You are on page 1of 7

Ghi chép bài buổi 3+4 khóa học Nguyên lý kế toán:

Quy ước tăng giảm của các Tài khoản kế toán

- Tài khoản tài sản:


+ Có hình chữ T với 2 bên là nợ và có
+ Được quy ước là tài khoản đầu 1&2, nếu như tkts có số dư đầu kì, ta phải ghi số dư đầu kì ở
bên nợ.
+ muốn xem tk có số dư đầu kì hay ko, phải xem cuối kì trc có số dư ko
+ Trong kì nếu ts PHÁT SINH TĂNG, ghi nhận sự phát sinh tăng ở bên NỢ
+ Trong kì nếu ts PHÁT SINH GIẢM, ghi nhận sự phát sinh giảm ở bên CÓ
+ Cuối kì cộng phát sinh bên nợ, cộng phát sinh bên có
+ Số dư cuối kì = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng – Phát sinh giảm.
 Ghi chú: - Đối với tài khoản tài sản, SDĐK nằm cùng phía với PHÁT SINH TĂNG, nằm cùng
phía với SDCK và nằm ở bên NỢ.
- Phát sinh giảm nằm bên CÓ.

VD: Phân biệt TS ngắn hạn và TS dài hạn

- TS ngắn hạn là ts có tgian luân chuyển sử dụng < 1 chu kỳ kinh doanh ( 12 tháng )
- TS dài hạn là ts có tgian luân chuyển sử dụng > 1 chu kỳ kinh doanh ( 12 tháng )
+ tiền mặt là ts ngắn hạn vì có tgian thanh khoản nhanh
+ nguyên vật liệu là ts ngắn hạn vì có tgian thanh khoản nhanh (nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào
dùng để sản xuất ra sản phẩm đầu ra và nằm trực tiếp trên sp đầu ra, vd gỗ làm nên cái bàn,…)
+ tiền gửi ngân hàng là ts ngắn hạn

Hóa đơn giá trị gia tăng


- Hiện nay chưa yêu cầu doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT khi xuất khẩu ra nước ngoài bởi vì
hóa đơn GTGT đc viết theo tiếng Việt, xuất ra các qg khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nên khi
xuất ra nước ngoài k có giá trị sử dụng.
- Thời gian tới doanh nghiệp sẽ phải xuất hóa đơn GTGT cả trong nước hay khi xk ra nc ngoài, bởi
nhìn vào hóa đơn biết tổng doanh thu, tiện cho việc quản lý của bộ tài chính.
- Khi bán ra nước ngoài sẽ xuất 2 loại hóa đơn GTGT và VAT invoiced.

Hóa đơn trực tiếp


Là hóa đơn dùng cho các đối tượng sau:
+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Hóa đơn khác.


- Phiếu thu tiền vé máy bayS
- Phiếu thu cước đường bộ

So sánh hóa đơn VAT và hóa đơn trực tiếp:


Hóa đơn VAT Hóa đơn VAT
- Dùng trong các doanh nghiệp - Dùng trong doanh nghiệp, cá
tính thuế GTGT theo phương nhân tính thuế GTGT theo
pháp khấu trừ phương pháp trực tiếp
- Doanh nghiệp kê khai cả hóa - Doanh nghiệp sử dụng hóa
đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đơn bán hàng chỉ kê khai hóa
đủ điều kiện khấu trừ đơn đầu ra, không kê khai hóa
- Người mua được khẩu trừ thuế đơn đầu vào
GTGT đầu vào nếu là đơn vị tính - Không có dòng thuế suất và
thuế GTGT theo phương pháp tiền thuế GTGT
khấu trừ
- Có dòng thuế suất, tiền thuế
GTGT

Phương pháp tính thuế VAT phải nộp

Phương pháp khấu trừ: Theo luật số 31/2013/QH13:

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số VAT đầu ra trừ đi số thuế VAT đầu vào
được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu ra được tính bằng tổng số thuế VAT đầu ra được ghi trên hóa đơn GTGT
- Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ là toàn bộ số thuế VAT được ghi trên hóa đơn VAT của hàng
hóa, dịch vụ mua vào hoặc trên chứng từ nộp thuế NK

Thuế Giá trị gia tăng – thuế VAT

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và được tiêu dùng trên lãnh thổ
Việt Nam.

- Là loại thuế gián thu, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.

Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào

Thuế VAT phải nộp > 0 : doanh nghiệp nợ ngân sách

Thuế VAT phải nộp = 0: không ai nợ ai, làm tờ khai thuế GTGT xem đầu vào = bao nhiêu, đầu ra bao
nhiêu

Thuế VAT phải nộp < 0: ngân sách nợ doanh nghiệp.

 VAT đầu ra được thể hiện trên hóa đơn bán ra.

Phương pháp trực tiếp


- Phương pháp trực tiếp trên doanh thu
- Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng ( áp dụng kinh doanh vàng bạc đá quý)
Thuế VAT phải nộp = Thuế suất thuế VAT * Giá trị gia tăng
GTGT = GT của vàng bạc đá quý bán ra – GT của vàng bạc đá quý mua vào

THỜI ĐIỂM XUẤT HÓA ĐƠN :

TT 39/2014/TT-BTC

NĐ 119/2018/NĐ-CP

NĐ 123/2020/NĐ-CP

TT 68/2019/TT-BTC

1. Hàng hóa:
Là thời điểm người bán chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, không quan trọng đã thu
được tiền hay chưa.
2. Dịch vụ:
Là 1 trong 2 trường hợp
- Là thời điểm người bán đã hoàn tất việc cung ứng cho người mua, không quan trọng việc đã thu
được tiền hay chưa
- Là thời điểm người mua thanh toán dịch vụ cho người bán.
3. Hoạt động xây dựng, lắp đặt
- Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt
hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
4. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ:
- Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải xuất hóa đơn cho khối lượng hàng hóa, dịch vụ được
giao tượng ứng.

Chú ý: thời điểm xuất hóa đơn phải trùng với thời điểm xuất kho, giao hàng, biên bản nghiệm
thu và bàn giao

5. Đối với dịch vụ cung cấp nước, điện, viễn thông, truyền hình:
Không quá 7 ngày từ ngày ghi số điện, nước trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước với dịch
vụ viễn thông truyền hình.

6. Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán,
chuyển nhượng:
- Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ
thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là
ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
- Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Là thời điểm bàn giao
ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
Định nghĩa: Là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua việc xác định GHI NỢ và
GHI CÓ vào tài khoản nào với số tiền bao nhiêu.
4 BƯỚC ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
 Bước 1: Xác định đúng đối tượng kế toán (đối tượng nào đang tăng tiền, đối
tượng nào đang giảm tiền)
 Bước 2: Xác định đúng tài khoản kế toán theo chế độ kế toán mà DN áp dụng.
chế độ kế toán (theo thông tư 200 hay thông tư 133)
 Bước 3: Xác định Nợ, Có đối với các TKKT thông qua xác định phát sinh tăng giảm.
 Bước 4: Định khoản kế toán thỏa mãn điều kiện:
o Tổng nợ = tổng có
o Nợ trước, có sau

LƯU Ý:

- Chỉ định khoản các nghiệp vụ kinh tế là nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Doanh nghiệp

- Hiểu và nhớ được 4 quan hệ đối ứng để chứng minh được đẳng thức Tổng nợ = Tổng có.

4 QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TRONG ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN


Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn, Tổng Nợ = Tổng Có
 Mqh 1: Tài sản tăng, nguồn vốn tăng
 Mqh 2: Tài sản giảm, nguồn vốn giảm
 Mqh 3: Tài sản tăng, tài sản giảm
 Mqh 4: Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm
LƯU Ý:
- Trong một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nếu chỉ có các tài khoản tài sản hoặc chỉ có các
tài khoản nguồn vốn thì các tài sản hoặc nguồn vốn luôn có mqh ngược chiều.
- Trong một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nếu có đồng thời các tài khoản tài sản và nguồn
vốn thì các tài khoản tài sản và nguồn vốn luôn có mqh cùng chiều.
VD1:

You might also like