You are on page 1of 19

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Giảng viên: Nguyễn Văn Kết

1
NỘI DUNG
Chƣơng 1: Bản chất của hạch toán kế toán
Chƣơng 2: Đối tượng và phương pháp của hạch toán kế toán
Chƣơng 3: Phương pháp chứng từ
Chƣơng 4: Phương pháp tính giá
Chƣơng 5: Phương pháp đối ứng tài khoản
Chƣơng 6: Phương pháp tổng hợp và cân đối
Chƣơng 7: Sổ kế toán và hình thức sổ kế toán
Chƣơng 8: Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

2
CHƢƠNG 1
BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

1.1. Khái niệm

1.2. Lịch sử ra đời

1.3. Các thước đo được sử dụng trong kế toán.

1.4. Vai trò của kế toán.

1.5. Nhiệm vụ của kế toán

1.6. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận.


3
1.1 Khái niệm

 Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý, và


cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài
sản (nguồn vốn) và sự vận động của tài sản trong
các đơn vị nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt
động kinh tế tài chính của đơn vị đó.
 Nó bao gồm các quá trình: quan sát, đo lường, tính
toán, ghi chép và cung cấp thông tin về các hoạt
động kinh tế tài chính trong đơn vị
4
1.2 Lịch sử ra đời

- Hạch toán kế toán ra đời từ thời chiếm hữu nô lệ, khi


những chủ nô muốn kiểm soát đƣợc của cải của mình có
đƣợc từ việc bóc lột sức lao động của nô lệ.

- Ban đầu chỉ là những hình thức sơ khai: khắc lên cây,
lên đất, đá, ...

- Về sau khi chữ viết ra đời thì chuyển sang ghi chép trên
sổ sách giấy tờ

- Ngày nay với việc ghi chép và lƣu trữ thông tin đƣợc
thực hiện trên máy vi tính.
5
1.3 Các thƣớc đo đƣợc sử dụng trong HTKT:

* Sử dụng cả 3 loại thƣớc đo: Hiện vật, lao động và giá


trị nhƣng thƣớc đo giá trị là chủ yếu
 Thƣớc đo hiện vật: Được sử dụng để xác định về mặt SỐ
LƢỢNG tài sản hiện có hoặc đã tiêu hao: cái, kg, con...
 Thƣớc đo lao động: Được sử dụng để xác định SỐ LƢỢNG
thời gian lao động hao phí trong một quá trình kinh doanh:
ngày công, giờ công, khối lượng sp hoàn thành...
 Thƣớc đo giá trị: Sử dụng tiền làm đơn vị thống nhất để
phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, vật tư, tài sản.
 Đây là thước đo quan trọng nhất trong kế toán.
6
1.4 VAI TRÒ CỦA HTKT

 Các nhà quản lý kinh tế: sử dụng TTKT để ra quyết


định và lên kế hoạch về sản xuất, kinh doanh
 Các nhà đầu tƣ, chủ nợ: sử dụng TTKT để ra quyết
định đầu tư và kiểm soát tình hình SD vốn của DN.
 Các cơ quan Nhà nƣớc: sử dụng TTKT để hoạch
định chính sách, thanh tra, kiểm tra.
 Một số đối tƣợng khác: sử dụng TTKT tuỳ thuộc
mục đích cụ thể.
7
1.5 Yêu cầu của thông tin kế toán

 Trung thực, khách quan


 Có thể so sánh được
 Chính xác, kịp thời

8
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận là


các giả định, các khái niệm và các nguyên tắc về
cách thức báo cáo các hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp

9
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

1) Nguyên tắc thực thể kinh doanh: Bất kỳ một đơn vị


kinh tế nào tiến hành hoạt động kinh doanh cũng cần
phải ghi chép, tổng hợp về hoạt động kinh doanh của
mình và báo cáo một cách độc lập.

10
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

2) Nguyên tắc hoạt động liên tục: Đặt ra giả thiết rằng
doanh nghiệp sẽ hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất sẽ
không giải thể trong tương lai gần.

Đây là đ/k để áp dụng các nguyên tắc, chính sách kế toán

11
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

3) Nguyên tắc kỳ kế toán: Phải có sự đánh giá định kỳ về


tình hình SXKD để đề ra các quyết định.
Kỳ kế toán là khoảng thời gian nhất định mà các BCTC
được lập.
Kỳ kế toán năm gọi là niên độ kế toán

1 2 3 4 …

12
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

4) Nguyên tắc thƣớc đo


tiền tệ: Sử dụng một
đồng tiền duy nhất làm
đơn vị thống nhất trong
việc tính toán, ghi chép và
chỉ phản ánh những gì
biểu hiện được bằng tiền.

13
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

5) Nguyên tắc chi phí (giá phí): Việc tính toán tài sản, công nợ,
vốn, doanh thu, chi phí phải dựa trên giá trị thực tế tại thời
điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không quan tâm đến sự
biến động của giá thị trường.

14
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

6) Nguyên tắc doanh thu thực hiện: Doanh thu được ghi
nhận khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao hoặc
dịch vụ được thực hiện cho khách hàng.

15
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

7) Nguyên tắc phù hợp: Doanh thu được tạo ra ở kỳ nào


thì phải ghi nhận chi phí tương ứng tạo ra doanh thu đó

Doanh
thu
Chi
phí

16
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

8) Nguyên tắc nhất quán: Tất cả các khái niệm, các


nguyên tắc, các chuẩn mực và các tính toán phải được
thực hiện nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Đảm bảo
tính có thể so sánh được của thông tin kế toán

17
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

9) Nguyên tắc khách quan: Tài liệu kế toán cung cấp


phải có độ tin cậy cao, không chịu ảnh hưởng của bất
kỳ định kiến chủ quan nào và có thể kiểm tra được.

10) Nguyên tắc công khai: Tất cả các tư liệu và sự việc


có liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt
động phải được thông báo cho người sử dụng.

18
1.6 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƢỢC THỪA NHẬN

11) Nguyên tắc thận trọng: Ghi tăng vốn chủ sở hữu khi
có chứng cớ chắc chắn, ghi giảm vốn chủ sở hữu khi có
chứng cớ có thể.
Cần lập dự phòng trong một số trường hợp nhưng không
được quá cao
12) Nguyên tắc trọng yếu: Một khoản mục được coi là
trọng yếu nếu có lý do hợp lý để khẳng định rằng, nó sẽ
ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin
trên báo cáo tài chính.
19

You might also like