoản ngày Bảng cân đối tài
khoản tháng
Sơ đồ: Hình thức kế toán trong NHKD 2
(áp dụng trong điều kiện trình độ công nghệ cao/
kế toán trên mạng máy tính)

Nghiệp vụ kế toán phát sinh
1
Thiết lập bằng chứng (lập/tiếp nhận và kiểm soát chứng từ)
2
Nhập dữ liệu vào hệ thống (Input)
3
Xử lý theo chương trình
4
Truy xuất dữ liệu (Output)
Bảng cân đối
Sổ kế toán Báo cáo Thông
Sổ cái TK ngày,
chi tiết tài chính tin khác
tháng, năm

You might also like