You are on page 1of 6

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN : HÀNG TỒN KHO

TÀI SẢN NGUỒN VỐN


A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả
I. Tiền và tương đương I. Nợ ngắn hạn
1. Tiền II. Nợ dài hạn
2. Tương đương tiền B. Vốn chủ sở hữu
II. Đầu tư TC ngắn hạn I. Vốn chủ sở hữu
B. Tài sản ngắn hạn II. Nguồn kinh phí

 Tài khoản kế toán được chia làm 3 loại:


- Tài sản
- nguồn vốn
- tài khoản trung gian phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh: dùng để theo dõi quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh
+ TK doanh thu:
Kết cấu giống: TK nguồn vốn
Không có số dư đầu ký và cuối kỳ
+ TK chi phí:
Kết cấu giống TK Tài sản
Không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
+ TK xác định kết quả kinh doanh:
Bên nợ: tập hợp chi phí tạo ra doanh thu
Bên có: phản ánh doanh thu thuần được kết chuyển
Không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ

TK TÀI SẢN

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm

trong kỳ trong kỳ
Cộng số phát sinh Cộng số phát sinh

tăng trong kỳ giảm trong kỳ

Số dư cuối kỳ

TK NGUỒN VỐN

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm

trong kỳ trong kỳ

Cộng số phát sinh Cộng số phát sinh

tăng trong kỳ giảm trong kỳ

Số dư cuối kỳ

Số dư đầu kỳ = số dư đầu kỳ + số phát sinh tăng trong kỳ - số phát sinh


giảm trong kỳ
 4 nguyên tắc trong kế toán:

1. Tổng số dư nợ của tất cả tài khoản = Tổng số dư có của tấ cả tài khoản ( Qhe giữa TS và NV )

2. tổng phát sinh Nợ = tổng phát sinh Có ( ngtac ghi sổ kép )

3. Số dư tk cấp 1 = số dư của tất cả tài khoản cấp 2 hoặc của tất cả sổ chi tiết liên quan

( qhe giữa KTTH và KTCT )

4. Số phát sinh nợ hoặc có cả tk cấp 1 = tổng phát sinh Nợ hoặc Có của tất cả TK cấp 2 hoặc tất cả
sổ chi tiết có lqan (giữa KTTH và KTCT )

KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU

A. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU

1. Tài sản cố định:

TSCĐ được cấp: Nguyên giá = Gía trị hiện còn + Chi phí trước khi sử dụng tài sản

( không bao gồm thuế được hoàn lại )

TSCĐ mua sắm: Nguyên giá = giá trị mua thực tế + Chi phí trước khi sử dụng tài sản

( không bao gồm thuế được hoàn lại )

Gía trị hao mòn TSCĐ: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ / Số năm sử dụng

Gía trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế

2. Hàng tồn kho:

 Gía trị nhập kho:

+ Mua nhập kho ( VL, CCDC, hàng hóa ):

Gía thực tế = giá mua + chi phí thu mua + thuế - chiết khấu giảm giá của hàng mua nhập kho
( không bao gồm thuế hoàn lại )

+ Sản xuất nhập kho ( thành phẩm ):


Gía thực tế nhập kho = giá thành sản xuất thực tế = CPSXDD đầu kỳ + CPPS trong kỳ - CPSXDD
cuối kỳ - khoản giảm phí

 Giá thực tế xuất kho:

Có 4 phương pháp tính giá:

- Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO)


- Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO )
- Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền :
giá trị tồn+ giá trị nhập
ĐƠN GIÁ BQGQ=
số lượng tồn+ số lượng nhập
Gía trị xuất = đơn giá BQGQ x Số lượng xuất
- Kê khai thường xuyên : theo dõi đầu kỳ, nhập, xuất => để xác định cuối kỳ trong kho còn
bao nhiêu : Tồn cuối = tồn đầu + nhập – xuất
-Kiểm kê định kỳ: Không theo dõi lượng hàng sản xuất ra. Chỉ theo dõi đầu kỳ, nhập và
cuối kỳ kiểm cho xác định tồn cuối kỳ là bao nhiêu? => Quy ra Xuất bao nhiêu? : Xuất =
Tồn đầu + nhập – tồn cuối

B. KẾ TOÁN QUÁN TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Ví dụ: Một công ty có tình hình biến động mặt hàng tồn kho A trong năm như sau. Yêu cầu: Tính
giá vốn hàng xuất kho và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo 4 phương pháp

- Tháng 1: Tồn đầu kỳ số lượng 10, đơn giá 20 CU


- tháng 4: Nhập kho số lượng 12, đơn giá 25 CU
- Tháng 5: Xuất bán số lượng 9, đơn giá 35 CU
- Tháng 10: Nhập kho số lượng 15, đơn giá 30 CU
- Tháng 11: Xuất bán số lượng 20, đơn giá 40 CU
GIẢI

1. Theo phương pháp bình quân gia quyền:

- đầu kỳ: tổng giá trị HTK tồn đầy kỳ và mua trong kỳ: 200 + 300+ 450 = 950 CU
- giá bình quân một đơn vị HTK ( ĐƠN GIÁ) : 950 / ( 10+12 +15 ) = 25.68 CU
- Gía vốn hàng xuất kho = 25.68 * (9 + 20) = 744.72 CU
- Gía trị HTK cuối kỳ = 950 – 744.72 = 205.28 CU

2. Theo phương pháp bình quân gia quyền mỗi lần xuất:

- tổng trị giá HTK tính đến tháng 4 = Đầu kỳ + trong kỳ T4 = 200 + 300 = 500 CU
- Gía vốn hàng xuất kho tháng 5 = 500 / ( 10 + 12 ) * 9 = 204.55 CU
- Tổng trị giá HTK tính đến tháng 10 = 500 – 204.55 + 450 = 745.55 CU
- Gía vốn hàng xuất kho tháng 10 = 745.55 / ( 10 + 12 + 15 – 9 ) * 20 = 532.47 CU
- Gía trị HTK cuối kỳ = 745.45 – 532.47 = 212.98 CU

3. theo phương pháp FIFO, LIFO:

 Theo phương pháp FIFO:


- Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ = 10 + 12 – 9 + 15 – 20 = 8
- Gía trị hàng tồn kho cuối kỳ = 8 * 30 = 240
- Gía vốn hàng xuất kho = 950 – 240 = 710 CU
 Theo phương pháp LIFO:
- Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ = 10 + 12 – 9 + 15 – 20 = 8
- Gía trị hàng tồn kho cuối kỳ = 8 * 20 = 160 CU
- Gía vốn hàng xuất kho = 950 – 160 = 790 CU

You might also like