You are on page 1of 25

Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

ÔN TẬP
MÔN HỌC: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 1
Giáo trình tham khảo :
 Giáo trình Kế toán Ngân hàng, đại học Ngân hàng TP.HCM
(Chủ biên : PGS.TS. Nguyễn Thị Loan – 2017).
 Sinh viên có thể tham khảo mua sách tại https://sachkinhte.vn/ke-toan-ngan-
hang-ly-thuyet-bai-tap-bai-giai-nxb-kinh-te-tphcm.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG


A. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tóm tắt nội dung và phương pháp hạch toán trên các tài khoản thuộc hệ thống tài
khoản kế toán các Tổ chức tín dụng Việt Nam hiện hành, cụ thể:
- Nhóm tài khoản phản ánh Tài sản
- Nhóm tài khoản phản ánh Nguồn vốn
- Nhóm tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán
2. Trình bày tóm tắt nội dung các nguyên tắc kế toán áp dụng đối với các ngân hàng thương
mại. Cho ví dụ minh họa liên quan đến các nguyên tắc được trình bày.
3. Trình bày những yêu cầu chung về việc lập chứng từ kế toán ngân hàng. Khi lập
chứng từ điện tử có những gì khác biệt so với lập chứng từ giấy? Tìm hiểu trong
thực tế các chứng từ kế toán ngân hàng. So sánh thiết kế chứng từ tại các NHTM
thực tế và cho nhận xét.
4. Trình bày vai trò của Sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối tài khoản kế toán, Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ NH.
5. Hệ thống Báo cáo tài chính NH bao gồm những báo cáo nào? Trình bày các yêu
cầu cơ bản khi thiết lập và công bố Báo cáo tài chính NH. Tìm hiểu báo cáo tài
chính của một NHTM thực tế và cho nhận xét.
B. BÀI TẬP
Bài 1: Hãy cho biết vốn chủ sở hữu của NHTMCPXYZ là bao nhiêu khi có các số liệu
cho sau đây: (Đơn vị: tỷ đồng)
1. Cho vay các chủ thể kinh tế : 3.700
2. Tiền mặt : 600

1
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

3. Tiền gửi của các khách hàng : 3.240


4. Tiền gửi của các TCTD khác : 256
5. Đầu tư vào trái phiếu kho bạc : 1.250
6. TSCĐ : 67
7. Hao mòn TSCĐ : 15
8. Dự phòng rủi ro tín dụng : 28
9. Các khoản đầu tư, liên kết : 50
10. Khoản phải thu khác : 6
11. Tiền gửi tại NH nhà nước : 1.010
12. Khoản phải trả khác : 14
13. Phát hành giấy tờ có giá : 450
14. Tiền gửi tại các TCTD khác : 100

Bài 2: Có số liệu về các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán tại NHTM A ngày 31/12/N
như sau: (ĐVT: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu Số tiền STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 5.876 10 Các khoản nợ CP và NHNN 5.088
2 Góp vốn, đầu tư dài hạn 4.891 11 Lợi nhuận chưa pp/ Lỗ lũy kế X
3 TSCĐ 4.384 12 Tài sản có khác 3.808
4 Chứng khoán đầu tư 22.844 13 Tiền gửi tại NHNN 4.468
5 Quỹ của TCTD 1.503 14 Tiền gửi của khách hàng 103.688
6 Tiền gửi và vay TCTD khác 7.201 15 Phát hành GTCG 3.001
7 Cho vay khách hàng 82.826 16 Vốn của TCTD 12.448
8 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 3.838 17 Các khoản nợ khác 1.856
Tiền, vàng gửi tại TCTD
9 khác và cho vay TCTD khác 9.178
Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán của NHTM A tại ngày 31/12/N
C.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01

2
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

2. Số: 05/VBHN-NHNN ngày 17 tháng 01 năm 2018 về việc ban hành hệ thống tài
khoản TCTD. (Sinh viên cần nghiên cứu kỹ). Tham khảo tại
https://luatvietnam.vn/tai-chinh/van-ban-hop-nhat-05-vbhn-nhnn-2018-ban-hanh-
he-thong-tai-khoan-ke-toan-160729-d5.html
3. Các văn bản liên quan đến chế độ chứng từ kế toán hiện hành.
4. Website của các NHTM, NHNN Việt Nam.
5. Các tài liệu khác liên quan đến KTNH.


3
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

CHƯƠNG 2 : KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN MẶT


A. Câu hỏi ôn tập
1. Những chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến thu, chi tiền mặt tại ngân hàng là
những chứng từ nào?
2. Ngân hàng mở những tài khoản tiền mặt (chi tiết) nào để quản lý tiền mặt?
3. Hãy liệt kê các trường hợp làm tăng tiền mặt tại ngân hàng. Cho ví dụ kế toán về
trường hợp làm tăng tiền mặt.
4. Hãy liệt kê các trường hợp làm giảm tiền mặt tại ngân hàng. Cho ví dụ kế toán về
trường hợp làm giảm tiền mặt.
5. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến thừa tiền mặt so với sổ sách kế toán tại
NH.
6. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến thiếu tiền mặt so với sổ sách kế toán tại
NH.
B. Bài tập
Bài 1:
Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong ngày 25/2/Y phát
sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Ông Trần Tú nộp thẻ tiết kiệm kèm chứng minh nhân dân đề nghị lãnh tiền mặt
100.000.000 đồng từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
2. Công ty Đại Phát nộp giấy nộp tiền kèm tiền mặt 150.000.000 đồng để nộp vào tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn.
3. Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng và phiếu chi, Ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt
đối với bà Lê Hạnh là 120.000.000 đồng, thời hạn cho vay là 9 tháng với lãi suất cho vay
là 1%/ tháng. Giá trị tài sản thế chấp của khách hàng là 300.000.000 đồng.
4. Ngân hàng xuất tiền mặt để gửi vào Tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước số
tiền là 400.000.000 đồng. Ngân hàng đang chuyển tiền mặt đến Ngân hàng nhà nước.
5. Nhân viên Hồng Hải nhận tạm ứng bằng tiền mặt để đi công tác là 5.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Hãy cho biết nghiệp vụ 2 và 5 ảnh hưởng như thế nào đến giá trị Bảng cân đối kế
toán ngân hàng.
Biết rằng: Các tài khoản có liên quan đều có đủ số dư để thanh toán.

4
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

Bài 2: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Tân Bình trong ngày 10/6/Y phát
sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Khách hàng Minh Tú nộp giấy gửi tiền kèm chứng minh nhân dân và số tiền mặt là
200.000.000 đồng để gửi tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tiền gửi 3
tháng là 0,9%/tháng, lãnh gốc và lãi khi đến hạn.
2. Thủ quỹ của công ty C nộp Séc kèm chứng minh nhân dân đề nghị lãnh tiền mặt là
150.000.000 đồng từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
3. Ngân hàng thu nợ bằng tiền mặt theo định kỳ đối với Khách hàng Thanh Thanh là
3.000.000 đồng.
4. Ngân hàng rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước về nhập quỹ
tiền mặt số tiền là 300.000.000 đồng.
5. Điều chuyển tiền mặt cho chi nhánh số 1 của ngân hàng là 250.000.000 đồng.
6. Cuối ngày, kiểm quỹ, ngân hàng phát hiện tồn quỹ tiền mặt thực tế là 826.000.000
đồng, tồn quỹ trên sổ kế toán tiền mặt là 823.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Hãy cho biết nghiệp vụ 6 ảnh hưởng như thế nào đến giá trị Bảng cân đối kế toán
ngân hàng.
3. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào sổ kế toán tiền mặt (TK 1011).
Biết rằng: Các tài khoản liên quan đủ số dư hạch toán.

Bài 3: Đọc nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại NH XYZ: (ĐVT: triệu đồng)
1. Nợ TK Tiền mặt đang chuyển (TK 1019) :1.000
Có TK Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011) :1.000
2. Nợ TK Tiền mặt đơn vị (TK1011) : 1.500
Có TK Tiền gửi tại NH nhà nước (TK 1113) : 1.500
3. Nợ TK Tiền gửi của khách hàng C (TK 4211) : 100
Có TK Thiếu tiền chờ xử lý (TK 3614) : 100
4. Nợ TK Tiền mặt đơn vị (TK 1011) : 200
Có TK Nợ trong hạn KHB (TK 2111) : 200

5
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

5. Nợ TK Tiền mặt chưa kiểm (TK 1011) : 2.000


Có TK Phải trả KH (TK 4599) : 2.000
6. Nợ TK Tiền mặt tại máy ATM (TK 1014) : 500
Có TK Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011) : 500
7. Nợ TK Tiền mặt đơn vị (TK 1011) : 28
Có TK Thừa quỹ chờ xử lý (TK 4610) : 28
8. Nợ TK Quỹ khen thưởng (TK 6210) : 10
Có TK Tiền mặt tại đơn vị (TK 1011) : 10
C.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
2. Thông tư số 12/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT số
01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá.
3. TT số 28/2013/TT-NHNN Quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành
ngân hàng.
4. Nghị định 222/2013/NĐ-CP Về thanh toán bằng tiền mặt.



6
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN


A. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các hình thức tiền gửi chủ yếu của khách hàng tại ngân hàng.
2. Phân biệt điểm khác nhau cơ bản giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ
hạn, giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, giữa tiền gửi
có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
3. Trình bày thủ tục mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân và
tổ chức.
4. Trình bày các trường hợp phát hành giấy tờ có giá chủ yếu tại ngân hàng.
5. Chi phí trả lãi tiền gửi thực hiện theo nguyên tắc kế toán nào? Trình bày tóm tắt
nội dung nguyên tắc kế toán. Cho ví dụ minh họa.
6. Trình bày tóm tắt chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” liên quan đến kế
toán phát hành giấy tờ có giá.
7. Trình bày tóm tắt quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng?
B. Bài tập
Bài 1: Có tình hình tiền gửi không kỳ hạn của XNA trong tháng 12/Y tại NHTM A như
sau (Đơn vị tính: Triệu đồng)
- Ngày 1/12: Khách hàng gửi vào tài khoản là 100.
- Ngày 5/12: Khách hàng gửi vào tài khoản là 500.
- Ngày 10/12: Khách hàng rút ra là 200.
- Ngày 15/12: Khách hàng gửi vào tài khoản là 300.
- Ngày 25/12: Khách hàng rút ra là 100.
Yêu cầu: Tính và hạch toán trả lãi tiền gửi không kỳ hạn tháng 12 cho XNA.
Biết rằng:
1. Đầu ngày 1/12: TK TGKKH XNA (TK 4211) có số dư là 50.000.000 đồng.
2. Ngân hàng tính và hạch toán lãi vào ngày cuối tháng
3. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn: 0,365%/năm.

7
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

Bài 2:
Tại NHTMCP ABC ngày 12/6/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ông Nguyễn Văn An xuất trình CMND và sổ tiết kiệm, đề nghị rút toàn bộ gốc và
lãi bằng tiền mặt. Sổ mở ngày 12/5/N, số tiền 30.000.000 VND, lãi suất
7.3%/năm, lĩnh lãi khi đáo hạn, kỳ hạn 1 tháng. Lãi : 248.000
2. Bà Nguyễn Thị Hoa xuất trình CMND và sổ tiết kiệm, đề nghị rút trước hạn. Sổ
tiết kiệm mở ngày 4/5/N, kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 7.3%/năm, số tiền 365.000.000
VND, lĩnh lãi khi đáo hạn. Nếu rút trước hạn, khách hàng được hưởng lãi suất
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 0,365%/năm. N: 117.000 TC : 135.000
3. Bà Nguyễn Thị Mai xuất trình CMND và sổ tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng đề nghị
rút toàn bộ gốc và lãi bằng tiền mặt. Sổ mở ngày 2/5/N, số tiền 300.000.000 VND,
lãi suất 7,3%/năm, lĩnh lãi khi đáo hạn. Theo quy định của ngân hàng, đến ngày
đáo hạn, nếu khách hàng không đến thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào vốn gốc
và tự động chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng với kỳ hạn ban đầu với lãi suất tại
thời điểm chuyển. Nếu khách hàng rút trước hạn sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn.
4. Ông Nguyễn Văn Huy nộp tiền mặt đề nghị gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, số
tiền 730.000.000 VND, lĩnh lãi trước ngay đầu kỳ hạn gửi, lãi suất 7%/năm.
5. Bà Vũ Thị Loan đến ngân hàng xuất trình CMND và sổ tiết kiệm có kỳ hạn 2
tháng, lĩnh lãi định kỳ hàng tháng, đề nghị rút toàn bộ gốc và lãi bằng tiền mặt. Sổ
mở ngày 7/5/N, số tiền 365.000.000 VND, lãi suất 7,1%/năm. Bà Loan đã lĩnh lãi
được 1 tháng. Nếu rút trước hạn, khách hàng được hưởng lãi suất tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn 0,365%/năm.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại NHTMCP ABC ngày
12/6/N.
Biết rằng:
 Kỳ kế toán ngân hàng là tháng.

8
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

 Ngân hàng tính và hạch toán lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (dự chi)
và phân bổ lãi tiền gửi vào ngày cuối mỗi tháng (theo lịch).
 Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày ngân hàng nhận tiền gửi đến hết ngày liền
kề trước ngày thanh toán hết khoản tiền gửi .
 Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi là 1 năm có 365 ngày.
Bài 3:
Tại Ngân hàng TMCP XYZ có các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến phát hành giấy tờ
có giá như sau:
Ngày 1/10/Y, ngân hàng phát hành kỳ phiếu theo mệnh giá. Số kỳ phiếu đã phát hành
thu bằng tiền mặt là 100.000 kỳ phiếu, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0.9%/tháng, lĩnh lãi khi
đáo hạn, mệnh giá là 1.000.000 đồng/Kỳ phiếu.
Ngày 1/11/Y, ngân hàng phát hành trái phiếu có chiết khấu với số lượng là 10.000
trái phiếu, người mua trái phiếu thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tại
NH. Mệnh giá một trái phiếu là 1.000.000 đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm, 6 tháng
lĩnh lãi một lần, số tiền chiết khấu là 5.000 đồng/trái phiếu.
Ngày 1/12/Y, ngân hàng phát hành trái phiếu theo mệnh giá có phụ trội như sau:
Mệnh giá một trái phiếu là 1.000.000 đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 10%/6 tháng, lĩnh lãi
hàng năm; số tiền phụ trội cho một trái phiếu là 30.000 đồng. Số trái phiếu NH đã phát
hành thu bằng tiền mặt là 3.000 TP, số trái phiếu NH phát hành khách hàng thanh toán từ
tài khoản tiền gửi tại NH là 2.000 trái phiếu.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các giấy tờ có giá
trên kể từ khi phát hành đến khi thanh toán cho khách hàng.
Biết rằng:
1. Các tài khoản liên quan đủ số dư hạch toán.
2. Ngân hàng thực hiện dự chi lãi, phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội vào cuối tháng.
3. Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi là 1 năm có 365 ngày.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 33/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 34/2013/TT-NHNN về
phát hành kỳ phiếu, tín phiếu

9
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

2. Thông tư số 34/2013/TT-NHNNngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân


hàng Nhà nước quy định vềphát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm.
4. Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn.
5. Thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận
tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.


10
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

A. Câu hỏi ôn tập:


1. Trình bày phân loại hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng?
2. Phân biệt lệnh thanh toán Nợ, Có. Cho ví dụ minh họa?
3. Anh (chị) hãy cho biết nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
có đặc điểm gì? Cách thức ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi sử dụng các
phương tiện thanh toán khác nhau có điểm gì chung không? Nếu có hãy chỉ ra
điểm chung đó?
4. Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa các thể thức thanh toán: Ủy nhiệm chi và
Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi và Séc, Séc và Thẻ.
7. Trình bày công dụng chủ yếu của các thể thức thanh toán: Ủy nhiệm chi, Ủy
nhiệm thu, Séc, Thẻ. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến thể thức thanh
toán Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc, Thẻ.

B. BÀI TẬP
Bài 1:
Trong ngày 10/02/J, tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương
có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty A nộp UNC có số tiền là 300.000.000 đồng đề nghị trích TK tiền gửi trả
tiền mua hàng hóa của Công ty B.
2. Công ty B nộp UNC có số tiền là 100.000.000 đồng đề nghị trích tài khoản tiền gửi
chuyển về NH Công Thương – Chi nhánh Long An cho ông B (là người đại diện Công ty
B) đi mua hàng hóa tại tỉnh Long An.
3. Nhận được từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Bình Dương bảng kê chứng từ thanh
toán qua TK tiền gửi tại NHNN, kèm UNC có số tiền là 200.000.000 đồng, Công ty M
(TK tại NHNNo & PTNT Đồng Nai) trả tiền hàng hoá cho Công ty A.
4. Công ty C nộp Uỷ nhiệm chi có số tiền là 250.000.000 đồng đề nghị trích TK tiền
gửi trả tiền mua hàng hóa của Công ty A & B (TK tại NH Công Thương – CN Tiền
Giang).
5. Nhận được từ NH Công Thương – Chi nhánh Bình Định một Lệnh chuyển Có, số
tiền 400.000.000 đồng kèm nội dung UNC 400.000.000 đồng, Công ty M&N (TK tại
NHCT Bình Định) chuyển tiền cho người đại diện của Công ty là ông Hoàng Anh đi mua

11
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

hàng hóa tại Bình Dương.


6. Nhận được từ NH Ngoại Thương – Chi nhánh Bình Dương Lệnh chuyển tiền có
thanh toán bù trừ có số tiền 300.000.000 đồng kèm nội dung UNC 300.000.000 đồng,
Công ty N (TK tại NHNT Bình Dương) trả tiền hàng hóa cho Công ty C.
7. Ông Hoàng Anh (liên quan đến nghiệp vụ số 5) xuất trình CMND và các chứng từ
hợp lệ xin thanh toán như sau:
- Đề nghị rút 3.000.000 đồng tiền mặt để trả tiền vận chuyển & bảo quản hàng hóa.
- Đề nghị bảo chi một tờ séc 200.000.000 đồng để mua hàng hóa của Công ty N (TK
tại NHNT Bình Dương)
- Số tiền còn lại trả bằng chuyển khoản (UNC) thanh toán tiền mua hàng hóa của
Công ty Z.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày
đúng với các chế độ hiện hành.
Biết rằng: Chứng từ và các nội dung nghiệp vụ đều hợp lệ, hợp pháp. Số dư các tài
khoản đều đủ để hạch toán. Các TCTD khác hệ thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều
tham gia TTBT.

Bài 2: Trong ngày 25/07/J, tại NHTMCP Sài Gòn có một số nghiệp vụ kinh tế phát
sinh như sau:
1. Công ty M&N nộp UNT kèm hóa đơn bán hàng có số tiền 200.000.000 đồng đòi
tiền bán hàng hóa cho Công ty A.
2. Nhận được từ NHNNo & PTNT Đồng Nai các liên UNT kèm hóa đơn bán hàng có
số tiền 300.000.000 đồng do công ty hoá chất Đồng Nai (TK tại NHNNo & PTNT Đồng
Nai) lập đòi tiền bán hàng hóa cho công ty B.
3. Nhận được từ NHĐT & PT – CN Sài Gòn một Lệnh chuyển tiền có TTBT số tiền
250.000.000 đồng, kèm UNT số tiền là 250.000.000 đồng, công ty X (TK tại NHĐT &
PT – CN Sài Gòn) trả tiền hàng hóa cho công ty A.
4. Công ty A đề nghị bảo chi tờ séc có số tiền 300.000.000 đồng để đi mua hàng hóa
của công ty TNHH Hiền Phúc (TK tại NHTMCP Nam Á). NH yêu cầu khách hàng ký
quỹ bằng 100% giá trị của tờ séc.
5. Công ty M&N nộp các liên UNC có số tiền 400.000.000 đồng đề nghị trích tài
khoản tiền gửi để trả tiền mua hàng hóa của công ty hóa chất Đồng Nai (TK tại NHNNo
& PTNT Đồng Nai).

12
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

6. Nhận được từ NH Nhà nước - Chi nhánh TP/HCM, Bảng kê thanh toán qua Ngân
hàng nhà nước kèm nội dung UNT có số tiền 150.000.000 đồng, công ty Q (TK tại NH
Ngoại Thương – Chi nhánh Vũng Tàu) trả tiền hàng hóa cho công ty C.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày
đúng với các chế độ hiện hành.
Biết rằng:
1. Số dư trên một số tài khoản đến cuối ngày 24/07/J như sau:
- TKTGKKH Công ty M&N (TK 4211): Dư có 200.000.000 đồng.
- TK TGKKH Công ty A (TK 4211): Dư có 195.000.000 đồng.
- Các TK liên quan khác có đủ số dư để hạch toán.
2. Sổ theo dõi UNT quá hạn của Công ty M&N còn 300.000.000 đồng phải trả cho
Công ty X (TK tại NHĐT & PT – CN Sài Gòn) ngày 22/07/J.
3. Khi UNT đơn vị mua không đủ số dư để thanh toán, các đơn vị bán đều yêu cầu
NH lưu lại theo dõi để thanh toán.
4. Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có tham gia
thanh toán bù trừ.

Bài 3:
Tại ngân hàng AAA – Chi nhánh Hồ Chí Minh trong ngày 15/5/Y có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty Đất Việt nộp vào ngân hàng các tờ séc:
- Séc số AH 10046 có số tiền 60.000.000 đồng do Công ty bưu chính viễn thông, phát
hành ngày 5/5/Y, yêu cầu được lĩnh tiền mặt.
- Séc số BA 00048 số tiền 120.000.000 đồng do Công ty cấp nước, có tài khoản tại
ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh 3 - thành phố HCM, phát hành ngày 4/5/Y
cho Công ty điện lực, Công ty điện lực chuyển nhượng cho Công ty Đất Việt ngày 6/5/Y.
Tờ séc có xác nhận của ngân hàng Công thương chi nhánh 3.
- Séc số CH 01057 số tiền 70.000.000 đồng do cửa hàng vi tính BTX ngày 12/5/Y
thanh toán bằng chuyển khoản cho Công ty Đất Việt.
2. Ông Phước An nộp tờ trình báo về việc mất tờ séc số CA 12355, số tiền
100.000.000 đồng do Công ty Nông sản phát hành ngày 15/5/Y.
3. Công ty Nông sản nộp tờ séc số AG 04651 chỉ được phép chuyển khoản, số tiền
13
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

250.000.000 đồng do Công ty xuất nhập khẩu B, có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh phát hành ngày 15/2/Y.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản theo thứ tự các nghiệp vụ trên.
Biết rằng:
1. Các tài khoản có liên quan đều có đủ số dư để hạch toán.
2. Các NH thỏa thuận séc có xác nhận của NH sẽ được ghi có ngay tại NH thu hộ, séc
không có xác nhận của ngân hàng phải được NH thanh toán ghi nợ tài khoản của người
phát hành séc trước khi thanh toán cho người thụ hưởng.
3. Các NH khác hệ thống trên địa bàn TP.HCM đều có tham gia thanh toán bù trừ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VBHN số 47/VBHN-NHNN ngày 9/11/2016 về việc cung ứng và sử dụng Séc.
2. Thông tư số 46/2014/ TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt.


14
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

A. Câu hỏi ôn tập:


1. Trình bày quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần.
2. Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa kế toán cho vay từng lần và cho vay
theo hạn mức tín dụng.
3. Nguyên tắc thận trọng được thể hiện như thế nào trong kế toán cho vay? Cho ví
dụ minh họa.
4. Kế toán dự thu lãi cho vay là sự vận dụng theo chuẩn mực kế toán nào? Giải thích
tại sao?

B. BÀI TẬP
Bài 1: Tại NHTM XYZ Chi nhánh TP.HCM ngày 12/10/Y phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế như sau:
1. NH giải ngân cho Công ty Cơ khí theo HĐTD số 101/Y số tiền 2.000.000.000
đồng bằng tiền mặt, thời hạn cho vay là 3 tháng, lãi suất cho vay là 12%/năm, thu lãi
hàng tháng, thu nợ gốc khi đến hạn. Tài sản đảm bảo là căn nhà được định giá là
4.000.000.000 đồng.
2. ông Tuấn nộp tiền mặt để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi vay của một HĐTD đến
hạn thanh toán. Số tiền vay là 365.000.000 đồng, thời hạn vay là 2 tháng, lãi suất cho vay
là 13%/ năm, giải ngân ngày 12.8/Y, trả gốc và lãi khi đáo hạn.
3. Công ty B nộp UNT kèm hóa đơn bán hàng có số tiền là 200.000.000 đồng nhờ
NH thu hộ tiền bán hàng từ XN A.
4. Công ty B nộp UNC có số tiền là 120.000.000 đồng đề nghị vay ngắn hạn để thanh
toán tiền hàng hóa cho công ty H (Tài khoản tại NH Á Châu – Chi nhánh tại TPHCM)
Yêu cầu:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
Biết rằng:
Đầu ngày 12/10/Y:
- TK TGKKH Công ty B (TK 4211): 20.000.000 đồng
- TK Nợ đủ tiêu chuẩn Công ty B (TK 2111): 500.000.000 đồng
- TK TGKKH XN A (TK 4211): 100.000.000 đồng
- Hạn mức tín dụng quý 4 của công ty B: 1.000.000.000 đồng
15
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

- Các TK liên quan có đủ số dư hạch để hạch toán


- Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP.HCM có tham gia thanh toán bù trừ.
- Ngân hàng thực hiện dự thu lãi vào cuối quý.

Bài 2:
Tại ngân hàng ABC ngày 1/10/N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngân hàng đồng ý chiết khấu hối phiếu với hình thức mua có bảo lưu quyền truy
đòi của công ty Minh Hằng và giải ngân bằng cách chuyển tiền vào tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn của công ty Minh Hằng mở tại ngân hàng ABC. Biết rằng mệnh
giá hối phiếu là 500.000.000 VND, thời hạn hối phiếu là 3 tháng, khách hàng đã
nắm giữ hối phiếu được 1 tháng, lãi suất chiết khấu 7,3%/năm. Ngân hàng thu hoa
hồng phí là 0,1% trên mệnh giá từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của công ty
Minh Hằng.
2. Ngân hàng ký hợp đồng nhận bảo lãnh thanh toán cho công ty Huy Hoàng với trị
giá 1.000.000.000 VND, thời hạn 2 tháng, tỷ lệ phí bảo lãnh là 2,1%/năm. Ngân
hàng thu phí từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của công ty Huy Hoàng mở tại
ngân hàng ABC.
Yêu cầu:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng ABC vào ngày
1/10/N.

Biết rằng :
- Các tài khoản có liên quan có đủ số dư để hạch toán.
- Kỳ kế toán của ngân hàng là quý. Ngân hàng dự thu, phân bổ thu nhập vào cuối
ngày của ngày cuối quý.
- Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày ngân hàng giải ngân khoản chiết khấu đến
hết ngày liền kề trước ngày thu hết nợ khoản cho chiết khấu.
- Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi là 1 năm có 365 ngày.

16
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

- Tất cả các chứng từ đều đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và ngân hàng tiến hành hạch
toán ngay.

Bài 3: Tại Ngân hàng ABC có một số nghiệp vụ phát sinh vào ngày 25/12/N như sau:
1. Công ty Rồng Việt nộp tiền mặt để thanh toán nợ vay. Nội dung hợp đồng vay
của công ty Rồng Việt như sau: Số tiền vay : 750.000.000 đồng; Lãi suất vay:
10,95%/năm; Gốc và lãi trả khi đáo hạn; Ngày giải ngân : 28/10/N; Thời hạn vay
: 1 tháng; Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn; Lãi suất phạt lãi
chậm trả là 8,76%/năm trên số dư tiền lãi chậm trả. Trước đây công ty Rồng Việt
chưa trả khoản tiền nào cho ngân hàng.
2. Ngân hàng giải ngân cho Bà Nguyễn Thị Mai vay bằng tiền mặt, số tiền
200.000.000 đồng. Tài sản đảm bảo của Bà Mai là một căn nhà trị giá
2.500.000.000 đồng.
Yêu cầu :
Xử lý và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Ngân hàng ABC vào ngày 25/12/N
Biết rằng :
- Kỳ kế toán ngân hàng là tháng, ngân hàng tính và hạch toán dự thu lãi cho vay
vào cuối ngày của ngày cuối tháng.
- Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày ngân hàng giải ngân đến hết ngày liền kề
trước ngày đáo hạn hoặc ngày khách hàng trả tiền.
- Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi là 1 năm có 365 ngày.
- Tất cả các chứng từ đều đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và ngân hàng tiến hành hạch
toán ngay.
- Các tài khoản có liên quan có đủ số dư để hạch toán
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 330/12/2016 của NHNN qui định về hoạt
động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017 qui định phương pháp tính lãi
trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.

17
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

3. VBHN số 22/VNBH-NHNN ngày 4 tháng 6 năm 2014 quyết định ban hành qui
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của TCTD.
4. VBHN số 33/VNHN-NHNN ngày 8 tháng 7 năm 2016 của NHNN qui định về
hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
5. VBHN số 04/2013-VBHN-NHNN ngày 06 tháng 10 năm 2017 qui định về bảo
lãnh ngân hàng.


18
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGOẠI TỆ


A. Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến mua, bán ngoại tệ giao ngay. Cho ví dụ
minh họa.
2. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn. Cho ví dụ
minh họa.
3. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến phương thức chuyển tiền (chuyển tiền
đi nước ngoài, chuyển tiền từ nước ngoài đến). Cho ví dụ minh họa.
4. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến phương thức nhờ thu (đối với thanh
toán hàng nhập khẩu, thanh toán hàng xuất khẩu). Cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày quy trình kế toán liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ (đối với thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán hàng xuất khẩu). Cho ví dụ
minh họa.
B. BÀI TẬP
Bài 1:
Có số liệu về các tài khoản kinh doanh ngoại tệ EUR của Ngân hàng A phát sinh trong
tháng 10/N như sau:

Mua bán ngoại tệ kinh doanh Thanh toán mua bán ngoại tệ
Tài khoản
(TK 4711) (EUR) kinh doanh (TK 4712) (Đồng)

Số dư đầu kỳ
+Nợ 3.211.440.000
+Có 120.000
Tổng phát sinh
+Nợ 90.000 2.142.400.000
+Có 80.000 2.410.380.000
Yêu cầu :
1. Anh (chị) hãy tính số dư Tài khoản Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711) và tài
khoản Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4712) sau khi phát sinh các nghiệp
vụ mua bán trong tháng 10/N tại Ngân hàng A. (0,5 điểm)

19
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

2.Anh (chị) hãy tính và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá cuối
tháng 10/N. (1,5 điểm)
Biết rằng :
-Tỷ giá EUR/VND ngân hàng sử dụng quy đổi cuối tháng 10/N là 26.779
- Ngân hàng A tính giá vốn ngoại tệ bán theo tỷ giá bình quân gia quyền cuối kỳ.

Bài 2: Tại NH AAA - chi nhánh Cần Thơ, ngày 5/12/Y có một số nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:
1. Ông Tấn Thịnh nộp vào ngân hàng 10.000 USD tiền mặt đề nghị gửi tiền gửi tiết
kiệm kỳ hạn 6 tháng bằng VND, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng là 0,7 %/tháng, trả lãi
khi đáo hạn.
2. Bà Thanh Tâm nộp Giấy tờ chứng minh đi du lịch nước ngoài và tiền mặt VND đề
nghị mua 5.000 USD tiền mặt để đi du lịch nước ngoài.
3. Công ty Vạn Phú bán 50.000 USD cho NH bằng chuyển khoản
4. Nhận được báo có từ NH nước ngoài với nội dung chuyển tiền kiều hối cho bà
Minh, số tiền là 30.000USD.
Yêu cầu:
1. Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Anh (chị) hãy cho biết để giải quyết nghiệp vụ 2, ngân hàng yêu cầu khách hàng
phải xuất trình những giấy tờ gì?
Biết rằng:
1. Đầu ngày 5/12/Y:
- Tỷ giá USD/VND: 20.520 – 20.530
- TK 4221 - TK Tiền gửi ngoại tệ (Công ty Vạn Phú): 100.000 USD
- Các TK có liên quan khác có đủ số dư để hạch toán.
- Kỳ kế toán là tháng
- Ngân hàng thu lãi trước, gốc sau trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng
thanh toán toàn bộ.
2. NH quy định các tổ chức phải duy trì số dư tiền gửi tối thiểu tại ngân hàng bằng
VND là 1.000.000 đồng và ngoại tệ (USD) là 100 USD.

20
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

Bài 3: Tại NH A, ngày 25/07/N có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
Công ty Thương Mại Toàn Mỹ đề nghị NHA mở một L/C trả ngay để thanh toán
hàng nhập khẩu trị giá 50.000 USD. Ngân hàng yêu cầu công ty ký quỹ 50% giá trị L/C
bằng ngoại tệ. Ngân hàng đồng ý bán cho công ty số ngoại tệ còn thiếu là 17.000 USD và
công ty thanh toán tiền mua ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn VND. NH thu
phí là 22 USD (đã có VAT) được thanh toán bằng VND từ tài khoản tiền gửi không kỳ
hạn của công ty. Biết rằng tỷ giá giao ngay USD/VND là 23.200/50
Yêu cầu: Xử lý và định khoản nghiệp vụ trên tại NH A ngày 25/07/N.
Biết rằng: các tài khoản có liên quan đủ điều kiện để hạch toán.

Bài 4: Tại NH ABC, ngày 15/4/Y có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty A chấp nhận trả tiền ngay cho nhà xuất khẩu nước ngoài theo bộ chứng từ
nhờ thu chuyển đến đòi tiền, số tiền là 80.000 USD. Công ty A đề nghị mua 40.000 USD
để bổ sung thêm vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ đủ để thanh toán cho bộ chứng từ trên.
2. Nhận được báo có từ NH nước ngoài với nội dung thanh toán tiền hàng hóa xuất
khẩu cho Công ty A theo bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu số tiền là
100.000 USD.
3. Khách hàng C đề nghị sử dụng tiền kiều hối theo thông báo của NH là 10.000 USD
như sau: Gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có kỳ hạn là 5.000 USD, còn lại lãnh tiền mặt VND.
NH thu phí bằng ngoại tệ với tỷ lệ là 0,05%, chưa bao gồm thuế GTGT, thuế suất GTGT
là 10%.
4. NH đồng ý mở L/C trả ngay cho Công ty B với giá trị là 200.000 USD, yêu cầu
công ty ký quỹ là 30% và thu phí cam kết thanh toán L/C bằng ngoại tệ là 0,1%.
5. NH kiểm tra bộ chứng từ theo phương thức L/C trả ngay từ nước ngoài chuyển đến
thấy hợp lệ. Giá trị của bộ chứng từ là 150.000 USD, trước đây KH đã ký quỹ 30%.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên tại NH ABC ngày 15/04/Y.
Biết rằng:
1. Đầu ngày 15/4/Y: Tỷ giá USD/VND: 23.220/30
2. Số dư TK TGKKH USD Công ty A (TK 4221): 40.000 USD.
3. Các TK có liên quan khác có đủ số dư để hạch toán.

21
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Pháp lệnh ngoại hối
2. Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
ngoại hối.
3. Thong tư 16/2014/TT-NHNN ngày 1 tháng 8 năm 2014 về việc Hướng dẫn sử
dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không
cư trú tại NH được phép.
4. Thong tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của NHNN sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD ban hành kèm theo
QD9479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và chế độ báo cáo tài chính đối với
các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày
18/04/2007 của NHNN.


22
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

A. Câu hỏi ôn tập :


1. Trình bày những nguyên tắc kế toán làm cơ sở cho việc ghi nhận thu nhập, chi phí
của Ngân hàng?
2. Trình bày cơ chế tài chính hiện hành về phân phối lợi nhuận ngân hàng.
4. Phân biệt vốn điều lệ với vốn pháp định tại NH thương mại.
5. Trình bày mục đích sử dụng quỹ dự phòng tài chính.
6. Trình bày mục đích sử dụng quỹ đầu tư phát triển.
7. Trình bày mục đích sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi.

B. Bài tập :
Bài 1:
Cuối năm Y, lợi nhuận thực tế của ngân hàng cổ phần XYZ thực hiện được là
1.350.000.000 đồng. Đầu năm Y+1, báo cáo quyết toán đã được duyệt và thông qua đại
hội cổ đông, kết quả được phân phối như sau:
- Lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 5%
- Lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ngân hàng sẽ phân bổ
như sau:
+ Trích lập quỹ dự phòng tài chính: 10%
+ Lập quỹ khen thưởng, phúc lợi: 34%
+ Thù lao hội đồng quản trị: 1%
+ Chia lãi cổ phần: 50%
Yêu cầu: Tính và hạch toán phân phối lợi nhuận của ngân hàng XYZ năm Y theo
đúng chế độ hiện hành.
Bài 2: Tại ngân hàng cổ phần ABC trong năm có các nghiệp vụ phát sinh như
sau:
1. Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ Quỹ phúc lợi là 1.000.000.000 đồng.
2. Chi khen thưởng đột xuất cho cá nhân có nhiều sang kiến là 2.000.000 đồng

23
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

3. Trích từ lợi nhuận giữ lại bổ sung các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung VĐL là 50.000.000
đồng. Quỹ dự phòng tài chính là 10.000.000 đồng, Quỹ đầu tư phát triển là
15.000.000 đồng và Quỹ khen thưởng phúc lợi là 5.000.000 đồng.
4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trả cổ tức là 800.000.000 đồng.
5. Dung quỹ dự phòng tài chính để bù đắp nợ khó đòi là 100.000.000 đồng.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên. Cho biết nghiệp vụ nào làm thay
đổi giá trị bảng Cân đối kế toán?
Biết rằng: Các tài khoản liên quan có đủ số dư để hạch toán.

Bài 3:
Số liệu tại NHTM ABC trong năm J như sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng)
1. Tổng thu nhập : 14.150
2. Tổng chi phí (Chưa có thuế TNDN) : ?
3. Chênh lệch TN và CP (Chưa có thuế TNDN) : ?
4. Chi phí thuế TNDN (25%) : 480
- Chi phí thuế TNDN hiện hành : ?
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại : (12)
5. Lợi nhuận sau thuế : ?
6. Thuế TNDN đã kê khai và nộp trong năm : 450
Yêu cầu:
1. Tính toán và ghi vào chỗ trống (?) các số liệu còn thiếu.
2. Hạch toán tình hình thực tế nộp thuế TNDN khi báo cáo quyết toán năm J được
công nhận.

C.Tài liệu tham khảo


1.Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối
với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu
tư vốn Nhà nước tại TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và TCTD có Vốn
Nhà nước.

24
Ôn tập Kế toán Ngân hàng 1

2. Thông tư số 16/2018/TT-BTC ngày 7/2/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều
về Chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


Chúc các em học tốt 

25

You might also like