You are on page 1of 7

Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33

BÀI TẬP QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG


Bài 1: Ngân hàng thương mại A ngày 30/9/2009 có tài liệu như sau:
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
1. Vốn điều lệ và các quỹ
a) Vốn điều lệ trong bảng điều lệ hoạt động: 2500
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 300
c) Quỹ dự phòng tài chính 300
d) Quỹ đầu tư và phát triển nghiệp vụ 200
e) Lợi nhuận không chia 100

Trong tháng, các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 là 13333,333 tỷ đồng.


Trong tháng, đánh giá lại tài sản theo quy định của luật pháp như sau:
- Giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại: 500
- Giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của
pháp luật: 250
- Trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi do NH phát hành có thời hạn còn lại 6 năm: 150
- Các công cụ nợ khác có thời hạn ban đầu 12 năm, thời hạn còn lại 10 năm: 150

2. Trong kỳ, ngân hàng có những hoạt động như sau:


- NHTM A mua lại một số cổ phiếu của doanh nghiệp B với số tiền là 100 tỷ đồng. Biết
rằng giá trị sổ sách của số cổ phiếu của doanh nghiệp B tại thời điểm mua lại là 50 tỷ
đồng.
- NHTM A mua cổ phần của 4 TCTD khác với tổng số tiền là 500 tỷ đồng.
- NHTM A góp vốn, liên doanh với 3 doanh nghiệp khác với tổng số tiền là 1600 tỷ đồng,
gồm DN X = 450, DN Y = 500, DN Z = 650 .

3. Tài sản Có rủi ro nội bảng:


a) Tiền mặt, Vàng: 1450
b) Đầu tư vào tín phiếu NHNN VN: 700
c) Cho vay DNNN A bằng VNĐ được bảo đảm bằng tín phiếu của chính NH: 400
d) Các khoản cho vay bằng VNĐ đối với các TCTD khác ở trong nước: 4000
e) Các khoản cho vay UBND tỉnh: 3000
f) Cho vay bằng ngoại tệ đối với Chính Phủ VN: 2000
g) Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do TCTD khác thành lập tại VN
phát hành: 1000
h) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính Nhà nước: 600
i) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý: 1500
j) Các khoản cho vay có bảo đảm bằng bất động sản của bên vay: 9000
k) Tổng số tiền đã cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch
toán độc lập: 1000

1
Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33
l) Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế khác: 3000
m) Các tài sản khác: 7000

4. Giá trị tài sản rủi ro của các cam kết ngoại bảng:
4.1. Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng:
a) Bảo lãnh cho Công ty B vay vốn: 4500
b) Bảo lãnh cho Công ty C dự thầu: 2800
c) Phát hành thư tín dụng không thể hủy ngang cho Công ty A để nhập khẩu hàng hóa:
2300
d) Bảo lãnh giao hàng cho công ty D: 500
e) Thư tín dụng trả ngay có thể hủy ngang: 500

4.2. Hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ:
a) Hợp đồng hoán đổi lãi suất có thời hạn ban đầu 9 tháng với ngân hàng X: 8000
b) Hợp đồng hoán đổi lãi suất có thời hạn ban đầu 18 tháng với Công ty A: 11000
c) Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu 9 tháng với công ty Y: 2000
d) Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu 18 tháng với công ty Z: 4000
e) Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có thời hạn ban đầu 3 năm với công ty D: 3000

Yêu cầu: Xác định H3 của NH A cuối ngày 30/9/09.


Bài 2: Bảng cân đối kế toán của NHTM cổ phần ABC vào cuối ngày 31/12/2009 như sau:
ĐVT: tỷ đồng

2
Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền


Tiền mặt 1.500 Tiền gửi của doanh nghiệp 10.000
Tiền gửi tài NHNN 1.500 Tiền gửi tiết kiệm 16.000
Tiền gửi tại NHTM khác 500 Chứng chỉ tiền gửi 13.000
Cho vay khách hàng 32.000 Tiền vay các NHTM khác 4.000
Chứng khoán 12.000 Vốn chủ sở hữu 3.000
Tài sản cố định 1.000 Nguồn vốn khác 3.000
Tài sản khác 500
Tổng tài sản 49.000 Tổng nguồn vốn 49.000
Yêu cầu: Hãy xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Biết rằng:
- Trong khoản tiền cho vay khách hàng có 20% là chiết khấu chứng từ có giá do các
NHTM khác phát hành, 25% là cho vay tín chấp, 5% cho vay đầu tư chứng khoán,
còn lại là cho vay có thế chấp bất động sản.
- Trong khoản mục chứng khoán thì có 35% là trái phiếu đô thị do Ủy ban TPHCM
phát hành, và 65% là giấy tờ có giá do các ngân hàng khác phát hành.
- Tài khoản ngoại bảng gồm:
Bảo lãnh cho công ty PQ thanh toán hàng nhập khẩu: 1.000 tỷ đồng.
Bảo lãnh giao hàng : 12.000 tỷ đồng
Bảo lãnh dự thầu không hủy ngang : 12.000 tỷ đồng
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ thời hạn ban đầu 9 tháng với NHàng X : 10.000 tỷ
đồng.

Bài 3: Bảng cân đối kế toán của NHTM cổ phần ABC vào cuối ngày 01/5/2008 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 800 Tiền gửi của doanh nghiệp 6.000
Tiền gửi tài NHNN 3.000 Tiền gửi tiết kiệm 14.000
Tiền gửi tại NHTM khác 300 Chứng chỉ tiền gửi 10.500
Tín dụng 25.000 Tiền vay các NHTM khác 2.000
Chứng khoán 8.000 Vốn chủ sở hữu 3.500
Tài sản cố định 1.000 Nguồn vốn khác 2.700
Tài sản có khác 600
Tổng tài sản 38.700 Tổng nguồn vốn 38.700

Yêu cầu:
(1) Hãy tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng ABC vào cuối ngày
01/5/2008 và cho nhận xét tình hình đảm bảo yêu cầu vốn của ngân hàng này.
(2) Giả sử vào cuối ngày, có một khách hàng đến ngân hàng ABC xin vay số tiền
1.500 bằng tín chấp, ngân hàng có nên cho vay hay không để đảm bảo hệ số H3
>= 8%. Nếu cho vay thì cho vay bao nhiêu để vẫn đảm bảo hệ số an toàn này?

3
Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33
Biết rằng:
- Trong khoản đầu tư có 3.000 triệu là dự trữ thứ cấp (chứng khoán chính phủ), phần
còn lại là trái phiếu công ty.
- Trong khoản mục tín dụng thì có 20% là chiết khấu thương phiếu, 30% là tín dụng có
đảm bảo bằng bất động sản và còn lại là tín dụng không đảm bảo.
- Trong ngày, ngân hàng thu nợ 300 triệu, trong đó tín dụng có đảm bảo bằng bất động
sản là 100 triêu, tín dụng không đảm bảo là 200 triệu
- Tài khoản ngoại bảng gồm:
Bảo lãnh thanh toán hàng nhập khẩu: : 12.500 triệu
đồng.
Bảo lãnh giao hàng :10.500 triệu đống
Bảo lãnh dự thầu không hủy ngang : 4.000 triệu đồng
Bài 1: NHTM X có các số liệu sau về vốn huy động vào ngày 31/8/2009:
- Nguồn vốn huy động: 1.000 tỷ đồng (có 70% là ngắn hạn)
- Lãi tiền gửi phải trả: 6,5 tỷ đồng
- Chi phí khác cho huy động vốn ước tính: 25% chi phí lãi
- Lợi nhuận dự kiến khi cho vay: 0,2%
Yêu cầu: Tính lãi suất cho vay mà ngân hàng cần phải thực hiện để đạt kết quả kinh
doanh. Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngắn hạn là 11%, trung và dài hạn là 5%
và dự trữ thanh toán 8%.

Bài 2: Ngân hàng thương mại MCM có tình hình nguồn vốn như sau:
Nguồn vốn ngân hàng Số dư (tỷ đồng) Lãi suất (%)
1. Tiền gửi thanh toán 429 2,4
2. Tiền gửi có kỳ hạn 173,8
- Đến 12 tháng 137,5 4,8
- Trên 12 tháng 36,3 6,0
3. Tiền gửi tiết kiệm 1958
- Không kỳ hạn 101,2 3,6
- Kỳ hạn đến 12 tháng 1290,3 6,0
- Từ 12 tháng trở lên 566,5 7,2
4. Tiền gửi của các NH khác 13,2 2,4
5. Vay trên thị trường tiền tệ 44 6,4
Tổng cộng 2618

Yêu cầu: Hãy dùng phương pháp chi phí quá khứ bình quân (chi phí lịch sử) để xác định
lãi suất cho vay tối thiểu để đạt được tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của vốn chủ sở hữu sau thuế là
15%. Biết rằng:
- Chi phí phi lãi bằng 30% chi phí lãi

4
Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33
- Vốn huy động khả dụng là 80%
- Thuế suất thuế thu nhập là 28%
- Vốn chủ sở hữu bằng 10% vốn huy động khả dụng.
Bài 3: Nguồn vốn huy động mới dự kiến của ngân hàng XX như sau:
Chỉ tiêu Tiền gửi Chứng chỉ Vay ngân Trái phiếu Tổng cộng
thanh toán tiền gửi hàng khác
Số lượng vốn (tỷ đồng) 8,3 4,2 4,7 8,9 26,1
Mức vốn khả dụng (%) 60 70 85 90
Chi phí lãi và phi lãi (%) 2,4 7,2 8,16 7,8
Yêu cầu: Hãy xác định mức lãi suất cho vay hòa vốn
Bài 1: Bảng cân đối kế toán của NHTM cổ phần ABC ngày 1/10/2009 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 1058,2 Tiền gửi của doanh 6487,8
nghiệp
Tiền gửi NHNN 2255,0 Tiền gửi tiết kiệm 13844,6
Tiền gửi NHTM khác 440,0 Chứng chỉ tiền gửi 11720,5
Cho vay khách hàng 23283,7 Tiền vay NHTM khác 133,1
Chứng khoán 7612,0 Vốn tự có 2420,0
Tài sản khác 199,1 Nguồn vốn khác 242,0
Tổng cộng 34848,0 Tổng cộng 34848,0
Yêu cầu: Hãy xác định hệ số nhạy cảm lãi suất và phân tích rủi ro khi lãi suất dự kiến tăng
0,6%. Biết rằng:
- Chứng khoán có thời hạn còn lại 3 tháng chiếm 40% trong tổng số chứng khoán.
- Trong cho vay, có 40% sẽ đáo hạn trong 3 tháng.
- Tiền gửi doanh nghiệp có 60% là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 3 tháng.
- Tiền gửi tiết kiệm có 40% là không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 3 tháng.
- Chứng chỉ tiền gửi có 40% có thời hạn còn lại dưới 3 tháng.
- Trong tiền gửi NHTM khác có 50% có thời hạn dưới 3 tháng.
- Tiền vay NHTM khác có thời hạn dưới 3 tháng.
- Tiền gửi tại NHNN không nhạy cảm với lãi suất.
Bài 2: Bảng cân đối kế toán của NHTM cổ phần M&N ngày 30/9/2009 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 1154 Tiền gửi của doanh nghiệp 7078
Tiền gửi NHNN 2460 Tiền gửi tiết kiệm 15103
Tiền gửi NHTM khác 480 Chứng chỉ tiền gửi 12786
Cho vay khách hàng 25400 Tiền vay NHTM khác 145
Chứng khoán 8304 Vốn tự có 2640
Tài sản khác 218 Nguồn vốn khác 264
Tổng cộng 38016 Tổng cộng 38016

5
Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33
Yêu cầu: Hãy xác định hệ số nhạy cảm lãi suất và phân tích rủi ro khi lãi suất dự kiến giảm
0,4%. Biết rằng:
- Chứng khoán có thời hạn còn lại 3 tháng chiếm 60% trong tổng số chứng khoán.
- Trong cho vay, có 30% sẽ đáo hạn trong 3 tháng.
- Tiền gửi doanh nghiệp có 70% là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 3 tháng.
- Tiền gửi tiết kiệm có 30% là không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 3 tháng.
- Chứng chỉ tiền gửi có 40% có thời hạn còn lại dưới 3 tháng.
- Trong tiền gửi NHTM khác có 80% có thời hạn từ 3 tháng trở lại.
- Tiền vay NHTM khác có thời hạn dưới 3 tháng.
- Tiền gửi tại NHNN không nhạy cảm với lãi suất.
Bài 3: Bảng cân đối kế toán của NHTM cổ phần MNP ngày 31/12/2008 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 27000 Tiền gửi của doanh nghiệp 300000
Chứng khoán 65000 Tiền gửi tiết kiệm 150000
Cho vay khách hàng 180000 Phát hành kỳ phiếu 50000
Cho vay khác 20000 Tiền vay NHTM khác 30000
TSCĐ & Tài sản khác 8000 Vốn tự có 65000
Tổng cộng 300000 Tổng cộng 300000
Dự báo về tình hình cho vay và tiền gửi hàng tháng của 6 tháng đầu năm 2009 như sau:
Tháng Cho vay khách Cho vay khác Tiền gửi của Kỳ phiếu
hàng (triệu đồng) (%)* doanh nghiệp (triệu đồng)
(%)*
1 180.000 80 100 53.000
2 170.000 95 98 48.000
3 200.000 100 105 45.000
4 195.000 110 95 55.000
5 210.000 105 80 40.000
6 205.000 95 95 40.000
Lưu ý: (*) So với kỳ gốc
Tiền gửi tiết kiệm ước tính không thay đổi trong 3 tháng đầu năm và tăng đều 1000 triệu đồng ở
quý sau so với quý trước trong 3 tháng tiếp theo.
Yêu cầu: Hãy xác định nhu cầu thanh khoản hàng tháng trong 6 tháng đầu năm 2009 của ngân
hàng MNP, biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
Bài 4: Bảng cân đối kế toán của NHTM cổ phần THT ngày 31/12/2008 như sau: ĐVT:
triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 20000 Tiền gửi của doanh nghiệp 300000
Tiền gửi NHNN 30000 Tiền gửi tiết kiệm 150000
Cho vay khách hàng 320000 Phát hành kỳ phiếu 50000
Cho vay khác 100000 Tiền vay NHTM khác 30000
Chứng khoán 60000 Vốn tự có 65000
TSCĐ & Tài sản khác 80000 Nguồn vốn khác 15000
Tổng cộng 610000 Tổng cộng 610000

6
Hứa Thành Đô – Tài chính ngân hàng 3 – K33
Dự báo về tình hình cho vay và tiền gửi hàng quý của năm 2009 như sau:
Quý Cho vay khách Cho vay khác Tiền gửi của doanh Kỳ phiếu
hàng (triệu đồng) (%)* nghiệp (%)* (triệu đồng)
1 380.000 80 100 53.000
2 370.000 95 98 48.000
3 310.000 100 105 45.000
4 330.000 110 95 55.000
Lưu ý: (*) So với kỳ gốc
Tiền gửi tiết kiệm ước tính tăng đều 3000 triệu đồng ở quý sau so với quý trước.
Yêu cầu: Hãy xác định nhu cầu thanh khoản hàng quý năm 2009 của ngân hàng THT, biết tỷ lệ
dự trữ bắt buộc là 10%.

You might also like