You are on page 1of 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KINH TẾ VÀ GHI

NHẬN TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN


I. Khái quát chung về các nghiệp vụ kinh tế và chu trình kế toán
1. Khái niệm
Nghiệp vụ kế toán là sự kiện kinh tế phát sinh là thay đổi tài sản, vốn chủ sở
hữu hoặc công nợ phải trả của doanh nghiệp và được ghi nhận vào hệ thống kế toán
2. Chu trình kế toán
- B1: Thu thập chứng từ kế toán
- B2: Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký
- B3: Thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ
- B4: Lập bảng cân đối thử từ số dư trên các tài khoản
- B5: Lập BCTC cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng thông tin
- B6: Khóa sổ kế toán cuối kỳ
3. Quy trình nghiệp vụ kế toán
- Xác định, phân tích các nghiệp vụ kinh tế
- Ghi chép, phân loại, tổng hợp
- Lập BC kế toán  phân tích, diễn giải cho các đối tượng sự dụng thông tin
II. Nghiệp vụ kinh tế và sự ảnh hưởng tới phương trình kế toán
1. Công thức kế toán cơ bản và mở rộng
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp - Rút vốn + Doanh thu - Chi phí
     

     
2. Phân tích nghiệp vụ kinh tế (tham khảo giáo trình)
3. Báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính
III. Tài khoản kế toán và ghi kép vào tài khoản
1. Tài khoản kế toán
1.1 Khái niệm
- Là một bản ghi sử dụng để ghi chép thông tin một cách riêng biệt và liên tục
về tình hình tăng giảm của từng đối tượng kế toán cụ thể (tài sản, nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu).
1.2. Hình thức cơ bản của tài khoản kế toán
- Một tài khoản bao gồm
+ Tên tài khoản
+ Bên trái ghi bên Nợ
+ Bên phải ghi bên Có
- Tài khoản này còn được gọi là tài khoản chữ T

Nợ Tên tài khoản Có

1.3. Kết cấu từng tài khoản kế toán


a) Tài khoản phản ánh tài sản
Nợ Tài khoản Tài sản Có
SDĐK: Giá trị tài sản đầu kỳ
Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị tài sản Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị tài sản
tăng lên trong kỳ giảm xuống trong kỳ

Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm


SDCK: Giá trị tài sản cuối kỳ

b) Tài khoản phản ánh nợ phải trả


Nợ Tài khoản Nợ phải trả Có
SDĐK: Giá trị nợ phải trả đầu kỳ
Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị nợ Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị nợ
phải trả giảm xuống trong kỳ phải trả tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng
SDCK: Giá trị nợ phải trả cuối kỳ
c) Tài khoản phản ánh chủ sở hữu

* Tài khoản vốn góp


Nợ Tài khoản Vốn góp Có
SDĐK: Giá trị vốn góp đầu kỳ
Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị vốn Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị vốn
góp giảm xuống trong kỳ góp tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng
SDCK: Giá trị vốn góp cuối kỳ
* Tài khoản rút vốn
Nợ Tài khoản Rút vốn Có
SDĐK: Giá trị rút vốn đầu kỳ
Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị rút vốn Số phát sinh giảm: Chuyển phần vốn rút
tăng lên trong kỳ sang tài khoản vốn góp

Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm


SDCK: Giá trị rút vốn cuối kỳ

* Tài khoản doanh thu


Nợ Tài khoản Doanh thu Có
SDĐK: Giá trị doanh thu đầu kỳ
Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị doanh Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị doanh
thu giảm xuống trong kỳ thu tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng
SDCK: Giá trị doanh thu cuối kỳ
* Tài khoản chi phí
Nợ Tài khoản Chi phí Có
SDĐK: Giá trị chi phí đầu kỳ
Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị chi phí Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị chi
tăng lên trong kỳ phí giảm xuống trong kỳ

Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm


SDCK: Giá trị chi phí cuối kỳ
d) Tài khoản tổng hợp và phân tích
Tài khoản tổng hợp Tài khoản chi tiết (phân tích)
Khái Là tài khoản theo dõi và cung cấp Là tài khoản cung cấp các thông tin chi
niệm các thông tin tổng quát nhất về tiết cho từng đối tượng cụ thể.
đối tượng phản ánh.
Đối Chỉ giới hạn ở những chỉ tiêu Theo dõi chi tiết một đối tượng đã được
tượng chung, phản ánh tình hình chung ghi trên tài khoản tổng hợp nhằm bổ
của nhiều loại tài sản, nguồn vốn sung thông tin cho các chỉ tiêu chung đã
có phạm vi giống nhau. được phản ánh trên tài khoản tổng hợp.
Thước đo Giá trị Giá trị, thời gian và số lượng

* Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản tổng hợp và chi tiết:
- Kết cấu tài khoản tổng hợp và chi tiết phải nhất quán nhau
- Một nghiệp vụ đã được ghi trên tài khoản tổng hợp thì đồng thời cũng được
ghi vào tài khoản chi tiết. Tổng số tiền ghi trên tài khoản tổng hợp = tổng số tiền ghi
trên tài khoản chi tiết của tài khoản tổng hợp.
- Giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết không có quan hệ ghi chép,
nhưng giữa các tài khoản chi tiết của cùng một tài khoản tổng hợp vẫn có quan hệ đối
ứng nhau.
2. Hệ thống ghi sổ kép
a) Khái niệm: là việc ghi một số tiền của một nghiệp vụ kế toán vào ít nhất hai tài
khoản theo kiểu ghi Nợ tài khoản này và ghi Có tài khoản khác.
- Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh lên tài khoản kế toán theo mối quan hệ đối
ứng.
- Số tiền ghi Nợ và số tiền ghi có trong mỗi nghiệp vụ bằng nhau.
b) Trình tự ghi sổ kép
- Bước 1: Phân loại mối quan hệ kinh tế phát sinh theo nội dung từng đối
tượng kế toán.
- Bước 2: Định khoản (bút toán) là việc xác định tài khoản nào ghi bên Nợ và
Có với số tiền bao nhiêu.
- Bước 3: Sau khi định khoản thì mở đủ tài khoản và phản ánh trên các tài
khoản.
c) Bút toán (định khoản)
- KN: là việc ghi một nghiệp vụ kế toán phát sinh vào tài khoản
- Để ghi nhận một bút toán, cần thực hiện những công việc sau:
+ Phân tích nghiệp vụ để đánh giá đối tượng bị ảnh hưởng của nghiệp vụ.
+ Xác định tài khoản cần sử dụng để ghi nhận một nghiệp vụ.
+ Xác định số tiền ghi Nợ, Có vào từng tài khoản liên quan đến nghiệp vụ.
+ Kiểm tra tính cân bằng giữa ghi Nợ và Có của bút toán.
IV. Sổ nhật ký và sổ cái tài khoản
1. Quá trình ghi sổ kế toán
- Phân tích từng nghiệp vụ
- Ghi từng nghiệp vụ vào nhật ký
- Chuyển thông tin từ nhật ký sang Sổ cái các tài khoản
2. Sổ nhật ký
2.1. Nhật ký
- Sổ Nhật ký được sử dụng
+ để theo dõi sự ảnh hưởng đầy đủ của một nghiệp vụ kế toán tới các đối
tượng.
+ để ghi mọi nghiệp vụ kê toán phát sinh theo trình tự thời gian.
- Cấu trúc của sổ nhật ký
+ Phần ghi ngày tháng
+ Tên các tài khoản và diễn giải
+ Đối chiếu
+ Hai cột số tiền
- Tác dụng:
+ Phân tích nghiệp vụ phục vụ cho việc ghi Sổ cái.
+ Xác định tính chính xác của quá trình ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh từ
chứng từ gốc vào sổ cái.
+ Cung cấp bản ghi theo thứ tự thời gian phát sinh tất cả các nghiệp vụ.
+ Đề phòng lỗi ghi nhầm vị trí do số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có có thể so
sánh dễ dàng.
2.2. Ghi nhật ký
- Mỗi nghiệp vụ được ghi vào nhật ký trên từng dòng riêng biệt,
- Mỗi dòng nhật ký bao gồm:
+ Ngày phát sinh nghiệp vụ
+ Các tài khoản liên quan, số tiền ghi Nợ và ghi Có
+ Diễn giải ngắn gọn cho nghiệp vụ
2.3. Kỹ thuật ghi nhật ký
- Ngày phát sinh nghiệp vụ ghi ở cột ngày.
- Tên Tài khoản ghi Nợ được ghi sát bên trái của cột Tên tài khoản và Diễn
giải. Tên tài khoản có được ghi thụt vào dòng tiếp theo.
- Số tiền ghi Nợ được ghi vào cột Nợ và số tiền ghi Có được ghi vào cột Có.
- Nêu diễn giải ngắn gọn về nghiệp vụ,
- Để trống giữa các bút toán nhật ký. Khoảng trống này sẽ tách biệt giữa các
nghiệp vụ và làm cho nhật ký dễ đọc hơn.
- Cột Đối chiếu được để trống khi ghi bút toán nhật ký và được sử dụng sau
này khi ghi các bút toán nhật ký được chuyển sang các sổ cái tài khoản.
2.4. Các bút toán nhật kí đơn và kép
- Nếu bút toán nhật ký chỉ liên quan tới hai tài khoản, một tài khoản ghi Nợ và
một tài khoản ghi Có thì được gọi là bút toán đơn.
- Khi một bút toán liên qua đến 3 tài khoản trở lên thì được gọi là bút toán kép.

3. Sổ cái
3.1. Sổ cái tổng hợp
- Tất cả các tài khoản sử dụng trong một doanh nghiệp gọi là bộ sổ cái.
- Sổ cái tổng hợp tất cả cá tài khoản tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu,
3.2. Ghi sổ cái
- Trong sổ cái, ghi vào cột thích hợp của tài khoản được ghi Nợ ngày tháng,
trang nhật kí, và số tiền ghi Nợ được thể hiện trong nhật ký và số hiệu tài khoản mà
nhật ký được chuyển vào.
- Trong sổ cái, ghi vào cột phù hợp của tài khoản được ghi Có ngày tháng,
trang nhật kí, và số tiền ghi Có được thể hiện trong nhật ký và số tài khoản mà nhật
ký được chuyển sang.
V. Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ
1. Sự cần thiết phải thực hiện điều chỉnh
- Theo giả định hoạt động liên tục, DN sẽ hoạt động liên tục và ít nhất sẽ
không bị giải thể trong tương lai gần. Kế toán ko đợi tới khi DN dừng hoạt động mới
cung cấp thông tin về tình hình tài chính của DN cho các đối tượng sử dụng.
- Theo nguyên tắc hoạt động của kỳ kế toán, kế toán viên cần chia quãng đời
HĐ của DN thành những khoảng thời gian bằng nhau.
- Sự cần thiết còn xuất phát từ cơ sở dồn tích trong kế toán. Kế toán trên cơ sở
dồn tích là việc các kế toán viên của DN sẽ ghi nhận vào sổ sách các nghiệp vụ kinh
tế tại thời điểm mà nghiệp vụ đó diễn ra thay vì ghi nhận vào thời điểm mà dòng tiền
thực sự phát sinh.
 Điều này sẽ giúp người sử dụng thông tin kế toán có cái nhìn chính xác hơn
về tình hình tài chính của DN

2. Các bút toán điều chỉnh

Điều chỉnh đối Điều chỉnh các Các bút toán điều Các bút toán điều
với chi phí trả khoản doanh thu chỉnh với doanh chỉnh với chi phí
trước nhận trước thu dồn tích dồn tích
Khái Chi phí trả trước Khi doanh nghiệp Doanh thu dồn Chi phí dồn tích là
niệm khi phát sinh khi nhận tiền trước khi tích là những những chi phí đã
DN thanh toán thực hiện xong dịch khoản doanh thu phát sinh nhưng
một khoản chi vụ hoặc hoàn thành đã thực hiện chưa được ghi
phí và sẽ nhận xong sản phẩm cho nhưng chưa được nhận tại thời điểm
được những lợi khách hàng thì ghi nhận tại các kết thúc kỳ kế
ích từ khoản khoản tiền này gọi thời điểm kết thúc toán và lập BCTC.
thanh toán đó là khoản tiền doanh kỳ kế toán và lập VD: chi phí lãi
trong nhiều kỳ thu nhận trước. báo cáo tài chính. vay
kế toán tiếp theo.
Cách Chi phí trả Các khoản doanh Doanh thu dồn Chi phí dồn tích
ghi trước sẽ được thu nhận trước sẽ tích sẽ được ghi đươc ghi nhận như
bút ghi nhận như được ghi nhận như nhận như một khoản nợ phải trả
toán một tài sản là khoản nợ phải khoản phải thu. của DN.
doanh nghiệp  trả của DN. Tăng bên Nợ, Giảm bên Nợ,
Tăng bên Nợ, Giảm bên Nợ, tăng giảm bên Có, số tăng bên Có, số dư
giảm bên Có và bên Có, số dư cuối dư bên Nợ phản cuối kỳ ghi bên
số dư cuối kỳ kỳ ghi bên Có phản ánh doanh thu dồn Có phản ánh chi
năm ghi bên Nợ. ánh phần doanh thu tích đã thực hiện phí dồn tích phải
chưa hoàn thành được tới thời điểm thực hiện nghĩa vụ
cho khách hàng. lập báo cáo. trong tương lai.

2.1. Điều chỉnh đối với chi phí trả trước


a) Chi phí văn phòng phẩm trả trước
- Tại thời điểm mua văn phòng phẩm
Nợ TK Văn phòng phẩm: giá trị văn phòng phẩm mua trong kỳ
Có TK Tiền/Phải trả người bán
- Tại thời điểm cuối năm:
Nợ TK Chi phí văn phòng phẩm: chi phí văn phòng phẩm sử dụng trong
kỳ
Có TK Văn phòng phẩm
b) Chi phí bảo hiểm trả trước
- Khi thanh toán tiền mua bảo hiểm:
Nợ TK Chi phí bảo hiểm trả trước
Có TK Tiền/Phải trả người bán
- Khi kết thúc kỳ kế toán:
Nợ TK Chi phí bảo hiểm: Chi phí dùng trong năm
Có TK Chi phí bảo hiểm trả trước
c) Chi phí khấu hao
- Khi mua hàng
Nợ TK TSCĐ: Số tiền mua
Có TK Tiền/Phải trả người bán
Tính chi phí khấu hao theo đường thẳng:
thời gianđã sử dụng
Chi phí khấu hao = Giá trị TSCĐ tại thời điểm ban đầu x thời gian sử dụng ước tính
- Khi kết thúc kỳ
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ
2.2. Điều chỉnh các khoản doanh thu nhận trước
- Khi doanh nghiệp nhận trước tiền doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc hoàn
thành xong sản phẩm:
Nợ TK Tiền/Phải thu khách hàng
Có TK Doanh thu nhận trước: Doanh thu ban đầu nhận theo hợp đồng
- Khi đến cuối kỳ mà dịch vụ hoặc sản phẩm chưa sử dụng xong
Nợ TK Doanh thu nhận trước:
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành xong sản
phẩm
Doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc = Doanh thu x thời gianđã sử dụng
sản phẩm ứng với thời gian sử dụng nhận trước thời giansử dụng ước tính
2.3. Các bút toán điều chỉnh với doanh thu dồn tích
- Liên quan đến tiền lãi gửi vào ngân hàng
- Cách ghi bút toán
+ Tính doanh thu dồn tích theo công thức:
Doanh thu dồn tích = Tiền gửi ngân hàng lúc đầu x Lãi suất x Thời gian sinh lãi
+ Ghi bút toán
Nợ TK Phải thu về lãi tiền gửi
Có TK Doanh thu từ lãi tiền gửi: Doanh thu dồn tích
2.4. Các bút toán điều chỉnh với chi phí dồn tích
- Liên quan đến vay ngân hàng hoặc phải trả lương công nhân viên
- Đối với chi phí lãi vay (vay ngân hàng)
+ Tính chi phí dồn tích theo công thức
Chi phí dồn tích = Tiền vay ngân hàng lúc đầu x Lãi suất x Thời gian đã vay
+ Ghi bút toán
Nợ TK Chi phí lãi vay: Chi phí dồn tích
Có TK Chi phí lãi vay phải trả:
- Đối với trả tiền lương cho công nhân viên
+ Tính tiền lương
Tiền lương nhân viên = Tiền lương nhân x thời gian làm việc
nhận được viên nhận theo tháng thời gian làm việc ước tính
+ Ghi bút toán
Nợ TK Chi phí Tiền lương
Có TK Phải trả người lao động/Tiền

VI. Bảng cân đối thử


1. Khái niệm và mục đích
- Bảng cân đối thử là bảng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của quá
trình ghi chép. Bảng được lập theo cách kế toán liệt kê tên các tài khoản kế toán đã
sử dụng trong kỳ và số dư tương ứng của chúng tại một thời điểm.
- Thời điểm lập bảng cân đối thử vào cuối kỳ.
2. Quy trình lập Bảng cân đối thử
- Bước 1: Tên công ty, tên Bảng cân đối thử và ngày tháng lập Bảng cân đối
thử.
- Bước 2: Liệt kê cá tài khoản từ Sổ cái và nhập số dư Nợ hoặc số dư Có của
Bảng cân đối thử.
- Bước 3: Tính tổng tiền bên cột Nợ và cột Có của Bảng cân đối thử.
- Bước 4: Xác nhận tổng số tiền bên cột Nợ bằng tổng số tiền bên cột Có.
3. Hạn chế của Bảng cân đối thử
- Chỉ kiểm tra được tính cân bằng về mặt số học giữa số phát sinh bên Nợ của
tất cả tài khoản và số phát sinh bên Có của tất cả tài khoản chứ chưa kiểm tra toàn bộ
sai sót, gian lận trong quá trình ghi sổ.
- Những sai sót phổ biến:
+ Kế toán bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không ghi sổ.
+ Kế toán kết chuyển thiếu số liệu của nghiệp vụ kinh tế từ Sổ nhật ký sang Sổ
cái.
+ Kế toán chuyển số liệu từ Sổ nhật ký sang Sổ cái 2 lần.
+ Kế toán ghi bút toán sai trên Sổ nhật ký chung
+ Kế toán chuyển nhầm số liệu khi thực hiện chuyển số liệu từ Sổ nhật ký sang
Sổ cái…
4. Một số cách phát hiện sai sót từ Bảng cân đối thử (tham khảo giáo trình trang
72)
VII. Tổng hợp ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tới báo cáo tài chính
(1) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày doanh thu, chi phí, thu
nhập ròng hoặc lỗ ròng phát sinh trong một giai đoạn cụ thể.
(2) Báo cáo vốn chủ sở hữu tóm tắt những thay đổi trong vốn chủ sở hữu
trong một giai đoạn cụ thể.
(3) Bảng cân đối kế toán báo cáo tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại
một ngày cụ thể.
(4) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt thông tin về dòng tiền vào (số thu) và
dòng tiền ra (khoản chi) trong một giai đoạn cụ thể

You might also like