You are on page 1of 13

Câu 1.

Tại cty X (kế toán dồn tích, khấu hao theo phương pháp đường thẳng)
Có tài liệu về một TSCĐ như sau (đvt: trđ)
- Ngày 1/1/N mua TSCĐ với nguyên giá là 500 sử dụng cho bộ phận bán hàng.
Thời gian sử dụng ước tính là 5 năm
- Ngày 31/12/N+3 Cty X chi tiền mặt để nâng cấp TSCĐ 150trđ và chi sửa chữa
nhỏ TSCĐ 10trđ bằng TGNH, sau khi nâng cấp, dự tính tài sản kéo dài tuổi thọ
được 2 năm.
Chi sửa chữa TSCĐ không được ghi tăng Nguyên giá, mà chỉ ghi nhận vào Chi phí
phát sinh trong kỳ hoặc CPTT. Cụ thể như sau:
- Nếu là Chi sửa chữa nhỏ thì tính vào CP (CPBH, CP QLDN) tùy bộ phận sử
dụng
- Nếu là Chi sửa chữa lớn thì tính vào CPTT và hàng kỳ tiến hành phân bổ vào
CP hoạt động trong kỳ
Chi Nâng cấp TSCĐ được tính vào Nguyên giá của TSCĐ đó
a) Nghiệp vụ chi sửa chữa nhỏ TSCĐ, Cty X định khoản như thế nào?
A. Nợ TK CPBH 10/ Có TK tiền mặt 10
B. Nợ TK CPBH 10/ Có TK TGNH 10
C. Nợ TK TSCĐ HH 150/ Có TK tiền mặt 150
D. Nợ TK TSCĐ HH 160/ Có TK TGNH 160
b) Nghiệp vụ nâng cấp TSCĐ được định khoản thế nào?
Nợ TK TSCĐ hữu hình: 150trđ/ Có TK TM: 150trđ
Chi Sửa chữa TSCĐ
- Sửa chữa nhỏ: => Tính vào chi phí (TS sử dụng cho bộ phận nào sẽ tính vào
chi phí của bộ phận đó)
- Sửa chữa lớn: => Tính vào CPTT, cuối mỗi kỳ tiến hành phân bổ vào CP thực
tế trong kỳ
Chi nâng cấp TSCĐ: Nâng cấp TSCĐ là các hoạt động làm thay đổi định mức, công
suất, công năng, …. Của TS => Tính vào Nguyên gía TSCĐ

Câu 2. Tại DN M Tháng 1/N có tài liệu về Hàng hóa A như sau (đvt:trđ)
Tồn đầu kỳ: số lượng 1.500kg; Thành tiền 300
Ngày 15/1 mua và nhập kho 2000kg; thành tiền 470; chi phí vận chuyển hàng mua chi
hộ bên bán 30
Ngày 25/1 xuất kho X kg hàng hóa A để bán với giá 800, người mua đã nhận đủ hàng
và chấp nhận thanh toán

Tồn đầu kỳ 1500 300


Nhập kho 2000 Trị giá hàng hóa nhập kho
= giá mua + các chi phí
liên quan trực tiếp tới quá
trình mua (CP vận
chuyển): = 470 + 0 = 470

Xuất kho 800

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn hàng xuất bán
= DTBH - GVHXB
Doanh thu thuần bán hàng = DT bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu (Chiết
khấu TM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) = Doanh thu bán hàng – 0 = DTBH

Hãy xác định X biết tỷ lệ Lợi nhuận gộp trên Doanh thu là 33,125% nếu trị giá hàng
xuất kho được tính theo phương pháp FIFO?
Lợi nhuận gộp/ Doanh thu = 33,125% => (DTBH – GVHXB)/ DTBH = 33,125%
Thay DTBH = 800 => (800 – GVHXB)/800 = 33,125%
 GVHXB = 535
Khối lượng xuất kho => Nhớ đến công thức Tồn ck = Tồn đk + Nhập tk – Xuất tk =>
Không áp dụng được vì không có tồn ck
Trị giá HH xuất kho sẽ được xác định dựa theo 1 trong 2 PP
- Đơn giá BQ: Trị giá XK = Đơn gá * KL xuất kho => KL xuất kho = Trị giá/
đơn giá
- Phương pháp FIFO
Trị giá XK = đơn giá * KL ở các lần nhập đến khu xuất đủ KL

Vì tổng trị giá xuất kho là 535 => để xuất kho được 535trđ
Bước 1: Xuất kho hết 300trđ Hàng hóa tồn đầu kỳ
Bước 2: Xuất kho thêm 535 – 300 = 235 trđ => Xuất ở lô nhập trong kỳ
=> Bước 1: Xuất kho 300trđ HH tồn đầu kỳ tương ứng với 1.500kg HH tồn
=> Bước 2: Xuất kho 235trđ nhập trong kỳ tương với số KG hàng hóa là:
Nhập trong kỳ: 2.000 kg với trị giá 470
=> a kg với trị giá 235
=> a = 235 * 2.000/ 470 = 1000 kg
=> Bước 2 xuất kho 235trđ hàng háo tương ứng với 1.000kg hàng hóa ở lô nhập trong
kỳ
Tổng cộng => Xuất kho số kg là: 1.500 = 1.000 = 2.500
 X = 2500 kg

Với khối lượng xuất kho xác định được ở trên, phương pháp nào sau đây cho kết quả
tính lãi gộp lớn hơn so với phương pháp FIFO?
- Với FIFO => GVXHB = 535
- Với BQGQ => Đơn giá XK = (Trị giá tồn đk + trị giá nhập tk)/ (KL tồn + KL
nhập) = (300 + 470)/(1.500 + 2.000) = 0,22
 Trị giá XK = 0,22 * 2.500 = 550
- PP LIFO: Nhập sau xuất trước
 Xuất 2.000 kg ở lô nhập trong kỳ (trị giá 470)
 Xuất thêm 500kg ở lô tồn đầu kỳ (trị giá = 500 * (300/1.500)
= 100)
 Tổng trị giá XK theo LIFO = 470 + 100 = 570
Lãi gộp = DTBH – GVHXB
Lãi gộp lớn => GV phải bé => Không có pp cho GVHXB nhỏ hơn FIFO
(GV càng bé => lãi càng lớn/ GV càng lớn thì lãi càng bé)
A. 2500 kg; phương pháp bình quân
B. 2500 kg; không có phương pháp nào thỏa mãn yêu cầu
C. 2440 kg; phương pháp bình quân; phương pháp LIFO
D. 2440 kg; không có phương pháp nào thỏa mãn yêu cầu

Câu 5. Cty TT có tài liệu kế toán 31/3/2021 sau: đvt trđ, kỳ kế toán quý
TK Xác định kết quả kinh doanh
Giá vốn hàng xuất bán 500 Doanh thu bán hàng: X
Chi phí bán hàng 200
Chi phí quản lý doanh nghiệp 250

Biết trong quý 1/2021, tài sản của cty tăng 600, NPT tăng 400, cổ đông góp vốn 250
(VCSH tăng trực tiếp). Xác định X:...?
Doanh thu bán hàng liên quan đến công thức
KQHD = Tổng TN – Tổng CP = DTBH – Tổng CP
 DTBH = Tổng CP + KQHD
Để tìm được DTBH
Bước 1: Tổng CP = 500 + 200 + 250 = 950
Bước 2: KQHD = delta VCSH + VCSH giảm tt – VCSH tăng tt
= (delta TS – delta NPT) + VCSH giảm tt – VCSH tăng tt
= (+600 – (+400)) + 0 – 250 = -50
 DTBH = 950 + (-50) = 900
Câu 6. Cty Z (đvt: trđ) tháng 11/N đã bán và giao đủ hàng cho Cty V một lô hàng tổng
giá bán 500. Cty đã trả ngay 300 bằng tiền chuyển khoản, số tiền còn lại thanh toán
vào tháng 1/N+1. Năm N Cty Z áp dụng kế toán tiền. Năm N+1 Cty Z chuyển sang kế
toán dồn tích và không thực hiện hồi tố. Hãy cho biết Cty Z năm N+1 đã có sai sót
nào trong việc ghi nhận doanh thu?
A. Bỏ sót 200trđ
B. Bỏ sót 300trđ
C. Ghi trùng 300trđ (hên xui)
D. Ghi trùng 200trđ
Câu 7. Tại Cty X (hình thức nhật ký chung, đvt trđ) phát sinh nghiệp vụ sau:
- Tạm ứng cho nhân viên M 200 bằng tiền mặt
- Nhân viên M đã mua hàng hóa A nhập kho 170 trđ
Các nghiệp vụ trên được ghi vào những sổ kế toán nào?
A. Sổ Nhật ký Sổ Cái, Sổ cái TK Tiền mặt, Sổ cái TK TƯ, Sổ cái TK HH, sổ chi
tiết HH A, Sổ chi tiết tạm ứng nhân viên M
B. Sổ cái TK Tiền mặt, Sổ cái TK TƯ, Sổ cái TK HH,sổ chi tiết HH A, Sổ chi tiết
tạm ứng nhân viên M
C. Sổ NKC, Sổ cái TK Tiền mặt, Sổ cái TK TƯ, Sổ cái TK HH,sổ chi tiết HH A,
Sổ chi tiết tạm ứng nhân viên M

Câu 10: Lãi tiền gửi tiết kiệm, cổ tức đơn vị được hưởng trong kỳ được ghi nhận vào
chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả hoạt động?
A. Doanh thu bán hàng
B. Doanh thu hoạt động tài chính
C. Thu nhập khác
Câu 11. Các chứng từ nào sau đây là chứng từ gốc?
A. Bảng tổng hợp chứng từ gốc, Chứng từ ghi sổ
B. Bảng tính lương, Phiếu thu, Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho
C. Bảng tổng hợp chứng từ gốc, Phiếu chi, Phiếu nhập kho
Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tài sản ngắn hạn + Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ = NPT + VCSH
B. Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = NPT + VCSH
C. Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn - Người mua trả tiền trước = NPT + VCSH
Câu 13. Chứng từ kế toán là gì?
A. Những giấy tờ phản ánh số liệu về tài sản của đơn vị
B. Các tờ sổ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
C. Vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Câu 14. Phương pháp kế toán nào được sử dụng để xử lý và hệ thống hóa thông tin về
nghiệp vụ kinh tế phát triển?
A. Phương pháp tài khoản kế toán
B. Phương pháp chứng từ kế toán
C. Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
Câu 15. Giá gốc của TSCĐ sau ghi nhận ban đầu được xác định như thế nào?
A. Theo Trị giá thực tế = Giá mua + Chi phí vận chuyển bốc dỡ
B. Theo Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
C. Theo Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế
D. Theo Nguyên giá = Giá mua + Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử…
Câu 16. Căn cứ để phản ánh vào chỉ tiêu Doanh thu bán hàng trên báo cáo kết quả
hoạt động là:
A. Số phát sinh của TK Doanh thu bán hàng
B. Số dư của TK Doanh thu bán hàng
C. Số cộng phát sinh của TK Doanh thu bán hàng
(điều kiện ghi nhận vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính là sự kế thừa các điều kiện
ghi nhận tài sản, hoặc nợ phải trả.)
Câu 16. Căn cứ số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là:
A. Số liệu đã ghi chép trên các sổ tổng hợp
B. Số dư cuối kỳ của các TK kế toán tại thời điểm lập
C. Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của các TK tổng hợp
Câu 18. Số lượng Bảng đối chiếu phát sinh phải lập cuối kỳ của 1 đơn vị kế toán:
A. Phụ thuộc vào số lượng TK sử dụng trong kỳ
B. Phụ thuộc vào số lượng TK chi tiết sử dụng trong kỳ
C. Phụ thuộc vào số lượng TK tổng hợp sử dụng trong kỳ
D. Không phụ thuộc vào số lượng TK sử dụng trong kỳ
Câu 18. Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán sử dụng các chứng từ
kế toán để
A. Xử lý và hệ thống hóa thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính
B. Thu nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị
C. Lập các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng
Câu 19. Nghiệp vụ nào được phản ánh vào bên Nợ TK Hàng hóa?
A. Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa X mua về trả ngay bằng tiền mặt 10trđ
B. Mua hàng hóa X với giá mua 500trđ, chưa trả tiền cho người bán
C. Nhập kho hàng hóa X với trị giá gốc thực tế 510trđ
Câu 20. Phân loại TK theo nội dung kinh tế thì TK Người mua trả tiền trước thuộc
loại nào?
A. TK chủ yếu
B. TK Tài sản
C. TK Nguồn vốn
D. TK Quá trình hoạt động
Câu 20. Bảng cân đối kế toán là gì?
A. Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài chính của đơn vị tại một thời
điểm
B. Báo cáo tài chính phản ánh tất cả các mặt hoạt động của đơn vị
C. Bảng đối chiếu kiểm tra số liệu ghi chép trên TK tổng hợp
Câu 21: Cty A (kỳ kế toán năm, kế toán dồn tích, đơn vị tính: triệu đồng), nghiệp vụ:
“Xuất kho giao hàng cho khách hàng với giá bán: 180 đã thu bằng TGNH”, được kế
toán ghi nhận vào bên Có TK nào?
A. TK Doanh thu bán hàng
B. TK Hàng hóa
C. TK tiền gửi ngân hàng
Câu 22. Chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế được phản ánh trên Báo cáo tài chính
nào?
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo kết quả hoạt động
C. Không phản ánh
Câu 26. Chi phí trong trường hợp đơn vị áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích được ghi
nhận khi:
A. Phù hợp với thu nhập và đã chi tiền
B. Phù hợp với thu nhập
C. Đã chi tiền
Câu 27. Trong kế toán dồn tích, sự kiện nào sau đây làm phát sinh thu nhập ?
A. Khách hàng chuyển khoản trả nợ cho đơn vị 50trđ
B. Đơn vị nhận được lãi TGNH trong kỳ 50trđ
C. Đơn vị nhận được tiền phạt do đối tác nộp phạt vi phạm hợp đồng từ kỳ trước
50trđ
Câu 30. Trong kế toán dồn tích, nghiệp vụ “Xuất quỹ tiền mặt 10tr mua văn phòng
phẩm về sử dụng ngay trong kỳ” làm cho:
A. TS giảm 10tr; TS khác giảm 10tr
B. TS giảm 10tr; TS khác tăng 10tr
C. TS giảm 10tr; VCSH giảm 10tr
D. TS giảm 10tr; CP tăng 10tr
Câu 35 : Trích sổ cái tài khoản Xác định kết quả hoạt động tháng 12/N của cty thương
mại K

Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối Số tiền


ứng

S N Nợ Có

(1) TK DTBH 8000

(2) TK GVHXBN A

(3) TK CPQLDN 1800

(4) TK CPBH 1400

(5) TK LNCPP B

Cộng 8000 8000

Biết lợi nhuận trong kỳ bằng 20% giá vốn hàng xuất bán. Xác định giá trị
A:…?B:…?

Vì TK XĐ KQHD không có số dư => Cộng tổng PS Nợ = Tổng PS Có

 Đề cho tổng PS Có = 8.000


 Tổng PS Nợ = 8.000
 GVHXB + CPBH + CP QLDN + LNCPP = 8.000
 A + 1.800 + 1.400 + B = 8.000
 A + 1.800 + 1.400 + 20% * A = 8.000
 A = 4.000
 B = 20% * A = 800

Câu 36: Ngày 23/3/N Kế toán phát hiện ghi sót nghiệp vụ trong sổ Nhật ký chung
“Ngày 2/3/N chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 100 triệu đồng”. Sai sót này
được chữa bằng cách ghi bổ sung nghiệp vụ vào dòng sổ nào?
A. Ghi bổ sung vào ngày cuối kỳ kế toán - trước khi khóa sổ
B. Khi phát hiện lỗi ghi sót, ghi bổ sung vào dòng sổ cuối ngày ⅔
C. Khi phát hiện lỗi ghi sót, ghi bổ sung vào dòng số tiếp theo.
Câu 36: Trong kế toán dồn tích, nghiệp vụ “Trích trước chi phí bảo hành cho sản
phẩm đã bán trong kỳ 10tr” làm cho:
A. NPT tăng 10tr, TS giảm 10tr
B. CP tăng 10tr, TS giảm 10tr
C. NPT tăng 10tr và CP tăng 10tr
Câu 37: Có tình hình sau:
Hàng hóa K ngày 1/1/N; số lượng: 150 tấn, số tiền: 3.000.
Ngày 10/1/N nhập kho hàng hóa K, số lượng: 50 tấn; Đơn giá: 20/ tấn; Chi phí vận
chuyển hàng mua về 50
Ngày 25/1/N xuất kho hàng hóa K; số lượng: 120 tấn.
Trị giá hàng hóa K xuất kho là:...?
a) Giả sử xuất kho theo PP Bình quân
b) FIFO
c) LIFO
Tồn đk 150 tấn 3.000
Nhập tk 50 20/tấn =50*20+50 = 1050
Xuất trong kỳ 120

a) Đơn giá BQ = (Trị giá tồn đk + Nhập tk)/(KL tồn đk + KL nhập tk)
= (3.000 + 1050)/(150+50)
= 20,25 /tấn
 Trị giá XK = Đơn giá * KL = 20,25 * 120 = …
b) FIFO => Xuất hết 120 tấn ở lô tồn đk => 120 tấn * (3.000/150) = ….
c) LIFO => Xuất 120 tấn thi xuất 50 tấn ở lô nhập trong kỳ => Không đủ => Xuất
thêm 70 tấn ở lô tồn đk
= 1050 + 70 * (3.000/150) = 2450
Câu 38 : Tháng 1/N, Công ty X có tài liệu về hàng hóa A như sau (đơn vị tính: triệu
đồng)
Tồn kho đầu kỳ: Số lượng 200kg, số tiền: 1.000
Nhập kho trong kỳ: Ngày 3/1: 200kg, đơn giá: 10/kg
Ngày 4/1: 300kg, đơn giá: 12/kg
Xuất kho trong kỳ: Ngày 10/1: 200kg
Ngày 12/1: 100kg
Trị giá gốc thực tế của hàng hóa A tồn kho theo phương pháp Nhập sau, Xuất trước là
: …..?
Tồn đk 200 1000
Nhập tk 1 200 10 2000
Nhập tk 2 300 12 3600
Xuất tk 10/1 200
Xuất tk 2 100

Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đk + Nhập tk – Xuất tk


Lần 1 (10/1): Xuất 200 theo pp LIFO => Xuất ở lô Nhập tk 2 ra trước 200kg
Trị giá xk lần 1 là: 200 * 12 = 2400
Lần 2 (12/1) xuất kho 100kg theo LIFO => Xuất hết 100kg còn lại ở lô hàng nhập lần
2 => Trị giá XK lần 2 là: 100 * 12 = 1200
Tổng trị giá XK là: 3.600
Tồn ck = 1000+2000+3600-2400-1200 = 3000

Câu 38: Trong kế toán dồn tích, sự kiện nào sau đây không làm phát sinh thu nhập?
A. Đơn vị nhận được tiền phạt do đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế từ kỳ trước:
50trđ
B. Đơn vị bán hàng hóa chịu cho khách hàng (hàng đã giao): 50trđ (DTBH)
C. Đơn vị nhận được lãi TGNH trong kỳ: 50trđ (DTTC)
Câu 39: DN A ( kế toán dồn tích, kỳ KT năm, dvt: trđ). Ngày 2/1/N xuất kho công cụ
dụng cụ (dự kiến đúng trong 2 năm) sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp: 36 ( giá
trị CCDC trên là trọng yếu). Kế toán DN A ghi nhận ảnh hưởng của nghiệp vụ đến các
yếu tố trên BCTC và đối tượng kế toán ngày 31/12/N như thế nào?
A. Tài sản (Công cụ dụng cụ) giảm 18 - Chi phí ( CPQLDN) tăng 18
B. Tài sản ( CP trả trước) giảm 18 - Chi phí ( CPQLDN) tăng 18
C. Tài sản (Công cụ dụng cụ) giảm 36 - Chi phí ( CPQLDN) tăng 36
Câu 39. “Được phép đơn giản hóa những thông tin, nội dung hoặc những công việc kế
toán có ảnh hưởng không quan trọng đến kết quả” là biểu hiện của nguyên tắc kế toán
nào?
A. Nguyên tắc phù hợp
B. Nguyên tắc thận trọng
C. Nguyên tắc trọng yếu
D. Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc trọng yếu
Câu 40: Tại cty Minh Anh (kỳ kế toán tháng, KTDT, dvt: trđ), tháng 12/N có các
nghiệp vụ sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho, tổng giá mua là 320, chưa thanh toán cho người bán.
TS HH tăng 320
NPT PTCNB tăng 320
2. Chuyển TGNH trả nợ người bán toàn bộ số tiền mua hàng ở nghiệp vụ 1, do
thanh toán trước hạn nên Cty được hưởng chiết khấu thanh toán 1%
TS TGNH giảm 316.8
TN DTTC tăng 3.2
NPT PTCNB giảm 320
3. Tính lương phải trả cho nhân viên bán hàng tháng 12/N là 30, trả ngay bằng
tiền mặt: 10
TS TM giảm 10
NPT PTNLĐ tăng 20
CP CPBH tăng 30
4. Chuyển khoản trả trước tiền quảng cáo 12 tháng đầu năm N+1 là 60
TS CPTT tăng 60
TS TGNH giảm 60
5. Xuất kho bán một nửa số hàng đã mua ở nghiệp vụ 1: giá bán 280, đã thu ngay
bằng tiền mặt.
TN DTBH tăng 280
TS TM tăng 280
6. Chủ sở hữu rút vốn bằng TM : 100
TS TM giảm 100
VCSH NVKD giảm 100
Sự thay đổi trong kỳ của TS, NPT, VCSH là bao nhiêu?
A. TS tăng 13,2; NPT tăng 20; VCSH giảm 100
B. TS giảm 46,8; NPT tăng 20; VCSH giảm 100
C. TS giảm 46,8; NPT tăng 30; VCSH tăng 16,8
D. TS tăng 13,2; NPT tăng 20; VCSH giảm 6,8

Câu 41: Tháng 3/N, Công ty A (tính đơn giá xuất kho theo phương pháp FIFO, dvt:
trđ), có tài liệu về hàng hóa P như sau:
- Tồn kho đầu kỳ: Số lượng: X1, đơn giá X2
- Trong kỳ: Nhập kho 2.000kg, đơn giá 6,5trd/kg
- Xuất kho 1.800kg, tổng trị giá hàng xuất là 9.600
Xác định X1 là? X2?
 Thiếu tồn ck
Câu 42: Tháng 3/N, Công ty A (tính đơn giá xuất kho theo phương pháp FIFO, dvt:
trd), có tài liệu về hàng hóa X như sau:
- Tồn đầu kỳ: 1.000kg, đơn giá 3trđ/kg
- Trong kỳ, xuất kho 1.800kg; tổng trị giá hàng xuất trong kỳ là 9.600
- Tồn kho cuối kỳ: 1.200kg
Xác định số lượng hàng hóa X nhập kho là:....? đơn giá hàng hóa X nhập kho
là:...?
KL nhập kho?
Tồn ck = Tồn đk + Nhập tk – Xuất tk
=> Nhập tk = Tồn ck – Tồn đk + Xuất tk = 1.200 – 1.000 + 1.800 = 2.000 kg
Đơn giá nhập kho?
Trị giá nhập kho = KL nhập kho * Đơn giá => Đơn giá = Trị giá/ KL = Trị giá / 2.000
Trị giá nhập kho trong kỳ? Công thức xác định trị giá XK
Theo PP BQ
Đơn giá xuất kho = (Tổng trị giá tồn đk + Tổng trị giá nhập tk)/ (tổng KL tồn + nhập)
Đơn giá xuất kho?
Đơn giá = Trị giá XK/ Số lượng = 9600/ 1800 = 8/kg
Theo FIFO
Xuất kho 1.800kg; tổng trị giá hàng xuất trong kỳ là 9.600
Bước 1: Xuất 1.000kg ở lô tồn đầu kỳ với trị giá 1.000kg * 3 trđ/kg = 3.000 trđ
Bước 2: Xuất thêm 800kg ở lô nhập tk với trị giá 9.600 – 3000 = 6.600trđ
=> Đơn giá nhập kho là: 6.600/800 =

Câu 43: Tháng 3/N, Cty A (tính đơn giá xuất kho theo phương pháp FIFO, dvt: trđ),
có tài liệu về hàng hóa P như sau:
Tồn kho đầu kỳ: Số lượng: X1, Đơn giá: X2
Trong kỳ: Nhập kho: 2.000kg; đơn giá 6,5trd/kg
Xuất kho 1.800kg; tổng trị giá hàng xuất là 9.600
Tồn kho cuối kỳ 1200kg, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 6.400
Xác định X1, X2?

Tồn đk?
Tồn ck = Tồn đk + nhập tk – xuất tk
=> Tồn đk = Tồn ck – nhập tk + Xuất tk = 1200 – 2000 + 1800 = 1.000 kg
Vì xuất kho 1800kg hàng hóa theo pp FIFO
Bước 1: Xuất 1.000kg ở lô tồn đk với trị giá X2
Bước 2: Xuất thêm 800kg ở lô nhập trong kỳ với trị giá là: 800 * 6,5 = 5.200 trđ
=> Trị giá xuất kho ở Bước 1 là: 9.600 – 5.200 = 4.400 trđ
=> KL xuất kho ở bước 1 là: 1.000kg
=> Đơn giá xuất kho ở bước 1: 4.400/ 1.000 = 4,4 trđ/kg
Vậy X1 = 1.000kg với đơn giá là 4,4trđ/kg

Câu 43: Nguyên tắc nhất quán yêu cầu áp dụng thống nhất một chính sách kế toán với
tất cả các đối tượng kế toán:
A. Sai
B. Đúng
Câu 44: Cty A (KT dồn tích, kỳ KT năm). Tháng 1/N, mua 1 TSCĐ hữu hình dùng ở
cửa hàng: 500trd, dự kiến sử dụng trong 5 năm, khấu hao đường thẳng. Giá trị thanh
lý thu hồi ước tính bằng 20 trđ. Năm N, Cty A bỏ sót nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ
ở bộ phận bán hàng. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố trên Báo cáo tài
chính năm N của Cty A?
Bước 1: Bút toán đúng lẽ ra phải ghi Bước 2: Bút toán sai đã ghi/ thiếu
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu
Nợ TK TSCĐ hữu hình: 500 Nợ TK TSCĐ hữu hình: 500
Có TK PTNB/ TM/ TGNH: 500 Có TK PTNB/ TM/ TGNH: 500
Tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu
Khấu hao = (NG- GT thanh lý ước tính) 0 ghi nhận gì
T sử dụng hữu ích
Khấu hao = (500-20)/5 = 96 trđ/ năm
Nợ TK CPBH: 96
Có TK HM TSCĐ: 96

Lẽ ra tại 31/12/N phải ghi nhận Nợ TK CPBH: 96 => Ghi nhận CPBH tăng
=> Nhưng kế toán không ghi nhận
=> CPBH đang bị sai thiếu
=> KQHĐ Kinh doanh doanh (=DT - CP) đang bị sai thừa
=> LNCPP cũng bị sai thừa
=> VCSH bị sai thừa 96
Lẽ ra 31/12/N phải ghi nhận Có TK HM TSCĐ => Ghi nhận HM TSCĐ tăng
=> Nhưng kế toán không ghi nhận
=> HM TSCĐ đang bị sai thiếu
=> TS sai thừa 96

A. TS ghi thừa 96trd, VCSH ghi thừa 96 trđ, CP ghi thiếu 96 trđ, KQ ghi thừa 96
trđ
B. TS ghi thiếu 96trd, VCSH ghi thiếu 96 trđ, CP ghi thừa 96 trđ, KQ ghi thiếu 96
trđ
C. TS ghi thừa 100 trd, VCSH ghi thừa 100 trđ, CP ghi thiếu 100 trđ, KQ ghi thừa
100 trđ
HMLK = ((500-20)/5) * 1 = 96
TS HMTSCĐ giảm 96 (HMTSCĐ tăng)
CP CPBH tăng 96
 Do đó thiếu bút toán trích khấu hao thì thiếu chi phí 96tr
Câu 44. Yêu cầu trình bày BCTC phải đảm bảo có thể so sánh được giữa các kỳ là
biểu hiện của nguyên tắc kế toán nào?
A. Nguyên tắc thận trọng
B. Nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc nhất quán
C. Nguyên tắc nhất quán
D. Nguyên tắc phù hợp

Câu 45: Việc sử dụng thước đo của kế toán có gì khác biệt với các loại hạch toán
khác?
A. Sử dụng thước đo tiền tệ là bắt buộc và chủ yếu.
B. Sử dụng thước đo tiền tệ và thước đo hiện vật đều là bắt buộc và chủ yếu.
C. Sử dụng thước đo tiền tệ, thước đo hiện vật và thước đo thời gian lao động là
bắt buộc và chủ yếu
D. Không có gì khác biệt
Câu 47: Ngày 10/1/N Cty A ( kế toán dồn tích, dvt: trd), chuyển khoản trợ nợ tiền mua
hàng kỳ trước cho công ty B: 250. Kết luận Cty A đã ghi sổ nghiệp vụ này theo định
khoản: Nợ TK PTNB 100trđ/ Có TK TGNH 100trđ. Sai sót này được phát hiện sau
khi cộng sổ kế toán, sử dụng cách chữa sổ theo phương pháp nào?
A. Phương pháp ghi bổ sung
B. Phương pháp cải chính
C. Phương pháp ghi sổ âm
Câu 50. Dựa trên các điều kiện ghi nhận tài sản, nguồn lực nào sau đây được ghi nhận
là tài sản trên BCTC của đơn vị?
A. Vật liệu mua về dùng cho sản xuất sản phẩm
B. Vật liệu nhận giữ hộ
C. Vật liệu mua về nhưng bị hỏng
D. Vật liệu được cấp bản quyền sáng chế

You might also like