You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1:

1. Định nghĩa kế toán:

(Điều 4 – Luật Kế toán Việt Nam) “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”

2. Chức năng: 2 chức năng


- Chức năng thông tin (phản ánh)
- Chức năng kiểm tra (giám đốc)

3. Phân loại: Căn cứ vào đối tượng sử dụng, chia làm 2 loại:
- Kế toán tài chính: bằng báo cáo tài chính, phục vụ cho yêu cầu quản lý của các đối
tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (mang tính pháp lệnh)
- Kế toán quản trị: theo yêu cầu quản trị và quyết định kt, tài chính trong nội bộ đơn vị kế
toán, phục vụ yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp (không mang tính pháp lệnh)

4. Đối tượng kế toán


- Tài sản: nguồn lực của DN kỳ vọng sẽ tăng thêm, mang lại dòng tiền trong tương lai
● TS ngắn hạn: tiền mặt, TGNH, khoản phải thu NH, hàng tồn kho…
● TS dài hạn: máy móc, nhà xưởng, khoản phải thu DH, TSCĐ khác…
- Nguồn Vốn: nguồn hình thành tài sản
● Nợ phải trả:
● Vốn Chủ sở hữu
- Hoạt động SXKD:
● Doanh thu
● Chi phí: gồm
a. CP SXKD gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp
b. CP khác

5. Phương trình cân đối kế toán


Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Assets = Total Equities

CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


1. Khái niệm và ý nghĩa
- Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng đơn vị tiền tệ nhằm quy đổi tất cả các đối
tượng kế toán về thước đo chung: thước đo giá trị
- Xác nhận giá trị của các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tắc và quy định
được Nhà Nước ban hành
- Bảo đảm thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh và tạo điều kiện xác định các chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá: mức giá chung, các nguyên tắc KT cơ bản,
yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa công tác KT
2. Tính giá một số đối tượng kế toán
a. Tính giá TSCĐ
❖ Nguyên giá TSCĐ: toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ
tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

➔ Chi phí trước sử dụng (không thuế): CP vận chuyển, bốc xếp, lắp đặt, chạy thử,...
❖ Khấu hao TSCĐ

b. Tính giá hàng tồn kho - nguyên vật liệu, công cụ, thành phẩm, hàng hóa
● Phương pháp kê khai hàng hóa: thống kê số lượng hàng hóa
❖ Phương pháp kê khai thường xuyên
- Theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục trên số KT sau mỗi lần phát sinh
nghiệp vụ xuất hoặc nhập

❖ Phương pháp kiểm kê định kỳ


- Cuối kỳ kiểm kê tồn kho để xác định trị giá VL xuất trong kỳ

● Phương pháp tính giá vật liệu


❖ Tính giá nhập

➔ B1: Mở 3 định khoản của


● Giá mua: nợ 152, nợ 133 (nếu có), có …(phương thức thanh toán)
● CP mua: nợ 152, nợ 133 (nếu có), có… (phương thức thanh toán)
● Chiết khấu: nợ…(phương thức thanh toán), có 152
➔ B2: Tính tổng giá nhập = Giá mua + CP mua - Chiết khấu
➔ B3: Tính đơn giá nhập = Tổng giá nhập/ SL nhập
❖ Tính giá xuất: theo 4 phương pháp sau
★ Phương pháp thực tế đích danh
- VL xuất ra thuộc lần nhập nào sẽ lấy giá của lần nhập đó làm giá xuất kho
★ Phương pháp FIFO - nhập trước xuất trước
- VL được mua trước/nhập trước sẽ được xuất trước
- Hàng xuất ra được tính theo đơn giá của lô hàng đầu tiên trong kho tương ứng
với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy giá tiếp theo và số lượng cần, theo thứ
tự ưu tiên từ trước đến sau
Giá xuất = Số lượng hàng tồn đầu kỳ x Đơn giá + SL cần x Đơn giá tiếp theo
★ Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
- Ở mỗi lần xuất, xác định đơn giá bình quân cho mỗi lần xuất
Đơn giá BQ = Tổng GT vật liệu tại thời điểm xuất / Tổng SL vật liệu có tại thời điểm xuất
★ Phương pháp bình quân gia quyền cố định/ cuối kỳ
- Vào cuối kỳ KT, xác định đơn giá bình quân để làm giá xuất kho
Đơn giá BQ = Tổng GT vật liệu trong kỳ / Tổng số lượng vật liệu trong kỳ
Trong đó: Tổng GT vật liệu trong kỳ = SL hàng x đơn giá

You might also like