You are on page 1of 35

10/17/2022

CHƯƠNG 4
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
VÀ SỔ KẾ TOÁN

MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

• Thứ nhất, khái niệm về tài khoản kế toán, nội dung


và kết cấu của các tài khoản kế toán chủ yếu, hiểu
rõ về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt
Nam.

• Thứ hai, khái niệm ghi sổ kép và các nguyên tắc ghi
sổ kép. Vận dụng được nguyên tắc để định khoản
được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh
nghiệp.

I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

1.1. Khái niệm: Là phương pháp kế toán sử


dụng để phân loại, hệ thống hóa và tổng
hợp thông tin theo từng đối tượng kế toán
để ghi chép, phản ánh và kiểm tra một
cách thường xuyên, liên tục tình hình và
sự vận động của từng đối tượng kế toán.

1
10/17/2022

1.2. Nội dung, kết cấu chung của tài khoản kế toán

1.2.1. Nội dung


• Mỗi đối tượng kế toán sẽ có một TK phản ánh với tên gọi
phù hợp với đối tượng kế toán.

• Ví dụ: Đối tượng kế toán là tiền mặt – TK phản ánh tên là


TK tiền mặt

• Có bao nhiêu đối tượng kế toán sẽ có bấy nhiêu TK kế


toán được mở

1.2.2. Kết cấu


• TK kế toán phải được xây dựng với kết cấu bao gồm 2
phần:

• Phần bên trái phản ánh một mặt vận động của đối tượng
kế toán được gọi là bên Nợ (Debit);

• Phần bên phải phản ánh mặt vận động đối lập còn lại
của đối tượng kế toán được gọi là bên Có (Credit)

Tài khoản….

Chứng từ Tài Số tiền


khoản Ghi
Số Ngày Trích yếu Nợ Có
đối chú
ứng
1. Số dư đầu tháng
2. Số phát sinh trong tháng
Cộng số phát sinh
3. Số dư cuối tháng

2
10/17/2022

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

Kết cấu chung

Trên mỗi TK kế toán có một số chỉ tiêu:


• Số dư đầu kỳ (SDĐK): phản ánh số hiện có đầu kỳ
của đối tượng kế toán.
• Số phát sinh tăng (SPS): phản ánh sự biến động
tăng.
• Số phát sinh giảm: phản ánh sự biến động giảm.
• Số dư cuối kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng
kế toán vào thời điểm cuối kỳ.

Số Số Tổng số Tổng số
dư dư phát sinh phát sinh
= + –
cuối đầu tăng trong giảm
kỳ kỳ kỳ trong kỳ

3
10/17/2022

Ví dụ

• Ví dụ: Đầu ngày 01/02/N, doanh nghiệp X có


lượng tiền mặt tồn quỹ là: 50 triệu đồng. Trong
ngày hôm đó, Doanh nghiệp bán hàng thu tiền
mặt: 125 triệu đồng; trả tiền nợ người bán tháng
trước: 40 triệu đồng; trả tiền thuê cửa hàng: 36
triệu đồng; tạm ứng cho cán bộ đi nhận hàng: 5
triệu đồng.
• Yêu cầu: Xác định lượng tiền mặt tồn quỹ cuối
ngày 01/02/N của DN X.

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

1.3. Phân loại tài khoản

Phân loại tài


khoản

sự vận động
của tài sản và Theo mối quan theo thuộc
tính thanh hệ với báo cáo tính của tài
khoản của tài tài chính khoản
khoản

12

4
10/17/2022

1.3. Phân loại tài khoản

1.3.1. Phân loại theo sự vận động của tài sản và


tính thanh khoản của tài khoản
• Loại 1: Tài sản ngắn hạn
• Loại 2: Tài sản dài hạn
• Loại 3: Nợ phải trả
• Loại 4: Vốn chủ sở hữu
• Loại 5: Doanh thu
• Loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh
• Loại 7: Thu nhập khác
• Loại 8: Chi phí khác
• Loại 9: Xác đinh kết quả kinh doanh

1.3.2. Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính

Các TK thuộc bảng cân Các TK thuộc báo cáo


đối kế toán kết quả kinh doanh

• TK tài sản, • TK doanh thu,


• TK nợ phải trả, • TK thu nhập
• TK vốn chủ sở hữu • TK chi phí

1.3.3. Phân loại theo thuộc tính của tài khoản

Tài khoản • TK tài sản, TK nguồn vốn, TK


trung gian hay còn gọi là TK
đơn tính quản lý

Tài khoản • TK vừa là TK tài sản vừa là TK


lưỡng tính nguồn vốn

Tài khoản • Các TK điều chỉnh là những TK


dùng để ghi giảm các đối
điều chỉnh tượng kế toán

5
10/17/2022

1.4. Kết cấu của các tài khoản kế toán chủ yếu

1.4.1. Đối với tài khoản tài sản


NỢ CÓ
TK TS

SDĐK:
Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm

Tổng số phát sinh tăng Tổng số phát sinh giảm

SDCK:

Ví dụ

Trong kỳ kế toán tháng 02/N của DN X, tại thời điểm đầu


ngày 01/02, lượng tiền mặt tồn quỹ là 70 triệu đồng. Trong
kỳ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
• 02/02:Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt: 110 triệu đồng
• 05/02:Trả nợ người bán bằng tiền mặt: 60 triệu đồng
• 19/02:Trả lương cho cán bộ CNV bằng tiền mặt: 35 triệu
đồng
• 28/02:Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 60 triệu đồng
Yêu cầu:
• Xác định lượng tiền mặt tồn quỹ cuối ngày 28/02
• Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T của tài khoản tiền mặt

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

6
10/17/2022

1.4.2. Đối với tài khoản nguồn vốn

Nợ TK NV Có

SDĐK:

Số phát sinh giảm Số phát sinh tăng

Tổng số phát sinh giảm Tổng số phát sinh tăng

SDCK:

Ví dụ

Trong kỳ kế toán tháng 3/N tại DN X phát sinh các nghiệp


vụ kinh tế như sau:
• 04/3:Mua hàng nợ người bán: 125 triệu đồng
• 09/3:Rút TGNH trả nợ người bán: 50 triệu đồng
• 16/3:Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán: 300
triệu đồng

Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T của tài khoản phải trả người bán
biết số dư đầu kỳ của tài khoản này là 1.200 triệu đồng.

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

7
10/17/2022

1.4.3. Phương pháp phản ánh vào các tài khoản phản ánh
sự vận động của tài sản
a. Phương pháp phản ánh vào tài khoản doanh thu

Nợ TK phản ánh Doanh thu, thu nhập Có

Số phát sinh giảm Số phát sinh tăng


trong kỳ trong kỳ

b. Phương pháp phản ánh trên các loại tài khoản chi phí

Nợ TK chi phí Có

Số phát sinh tăng Số phát sinh


trong kỳ giảm trong kỳ

Ví dụ

Có tài liệu về tình hình bán hàng trong tháng


3/2011 của doanh nghiệp như sau:
• Doanh thu bán hàng phát sinh trong tháng là:
80.000.000đ
• Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng
để xác định kết quả kinh doanh:

8
10/17/2022

Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp DV Có

Kết chuyển toàn bộ doanh Doanh thu bán hàng phát


thu bán hàng: 80.000.000 sinh: 80.000.000

Cộng số phát sinh giảm: Cộng số phát sinh tăng:


80.000.000 80.000.000
X X

Ví dụ

Ví dụ: Có tài liệu về giá vốn hàng bán trong tháng 3/2011
của doanh nghiệp như sau:
• Giá vốn hàng bán phát sinh trong tháng là: 50.000.000đ
• Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán để xác
định kết quả kinh doanh
Nợ TK Giá vốn hàng bán (632) Có

Giá vốn hàng bán phát sinh: Kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán:
50.000.000 50.000.000

Cộng số phát sinh tăng: 50.000.000 Cộng số phát sinh giảm: 50.000.000

X X

c. Phương pháp phản ánh vào tài khoản xác định kết quả
kinh doanh

Nợ TK xác định KQKD Có

• Phản ánh toàn bộ chi phí • Phản ánh toàn bộ thu


thực tế phát sinh trong kỳ nhập trong kỳ
của DN.
• Kết chuyển lãi của các • Kết chuyển lỗ của các
hoạt động sản xuất kinh hoạt động sản xuất kinh
doanh và hoạt động khác doanh và hoạt động khác

9
10/17/2022

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

• Như vậy, đối với các TK phản ánh


sự vận động của tài sản:
TK doanh thu, thu nhập khác, TK
chi phí và tài khoản xác định kết
quả kinh doanh sẽ không có
SDĐK và SDCK.

10
10/17/2022

1.4.4. Một số trường hợp đặc biệt


a. Các tài khoản điều chỉnh giảm
• TK 229: TK dự phòng tổn thất tài sản.
• TK 214: TK hao mòn TSCĐ
• TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

b. Các tài khoản lưỡng tính

• TK 131: Phải thu khách hàng


• TK 331: TK phải trả người bán
• TK 412: Chênh lệch đánh giá lại TS
• TK 413: Chênh lệch tỷ giá
• TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

Xét kết cấu TK 131:

Nợ TK 131 Có

Số phải thu khách •Số đã thu trong kỳ


hàng phát sinh •Số tiền ứng trước của
trong kỳ khách hàng

SDCK: Số còn phải SDCK: Chênh lệch


thu khách hàng đến số đã thu lớn hơn
cuối kỳ số phải thu

11
10/17/2022

Ví dụ

• Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,


Doanh nghiệp có quan hệ với rất nhiều khách
hàng khác nhau. Giả sử trong kỳ kế toán tháng
02/N, tại DN X có số liệu như sau:
• SDĐK của TK 131 của DN A: 100 triệu
đồng
• Số nợ phải thu của DN A trong kỳ: 250 triệu
đồng
• DN B ứng trước tiền mua hàng: 500 triệu đồng

Kết cấu chung

Nợ Tài khoản... Có

1.5. Giới thiệu hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của
Việt Nam

1.5.1. Khái niệm


• Hệ thống tài khoản kế toán là danh mục hệ
thống hoá tất cả các TK kế toán thống nhất
sử dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

• Hệ thống TK kế toán quy định thống nhất


về loại TK, số lượng TK, tên gọi TK, số hiệu
TK, nội dung và phương pháp ghi chép trên
từng TK.

12
10/17/2022

1.5.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán


doanh nghiệp

• Đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế cũng


như đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
trong từng thời kỳ nhất định.

• Số lượng TK phải đảm bảo phản ánh đầy đủ tất cả


các đối tượng kế toán của tất cả các doanh
nghiệp.

• Tên gọi của TK phải đảm bảo phù hợp với nội
dung kinh tế của đối tượng kế toán, mỗi một TK kế
toán sẽ được đặt ký hiệu riêng bằng một con số.

Loại tài sản

• Các loại Tài khoản từ 1 – 9 dùng để ghi sổ


kép, TK loại 0 được dùng để ghi đơn.

• Các loại Tài khoản từ 1 – 4 gọi là các TK


trên Bảng cân đối kế toán.

• Các loại Tài khoản từ 5 – 9 là các TK trên


Báo cáo kết quả kinh doanh.

Số hiệu tài khoản

• Chữ số thứ nhất: Chỉ loại TK


• Chữ số thứ 2: Chỉ nhóm TK
• Chữ số thứ 3: Chỉ tên hoặc thứ tự của TK
trong nhóm
• Chữ số thứ 4: Chỉ TK cấp 2 (gọi là tiểu
khoản)
Tài khoản 3 chữ số? 4 chữ số?

13
10/17/2022

2. GHI SỔ KÉP

2.1. Khái niệm


• Ghi sổ kép hay ghi kép là phương pháp phản ánh các
biến động của các đối tượng kế toán vào các TK kế toán.

• Ghi sổ kép là việc ghép ít nhất hai TK với nhau, một TK


ghi Nợ và một TK ghi Có để thể hiện mối tương quan và
sự biến động của đối tượng kế toán do nghiệp vụ kinh tế
phát sinh tạo ra, tổng giá trị bên Nợ luôn luôn bằng tổng
giá trị bên Có.

• Trước khi ghi sổ, kế toán phải xác định TK ghi Nợ và TK


ghi Có với giá trị bao nhiêu – công việc này gọi là định
khoản.

Các nguyên tắc ghi sổ kép

Nguyên tắc 1 • Bút toán kép phải có từ hai tài


khoản trở lên

Nguyên tắc 2 • Khi ghi nợ một tài khoản này


phải ghi có tài khoản khác

• Tổng số tiền ghi nợ và ghi có


Nguyên tắc 3 vào các tài khoản trong một
nghiệp vụ.

14
10/17/2022

2.2. Định khoản kế toán

• Là việc xác định 1 nghiệp vụ kinh tế – tài


chính liên quan đến những TK nào; ghi
vào bên nợ hay bên có của các TK này và
với số tiền bao nhiêu.
Các TK đó được gọi là các TK đối ứng và
mối quan hệ giữa các TK gọi là các mối
quan hệ đối ứng.
• Có 2 loại định khoản: Định khoản giản
đơn và định khoản phức tạp.

2.2. Định khoản kế toán

2.2.1. Định khoản giản đơn


Ví dụ: Trong tháng 3/N, doanh nghiệp trả nợ nhà
cung cấp bằng tiền mặt là 5.000.000đ.

2.2.2. Định khoản phức tạp

Ví dụ 1: Trong tháng 3/N, Doanh nghiệp mua một


lô hàng về nhập kho trị giá 200 triệu đồng, hàng
đã nhập kho đủ, tiền hàng đã thanh toán cho nhà
cung cấp 50% bằng tiền gửi ngân hàng, còn lại nợ
nhà cung cấp.

15
10/17/2022

Phương pháp định khoản


Bước 1
• Dựa vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh
xác định chi tiết đối tượng kế toán có
liên quan.

Bước 2
• Xem xét chi tiết đối tượng kế toán
thuộc loại TK nào

Bước 3
• Xác định sự tăng giảm của đối tượng
kế toán

Bước 4
• Tra cứu số hiệu TK và dựa vào
nguyên tắc quy ước ghi chép vào TK
kế toán để định khoản kế toán

3. KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

3.1. Nghiệp vụ huy động vốn


3.2. Nghiệp vụ mua sắm tài sản
3.3. Nghiệp vụ phát sinh chi phí
3.4. Nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm
3.5. Nghiệp vụ bán hàng
3.6. Nghiệp vụ cuối kỳ

3. 1. Nghiệp vụ huy động vốn

3.1.1. Vốn góp


Giá trị tài sản bao gồm giá trị theo đánh giá thực
tế của hội đồng giao nhận và các khoản chi phí
trước khi sử dụng (kể cả các khoản lệ phí nếu có)
Nợ TK 111,112, 211, 152, 156…
Có TK 411

16
10/17/2022

Ví dụ:
1. Nhận góp vốn liên doanh bằng một tài sản cố định
có nguyên giá 500 triệu đồng, giá do hội đồng ghi nhận 450
triệu đồng. Chi phí vận chuyển: 3 triệu đồng, chi bằng tiền
mặt
2. Doanh nghiệp nhận góp vốn bằng TSCĐ, tài sản
này được hội đồng liên doanh đánh giá 300 triệu đồng. Chi
phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 1 triệu, thuế GTGT 5%
(theo phương pháp khấu trừ), đã thanh toán bằng tiền mặt

3. 1. Nghiệp vụ huy động vốn

3.1.2. Vốn vay


Nợ TK 111,112, 331…
Có TK 341
Ví dụ: doanh nghiệp nhận giấy báo Có Ngân hàng
giải ngân khoản vốn vay 10 tỷ đồng

Chi phí vốn vay?

3. 2. Nghiệp vụ mua sắm tài sản

Tài sản: là một nguồn lực thuộc quyền kiểm soát


của doanh nghiệp và dự tính đem lại lợi ích kinh tế
trong tương lai cho doanh nghiệp

Tài sản: gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Nguyên tắc tính giá: Nguyên tắc giá gốc, là toàn


bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
được tài sản tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng.

17
10/17/2022

Ví dụ

1. Doanh nghiệp mua một máy dệt trị giá 200tr, chi phí vận
chuyển 3tr, sau khi chạy thử phát hiện hỏng một số bộ
phận sửa chữa hết 20tr. Sau khi hoạt động 2 tháng, doanh
nghiệp lại phải sửa máy hết 10tr
2. Doanh nghiệp mua 1 tài sản cố định hữu hình giá mua
chưa thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh
toán tiền cho người bán, chi phí vận chuyển chưa thuế là 5
triệu đồng, thuế GTGT là 5% trả bằng tiền mặt. Biết
doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

3. 2. Nghiệp vụ mua sắm tài sản

Các
Giá Chiết khấu
Giá Chi loại
ghi thương mại,
trị phí thuế
= trên + + - hàng bán bị trả
tài thu không
hóa lại, giảm giá
sản mua được
đơn (nếu có)
hoàn lại

Tài sản mua sắm, căn cứ vào hóa đơn và chứng từ


liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 121, 152, 153, 156, 211, 213, 221…
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/TK 112/TK 331
Chi phí mua hàng liên quan
Nợ TK 121, 152, 153, 156, 211, 213, 221…
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/TK 112/TK 331

18
10/17/2022

Ví dụ

1. Nhập kho 100kg vật liệu chính giá 80.000đ/kg, thuế GTGT
10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Công ty Trần Anh mua NVL với tổng giá thanh toán 220 triệu
đồng (giá bao gồm cả thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển
thuê ngoài đã trả bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 2,1
triệu đồng. Hàng đã kiểm nhận, có hóa đơn, nhập kho đủ,
đơn vị đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản.
3. Mua 100 kg NVL A đơn giá 100.000/kg, được chiết khấu
thương mại 1.000/kg. Chi phí vận chuyển 500.000 đã thanh
toán bằng tiền mặt. DN đã thanh toán cho người bán qua
TGNH

Trường hợp Doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn của người
bán nhưng đến cuối kỳ hạch toán hàng vẫn chưa về tới đơn vị,
kế toán căn cứ vào hóa đơn ghi:
Nợ TK 151: Hàng mua đang mua trên đường
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/TK 112/TK 331/Có TK 333

Sang kỳ hạch toán sau, khi tài sản được nhập về, kế toán
ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213
Có TK 151: Hàng mua đang đi trên đường

Ví dụ

1/9: Mua 100kg vật liệu chính giá 80.000đ/kg, thuế


GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. Hàng chưa về
đến kho

5/9: Hàng về nhập kho

19
10/17/2022

Nhập kho phát hiện thiếu không rõ nguyên nhân:


Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo số thực nhận)
Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/TK112/TK331
Nhập kho phát hiện thừa không rõ nguyên nhân,
kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo số thực nhận)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/TK112/TK331
Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý

Ví dụ

Nhận được hóa đơn 100kg vật liệu chính giá 80.000đ/kg,
thuế GTGT 10% đã chấp nhận thanh toán. Khi hàng về nhập
kho phát hiện thiếu 5kg, số hàng thiếu không rõ nguyên nhân.
Sau đó, xác định nguyên nhân của hàng bị thiếu và xử
lý:
a. Nếu hàng thiếu do lỗi của người bán, người bán giao bổ
sung
b. Nếu hàng thiếu do lỗi người bán, người bán không có hàng
giao, trừ vào công nợ
c. Trường hợp hàng thiếu bắt bộ phận thu mua bồi thường

Ví dụ

• 1. Nhập kho 500 sản phẩm đơn giá 100.000đ/chiếc (chưa bao
gồm thuế GTGT 10%), chưa thanh toán
• 2. Phát hiện 50 sản phẩm không đạt chất lượng, doanh
nghiệp trả lại người bán, người bán đồng ý trừ nợ
• 3. Chuyển tiền trả người bán
• 4. Mua 200 sản phẩm đơn giá 121.000/ chiếc (đã bao gồm
thuế GTGT 10%), chưa trả người bán, hàng đang trên đường
vận chuyển
• 5. Nhập kho hàng mua ở nghiệp vụ 4, tuy nhiên thực tế nhập
kho chỉ có 190 sản phẩm, 10 sản phẩm thất thoát chưa rõ
nguyên nhân
• 6. Nguyên nhân xác định do người bán giao hàng thiếu. Tuy
nhiên do không có hàng, người bán đồng ý trừ vào công nợ

20
10/17/2022

3.3. Nghiệp vụ phát sinh chi phí

3.3.1. Chi phí nhân công


3.3.2. Chi phí nguyên vật liệu
3.3.3. Chi phí công cụ dụng cụ
3.3.4. Chi phí khấu hao
3.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài

3.3.1. Chi phí nhân công

• Tiền lương: Là một bộ phận của sản phẩm xã


hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp
hao phí lao động của mình trong quá sản xuất
kinh doanh.
• Quỹ tiền lương: Của 1 Doanh nghiệp là tổng
số tiền mà Doanh nghiệp phải trả cho người lao
động tham gia lao động sản xuất kinh doanh
trong Doanh nghiệp trong 1 kỳ nào đó.
• Các khoản trích theo lương
– Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
– Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
– Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
– Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Tỷ lệ các khoản trích theo lương từ tháng 6/2018 trở đi

BHX BHY BH KPC BHT


Tổng
H T TNLĐ D N
(%)
(%) (%) (%) (%) (%)
Doanh nghiệp 17,5 3 0,5 2 1 23,5
Người lao
8 1,5 0 1 10,5
động
Tổng 25,5 4,5 0,5 2 2 34

21
10/17/2022

Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu

• Tính lương, tiền công và các khoản trợ cấp theo


qui định phải trả công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 241, 622, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

• Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ


Nợ TK 241, 622, 627, 641, 642
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 – Phải trả trả phải nộp khác

• Tính các khoản khấu trừ vào lương


Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 138 – Phải thu khác (Bồi thường trừ vào lương)

• Khi trả lương


Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Ví dụ

• Có số liệu về tính tiền lương của một Doanh nghiệp trong


một tháng hoạt động như sau:
• Tiền lương phải trả: 100.000.000đ, trong
đó
– Công nhân may: 70.000.000đ
– Nhân viên quản lý DN : 20.000.000đ
– Nhân viên bán hàng: 10.000.000đ
• Các khoản trích theo lương là 34%. Trong đó xí nghiệp
hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh 23,5%, khấu trừ
vào lương của người lao động 10,5%.
• Trong tháng đã chi tiền mặt để trả lương kỳ I cho người lao
động là 40.000.000đ.
• Cuối kỳ thanh toán số lương còn lại bằng TGNH

22
10/17/2022

3.3.2. Chi phí nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động


dùng trong sản xuất chế biến của Doanh
nghiệp.
• Nguyên vật liệu bao gồm:
• Nguyên vật liệu chính
• Vật liệu phụ
• Nhiên liệu
• Phụ tùng thay thế
• Các loại vật liệu khác

Kế toán

• Khi xuất kho nguyên vật liệu


• Nợ TK 621, 627…
Có TK 152

Ví dụ:

Xuất kho 100 kg vật liệu A, trị giá 30.000đ/kg và


300 lít xăng đơn giá 20.000đ/ l để sản xuất

• Có hai phương pháp kế toán hàng tồn


kho:
• Phương pháp kê khai thường xuyên
• Phương pháp kiểm kê định kỳ.

69

23
10/17/2022

Số lượng và giá Số lượng xuất kho


trị tồn kho đầu kỳ Giá trị xuất kho = ?

Giá trị vật tư,


hàng hóa có
sẵn để dùng

Số lượng và giá trị Số lượng tồn kho


nhập kho trong kỳ Giá trị tồn kho = ?

70

Giá trị xuất kho


trong kỳ

• Phương pháp nhập trước – xuất trước


(FIFO – First In First Out),
• Phương pháp nhập sau – xuất trước
(LIFO – Last In First Out),
• Phương pháp thực tế đích danh
• Phương pháp bình quân gia quyền.

71

Phương pháp nhập sau – xuất trước


(LIFO – Last In First Out)

• Giả định là hàng tồn kho


được mua sau hoặc sản xuất
sau thì được xuất trước, và
hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
hàng tồn kho được mua hoặc
sản xuất trước đó.

72

24
10/17/2022

Phương pháp nhập trước – xuất trước


(FIFO – First In First Out)

• Giả định là hàng tồn kho


được mua trước hoặc sản
xuất trước thì được xuất
trước, và hàng tồn kho còn lại
cuối kỳ là hàng tồn kho được
mua hoặc sản xuất gần thời
điểm cuối kỳ

Phương pháp
thực tế đích
danh
Hàng tồn kho xuất ra thuộc lần nhập kho
nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập kho
đó làm giá xuất kho. Theo đó, giá xuất kho
của phương pháp này được tính theo công
thức:
Xk = Qk x Ck
Trong đó:
Xk là giá trị xuất kho lần k
Qk là số lượng nhập kho lần k
Ck là đơn giá nhập kho lần k.
74

Phương pháp bình quân gia quyền

Trường hợp 1: Tính giá bình quân vào cuối kỳ

Trị giá tồn Trị giá nhập


Đơn giá +
đầu kỳ trong kỳ
bình =
Số lượng tồn Số lượng
quân +
đầu kỳ nhập trong kỳ

25
10/17/2022

• Trường hợp 2: Xác định giá trị xuất kho


theo phương pháp tính giá bình quân theo
từng lần nhập (hay còn gọi là phương
pháp bình quân gia quyền liên hoàn).

• Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập


kho, kế toán sẽ tính ra đơn giá nhập kho
bình quân. Khi xuất kho sẽ tính giá trị xuất
kho dựa trên đơn giá nhập kho bình quân
đã tính.

Số liệu nhập xuất kho NVL A, tại Công ty ABC như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
• Số dư đầu kỳ: SL=100, số tiền=300
• phát sinh trong kỳ:
Ngày Nhập Xuất Đơn giá
SL TT SL TT
20/01 300 960 3,2
22/01 80 ?
05/02 120 348 2,9
20/02 400 ?
15/03 50 120 2,4
Cộng: 470 1.428 480 ? ?

Y/c: Tính giá trị xuất kho và tồn kho theo các phương
pháp?

Ví dụ
Có tài liệu vật liệu A của DN X như sau:
Tồn kho đầu tháng 3/2012: 200kg, đơn giá 4.000đ/kg
- Ngày 3/3 nhập kho: 600kg, giá mua là 3.800đ/kg chưa thanh toán;
chi phí vận chuyển bốc dỡ: 20.000đ, thanh toán bằng TM
- Ngày 9/3 xuất kho: 400kg để sản xuất sản phẩm
- Ngày 15/3 nhập kho: 700kg, giá mua là 3.920đ/kg; chi phí vận
chuyển bốc dỡ là 35.000đ, khoản giảm giá được hưởng là
20đ/kg. Thanh toán bằng tiên vay dài hạn
- Ngày 19/3 xuất kho 600kg để sản xuất sản phẩm
Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính tồn kho
NVL vào cuối tháng theo Phương pháp FIFO
.

26
10/17/2022

3.3.3. Chi phí công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động


không có đủ những tiêu chuẩn để trở thành
TSCĐ. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản
lý và hạch toán tương tự như nguyên liệu,
vật liệu.

Kế toán

Khi xuất kho công cụ dụng cụ:


• Nợ TK 627, 641, 642: Loại có giá trị nhỏ, phân bổ 1 lần

• Nợ TK 242: Loại có giá trị lớn, phân bổ nhiều lần

Có TK 153

Phân bổ cuối kỳ chi phí công cụ dụng cụ:

• Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị phân bổ

Có TK 242:

Ví dụ
Có tình hình nhập, xuất, sử dụng công cụ lao động trong tháng 09/2010 ở
một 1Doanh nghiệp như sau (Đơn vị tính: triệu đồng):
1.Nhập kho công cụ, dụng cụ trong tháng trong tháng trị giá
100.000.000đ, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là 10%, trong đó:
Thanh toán bằng tiền mặt : 10.000.000đ
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: 20.000.000đ
Còn phải thanh toán cho người bán : 80.000.000đ
2.Trong tháng đã trả lại cho người bán một lô công cụ sai qui cách trị giá
20.000.000đ, chủ nợ đồng ý khấu trừ vào nợ phải trả.
3.Trong tháng xuất công cụ dụng cụ vào sản xuất kinh doanh trị giá
60.000.000đ, trong đó:
– Loại có giá trị nhỏ phân bổ ngay vào chi phí sản xuất là
5.000.000đ, chi phí bán hàng là 5.000.000đ, chi phí quản lý là
1.000.000đ
– Loại phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí là 49.000.000đ
4. Biết rằng, trong số CCDC phân bổ nhiều lần có 15tr là dùng cho quản
lý DN (phân bổ 3 tháng), và còn lại là dùng cho sx (phân bổ 2 tháng).
Phân bổ chi phí tháng đầu

27
10/17/2022

3.3.4. Chi phí khấu hao

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống


tổng giá trị phải khấu hao của TSCĐ vào chi
phí trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản đó

Phương pháp khấu hao


- Khấu hao đường thẳng

- Khấu hao theo sản lượng

- Khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao nhanh)

3.3.4. Chi phí khấu hao

Cuối kỳ, kế toán tính chi phí khấu hao


cho từng bộ phận và hạch toán:
Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 214

Ví dụ
Có tình hình tăng, giảm, và khấu hao TSCĐ ở một DN trong quí
4 năm 2020 như sau:
Nhập TSCĐ hữu hình trong quí 3.000.000.000đ trong đó:
Thanh toán bằng tiền mặt : 100.000.000đ
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng : 500.000.000đ
Nợ nguời bán : 700.000.000đ
Xây dựng cơ bản hoàn thành : 500.000.000đ
Nhận góp vốn liên doanh : 1.200.000.000đ
Khấu hao TSCĐ trong quí : 250.000.000đ,
trong đó phân bổ cho:
Các phân xưởng sản xuất : 200.000.000đ
Chi phí bán hàng : 20.000.000đ
Chi phí quản lý : 30.000.000đ
Yêu cầu: Hãy hạch toán tình hình TSCĐ của DN trong quí 4 năm
2020.

28
10/17/2022

3.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các


chi phí cho các dịch vụ mua từ bên ngoài
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp như điện, nước…

3.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Khi nhận được hóa đơn và chứng từ thanh toán


dịch vụ mua ngoài, kế toán hạch toán:

Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị không bao gồm thuế


GTGT được khấu trừ)

Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331..

Ví dụ

• Trong kỳ tại một DN phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau :
• 1. Khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận QLDN: 1.000.000
• Khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng: 2.500.000
• 2. Tiền điện sử dụng ở bộ phận bán hàng: 1.000.000. Tiền điện sử
dụng ở bộ phận QLDN: 500.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
• 3. Chi phí tiếp khách thanh toán bằng tiền mặt: 1.250.000
• 4. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng: 10.000.000 . Tiền lương
phải trả nhân viên quản lý doanh nghiệp: 15.000.000
• 5. Trích các khoản trích theo lương
• 6. Dịch vụ mua ngoài chưa trả tiền người bán phục vụ việc bán
hàng: 1.100.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%)

29
10/17/2022

3.5. Nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm

Quá trình sản xuất và thực hiện dịch vụ là quá


trình doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực
đầu vào để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
chi phí sản xuất có 3 khoản mục:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung

3.5. Nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, dịch vụ
• Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền
của tổng số chi phí sản xuất liên quan đến
khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn
thành

• Định kỳ, kế toán phải tổng hợp chi phí sản


xuất để xác định giá thành sản phẩm, dịch
vụ hoàn thành theo công thức tổng quát:
Tổng giá
Chi phí sản Chi phí sản
thành sản Chi phí sản
xuất dở xuất dở
phẩm sản = + xuất phát -
dang đầu dang cuối
xuất hoàn sinh trong kỳ
kỳ kỳ
thành

Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm


=
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành

30
10/17/2022

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ


TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
152 621 154 155 632
1 4a 6 7a

334/338/335 622
4b 7b
2

111/112/214 627

4c
3
5
(1) Xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất
(2) Tính tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các khoản trích theo lương mà
Doanh nghiệp phải trả cho công nhân sản xuất
(3) Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
(4a), (4b), (4c) Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành SP
(5) Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
(6) Nhập kho thành phẩm
(7a) Xuất kho thành phẩm để bán
(7b) Xuất thành phẩm để bán không qua kho (xuất bán trực tiếp)

Ví dụ:

Trong tháng 05/2020 tại doanh nghiệp A có tình hình sx như sau:
Xuất kho 25.000.000đ VLC, 5.000.00đ VLP phục vụ sx
Tiền lương phải trả trong kỳ tập hợp được như sau:
Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 12.000.000 đ
Nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000.000 đ
Tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện
hành (Doanh nghiệp 23,5%, Người lao động 10,5%)
Xuất kho 2.000.000đ nhiên liệu chạy máy tại phân xưởng Sx
Tính trích khấu hao TSCĐ tại phân xưởng Sx: 3.000.000đ
Tiền điện tại phân xưởng phải trả: 6.600.000đ (đã bao gồm
thuế GTGT 10%), chưa trả tiền.
Cuối tháng, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 500 sản
phẩm, biết Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.910.000đ.
Yêu cầu: Định khoản, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành
sản phẩm

3.6. NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu.
Thời điểm ghi nhận doanh thu:
+ Hàng hoá đã thực sự chuyển giao quyền sở hữu từ phía
doanh nghiệp sang khách hàng
+ Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
• Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm
giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn.
• Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho khách hàng do
hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị
hiếu.
• Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng hoá đã xác
định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

31
10/17/2022

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

(1) Căn cứ vào hoá đơn bán GTGT phản ánh doanh thu bán
hàng phát sinh
Nợ TK 111,112,131: (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Xuất kho hàng hóa, thành phẩm để bán đã xác định tiêu thụ…
kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155, 156, 157

Ví dụ

Doanh nghiệp bán 200 bộ bàn ghế có giá vốn là


2tr/bộ cho trường ĐH với giá 5tr/bộ chưa bao
gồm VAT 10%, đã thu đc = TGNH

(2) Phản ánh số chiết khấu thương mại, doanh thu bán
hàng trả lại và khoản giảm giá hàng bán thực tế phát
sinh trong kỳ:
Nợ TK 521: (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 333: (Thuế GTGT phải nộp)
Có TK 111,112, 131 …

Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả
lại (nếu có):
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 111, 112, 141
Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ trả lại nhập kho:
Nợ TK 155: (Theo giá thực tế đã xuất kho)
Có TK 632: Giá vốn hàng bán

32
10/17/2022

Ví dụ 1

Doanh nghiệp bán 200 bộ bàn ghế có giá


vốn là 2tr/bộ cho trường ĐH với giá 5tr/bộ
chưa bao gồm VAT 10%, đã thu đc = TGNH
Trường thông báo có 2 bộ bàn ghế bị hỏng.
DN đồng ý nhận lại bộ bàn ghế này và
chuyển trả cho trường bằng TM. Chi phí vận
chuyển phát sinh 100k đã thanh toán= TM

3.7. NGHIỆP VỤ CUỐI KỲ

TK 521 TK511
Kết chuyển khoản giảm
trừ doanh thu

Kết chuyển xác định doanh thu thuần

Ví dụ 2:

• Ngày 1/7 công ty KET xuất hóa đơn bán hàng số 123 bán tại kho
cho công ty PLU, số lượng 10 TV LG có đơn giá 10.000.000 đ/c,
VAT 10%.- giá vốn 8tr/c
• Vì công ty PLU mua hàng với số lượng lớn nên công ty KET cho
hưởng chiết khấu thương mại là 200.000 đ/c. Công ty PLU nhận
hàng và chưa thanh toán
• Ngày 5/7 công ty PLU gửi đề nghị giảm giá 1% trị giá toàn bộ lô
hàng do quy cách hàng không đúng theo cam kết. Công ty KET
đồng ý và trừ vào nợ phải thu của công ty PLU
• Ngày 6/7 công ty PLU xuất kho trả lại 2 TV LG vì chất lượng
kém. Công ty KET đã nhận lại hàng nhập kho và trừ vào nợ phải
thu của công ty PLU
• Kết chuyển xác định doanh thu thuần

33
10/17/2022

Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh


TK 632 TK911 TK 511
Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu
hàng bán thuần của hoạt động
SXKD cơ bản
TK 641, 642
Kết chuyển chi phí
bán hàng

TK 635 TK 515
Kết chuyển doanh thu
Kết chuyển chi phí tài chính hoạt động tài chính

TK 811 TK 711
Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển thu nhập khác

TK 821 TK 821
Chi phí thuế TNDN Thu nhập thuế TNDN

TK421
Lãi Hoặc lỗ

Ví dụ 1

1. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 3.000.000đ, nhân
viên quản lý doanh nghiệp là 5.000.000đ.
2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
3. Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng là 1.000.000đ, bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 1.000.000đ
4. Chi phí điện nước phải trả ng bán cho bộ phận bán hàng là
200.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 100.000đ.
5. Chi phí khác bằng tiền mặt của bộ phận bán hàng 330.000đ, bộ
phận quản lý doanh nghiệp 450.000đ.
6. Chi phí bao bì ở bộ phận bán hàng là 350.000đ.
7. Xuất kho 10.000 sp A và 20.000 sp B bán trực tiếp cho khách hàng
với giá xuất kho của sp A 4.750đ/sp, sp B 6.600đ/sp, giá bán của sp
A 6.400đ/spA, 8.000đ/spB. Thuế GTGT 10%, khách hàng thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng.

Bài tập: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Số dư đầu tháng của tài khoản 154 là 300.000
Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Vật liệu xuất kho trị giá 4.100.000 sử dụng cho:
Trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.500.000
Phục vụ ở phân xưởng 300.000
Bộ phận bán hàng 120.000
Bộ phận quản lý doanh nghiệp 180.000
2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó:
Công nhân sản xuất sản phẩm 500.000
Nhân viên phân xưởng 200.000
Nhân viên bán hàng 200.000
Nhân viên quản lý doanh nghiệp 300.000
3. Tính BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định hiện hành.
4. Khấu hao tài sản cố định là 600.000 phân bổ cho:
Phân xưởng sản xuất 300.000
Bộ phận bán hàng 100.000
Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200.000
5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm,
cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 261.000
6. Xuất kho 800 sản phẩm để bán cho khách hàng giá bán là 8.500/sp. Thuế
GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2. Tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh

34
10/17/2022

KẾT THÚC CHƯƠNG 4

35

You might also like