You are on page 1of 7

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

I. Khái quát chung về tài sản cố định


1. Khái niệm
Tài sản cố định là nguồn lực mà doanh nghiệp đang kiểm soát với mục đích sử
dụng để mang lại lợi ích kinh tế trong thời gian dài hơn một năm hoặc một chu kỳ
kinh doanh.
2. Đặc điểm
- Có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm, tham gia nhiều chu trình kinh
doanh
- Được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
- Không có ý định bán lại cho khách hàng
II. Kế toán tài sản cố định hữu hình
1. Phân loại tài sản cố định hữu hình
a) Khái niệm
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH): là tài sản cố định của đơn vị, có hình
thái vật chất cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy và sờ thấy.
b) Phân loại
(1): Đất đai
(2): Nhà cửa, vật kiến trúc
(3): Máy móc, thiết bị
(4): Phương tiện – thiết bị vận tải – truyền dẫn
(5): Thiết bị - dụng cụ quản lý
(6): Tài sản cố định hữu hình khác: tác phẩm nghệ thuật, sác chuyên môn,
tranh ảnh quý,…
2. Xác định giá gốc của tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản cố
định đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
* Với trường hợp tài sản cố định mua bên ngoài:
- Công thức

Nguyên = Giá mua trên + Các khoản thuế + Phí tổn mới trước - Giảm
giá TSCĐ hóa đơn không hoàn lại khi sử dụng trừ

(+) các khoản thuế, phí, lệ phí không được hoàn lại
(+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố
định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
 chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử
 các chi phí liên quan trực tiếp khác
(-) Chiết khấu mua hàng, giảm giá được hưởng

* Nguyên tắc:
- TSCĐ hữu hình phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về số
lượng, giá trị và hiện trạng; tình hình tăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản.
- Kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc ghi nhận theo nguyên giá và giá trị
còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế

* Danh mục nguyên giá các tài sản cố định hữu hình
Máy móc, thiết bị, phương tiện -
Đất đai Nhà cửa thiết bị vận tải - truyền dẫn, thiết bị -
dụng cụ quản lý
Bao - Giá mua trên hóa đơn - Giá mua - Giá mua trên hóa đơn
gồm - Chi phí công chứng, phí trên hóa - Thuế nhập khẩu
lệ phí, thuế chuyển nhượng đơn - Chi phí vận chuyển
bên mua chịu - Chi phí - Chi phí lắp đặt
- Hoa hồng trả cho môi giới sửa chữa - Chi phí chạy thử
- Chi phí đền bù, giải và các chi - Không tính chi phí bảo hiểm được
phóng mặt bằng phí khác tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

3. Kế toán biến động tài sản cố định hữu hình


3.1. Tài khoản sử dụng

Nợ Tài khoản TSCĐ hữu hình Có


SDĐK: Nguyên giá tài sản đầu kỳ
Các nghiệp vụ làm tăng nguyên giá Các nghiệp vụ làm giảm nguyên giá
TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình

Cộng phát sinh tăng Cộng phát sinh giảm


SDCK: Nguyên giá tài sản cuối kỳ

3.2. Các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình
- Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
Nợ TK Tài sản cố định hữu hình: Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng: Số tiền trả
Có TK Phải trả người bán: Số còn nợ người bán
- Mua TSCĐ lắp đặt thời gian dài
+ Tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt phát sinh trước khi đưa vào sử dụng:
Nợ TK Mua sắm TSCĐ/Xây dựng cơ bản dở dang: Chi phí thực tế phát
sinh
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền, TK phải trả người bán: Tổng giá thanh toán
+ Khi hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Ghi tăng Nguyên giá TSCĐ
Có TK Mua sắm TSCĐ/ Xây dựng cơ bản dở dang: Kết chuyển
chi phí mua sắm lắp đặt
- Tài sản cố định do nhận vốn góp:
Nợ TK TSCĐ hữu hình
Có TK Vốn góp chủ sở hữu
- Tài sản cố định tăng do nhận biếu tặng, viện trợ:
Nợ TK Tài sản cố định hữu hình
Có TK Thu nhập khác
3.3. Các nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định hữu hình
- Tính bổ sung khấu hao đến thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ: Số khấu hao trích bổ sung đến thời
điểm loại bỏ TSCĐ
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ
- Xóa sổ tài sản cố định:
Nợ TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế TSCĐ: Số khấu hao lũy kế
Nợ TK Chi phí khác/ Chi phí giá trị còn lại TSCĐ: Giá trị còn lại của
TSCĐ
Có TK TSCĐ hữu hình: Nguyên giá
- Phản ánh các khoản thu hồi từ việc thanh lý (nhượng bán):
Nợ TK Tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng: Số thu bằng tiền
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Thu nhập khác: Giá bán hoặc giá trị thu hồi
Có TK Thuế GTGT đầu ra
- Phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý(nhượng bán), chi phí môi
giới, sửa chữa trước khi bán,… :
Nợ TK Chi phí khác
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải trả người bán
4. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
4.1. Bản chất khấu hao tài sản cố định
a) Một vài khái niệm
- Hao mòn tài sản cố định là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị sử
dụng của TSCĐ làm hao tổn nguồn lực của doanh nghiệp
- Khấu hao tài sản cố định: là quá trình phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản đó.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ
- Nguyên giá TSCĐ: là giá trị của tào sản tại thời điểm ban đầu khi tài sản
được hình thành.
- Tuổi thọ sử dụng hữu ích: có thể đo lường bằng đơn vị thời gian hoặc công
suất của tài sản.
- Giá trị thu hồi ước tính: là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng tại thời điểm kết thúc tuổi thọ sử
dụng hữu ích.
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
4.2. Các phương pháp khấu hao Tài sản cố định hữu hình
4.2.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
* Các bước: Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ phân bổ giá trị được
khấu hao vào chi phí như nhau theo thời gian sử dụng
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
Giá trị phải khấu hao
Mức khấu hao năm = Thời gian sử dụngước tính

= Giá trị phải khấu hao x Tỷ lệ khấu hao năm


Trong đó:
100 %
Tỷ lệ khấu hao năm = Số năm sử dụng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng = 12
* Ưu điểm: tính toán đơn giản, đảm bảo chi phí phù hợp với doanh thu, giảm
nhẹ công việc cho kế toán.
* Nhược điểm: không theo kịp với hao mòn thực tế.
4.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (nhanh)
* Các bước:
Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại đầu năm của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh(%) =Tỷ lệ khấu hao theo PP đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
* Lưu ý bước cuối cùng:
Giá trị khấu hao lũy kế năm cuối cùng = Nguyên giá – giá trị thu hồi ước tính
Mức khấu hao = Giá trị khấu hao lũy kế năm – Tổng giá trị khấu hao lũy kế
năm cuối cuối cùng những năm trước đó

* Đối tượng áp dụng: Một số tài sản cố định có tốc độ hao mòn thực tế nhanh
do lỗi thời về mặt công nghệ.
4.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
* Các bước:
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính
Giá trị phải khấu hao
Mức khấu hao bình quân trên đơn vị sản lượng = Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức khấu hao = Sản lượng thực tế x Mức khấu hao bình quân
năm trên đơn vị sản lượng

4.3. Kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình


a) Tài khoản sử dụng

Nợ Tài khoản Khấu hao lũy kế TSCĐ hữu hình Có


SDĐK: Giá trị khấu hao lũy kế của
TSCĐ hữu hình đầu kỳ
Giá trị khấu hao lũy kế giảm do TSCĐ Giá trị khấu hao lũy kế TSCĐ tăng do
giảm trích khấu hao TSCĐ

SDCK: Giá trị khấu hao lũy kế của


TSCĐ hữu hình cuối kỳ
b) Nghiệp vụ cơ bản
Cuối kỳ kế toán tính mức khấu hao và ghi nhận vào chi phí trong kỳ bằng bút
toán
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế Tài sản cố định
5. Kế toán sửa chữa Tài sản cố định hữu hình
* Sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng/ thường xuyên:
Nợ TK Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Chí phí sửa chữa trả bằng
tiền
Có TK Phải trả người bán: Phần chưa trả cho người sửa chữa
* Sửa chữa nâng cấp năng lực sản xuất, hiệu suất hoạt động hoặc kéo dài
thời gian sử dụng của TSCĐ:
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa nâng cấp:
Nợ TK Sửa chữa TSCĐ: Chí phí sửa chữa theo giá chưa thuế
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng. Phải trả người bán
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành và TSCĐ bàn giao đưa vào sử dụng:
Nợ TK TSCĐHH: Ghi tăng Nguyên giá TSCĐHH theo chi phí quyết
toán
Có TK Sửa chữa TSCĐ
III. Kế toán tài sản cố định vô hình
1. Phân loại tài sản cố định vô hình
- Quyền phát hành
- Bản quyền tác giả
- Bằng sáng chế
- Chương trình phần mềm máy vi tính
- Nhãn hiệu
- Tên thương mại
- Giấy phép, giấy nhượng quyền, …
2. Xác định giá gốc của tài sản cố định vô hình
* Các nguồn hình thành:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ hoặc cấp phép nhưu bằng sáng
chế, bản quyền, giấy phép, nhãn hiệu, …
- Do đơn vị mua từ đơn vị khác: lợi thế thương mại, nhãn hiệu, …
- Giấy phéo nhượng quyền
* Nếu mua từ bên ngoài: Tính nguyên giá tương tự như phần TSCĐ hữu hình.
Bằng sáng Bản quyền Nhãn hiệu, tên Giấy phép Lợi thế
chế thương mại nhượng quyền thương mại
Nguyên Số tiền Toàn bộ chi Toàn bộ chi phí Toàn bộ chi Giá mua
giá (chi phí) phí mà doanh mà doanh nghiệp phí mà doanh cao hơn
mà doanh nghiệp bỏ ra bỏ ra liên quan nghiệp bỏ ra tổng giá trị
nghiệp bỏ để có được đến việc có được mua nhượng tài sản
qua để có tài sản đó nhãn hiệu đưa quyền thương được mua
được bằng đưa vào vào trạng thái mại đó và các
sáng chế trạng thái sẵn sẵn sàng sử dụng khoản nợ
sàng sử dụng chấp nhận
khác
3. Kế toán biến động tài sản cố định vô hình
Tương tự với kế toán biến động tài sản cố định hữu hình

Nợ Tài khoản TSCĐ vô hình Có


SDĐK: Nguyên giá tài sản đầu kỳ
Các nghiệp vụ làm tăng nguyên giá Các nghiệp vụ làm giảm nguyên giá
TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình

Cộng phát sinh tăng Cộng phát sinh giảm


SDCK: Nguyên giá tài sản cuối kỳ

4. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình


4.1. Phương pháp khấu hao
- Với TSCĐ vô hình sử dụng vô hạn thì kế toán không thực tính mức khấu
hao.
- Với TSCĐ vô hình sử dụng hữu hạn thì việc tính và ghi nhận mức khấu hao
vào chi phí giống với quy trình tính và ghi nhận và ghi nhận mức khấu hao vào chi
phí của TSCĐ hữu hình.
4.2. Kế toán Khấu hao TSCĐ vô hình
a) Tài khoản sử dụng:
Nợ Tài khoản Khấu hao lũy kế TSCĐ vô hình Có
SDĐK: Giá trị khấu hao lũy kế của
TSCĐ vô hình đầu kỳ
Giá trị khấu hao lũy kế giảm do TSCĐ Giá trị khấu hao lũy kế TSCĐ tăng do
giảm
trích khấu hao TSCĐ
SDCK: Giá trị khấu hao lũy kế của
TSCĐ vô hình cuối kỳ

b) Nghiệp vụ cơ bản
Đối với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng xác định được, bút toán
khấu hao tài sản vô hình có thể được ghi chép theo hai cách:
- Cách 1: Ghi giảm thẳng vào TSCĐ vô hình
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK TSCĐ vô hình
- Cách 2: Ghi khấu hao tách biệt trong tài khoản Khấu hao lũy kế TSCĐ vô
hình giống như cách ghi khấu hao TSCĐ hữu hình
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao/Hao mòn lũy kế Tài sản cố định
IV. Trình bày thông tin tài sản cố định trên báo cáo tài chính

You might also like