You are on page 1of 21

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN


NỘI DUNG

• Sự hình thành và nội dung các nguyên tắc kế toán


chung
• Các nguyên tắc kế toán chung
• Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán
quốc tế
• Các tổ chức có ảnh hưởng đến thực hành nghề
nghiệp kế toán
Sự hình thành các nguyên tắc
và chuẩn mực kế toán
• Cơ sở:
– Đặc thù nghề nghiệp và kĩ thuật kế toán
– Tính đa dạng của đối tượng sử dụng thông tin
– Sự hạn chế trong tiếp cận với các nghiệp vụ của DN
– Kế toán chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quy định
gắn với quốc gia, ngành, lĩnh vực…
• Nhu cầu:
– Thống nhất cách đọc, hiểu thông tin kế toán
– Thống nhất cách trình bày báo cáo tài chính
– Đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán
Các nguyên tắc kế toán chung

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính (Generally accepted


accounting principles – GAAP)
– Các giả định (environmental assumptions)
– Các khái niệm (concepts)
– Các nguyên tắc (principles)
GAAP

• Giả định về thực thể kinh doanh


 Các hoạt động của một thực thể kinh doanh được
tách biệt khỏi chủ sở hữu của thực thể đó.
 Các hoạt động của thực thể kinh doanh tách biệt
với thực thể khác.
 -> Doanh nghiệp phải lập BCTC riêng, phản ánh
hoạt động của doanh nghiệp.
GAAP

• Hoạt động liên tục (going concern, continuity


assumption)
- Giả định đơn vị hoạt động liên tục
- Giả định đơn vị không chấm dứt hoạt động (giải thể,
phá sản…) trong tương lai định trước (ngắn hơn 12
tháng).
GAAP

• Thước đo tiền tệ (unit of measure assumption)


- Ghi chép và báo cáo kế toán phải sử dụng thước đo
tiền tệ
- Khi lập BCTC, đơn vị tiền tệ tại nơi BCTC được lập
được sử dụng.
GAAP

• Kỳ kế toán (time period assumption)


- Kế toán cần thiết và được phép chia thời gian hoạt
động của đơn vị thành những khoảng thời gian bằng
nhau (kỳ kế toán).
- Báo cáo kế toán được lập để phản ánh hoạt động và
kết quả hoạt động sau mỗi kỳ kế toán.
Kỳ kế toán
GAAP

• Cơ sở dồn tích (accrual basis)


- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế
thu hoặc thực tế chi tiền.
GAAP

• Nguyên tắc giá phí lịch sử (historical cost)


 Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
 Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc
khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài
sản được ghi nhận.
 Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có
quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
GAAP

• Nguyên tắc khách quan


Số liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan
và có thể kiểm tra được, thông tin kế toán không bị
ảnh hưởng bởi bất kì các quan điểm hoặc ý muốn
chủ quan của đối tượng nào.
GAAP

• Nguyên tắc phù hợp (matching)


- Nguyên tắc này được xây dựng từ hai giả định là
hoạt động liên tục và kỳ kế toán
- Chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng
phải phù hợp với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó
và ngược lại.
GAAP

• Nguyên tắc nhất quán (consistency)


- Áp dụng thống nhất chính sách, phương pháp kế
toán trong kỳ kế toán năm
- Giải trình thay đổi về chính sách kế toán trong thuyết
mình BCTC
GAAP

• Nguyên tắc ghi nhận doanh thu (revenue)


- Doanh thu phải được xác định bằng giá trị lợi ích kinh
tế đơn vị nhận hoặc sẽ được nhận khi bán hàng,
cung cấp dịch vụ.
- Thông thường doanh thu được ghi nhận khi có sự
chuyển giao sở hữu hàng hóa cho khách hàng, dịch
vụ hoàn thành và lợi ích kinh tế được hưởng được
coi là tương đối chắc chắn.
- Ghi nhận doanh thu không liên quan đến nghiệp vụ
thu tiền.
GAAP

• Nguyên tắc thận trọng (conservatism)


Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không
chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các
khoản thu nhập;
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả
và chi phí;
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí.
GAAP

• Nguyên tắc trọng yếu (materiality)


- Quy định tính trọng yếu của thông tin kế toán
- Thông tin trọng yếu cần được báo cáo đầy đủ, chính
xác và tách biệt.
GAAP

• Nguyên tắc công khai


- Dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động
của đơn vị kế toán phải được công khai đầy đủ cho
người sử dụng .
Chuẩn mực KT quốc tế và
Chuẩn mực KT Việt Nam
Chuẩn mực kế toán quốc tế
• Mục tiêu: thống nhất cách thức lập và trình bày báo
cáo tài chính trên phạm vi quốc tế
• Tổ chức ban hành: Hội đồng Chuẩn mực Kế toán
Quốc tế (tổ chức nghề nghiệp)
• Tính pháp lý: phụ thuộc vào quy định áp dụng của
từng quốc gia
Chuẩn mực KT quốc tế và
Chuẩn mực KT Việt Nam
Chuẩn mực kế toán quốc tế
• Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (International
Accounting Standards)
• Chuẩn mực quốc tế về lập báo cáo tài chính IFRS
(International Financial Reporting Standards)
• Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS (International
Public Sector Accounting Standards)
• Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập báo cáo tài chính
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs)
• Các hướng dẫn thi hành chuẩn mực kế toán quốc
tế…
Chuẩn mực KT quốc tế và
Chuẩn mực KT Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


• Tổ chức ban hành: Bộ Tài chính
• Tính pháp lý: bắt buộc đối với các DN tại VN
• Nội dung: 26 CMKTVN + 03 CMKTQT

You might also like