You are on page 1of 10

So sánh IAS 38 và VAS 04 về tài sản cố định vô hình

1. Định nghĩa

Cả IAS 38 và VAS 04 đều định nghĩa TSCĐVH giống nhau: Tài sản cố định vô hình là tài
sản riêng biệt không có hình thái vật chất. Trong đó một tài sản là nguồn lực được
kiểm soát bởi doanh nghiệp từ kết quả của 1 sự kiện trong quá khứ và đem lại lợi ích
kinh tế trong tương lai.
2. Điều kiện ghi nhận TSCĐVH
VAS 04 IAS 38

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;


- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định Không quy định 2 tiêu chuẩn này
hiện hành là từ 30.000.000 trở lên.

3. Xác định giá trị ban đầu TSCĐ

Cả IAS 38 và VAS 04 đều xác định giá trị ban đầu của tài sản trên nguyên tắc giá gốc.

Trường hợp 1: Mua tài sản cố định vô hình riêng biệt

Trong trường hợp này, IAS 38 và VAS 04 giống nhau

Nguyên giá TSCĐVH mua riêng biệt bao gồm:

- Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không hoàn lại, trừ đi
chiết khấu thương mại và giảm giá.
- Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa vào sử dụng

o Chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới như chi phí quảng cáo

o Chi phí quản lý doanh nghiệp


o Chi phí bố trí lại tài sản

o Các khoản lỗ hoạt động phát sinh ban đầu từ hoạt động

Câu hỏi: Công ty T mua một phần mềm máy tính từ công ty H để sử dụng trong 5
năm. giá mua chưa thuế gtgt 10% là 100 triệu đồng. Chiết khấu thanh toán là 2 triệu,
chiết khấu thương mại là 4 triệu, chi phí mua giới là 5 triệu. Tính nguyên giá tài sản
này?

Trả lời:

Nguyên giá TSCĐVH = Gía mua - Chiết khấu thương mại + Chi phí mua giới

= 100 - 4 + 5 = 101 triệu đồng

Trường hợp 2: Mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp

Nguyên giá TSCĐ vô hình trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại
là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp).

VAS 04 IAS 38
- Tham chiếu giá niêm yết trên thị trường
+ Giá trị thị trường thích hợp thường là giá mua tại thời điểm hiện tại
+ Nếu không có giá mua, tham chiếu giá theo giao dịch tương tự gần nhất

- Nếu không có thị trường đối với tài sản


cố định vô hình đó, căn cứ vào kỹ thuật
ước tính giá trị hợp lí của tài sản

Trường hợp 3: Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

VAS 04 IAS 38
- Chi nghiên cứu không được vốn hóa mà ghi nhận vào chi phí trong kì
- Cho phép ghi nhận chi phí phát triển là TSCĐVH nếu đáp ứng được hết các yêu
cầu sau:
1. Khả thi về yếu tố kĩ thuật
2. Có ý định hoàn thành TSCĐVH và sử dụng hoặc bán nó
3. Có khả năng sử dụng hoặc bán được TSCĐVH đó
4. TSCĐVH đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai
5. Có đầy đủ nguồn lực về kĩ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các
giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó
6. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển
khai để tạo ra tài sản vô hình đó

- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian


sử dụng và giá trị theo quy định cho Không đề cập
TSCĐVH

Câu hỏi: Doanh nghiệp T tiến hành nghiên cứu một loại thuốc. Công ty tiến hành
nghiên cứu trong 3 tháng đầu năm 2021 với các chi phí phát sinh sau:

- Chi phí nhân viên nghiên cứu: 300 triệu


- Chi phí liên quan khác: 100 triệu

Nhận thấy khả thi, công ty tiến hành giai đoạn triển khai, có các chi phí liên quan
như:

- Chi phí nhân công: 900 triệu


- Chi phí nguyên vật liệu: 700 triệu
- Chi phí giai đoạn thử nghiệm: 1 tỷ 200 triệu

Đến ngày 8/8/2021, giai đoạn triển khai thành công, công ty đem công thức này đi
đăng ký bản quyền. Toàn bộ bị phí giai đoạn triển khai đều thỏa mãn điều kiện ghi
vào nguyên giá. Tất cả các chi phí phát sinh trong 2 giai đoạn đều trả bằng TGNH. Các
chi phí nào sẽ được và không được tính vào vào nguyên giá, hãy tính nguyên giá của
bằng sáng chế.
Trả lời:

Những chi phí trong giai đoạn nghiên cứu không được tính vào nguyên giá TSCĐVH.

Những chi phí trong giai đoạn triển khai được tính hết vào nguyên giá TSCĐVH.

Nguyên giá = 900 + 700 + 1.200 = 2.800 triệu đồng

Trường hợp 4: TSCĐVH được Nhà nước cấp


IAS 38 VAS 04
Nguyên giá TSCĐVH được nhà nước cấp hoặc được tặng, biểu được xác định theo
giá trị hợp lý ban đầu (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử
dụng theo dự tính

Hoặc giá trị danh nghĩa + các chi phí liên


Không có
quan trực tiếp

4. Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐVH

Cả hai chuẩn mực đều thống nhất ghi nhận các chi phí liên quan đến tài sản vô hình
là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước

Về chi phí trước hoạt động:

VAS 04 IAS 38

Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế


trong tương lai cho doanh nghiệp được
Ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất
ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh
kinh doanh trong kỳ.
trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong thời gian
tối đa không quá 3 năm.
5. Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu

Sau thời điểm ghi nhận ban đầu, TSCĐ hữu hình sẽ được phân bổ chi phí của chúng
trong thời gian sử dụng hữu ích thông qua việc khấu hao. Điều đó có nghĩa là giá trị
tài sản sẽ có sự biến động.

Khác nhau:

VAS 04 IAS 38

Chỉ dùng 1 phương pháp Cho phép sử dụng 2 phương pháp


- Phương pháp giá gốc - Phương pháp giá gốc
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao
lũy kế
lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm
giá trị
- Phương pháp đánh giá lại tài sản
Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời
điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế -
Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

6. Khấu hao TSCĐVH


a. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH

Giống nhau:

Cả 2 chuẩn mực đều cho rằng doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tốt sau để xác định
thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH:

- Khả năng sử dụng dự tính của tài sản


- Vòng đời của sản phẩm và các loại thông tin chung về các ước tính liên quan
đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng
trong điều kiện tương tự
- Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ
- Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị
trường đối với sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại
- Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hay tiềm tàng
- Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng
- Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế
khác về quá trình sử dụng tài sản
- Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác
trong doanh nghiệp.

Khác nhau:

VAS 04 IAS 38

Thời gian để trích khấu hao cho TSCĐ vô Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá xem thời
hình tối đa là 20 năm. gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ vô
hình là xác định hay không xác định

Chỉ có thể xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình được doanh nghiệp xếp
hữu ích của tài sản nhiều hơn 20 năm vào loại tài sản có thời gian sử dụng hữu
nếu như doanh nghiệp có những bằng ích là không xác định dựa trên sự phân
chứng tin cậy. tích của các nhân tố liên quan

=> Có thể thấy, VAS 04 xác định TSCĐVH có thời gian sử dụng hữu ích là xác định.
Còn IAS thì cho rằng TSCĐVH có thể có thời gian sử dụng hữu ích xác định hoặc
không xác định. Việc xác định như vậy sẽ liên quan đến cách hoạch toán. TSCĐVH có
thời gian sử dụng xác định mới được khấu hao, còn không có thời gian sử dụng xác
định thì không được khấu hao.
b. Phương pháp khấu hao TSCĐVH

Giống nhau
- Cả 2 chuẩn mực đều có 3 phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường
thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm.
- Doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất các phương pháp khấu hao qua các
thời kỳ và chỉ thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể trong cách thức thu hồi lợi
ích kinh tế.
- Chi phí khấu hao được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ
khi chi phí đó được tính vào giá trị tài sản.
- Sau mỗi kỳ doanh nghiệp phải xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích.
c. Giá trị thanh lý của TSCĐVH

VAS 04 IAS 38

Giá trị thanh lý của TSCĐVH để bằng không trừ khi có bên thứ 3 thỏa thuận mua lại
TS đó hoặc có giá trị thanh lý có thể xác định thông qua giá thị trường đó vào cuối
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Giá trị thanh lý phải được xem xét lại ít
nhất là vào cuối kỳ kế toán.
Trường hợp giá trị thanh lý ước tính
tăng đến mức bằng hoặc vượt quá giá
Không thay đổi giá trị thanh lý ước tính
trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu
khi có thay đổi về giá và giá trị.
hao của tài sản sẽ được xác định là bằng
0 và tiếp tục như thế đến khi giá trị
thanh lý của tài sản được giảm xuống
dưới giá trị còn lại của tài sản.

7. Ghi giảm TSCĐVH

Giống nhau:
- TSCĐVH được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc xét thấy không thu
được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp sau.
- Doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
vô hình là khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ.
Lãi/Lỗ từ thanh lý nhượng bán = tiền thu từ thanh lý nhượng bán – giá trị còn
lại của TSCĐVH

Ví dụ: Bản quyền bài hát được doanh nghiệp A nhượng bán với giá 200 triệu đồng.
Giá trị còn lại của bản quyền là của doanh nghiệp là 100 triệu đồng.

=> Khoản lãi = 200 – 100 = 100 triệu

Khoản lãi nay sẽ được ghi nhận vào thu nhập khác trên báo cáo tài chính.
8. Trình bày báo cáo tài chính

Giống nhau:

Cả VAS 04 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày các thông tin sau
- Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
- Phương pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
- Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối năm
- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng, giảm trong đó tách riêng những tài sản được
hình thành trong nội bộ doanh nghiệp, tài sản được mua sắm và tài sản được
hình thành từ sáp nhập doanh nghiệp
- Số khấu hao tăng, giảm trong kỳ
- Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp trong đó ghi rõ : giá trị hợp lý
khi ghi nhận ban đầu; giá trị khấu hao lũy kế; Giá trị còn lại của tài sản.
- Các cam kết về mua bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai
- Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng

Khác nhau:

VAS 04 IAS 38

Doanh nghiêp phải trình bày lý do khi IAS yêu cầu trình bày bản chất và định
khấu hao một TSCĐVH trên 20 năm. IAS lượng những thay đổi trong ước tính kế
không quy định điều này vì IAS không toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế
đưa ra thời gian sử dung hữu ích tối đa toán hiện tại và cá kỳ sau (ví dụ: thời

cho TSCĐVH. gian sử dụng hữu ích, phương pháp khấu

- VAS yêu cầu trình bày giá trị còn lại của hao, giá trị thanh lý).
Do IAS có phương pháp đánh giá lại để
TSCĐVH tạm thời không sử dụng hoặc
ghi nhận giá trị của TSCĐVH, nên nếu
đang chờ thanh lý.
đánh giá lại, doanh nghiệp phải trình bày
các thông tin sau:
 Ngày đánh giá lại TSCĐ vô hình
 Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
được đánh giá lại
 Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
nếu như doanh nghiệp sử dụng phương
pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của lớp
TSCĐ vô hình được đánh giá lại sau khi
được ghi nhận đó
 Gía trị khoản thặng dư do đánh
giá lại.
IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải
mô tả vắn tắt về những TSCĐ vô hình
quan trọng được kiểm soát bởi doanh
nghiệp những không là TSCĐVH
.

You might also like