You are on page 1of 28

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TÀI SẢN CỐ

ĐỊNH

www.themegallery.com
www.themegallery.com

KẾT CẤU CHƯƠNG

Khái quát chung


1

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với TSCĐHH 2

Company Logo
1.ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CĐHH

- TSCĐ là một trong các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, kinh
doanh. Phần lớn hoạt động kinh doanh trong đơn vị đều cần đến TSCĐ
để sản xuất, bán hàng, quản lý... vì vậy sai phạm khi mua sắm, quản
lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
-TSCĐ trong một số đơn vị thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng
tài sản trên Bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản
xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí... TSCĐ thường bao
gồm nhiều loại, được bảo quản ở nhiều nơi vỉ vậy việc mất mát, hư
hỏng, dễ xảy ra và đôi khi rất khó phát hiện.
-Trong công việc hàng ngày, các nhân viên trực tiếp sử dụng tài sản
của tổ chức, do đó TSCĐ cũng dễ bị biển thủ, chiếm dụng, lạm dụng
mặc dù khả năng này không cao như tiền và hàng hóa.
Thủ tục kiểm soát tài sản cố
định hữu hình
2.Gian lận và sai sót thường gặp đối với TSCĐHH

Giai
Gian lận và sai sót thường gặp
đoạn

Quyết − Đầu tư không đúng nhu cầu dẫn đến lãng phí hoặc mất

định cân đối tài chính

đầu tư − Mua cho cá nhân nhưng tính vào tài sản của đơn vị.
TSCĐ − Mua TSCĐ với giá cao hơn giá thị trường
− Sử dụng TSCĐ không đúng mục đích, sử dụng lãng phí
làm giảm hiệu quả.
Sử
dụng − Sử dụng TSCĐ không đúng công suất.

TSCĐ − Sử dụng TSCĐ cho mục đích cá nhân (lạm dụng)

− Đánh cắp TSCĐ. Company Logo


2.Gian lận và sai sót thường gặp đối với TSCĐHH
Giai
Gian lận và sai sót thường gặp
đoạn
− Ghi chép TSCĐ không chính xác và kịp thời: Ghi nhận những tài sản không đáp ứng
đủ điều kiện trở thành TSCĐ. Ghi nhận sai thông tin về nguyên giá, thời gian hữu
dụng.

− TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa cập nhật trên sổ sách.
Ghi nhận
thông tin − Chọn phương pháp khấu hao không phù hợp, ước tính sai thời gian hữu dụng của
về TSCĐ.

TSCĐ − Không ghi chép kịp thời các chi phí bảo trì, sửa chữa dẫn đến việc hạch toán sai chi
phí.

− Không ước tính rủi ro xảy ra, không mua bảo hiểm cho các TSCĐ có giá trị lớn.

− Thất thoát TSCĐ do không kiểm kê định kỳ.


− Không xóa sổ TSCĐ đã thanh lý.
Thanh lý
− Nhượng bán với giá thấp.
TSCĐ
Company Logo
− Chiếm đoạt tiền thanh lý TSCĐ.
www.themegallery.com

3.Mục tiêu kiểm soát

Sự hữu hiệu và hiệu quả


trong hoạt động
-Đạt được mục tiêu kinh doanh
và tốc độ tăng trưởng
-mối tương quan giữa chi phí
và thu nhập từ tài sản mang lại

Mục tiêu Báo cáo đáng tin cậy


kiểm soát -Các khoản mục trên
BCTC được trinh bày
trung thực hợp lý

Sự tuân thủ pháp luật và quy định

Company Logo
www.themegallery.com

4.Các thủ tục kiểm soát chủ yếu

Những thủ tục kiếm soát chung

Các thủ tục kiểm soát


chủ yếu Những thủ tục kiếm soát cụ thể
trong từng giai đoạn

Một số gian lận thường gặp


đối với TSCĐHH
Và thủ tục kiểm soát thích hợp

Company Logo
www.themegallery.com

Thủ tục kiểm soát chung

➢ Xây dựng kế hoạch đầu tư tài sản cố


định hữu hình
➢ Phân chia trách nhiệm đầy đủ
➢ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
➢ Kiểm tra độc lập việc thực hiện
➢ Kiểm soát vật chất
➢ Phân tích rà soát

Company Logo
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
1. Đề xuất mua tài sản
➢ Bộ phận có nhu cầu mua TSCĐ sẽ lập phiếu đề nghị
mua tài sản và phiếu này phải được trưởng bộ phận
ký duyệt.
➢ Việc đề xuất cần dựa trên kế hoạch được xây dựng
từ đầu năm và chỉ người có thẩm quyền ở từng bộ
phận mới được phê chuẩn việc mua sắm.
➢ Thủ tục này nhằm đối phó với một sai phạm khá phổ
biến là đề nghị mua tài sản khi nhu cầu chưa thật sự
cần thiết.
➢ Đối với những TSCĐ có giá trị lớn, cần kèm theo dự
toán, thuyết minh trong đó có tính toán hiệu quả đầu
tư, thời gian thu hồi vốn...
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
2.Xét duyệt mua tài sản
➢ Bộ phận xét duyệt nên có sự tham gia của Kế toán trưởng
hoặc Giám đốc tài chính. Kế toán trưởng/Giám đốc tài chính
cần xem Phiếu yêu cầu TSCĐ có phù hợp với kế hoạch, ngân
sách đã được phê duyệt hay không.
➢ Nếu Phiếu yêu cầu có khác biệt với kế hoạch, ngân sách đã
được phê duyệt cần phải có giải thích từ bộ phận có nhu cầu.
Nếu đó là lý do khách quan, chính đáng dự án cần được thẩm
định lại và phải do Ban giám đốc (hoặc Hội đồng quản trị) xét
duyệt lại sự thay đổi này. Nếu do nguyên nhân chủ quan, có
thể từ chối.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
3.Lựa chọn nhà cung cấp
➢ Dựa vào Phiếu đề nghị mua TSCĐ đã được duyệt và trên
chính sách lựa chọn nhà cung cấp, bộ phận mua sẽ tham khảo
giá ở nhiều nhà cung cấp hay tổ chức đấu thầu. Việc lựa chọn
nhà cung cấp thường cần thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn
sau:
➢ Không có mối quan hệ về lợi ích giữa bộ phận mua tài sản với
nhà cung cấp được chọn.
➢ Tiêu thức giá lựa chọn phải là giá hợp lý nhất so với các nhà
cung cấp khác.
➢ Đối với các tài sản có giá trị lớn, các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản, nên chọn hình thức đấu thầu công khai nhằm chọn được
nhà cung cấp với giá cả tốt nhất và chất lượng cao nhất.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
4.Lập đơn đặt hàng
➢ Dựa trên Phiếu yêu cầu TSCĐ và nhà cung cấp được lựa
chọn, bộ phận mua tài sản sẽ lập Đơn đặt hàng.
➢ Đơn đặt hàng phải được đánh số trước và phải bao gồm đầy
đủ các thông tin quan trọng như: ngày đặt mua, số lượng,
quy cách tài sản, giá cả, nhà cung cấp và điều khoản thanh
toán.
➢ Mỗi đơn đặt hàng nên được lập thành bốn bản, một bản
được gửi cho nhà cung cấp, một bản gửi cho bộ phận có
yêu cầu mua tài sản và một bản chuyển cho bộ phận có liên
quan như bộ phận nhận tài sản và một bản lưu
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
5. Nhận tài sản cố định
➢ Khi nhận tài sản, căn cứ vào Đơn đặt hàng, bộ phận mua hàng
và bộ phận yêu cầu mua TSCĐ cùng tiến hành kiểm tra quy
cách, số lượng, yêu cầu kỹ thuật xem có đúng như đơn đặt
hàng để tiến hành nhận tài sản và chấp nhận hóa đơn yêu cầu
thanh toán của nhà cung cấp.
➢ Sau khi nhận tài sản, bộ phận mua tài sản lập Biên bản giao
nhận TSCĐ
➢ Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành ba bản, một bản do
bộ phận mua TS lưu trữ, 01 bản do bên nhận TS giữ, còn 01
bản đính kèm với bản sao Phiếu yêu cầu TSCĐ. Sau đó hai
chứng từ này cùng với bản sao Đơn đặt hàng, bản gốc hóa
đơn được chuyển sang cho bộ phận kế toán.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai
6.Ghi nhận tài sản cố định
đoạn
➢ Sau khi hoàn tất việc mua và chuyển giao TS cho bộ phận sử dụng, kế
toán ghi chép việc mua tài sản và theo dõi tình hình sử dụng. Rủi ro có thể
phát sinh trong giai đoạn này là ghi nhận sai TSCĐ, sai lệch về phân loại
tài sản, số dư tài sản, mức khấu hao bị tính toán sai; không quản lý tài sản
theo địa điểm sử dụng và làm sai lệch các kết quả đánh giá hoạt động.
➢ Để giảm thiểu các sai phạm trên, phòng kế toán cần lưu trữ đầy đủ, chính
xác thông tin về TSCĐ trong sổ chi tiết và thẻ TSCĐ. Việc lập sổ và thẻ
TSCĐ vào giai đoạn này nhằm tránh sai sót không ghi chép kịp thời TSCĐ,
dẫn đến việc không kiểm soát được số lượng tài sản thực tế và trích khấu
hao TS đã sử dụng, làm sai lệch chi phí, dẫn đến lãi/lỗ không đúng so với
thực tế.
➢ Các thông tin cần được ghi nhận trên sổ chi tiết và thẻ TSCĐ là: tên tài
sản, chủng loại, bộ phận sử dụng, nguyên giá, mã số, vị trí, ngày
mua/thanh lý, nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất, giá trị tăng thêm hay thay
đổi, khấu hao lũy kế, số liệu trên sổ chi tiết phải được đối chiếu định kỳ với
sổ cái.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai
6.Ghi nhận tài sản cố định
đoạn
➢ Nếu là loại tài sản khó phân biệt, ngoài việc ghi nhân vào sổ
sách, cần tiến hành dán nhãn cho những TS này. Nhãn cần
phải làm bằng vật liệu bền.
➢ Bản sao của thẻ TSCĐ nên được gửi cho bộ phận hành chính
và bộ phận sử dụng tài sản để theo dõi và bảo quản TS.
➢ Để tránh việc ghi nhận sai, nên bố trí một nhân viên kiểm tra
độc lập các thông tin như tên gọi, mã số, nguyên giá, nơi sử
dụng...
➢ Hồ sơ về TSCĐ là cơ sở cho việc quản lý, tính và phân bổ
khấu hao. Nếu có sự tiếp cận bất hợp pháp đối với tài liệu này,
có thể có dẫn đến việc sửa đổi mức khấu hao (nhằm thay đổi
kết quả kinh doanh của bộ phận), hay thay đổi địa điểm đặt tài
sản nhằm che giấu việc đánh cắp tài sản-> phải lập mật khẩu
để hạn chế việc tiếp cận các tập tin chứa đựng thông tin về TS
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
7.Giao trách nhiệm quản lý tài sản
➢ Do tài sản có thể bị mất mát, nên khi đưa tài sản vào sử dụng, cần giao trách nhiệm
cho trưởng bộ phận có liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài sản. Tốt nhất nên
đưa việc quản lý tài sản là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng và xem xét thành tích
của người quản lý.
➢ Đối với các tài sản di chuyển trong nội bộ, cần lập chứng từ để phản ánh việc chuyển
tài sản và cần được phê chuẩn bởi người có trách nhiệm.
➢ Để quản lý tốt tài sản, cần sử dụng kết hợp các biện pháp khác như:
✓ Hạn chế tiếp cận tài sản: đối với những tài sản có thể di chuyển dễ dàng và có thể
bán lại với giá trị đáng kể, rủi ro có thể xảy ra là chúng bị đánh cắp. Do vậy, cần hạn
chế việc tiếp cận tài sản, đặc biệt là thời gian không làm việc, và cần có nhân viên
bảo vệ để tránh việc di chuyển trái phép tài sản ra khỏi đơn vị hay sang nơi khác.
✓ Lắp đặt hệ thống camera hay hệ thống báo động nhằm giám sát và phát hiện việc
đánh cắp tài sản. Nếu có các tài sản có giá trị lớn có thể di chuyển dễ dàng, cần
nghiên cứu lắp đặt bộ thu, phát tín hiệu gần nơi đặt tài sản. Thiết bị này sẽ báo động
nếu tài sản di chuyển quá một khoảng cách nhất định.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
8.Kiểm kê tài sản
➢ Tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ
➢ Khi kiểm kê, cần đối chiếu số lượng thực tế với danh sách
TSCĐ để phát hiện tài sản mất mát.
➢ Kiểm kê có thể phát hiện tài sản không còn sử dụng được, tài
sản bị hư hỏng.
➢ Nếu có bộ phận kiểm toán nội bộ, nên có kế hoạch kiểm tra tài
sản, so sánh số liệu tài sản trên thực tế với số liệu trên sổ sách
cũng như xem xét tính hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng
tài sản.
➢ Nếu số lượng TS lớn, kiểm toán nội bộ có thể chọn mẫu để
kiểm tra, cách thức chọn mẫu lý tưởng nhất là kiểm tra 20% số
TS đại diện cho 80% tổng nguyên giá TS
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
9.Tính và ghi chép khấu hao tài sản cố định
➢ Kế toán tiến hành và cần đảm bảo lựa chọn phương pháp khấu hao và thời
gian khấu hao phù hợp với tình hình sử dụng TSCĐ. Các thủ tục kiểm soát
thông thường là:
➢ Kiểm tra việc ghi nhận đúng chủng loại
➢ Kiểm tra dữ liệu đăng ký TSCĐ trên phần mềm và sổ kế toán xem tài sản đã
được liệt kê đúng theo cách phân loại tài sản hay chưa.
➢ Tính khấu hao thích hợp
➢ Xác định số năm sử dụng để tiến hành khấu hao TSCĐ căn cứ theo quy
định của pháp luật và chính sách về TSCĐ của đơn vị. .
➢ Thiết lập thời điểm bắt đầu tính khấu hao cho tài sản.
➢ Chọn lựa phương pháp tính khấu hao và phương pháp này nên được sử
dụng nhất quán trong suốt thời gian sử dụng, chỉ nên thay đổi khi phương
pháp này không còn phù hợp.
➢ Lưu trữ thông tin khấu hao
➢ Thông tin này được lưu vào hồ sơ của từng TSCĐ có liên quan
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
10.Ghi nhận nợ phải trả và thanh toán cho nhà cung cấp
➢ Bộ phận kế toan thực hiện, Để đảm bảo ghi chép chính xác, kịp
thời, các thủ tục kiểm soát thông thường là:
✓ Ghi nhận nợ phải trả về TSCĐ
✓ Ghi nhận tất cả các chi phí liên quan việc mua tài sản như: giá
mua trên hóa đơn của nhá cung cấp, chi phí vận chuyển và phí
giao hàng (nếu đơn vị phải chi trả), thuế phải trả, chi phí lắp
đặt, vận hành chạy thử TSCĐ vào những sổ sách phù hợp.
✓ Đối chiếu nguyên giá trên danh sách TSCĐ xem có khớp với
bút toán ghi nhận các khoản phải trả liên quan đến TSCĐ.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
10.Ghi nhận nợ phải trả và thanh toán cho nhà cung cấp
➢ Kiểm tra chứng từ thanh toán
➢ Cần kiểm tra, đối chiếu hóa đơn của nhà cung cấp với Đơn đặt hàng và Biên
bản bàn giao TSCĐ về sự phù hợp, chính xác của số lượng tài sản ghi trên
hóa đơn và số lượng tài sản nhận được, số tiền phải thanh toán, thời hạn
thanh toán.
➢ Sau khi kiểm tra các chứng từ, kế toán lập Phiếu đề nghị thanh toán và
chuyển bộ chứng từ này đến Kế toán trưởng/Giám đốc để xét duyệt thanh
toán.
➢ Nên kiểm tra để đảm bảo việc mua tài sản phù hợp với yêu cầu mua TSCĐ
đã được xét duyệt. Nếu phát hiện sai lệch phải lập tức báo cáo ngay cho
người có thẩm quyền (Kế toán trường/Giám đốc...) để có biện pháp xử lý.
➢ Tất cả bản gốc hóa đơn của nhà cung cấp đính kèm bản sao Phiếu yêu cầu
TSCĐ, bản sao Đơn đặt hàng, bản sao Biên bản giao nhận TSCĐ được lưu
vào hồ sơ TSCĐ theo mã tài sản và tên tài sản.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
11.Thủ tục kiểm soát đỗi với việc sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định
❑ Sửa chữa tài sản
➢ Cần phải lập dự toán chi phí sửa chữa, bảo trì, ghi chép, theo dõi chặt chẽ
và kiểm tra thường xuyên chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa.
➢ Sửa chữa TSCĐ được chia thành hai loại là sửa chữa thường xuyên (còn
gọi là sửa chữa nhỏ) và sửa chữa lớn.
➢ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất, sử dụng
bình thường của tài sản.
➢ Sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa với tài sản có mức độ hư hỏng nặng
nên thời gian sửa chữa kéo dài, kỹ thuật sửa chữa phức tạp, tài sản phải
ngưng hoạt động. Do chi phí phát sinh lớn nên phải sử dụng phương pháp
phân bổ chi phí thích hợp để tránh biến động giá thành.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
11.Thủ tục kiểm soát đỗi với việc sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định
➢ Khi có yêu cầu sửa chữa lớn hay bảo trì tài sản, bộ phận quản lý tài sản lập
Phiếu sửa chữa và bảo trì tài sản có ký duyệt của trưởng bộ phận gửi đến
bộ phận kỹ thuật bảo trì của đơn vị.
➢ Bộ phận bảo trì kiểm tra và xác nhận tài sản cần sửa chữa, bảo trì, công cụ,
dụng cụ, phụ tùng cần cho việc sửa chữa, dự toán chi phí phát sinh. Sau đó,
phiếu này được chuyển đến Kế toán trưởng/Giám đốc tài chính ký duyệt.
➢ Sau khi sửa chữa, các tài liệu có liên quan được chuyển đến kế toán. Dựa
vào Phiếu sửa chữa và bảo trì tài sản, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa
lớn hoàn thành và các tài liệu khác (nếu có), kế toán ghi nhận chi phí vào sổ
kế toán.
➢ Nếu muốn nâng cao tính năng, công dụng hay kéo dài thời gian hữu dụng,
đơn vị thực hiện việc nâng cấp TSCĐ. Chi phí nâng cấp tài sản sẽ được tính
vào nguyên giá TSCĐ. Do chi phí nâng cấp thường lớn nên việc nâng cấp
tài sản phải được lập dự toán, xác định nguồn kinh phí cho việc nâng cấp và
tất cả phải được ban giám đốc (hay Hội đồng quản trị) phê chuẩn như quá
trình đầu tư TSCĐ
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
12.Thủ tục thanh lý tài sản cố định
Rủi ro trong giai đoạn này là nhân viên bán tài sản dưới giá thị trường, thanh lý các tài
sản vẫn còn sử dụng được, hoặc tài liệu, hồ sơ liên quan đến tài sản bị thanh lý không
được chuyển đến kế toan. Do vậy, kế toán vẫn tiếp tục trích khấu hao tài sản đã thanh lý
cũng như không ghi giảm tài sản. Để tránh tình trạng này, cần có quy định về thủ tục
thanh lý tài sản. Những thủ tục thông thường là:
➢ Soát xét tình hình sử dụng tài sản định kỳ Thời gian hữu dụng thực tế của tài sản có
thể thay đổi, và khác biệt so với ước tính ban đầu, do vậy, cần soát xét định kỳ để
xem xét liệu có tài sản nào nên thanh lý nếu chúng không còn hữu ích.
➢ Việc soát xét này cần tiến hành ít nhất mỗi năm một lần. Ban xét duyệt nên có đại
diện của phòng kế toán, bộ phận mua, bộ phận sử dụng tài sản.
➢ Một phương pháp khác là lập ra ma trận khả năng sử dụng tài sản (điều này khá đơn
giản đối với các tài sản dùng vào sản xuất) và cần đưa ra quy định là một trong
những nội dung trong báo cáo định kỳ của người quản lý là báo cáo về tình hình sử
dụng tài sản. Thủ tục này sẽ giúp người quản lý quyết định loại bỏ các tài sản không
còn sử dụng được hay không còn hữu ích. Ngoài ra, nếu tài sản đã hết thời gian hữu
dụng hoặc hư hỏng quá nặng, chi phí đầu tư nâng cấp quá lớn, đơn vị nên thanh lý
tài sản.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
12.Thủ tục thanh lý tài sản cố định
➢ Ban hành thủ tục thanh lý tài sản cố định
➢ Nguyên tắc thông thường là bộ phận nào cần thanh lý tài sản cần lập phiếu đề nghị
thanh lý tài sản, Đơn vị nên ban hành chính sách thanh lý tài sản cố định, trong đó
quy định rõ người xét duyệt, điều kiện thanh lý, cách thức xác định giá trị thu hồi
nhằm ngăn chặn những sai phạm nêu trên. Khi thanh lý, cần thành lập hội đồng xét
duyệt về các nội dung nêu trên. Việc thành lập hội đồng thanh lý giúp đơn vị tránh
được việc một cá nhân có thể thông đồng với người ngoài để bán TSCĐ với giá thấp,
hoặc đánh giá sai giá trị tài sản.
➢ Thủ tục thanh lý tài sản cố định thường gồm 3 bước như sau
➢ Bước l : Tổng hợp thông tin thanh lý tài sản cố định
➢ Dựa vào thông tin về các TSCĐ cần thanh lý, bộ phận bán hàng tiến hành tìm người
mua, thỏa thuận giá cả tốt nhất về giá trị thu hồi. Khi thanh lý tài sản, cần lập Biên
bản thanh lý TSCĐ. Bộ phận bản hàng lập Phiếu di chuyển TSCĐ (đính kèm Biên
bản thanh lý TSCĐ) trong đó ghi rõ giá trị thanh lý của tài sản, thông tin về người
mua, hình thức thanh toán.
Thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn
12.Thủ tục thanh lý tài sản cố định
Bước 2: Phát hành hóa đơn và giao tài sản cho người mua.
Nhân viên bán hàng lập hóa đơn bán tài sản cố định căn cứ vào thông tin trên Phiếu di
chuyển TSCĐ. Hóa đơn đính kèm Phiếu di chuyển TSCĐ và Biên bản thanh lý TSCĐ
chuyển cho Kế toán trưởng/Giám đốc tài chính và giám đốc ký. Sau đó, tài liệu này sẽ
được chuyển đến bộ phận kế toán.
Nhân viên lập hóa đơn chuyển hóa đơn đến bộ phận bán hàng để giao tài sản và hóa
đơn cho người mua, yêu cầu người mua ký nhận và chuyển đến kế toán công nợ.
Kế toán ghi giảm tài sản cố định, thu nhập nhượng bán tài sản cũng như nợ phải thu.
Bước 3 : Cập nhật hồ sơ TSCĐ
Kế toán tổng hợp căn cứ vào Phiếu di chuyển TSCĐ và Biên bản thanh lý TSCĐ kiểm
tra dữ liệu TSCĐ đã đứợc ghi nhận trên, Thẻ TSCĐ, sổ cái sau đó lưu vào hồ sơ của
TSCĐ đó.
3.Một số gian lận thường gặp đối với TSCĐHH và thủ tục
kiểm soát thích hợp
1.Mua tài sản cố định không cần thiết hoặc mua với giá cao
2.Lạm dụng tài sản cố định của đơn vị
3.Thanh lý những tài sản còn tốt hoặc thanh lý với giá rất thấp
www.themegallery.com

Company Logo

You might also like