You are on page 1of 20

Chuyên đề 2:

ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG LÝ THUYẾT


KẾ TOÁN

PGS.TS. Phạm Đức Cường


SAA-NEU

NỘI DUNG

 Khái quát chung về đo lường kế toán

 Đo lường kế toán các đối tượng


• Tài sản và đo lường tài sản

• Công nợ và đo lường công nợ

• Doanh thu và đo lường doanh thu

• Chi phí và đo lường chi phí

• Lợi nhuận và đo lường lợi nhuận

 Đo lường và xây dựng lý thuyết kế toán

1
Khái quát chung về đo lường
kế toán

 Trong lĩnh vực kế toán đo lường được thực hiện bởi nó


liên quan nhiều đến định lượng và dữ liệu định lượng
cung cấp nhiều thông tin hơn các dữ liệu định tính.
 Đo lường là cách chuyển đổi thuộc tính của vật chất thay
cho số lượng, theo quy định của luật pháp về các tài sản
này.
 Đo lường các thuộc tính của từng đối tượng kế toán là
chức năng của kế toán
 Có giá trị vì cho phép chúng ta kiểm chứng lại lý thuyết đo
lường nói chung và đo lường kế toán nói riêng.

Khái quát chung về đo lường


kế toán

 Các loại thước đo:


• Thước đo danh nghĩa: được sử dụng như là
ký hiệu

• Thước đo thứ tự: dãy hoạt động xếp hàng

• Thước đo khoảng cách: ví dụ đo nhiệt độ

• Thước đo tỷ lệ: %

2
Khái quát chung về đo lường
kế toán

 Các loại đo lường:


• Đo lường cơ bản: thể hiện bằng số các thuộc tính của sự
vật, hiện tượng theo các quy luật tư nhiên mà không dựa
vào các tính toán hoặc các biến số, ví dụ chiều rộng, chiều
dài, điện trở, số lượng, dung lượng,…
• Đo lường phái sinh: phụ thuộc vào đo lường của 2 hoặc
nhiều nhân tố lượng hóa, ví dụ đo lường mật độ.
• Đo lường thừa nhận: thừa nhận các khái niệm chưa được
kiểm định.
• Yêu/ghét
• Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Khái quát chung về đo lường


kế toán

 Sai sót trong đo lường có thể do:


• Các hoạt động liên quan đến thuộc tính được đo lường
• Người đo lường
• Dụng cụ dùng để đo lường
• Môi trường thực hiện việc đo lường
• Thuộc tính đo lường không rõ ràng, sự vật được đo
lường không rõ ràng, đặc biệt với sự vật không thể đo
lường trực tiếp.

3
Tài sản và đo lường tài sản

 Tài sản và bản chất của tài sản:


• Có nhiều khái niệm về tài sản do các tổ
chức nghề nghiệp hoặc các học giả
nghiên cứu kế toán đề xuất, với các nội
dung đa dạng.

Tài sản và đo lường tài sản

 Ba bộ phận quan trọng trong khái niệm tài


sản:
• Lợi ích kinh tế tương lai
• Phải thuộc quyền kiểm soát của một đơn vị cụ thể
• Kết quả của một sự kiện hoặc nghiệp vụ trong quá
khứ

• Một số đối tượng thỏa mãn định nghĩa tài


sản nhưng lại không được ghi nhận???

4
Tài sản và đo lường tài sản

 Đo lường tài sản:


 Các thuộc tính của tài sản được sử dụng để đo lường
 Đo lường khác nhau áp dụng cho các nhóm tài sản khác
nhau:
• Các khoản trả trước
• Các khoản phải thu
• Tiền
• Các khoản phí hoãn lại
• Trong một số trường hợp, việc đo lường là không dễ
dàng.

Tài sản và đo lường tài sản


 Các thuộc tính của tài sản được sử dụng để đo lường
 thời gian sử dụng,

 thời gian hữu ích,

 chi phí thực tế,

 chi phí thay thế,

 giá bán hiện hành,

 giá bán tương lai,

 giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai,…

 Theo quan điểm của trường phái hiện đại, việc ghi nhận theo
thước đo tiền tệ và việc theo dõi sự vận động của các đối tượng
theo thước đo tiền tệ dưới dạng dòng tiền vào ra.

10

5
Tài sản và đo lường tài sản

 Các khoản trả trước: Thuộc nhóm này bao gồm:


 những tài sản giữ để bán (như hàng tồn kho, các loại chứng khoán)

 các tài sản giữ để sử dụng bao gồm tài sản cố định (nhà cửa, đất đai,
máy móc thiết bị,…)

 và các chi phí trả trước cho các khoản dịch vụ (như chi phí bảo hiểm
trả trước, chi phí thuê TSCĐ trả trước,…).

 Tài khoản theo dõi các khoản này được gọi là tài khoản treo “suspense
account” nơi mà các khoản chi tiêu được ghi nhận cho đến khi doanh
thu mà các khoản chi tiêu này tạo ra phát sinh theo nguyên tắc phù
hợp doanh thu và chi phí.

11

Tài sản và đo lường tài sản

 Các khoản trả trước: Các khoản chi tiêu được doanh nghiệp thực hiện
với kỳ vọng về lợi ích kinh tế tương lai.
 Trong một số trường hợp, các lợi ích kinh tế phát sinh khi tài sản được bán.

 Trong nhiều trường hợp khác, các lợi ích kinh tế sẽ thu được khi các tài sản được
sử dụng, ví dụ tài sản cố định.

 Lợi ích kinh tế, trong đa số trường hợp, có thể đo lường được thông qua thước đo
tiền tệ. Trong nhiều trường hợp, các lợi ích kinh tế sẽ khó có thể đo lường.
 Ví dụ, việc doanh nghiệp lắp đặt thêm hệ thống điều hòa nhiệt độ tại phân xưởng
sản xuất sẽ làm tăng năng suất lao động của người lao động.

 Theo KT hiện đại, nếu một khoản chi tiêu và sử dụng trong 1 năm thì
không được ghi nhận vào nhóm tài sản tài sản này, mà ghi vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.

12

6
Tài sản và đo lường tài sản

 Các khoản trả trước và Nguyên tắc thận trọng:


 Nguyên tắc thận trọng phải được áp dụng cho những tài sản nắm giữ
với mục tiêu bán ra ngoài, không áp dụng cho những tài sản nắm giữ
với mục tiêu sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
o TS mua về để bán, nếu có sự giảm giá trị, thì phải lập dự phòng

o TS mua về cho hoạt động SXKD thì cuối kỳ phải trích khấu hao và đưa vào
chi phí, (cả phần thiệt hại do có sự giảm giá).

 Các tài sản có sự giảm giá trị thường được xử lý theo các cách thức
khác nhau. Theo IFRS, các tài sản được giữ cho sản xuất kinh doanh
thường được đánh giá lại gần sát với giá phí hiện hành của tài sản đó.

13

Đo lường tài sản- Công nợ phải thu

 với các khoản phải thu, dòng tiền vào tương lai
được đo lường
Quá khứ/Tương lai Thực tế/Dự toán Dòng vào/Ra

Các khoản trả trước Quá khứ Thực tế Dòng ra

Các khoản phải thu Tương lai Dự toán Dòng vào

 Một khoản phải thu bao gồm giá gốc (giá vốn) hàng bán cộng với các chi phí
chung và cộng với một phần lãi kế toán dự tính.

 các khoản phải thu, theo kế toán hiện đại cũng chịu sự ảnh hưởng của nguyên
tắc thận trọng trong kế toán

14

14

7
Đo lường tài sản-Tiền
 Đặc điểm:
 Tiền thực chất là tài sản tồn tại trực tiếp dưới trạng thái giá trị.

 Tiền không được sử dụng như các tài sản tài sản cố định để tạo ra doanh thu,
không được bán như hàng tồn kho để thu lợi nhuận.

 Tiền cũng không phải là quyền thu tương lai kiểu như các khoản phải thu.

 Tiền là tài sản bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Những lợi ích kinh tế tương lai bao
gồm sự trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc thu được các khoản lãi từ việc
cho vay.

 Tiền mang hai đặc trưng cơ bản là lưu trữ và trao đổi tiện ích nhất.

 Các kế toán viên không đo lường tiền theo giá gốc của nó hoặc đo lường
lợi ích kinh tế tương lai của tiền. Kế toán chỉ đo lường và ghi nhận giá trị
hiện hành.

 Tiền được ghi nhận là một tài sản với tính thanh khoản cao nhất trên
bảng cân đối kế toán.

15

15

Đo lường tài sản- các khoản phí hoãn lại


(deferred charges)
 Khái niệm và đặc điểm:
 Phí hoãn lại là những khoản chi phí đã thực sự phát sinh nhưng được
tính vào kỳ kinh doanh tương lai bởi khoản lợi ích kinh tế tương lai mà
khoản phí này mang lại.

 Cơ sở áp dụng cho khoản phí hoãn lại chính là nguyên tắc phù hợp
doanh thu và chi phí.

 Phí hoãn lại thường được phân loại như là một loại tài sản dài hạn bởi sự
liên quan của chí đến các kỳ kế toán khác nhau. Các khoản phí hoãn lại
không có hình thái vật chất cụ thể. Một số dạng của phí hoãn lại gồm:
(1) chi phí cấu trúc lại doanh nghiệp; (2) phí di chuyển doanh nghiệp;
(3) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại,…

 Phí hoãn lại không có hình thái vật chất nhưng chúng lại được liệt kê
như là một loại tài sản trên bảng cân đối kế toán.
16

16

8
Công nợ và đo lường công nợ

 Khái niệm và bản chất của công nợ

 Ghi nhận nợ phải trả

 Đo lường công nợ

17

Công nợ và đo lường công nợ


 Khái niệm và bản chất của công nợ:

 Kohler, E. đã đưa ra khái niệm về công nợ “…một khoản

tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức (con nợ) đang nợ một

đối tượng khác (chủ nợ). Con nợ phải trả lại bằng tiền

hoặc hàng hóa, dịch vụ, và dẫn đến một tài sản hoặc dịch

vụ nhận được hoặc một khoản thiệt hại phát sinh…”

 Theo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay, công nợ “Là

nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự

kiện trong quá khứ và việc thanh toán khoản phải trả này

dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp”

 Nhận xét gì về hai khái niệm này????

18

9
Ghi nhận nợ phải trả

 Theo chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như Việt


nam, các khoản nợ phải trả được ghi nhận khi:
 có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải
dùng một lượng tiền chi ra, hoặc hy sinh các khoản
lợi ích kinh tế tương lai để trang trải cho những nghĩa
vụ hiện tại.

 Để ghi nhận trên các báo cáo tài chính, các khoản nợ
phải trả phải xác định được một cách đáng tin cậy.

19

19

Đo lường công nợ
 Công nợ có nhiều đặc điểm có thể đo lường được.
 Ví dụ, công nợ đề cập đến số tiền phải được thanh toán
vào ngày lập báo cáo tài chính;
 công nợ là số tiền cần phải thanh toán vào ngày đáo hạn;
 công nợ bao gồm giá trị hiện tại của khoản tiền sẽ thanh
toán vào ngày đáo hạn
 và công nợ cũng đề cập đến giá trị danh nghĩa của khoản
công nợ.
 Kế toán VN hiện nay đo lường công nợ theo chỉ tiêu nào
nêu trên?????

20

20

10
Đo lường công nợ
 Ví dụ, ngày 1/1/N DN mua một chịu hàng với trị giá hàng là
1 tỷ đồng, thời hạn t.toán một năm với lãi suất 10%/năm, và
nếu t.toán trước hạn thì phải trả tiền phạt 20 triệu.
 Kế toán ghi nhận nợ n.bán bao nhiêu trên BCĐKT ngày mua
hàng?
 Nếu kế toán giả sử khoản nợ sẽ được thanh toán vào cuối năm
(31/12/N) thì số tiền ghi nhận là 1,020 tỷ.
 Nếu kế toán ghi nhận theo ngày đáo hạn thì khoản nợ là 1,1 tỷ.
 Nếu kế toán ghi nhận theo giá trị hiện tại của khoản tiền thanh
toán tương lai với tỷ lệ chiết khấu dòng tiền giả sử là 8% thì khoản
nợ ghi nhận là 1,018 tỷ.
 Và nếu kế toán ghi nhận khoản nợ theo giá trị danh nghĩa thì
khoản nợ là 1 tỷ.

21

21

Giải thích ví dụ
 Nguyên tắc hoạt động liên tục: khoản nợ sẽ được thanh toán
vào ngày đáo hạn chứ không phải ngày lập báo cáo tài chính.

 Nguyên tắc thận trọng: Kế toán cũng không muốn lựa chọn chủ
quan về tỷ lệ chiết khấu, nên kế toán cũng không ghi nhận
khoản nợ theo giá trị hiện tại của khoản nợ tương lai.

 Nguyên tắc dồn tích: Kế toán không muốn ghi nhận toàn bộ số
tiền phải trả khi đáo hạn, bởi khoản lãi chỉ được tính khi khoản
nợ đến hạn thanh toán.

 Theo quan điểm của kế toán hiện đại, kế toán viên sẽ lựa chọn
phương án ghi nhận khoản nợ theo giá trị danh nghĩa của khoản
nghĩa vụ đó- khoản tiền đã thỏa thuận và ghi nhận trên hợp
đồng kinh tế tại ngày mua hàng.

22

22

11
Đo lường công nợ-Giải thích VD

 Ghi nhận theo giá trị danh nghĩa của khoản nợ là khách quan
và nhất quán với nguyên tắc hoạt động liên tục và nguyên tắc
dồn tích.

 Đây là khoản tiền đã được hai bên thỏa thuận và được ghi
trong hợp đồng.

 Nói cách khác công nợ phản ánh dòng tiền ra thực tế tương lai,
không điều chỉnh cho giá trị thời gian của khoản nợ và lãi suất.

 Cách thức này nhất quán với việc đo lường tài sản, và được gọi
là phương pháp đo lường theo giá gốc.

23

23

Doanh thu và đo lường doanh thu

 Khái niệm doanh thu và thu nhập


 Ghi nhận doanh thu
 Đo lường bằng lợi ích kinh tế tương lai

24

12
Doanh thu và đo lường doanh thu

 Khái niệm doanh thu và thu nhập:


 Định nghĩa theo quan điểm hiện đại:
 DT là phần duy trì trọn vẹn vốn cổ phần

 Định nghĩa theo kế toán giá gốc:


 doanh thu là dòng vào các nguồn lực hoặc sự
giảm đi của các khoản nợ trong kỳ kế toán và là
kết quả của quá trình bán sản phẩm, hàng hóa,
hoặc cung cấp dịch vụ.

25

Ví dụ

 Ngày 20/3/2020 Vietnam Airline bán


vé 2 chiều Hà Nội-Đà Nẵng cho khách
hàng, ngày bay 20/6/2020, trị giá 3
triệu đồng.
 Doanh thu dịch vụ vận chuyển ghi nhận
tại Vietnam Airline vào ngày nào?

<Ke toan quan tri> 26

26

13
Doanh thu và đo lường
 Ghi nhận doanh thu:
 Có xác định được không?

 Có thị trường hoạt động không hay giao dịch nội bộ?

 Quyền sở hữu hàng đã chuyển giao hay chưa?

 Đo lường bằng lợi ích kinh tế tương lai có liên quan đến sự gia tăng
về tài sản hoặc giảm nợ phải trả, và xác định tin cậy.

 Tất cả các vấn đề nêu trên hiện nay đã được chuẩn hóa trong các
chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo đó,
 Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong BCKQKD khi thu được lợi
ích kinh tế tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ
phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

27

27

Chi phí và đo lường chi phí

 Bản chất của chi phí

 Ghi nhận chi phí

 Đo lường chi phí

28

14
Chi phí và đo lường chi phí
 Bản chất của chi phí:
 Henderson và Peirson đã định nghĩa chi phí là những
dòng ra hoặc các nguồn lực chi tiêu và những khoản
nợ trong kỳ kế toán với mục tiêu tạo ra doanh thu.
 Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay định nghĩa chi
phí “là sự giảm đi của lợi ích kinh tế trong một kỳ kế
toán, dưới hình thức dòng ra hoặc sự suy giảm của tài
sản hoặc sự phát sinh của nợ phải trả, kết quả là làm
giảm vốn CSH, không bao gồm các khoản rút vốn của
chủ sở hữu”
 Sự khác biệt hai khái niệm này???

29

Chi phí và đo lường chi phí

 Bản chất của chi phí:


 CP đều là những dòng ra, hoặc các nguồn lực hy sinh.

 Chi phí có thể là những khoản nợ phát sinh trong kỳ.

 Một thuộc tính quan trọng nhất trong khái niệm này chính là mối
quan hệ nhân quả giữa chi phí và doanh thu:
 doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí thì mới có doanh thu thu về. Và,
chi phí sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

30

15
Ghi nhận chi phí
 Việc đo lường và ghi nhận chi phí là tương đối
phức tạp (?)
 Thực hành kế toán chỉ ra rằng chi phí thường được
đo lường theo giá gốc của các nguồn lực sử dụng
hoặc các khoản nợ phát sinh để tạo ra doanh thu.

 Việc ghi nhận một khoản chi phí sẽ phức tạp


hơn việc đo lường chi phí. Kế toán viên phải
dựa vào nguyên tắc phù hợp để thực hiện
công việc khó khăn này.

31

Ghi nhận và đo lường chi phí


 CPSXKD và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi
ích kinh tế trong tương lai qua việc giảm tài sản hoặc tăng nợ
phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.

 Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh phải
tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

 Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích
kinh tế trong các kỳ sau.

32

16
Lợi nhuận và đo lường lợi nhuận

 Bản chất của lợi nhuận:


 Lợi nhuận của một doanh nghiệp là số có thể được phân chia như là
cổ tức trong khi duy trì được lượng vốn (capital) ban đầu.

 Công thức xác định lợi nhuận:

P = D + (K1- K0)
 Trong đó:

P là lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán

D: là cổ tức thanh toán trong kỳ

K1 là vốn cuối kỳ kế toán

K0 là vốn đầu kỳ kế toán

33

Lợi nhuận và đo lường lợi nhuận

 Đo lường lợi nhuận:


• Theo kinh tế học

• Theo dòng vào ra của vốn sau quá trình


hoạt động

34

17
Lợi nhuận và đo lường LN

 Theo kinh tế học:

 lợi nhuận được đo lường như là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu sau
một kỳ kế toán cộng hoặc trừ đi các khoản cổ tức đã trả trong kỳ
kế toán đó. Chúng ta có thể diễn đạt điều này qua công thức sau:

P = D +(K1- K0) - A

 Trong đó:
 P là lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán

 D: là cổ tức thanh toán trong kỳ

 K1 là vốn cuối kỳ kế toán

 K0 là vốn đầu kỳ kế toán

 A là vốn đóng góp của chủ sở hữu trong kỳ

35

35

Lợi nhuận và đo lường LN

 Cách thứ hai đo lường lợi nhuận qua dòng vào ra của vốn
sau quá trình hoạt động.

 Công thức đơn giản hóa: P = R – E, trong đó:


 R là doanh thu hoặc phần bổ sung vốn từ các hoạt động trong kỳ.

 E là chi phí hoặc sự giảm đi về vốn cho các hoạt động trong kỳ

 Phương thức thứ hai này bỏ qua cổ tức và vốn góp của chủ
sở hữu bởi chúng không phải là bộ phận cấu thành của lợi
nhuận doanh nghiệp. Phương pháp tính này giả sử rằng
trong kỳ không có sự thay đổi của vốn cổ phần.

36

36

18
Đo lường và lý thuyết kế toán
 Lý thuyết đo lường cho chúng ta thấy rằng có nhiều thước đo
được sử dụng trong kế toán.
 Thước đo tỷ lệ là đo lường thừa nhận có cơ sở lý thuyết kém
bền vững, nhiều chủ quan, tùy tiện do vậy kém tịn cậy hơn.
 Lí thuyết kế toán thực dụng chi phối từ đầu cho đến cuối
những năm 50 của thế kỉ 20.
 Giai đoạn học thuyết chuẩn tắc trong kế toán dựa trên các lý
thuyết kinh tế về giá trị và các điều chỉnh được thực hiện theo
ảnh hưởng của lạm phát khi đo lường giá trị.

37

Đo lường và lý thuyết kế toán

 Đầu những năm 1970 học thuyết kế toán thực


chứng tập trung vào các thử nghiệm và kiểm định
thực tế.
 Các nhà học thuyết thực chứng quan tâm đến kiểm
định các giả thiết mà các nhà học thuyết chuẩn hóa
chấp nhận.

 Lý thuyết kế toán thực chứng hướng đến đo lường


tin cậy để hướng đến tính tin cậy và chính xác của
kết quả đo lường.

38

19
Câu hỏi thảo luận và ôn tập
1. Hãy mô tả các mức độ của đo lường. Cho ví dụ về mỗi loại mức độ.
Những mức độ đo lường nào thường được sử dụng trong kế toán?
2. Hãy trình bày các loại đo lường. Đo lường nào thường được sử dụng
trong kế toán và tại sao?
3. Trình bày các nguyên nhân có thể dẫn đến sai sót trong đo lường?
4. Trình bày sự khác nhau giữa khái niệm về tính chính xác và độ tin cậy
của đo lường. Những khái niệm này liên quan đến việc kiểm định một lí
thuyết như thế nào?
5. Hãy bình luận về tuyên bố sau: Kế toán là một phân nhánh của toán
học. Nó chỉ là phân tích và do vậy kế toán là khoa học thuần túy?

39

20

You might also like