You are on page 1of 4

Nội dung các thủ tục và các vấn đề cần làm rõ trong

quá trình soát xét tài chính


1. Thông tin cơ bản về Công ty

• Thu thập thông tin cơ bản về Công ty như lịch sử hoạt động kinh doanh, thay đổi cơ
cấu vốn, tỷ lệ sở hữu và ngày thành lập Công ty.
• Thu thập thông tin chi tiết về Ban Giám đốc và các vị trí quản lý chủ chốt.
• Thu thập thông tin về cấu trúc quản lý tổng thể.
• Yêu cầu cung cấp thông tin về bản chất các hoạt động và các nguồn thu nhập chính
của Công ty.
• Thu thập thông tin về các chính sách kế toán mà Công ty đang áp dụng.

2. Tài sản cố định

• Kiểm tra tính chính xác, tính phù hợp của việc ghi nhận tài sản cố định.
• Xác định chính sách và thủ tục kế toán áp dụng cho tài sản cố định và khấu hao liên
quan.
• Thu thập thông tin về bản chất của những tài sản cố định được ghi nhận trên sổ sách
kế toán của Công ty, và phân tách những tài sản được ghi nhận theo bản chất các
hoạt động và nguồn thu nhập chính.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

3. Hàng tồn kho

• Soát xét việc ghi nhận các khoản mục hàng tồn kho chủ yếu được ghi nhận trên báo
cáo tài chính và trên cơ sở đó, cần làm rõ những biến động quan trọng hoặc bất
thường của số dư hàng tồn kho.
• Làm rõ các khoản mục hàng tồn kho theo nhóm nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm
tương ứng với từng hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Soát xét tính chính xác của báo cáo tuổi hàng tồn kho, cơ sở định giá hàng tồn kho
và tính đầy đủ của khoản dự phòng lập cho hàng tồn kho lưu chuyển chậm. Trên cơ
sở đó, cần sẽ tiến hành phỏng vấn các nhân viên có kiến thức về hàng tồn kho nhằm
xác định hàng tồn kho lỗi thời cần phải lập dự phòng giảm giá hoặc xoá sổ.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.
4. Các khoản phải thu thương mại, nội bộ, phải thu khác và trả trước của khách
hàng

• Thu thập báo cáo tuổi nợ của các khoản phải thu thương mại, soát xét việc đánh giá
các số dư tài khoản trọng yếu sau ngày kết thúc niên độ kế toán và kiểm tra thời
điểm ghi nhận khoản phải thu nhằm xác định tính hợp lệ và khả năng thu hồi các
khoản phải thu.
• Phân loại các khoản phải thu theo từng nhóm hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Tổng hợp các số dư tài khoản phải thu, làm rõ bản chất của số dư các tài khoản này
và những biến động quan trọng hoặc bất thường, đánh giá khả năng thu hồi của các
khoản phải thu.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

5. Số dư tiền gửi ngân hàng và các khoản vay khác

• Lấy số dư tài khoản tiền mặt và tiền gửi, lập báo cáo nợ dài hạn theo tính chất (vay
ngân hàng, vây bên liên quan, ngày trả hết nợ, vân vân).
• Xem xét các hợp đồng vay/hỗ trợ tài chính và tóm tắt các đặc trưng chính của hợp
đồng.
• Tổng hợp các khoản giải ngân, số tiền giải ngân theo mục đích sử dụng.
• Kiểm tra lãi vay chưa thanh toán và các khoản phí khác được ghi nhận trong kỳ
được soát xét và xác định nguyên nhân.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

6. Các khoản phải trả thương mại, nội bộ và phải trả khác

• Thu thập và soát xét báo cáo tuổi nợ các khoản phải trả thương mại và phải trả khác
để phát hiện các khoản mục bất thường.
• Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi phí trả trước tại ngày kết thúc niên độ kế toán
tương ứng.
• Rà soát và phân loại các khoản trích trước theo các hoạt động kinh doanh của Công
ty.
• Nhận xét từng khoản mục dự phòng quan trọng và những biến động quan trọng hoặc
bất thường.
• Rà soát và xác định rõ bản chất các khoản phải trả khác và các khoản nợ hoãn lại,
nếu có.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

7. Vốn cổ phần và đăng ký sở hữu cổ phần

• Tổng hợp việc đăng ký của các thành viên và tài liệu tham chiếu cho các khoản mục
trên bảng cân đối kế toán của Công ty.
• Rà soát việc ghi nhận vốn chủ sở hữu và các khoản vốn khác.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

8. Doanh thu và các khoản giảm trừ

• Kiểm tra tính tuân thủ trong việc ghi nhận doanh thu.
• Rà soát và xác định cơ cấu doanh thu theo khách hàng và các hoạt động kinh doanh.
• Tổng hợp các khoản giảm trừ và xác định nguyên nhân.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

9. Giá vốn hàng bán

• Kiểm tra tính hợp lý và tính tuân thủ trong việc ghi nhận giá vốn.
• Rà soát và xác định cơ cấu giá vốn hàng bán theo các hoạt động kinh doanh.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

10. Chi phí tài chính – thu nhập tài chính


• Kiểm tra tính hợp lý và tính tuân thủ trong việc ghi nhận.
• Rà soát và xác định nội dung các chi phí tài chính liên quan đến các từng hoạt động
kinh doanh.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

11. Chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp
• Kiểm tra tính hợp lý và tính tuân thủ trong việc ghi nhận.
• Rà soát và xác định nội dung các chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN liên quan
đến các từng hoạt động kinh doanh.
• Xem xét và đề xuất cơ chế phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
theo từng hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

12. Thu nhập và chi phí khác


• Kiểm tra tính hợp lý và tính tuân thủ trong việc ghi nhận.
• Rà soát và xác định bản chất nội dung các khoản thu nhập và chi phí khác.
• Ghi chú các nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh
nghiệp.

13. Thuế
• Xem xét hiện trạng thuế và số dư thuế của doanh nghiệp: TNDN, TNCN, GTGT và
XNK.
• Xem xét báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp trong quá khứ có liên quan đến
việc tuân thủ các qui định về thuế của doanh nghiệp, nếu có.

You might also like