You are on page 1of 4

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

I. Các công thức đã học


1. Xác định nguyên giá TSCĐ
Nguyên = Giá mua trên + Các khoản thuế + Phí tổn mới trước - Giảm
giá TSCĐ hóa đơn không hoàn lại khi sử dụng trừ

(+) các khoản thuế, phí, lệ phí không được hoàn lại
(+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố
định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
 chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử
 các chi phí liên quan trực tiếp khác
(-) Chiết khấu mua hàng, giảm giá được hưởng
2. Giá trị còn lại và giá trị phải khấu hao
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
3. Các phương pháp khấu hao Tài sản cố định hữu hình
3.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
* Các bước: Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ phân bổ giá trị được
khấu hao vào chi phí như nhau theo thời gian sử dụng
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
Giá trị phải khấu hao
Mức khấu hao năm = Thời gian sử dụngước tính

= Giá trị phải khấu hao x Tỷ lệ khấu hao năm


Trong đó:
100 %
Tỷ lệ khấu hao năm = Số năm sử dụng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng = 12

Giá trị khấu hao lũy kế năm n = n  Mức khấu hao mỗi năm
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế
3.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (nhanh)
* Các bước:
Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại đầu năm của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao theo PP đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
n

Giá trị khấu hao lũy kế năm n = ∑ Mức khấu hao mỗi năm n
1

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế
* Lưu ý bước cuối cùng:
Giá trị khấu hao lũy kế năm cuối cùng = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
Mức khấu hao = Giá trị khấu hao lũy kế năm – Tổng giá trị khấu hao lũy kế
năm cuối cuối cùng những năm trước đó

3.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng


* Các bước:
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
Giá trị phải khấu hao
Mức khấu hao bình quân trên đơn vị sản lượng = Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức khấu hao năm = Sản lượng thực tế x Mức khấu hao bình quân
trên đơn vị sản lượng
n

Giá trị khấu hao lũy kế năm n = ∑ Mức khấu hao mỗi năm n
1

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế

II. Kết cấu các tài khoản đã học

+ Nợ – Có, SDCK Nợ + Có – Nợ, SDCK Có

Nợ Tài khoản … Có Nợ Tài khoản … Có


SDĐK SDĐK
PS PS PS PS
SDCK SDCK

- Tài sản cố định hữu hình - Thu nhập khác


- Mua sắm TSCĐ/ Xây dựng cơ bản dở dang - Khấu hao/Hao mòn lũy kế Tài sản cố định
- Chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình
- Chi phí khác/ Chi phí giá trị còn lại TSCĐ - Khấu hao/Hao mòn lũy kế Tài sản cố định
- Chi phí sửa chữa TSCĐ vô hình
- Sửa chữa TSCĐ
- Tài sản cố định vô hình

III. Các nghiệp vụ


1. Các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình
- Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
Nợ TK Tài sản cố định hữu hình: Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng: Số tiền trả
Có TK Phải trả người bán: Số còn nợ người bán
- Mua TSCĐ lắp đặt thời gian dài
+ Tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt phát sinh trước khi đưa vào sử dụng:
Nợ TK Mua sắm TSCĐ/Xây dựng cơ bản dở dang: Chi phí thực tế phát
sinh
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền, TK phải trả người bán: Tổng giá thanh toán
+ Khi hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Ghi tăng Nguyên giá TSCĐ
Có TK Mua sắm TSCĐ/ Xây dựng cơ bản dở dang: Kết chuyển
chi phí mua sắm lắp đặt
- Tài sản cố định do nhận vốn góp:
Nợ TK TSCĐ hữu hình
Có TK Vốn góp chủ sở hữu
- Tài sản cố định tăng do nhận biếu tặng, viện trợ:
Nợ TK Tài sản cố định hữu hình
Có TK Thu nhập khác
2. Các nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định hữu hình
- Tính bổ sung khấu hao đến thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ: Số khấu hao trích bổ sung đến thời
điểm loại bỏ TSCĐ
Có TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế TSCĐ
- Xóa sổ tài sản cố định:
Nợ TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế TSCĐ: Số khấu hao lũy kế
Nợ TK Chi phí khác/Chi phí giá trị còn lại TSCĐ: giá trị còn lại của
TSCĐ
Có TK TSCĐ hữu hình
- Phản ánh các khoản thu hồi từ việc thanh lý (nhượng bán):
Nợ TK Tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng: Số thu bằng tiền
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Thu nhập khác: Giá bán hoặc giá trị thu hồi
Có TK Thuế GTGT đầu ra
- Phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý(nhượng bán), chi phí môi
giới, sửa chữa trước khi bán,… :
Nợ TK Chi phí khác
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải trả người bán
3. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Cuối kỳ kế toán tính mức khấu hao và ghi nhận vào chi phí trong kỳ bằng bút
toán
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế Tài sản cố định
4. Kế toán sửa chữa Tài sản cố định hữu hình
* Sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng/thường xuyên:
Nợ TK Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Chí phí sửa chữa trả bằng
tiền
Có TK Phải trả người bán: Phần chưa trả cho người sửa chữa
* Sửa chữa nâng cấp năng lực sản xuất, hiệu suất hoạt động hoặc kéo dài
thời gian sử dụng của TSCĐ:
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa nâng cấp:
Nợ TK Sửa chữa TSCĐ: Chí phí sửa chữa theo giá chưa thuế
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Phải trả người bán
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành và TSCĐ bàn giao đưa vào sử dụng:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Ghi tăng Nguyên giá TSCĐ hữu hình theo chi
phí quyết toán
Có TK Sửa chữa TSCĐ
5. Nghiệp vụ TSCĐ vô hình
Đối với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng xác định được, bút toán khấu
hao tài sản vô hình có thể được ghi chép theo hai cách:
- Cách 1: Ghi giảm thẳng vào TSCĐ vô hình
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK TSCĐ vô hình
- Cách 2: Ghi khấu hao tách biệt trong tài khoản Khấu hao lũy kế TSCĐ vô
hình giống như cách ghi khấu hao TSCĐ hữu hình
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế Tài sản cố định

You might also like