You are on page 1of 27

1

CHƯƠNG 3.
ĐIỀU CHỈNH TÀI KHOẢN

Giới Thiệu Chương


 Trong Chương 1, các bạn đã học được công thức
rút gọn:
Thu nhập thuần = Doanh thu – Chi phí
 Trong Chương 2, các bạn đã học được một số quy
định trong ghi nhận các giao dịch về doanh thu và
chi phí.
 Nhưng có nhiều thứ thực ra không đẹp đẽ và gọn
gàng như vậy. Trên thực tế, các công ty thường khó
xác định khoảng thời gian họ nên báo cáo về một số
khoản doanh thu và chi phí. Nói cách khác, trong đo
lường thu nhập ròng, yếu tố thời gian rất quan trọng.
2

3
MỤC TIÊU HỌC TẬP

4
MỤC TIÊU HỌC TẬP 1
GIẢI THÍCH CƠ SỞ DỒN TÍCH TRONG KẾ TOÁN VÀ LÝ DO PHẢI THỰC
HIỆN CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH

Kế Toán Cơ Sở Dồn Tích và


Bút Toán Điều Chỉnh

Giả định kỳ kế toán:


kế toán chia đời sống kinh tế
của một doanh nghiệp thành
các thời kỳ giả định. Giả định
này được gọi là giả định thời kỳ
3

5
NĂM TÀI CHÍNH VÀ NĂM DƯƠNG LỊCH

• Các kỳ kế toán thường có thời gian là một tháng, một quý,


hoặc một năm.
• Kỳ kế toán tháng hay quý gọi là kỳ giữa niên độ.
• Hầu hết doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý và
năm.
• Năm tài chính = Kỳ kế toán có độ dài một năm.
• Năm Dương lịch = Từ 1 tháng Giêng tới 31 tháng 12.
• Đôi khi cũng có sự thay đổi về thời điểm kết thúc niên độ của
một công ty từ năm này qua năm khác, làm cho kỳ kế toán có
thể dài 52 hoặc 53 tuần.

6
KẾ TOÁN CƠ SỞ DỒN TÍCH VÀ CƠ SỞ TIỀN

Kế toán cơ sở dồn tích


• Các giao dịch được ghi nhận trong kỳ phát sinh sự kiện.
• Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi hoàn tất việc cung
cấp dịch vụ (thay vì ghi nhận khi họ nhận được tiền).
• Chi phí được ghi nhận khi phát sinh (thay vì khi đã chi trả).
• Kế toán cơ sở dồn tích phù hợp với IFRS.

Kế toán cơ sở tiền mặt


• Doanh thu được ghi nhận khi tiền đã được thu.
• Chi phí được ghi nhận khi tiền đã được chi trả.
• Kế toán cơ sở tiền mặt không phù hợp với IFRS
4

7
GHI NHẬN DOANH THU VÀ CHI PHÍ

8
IFRS TRONG GHI NHẬN DOANH THU & CHI PHÍ
5

9
SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH

• Bút toán điều chỉnh đảm bảo rằng các nguyên


tắc ghi nhận doanh thu và chi phí được tuân thủ.
• Được yêu cầu mỗi khi doanh nghiệp lập BCTC.
• Bao gồm một tài khoản liên quan tới báo kết quả
hoạt động và một cái khác trên báo cáo tình hình
tài chính.
Các lý do:
1. Một số sự kiện không được ghi nhận hàng ngày vì
không cần thiết (sử dụng vật tư, tiền công).
2. Một số chi phí chưa được ghi nhận trong suốt kỳ kế
toán vì những chi phí này hết hiệu lực dần theo thời
gian chứ không phải từ giao dịch hàng ngày.
3. Một số khoản mục chưa được ghi chép.

10
CÁC LOẠI BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH

Các khoản phân bổ:


1. Chi phí trả trước: Chi phí được thanh toán bằng tiền trước khi
được sử dụng hoặc tiêu dùng.
2. Doanh thu chưa thực hiện: Tiền thu được trước khi thực hiện
dịch vụ.

Các khoản dồn tích:


1. Doanh thu dồn tích: Doanh thu đối với dịch vụ đã thực hiện
nhưng chưa thu tiền hoặc chưa ghi nhận.
2. Chi phí dồn tích: Chi phí phát sinh nhưng chưa được thanh
toán bằng tiền hoặc chưa được ghi nhận.
6

11

Phân tích
từng tài
khoản để
xác định
tính đầy
đủ và cập
nhật cho
việc lập
báo cáo
tài chính

12
BÀI THỰC HÀNH

Đáp án 1.f 2.e 3.c 4.b


7

13
MỤC TIÊU HỌC TẬP 2
LẠP
̂ BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN
CHỜ PHÂN BỔ

Các khoản phân bổ là chi phí hoặc doanh thu


được ghi nhận tại thời điểm sau khi đã trao đổi tiền.

Hai hình thức của các khoản chờ phân bổ là


• chi phí trả trước
• doanh thu chưa thực hiện

14
BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Chi phí trả trước là những giá trị sẽ hết hạn theo thời gian
(ví dụ: tiền thuê và bảo hiểm) hoặc thông qua sử dụng (ví dụ:
vật tư).

Trước khi điều chỉnh, tài sản bị ghi nhận cao hơn và chi phí bị
ghi nhận thấp hơn.
8

15
VẬT TƯ
Thay vì ghi nhận chi phí hằng ngày khi vật tư được sử dụng, các
công ty chỉ cần ghi nhận chi phí vật tư vào cuối kỳ kế toán.

Giả sử: Yazici Advertising đã mua vật tư


với giá trị ₺2,500 vào ngày 5/10. Yazici
đã ghi nhận việc mua bằng việc ghi tăng
(ghi nợ) tài khoản Vật Tư. Tài khoản này
biểu thị số dư ₺2,500 trong bảng cân đối
thử tại ngày 31/10. Khi kiểm đếm hàng
tồn kho tại thời điểm kết thúc kinh doanh
ngày 31/10 cho thấy còn lại ₺1,000 vật
tư.

Giải thích: Ghi bút toán điều chỉnh vật tư


như thế nào?

16
ĐIỀU CHỈNH VẬT TƯ
9

17
BẢO HIỂM

Giả sử: Vào ngày 4/10 Yazici


Advertising đã thanh toán ₺600 cho hợp
đồng bảo hiểm hỏa hoạn 1 năm. Số tiền
bảo hiểm bắt đầu tính từ ngày 1/10.
Yazici ghi nhận thanh toán bằng việc
tăng (ghi nợ) Bảo Hiểm Trả Trước.

Giải thích: Ghi bút toán điều chỉnh bảo hiểm


như thế nào?

18
ĐIỀU CHỈNH BẢO HIỂM
10

19
KHẤU HAO

Khấu hao là quá trình phân bổ giá


gốc của một tài sản vào chi phí trong
suốt quá trình sử dụng tài sản đó.

Khấu hao là một khái niệm về sự


phân bổ, không phải là khái niệm về
giá trị.

Nghĩa là, khấu hao sẽ phân bổ một


phần giá gốc của tài sản vào kỳ kế
toán mà tài sản được sử dụng.

Khấu hao không cố gắng báo cáo


về sự thay đổi thực sự về giá trị
của tài sản.

20
ĐIỀU CHỈNH CHO KHẤU HAO
11

21
KHẤU HAO LUỸ KẾ & TRÌNH BÀY BÁO CÁO

Khấu Hao Lũy Kế được gọi là tài khoản điều chỉnh giảm tài sản.
Tài khoản này sẽ được trừ với một tài khoản tài sản trên báo cáo
tình hình tài chính

Trình bày báo cáo

Giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại: Khoản chênh lệch giữa
nguyên giá của tài sản khấu hao và số khấu hao luỹ kế đã trích.

22
TÓM TẮT KẾ TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
12

23
DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN

Khi doanh nghiệp nhận tiền trước khi hoàn thành việc cung cấp
dịch vụ, họ ghi nhận một khoản nợ bằng cách ghi tăng (ghi Có)
trên tài khoản Nợ phải trả, gọi là doanh thu chưa thực hiện.

Trước khi điều chỉnh, khoản nợ phải trả bị ghi cao hơn, và
ngược lại, doanh thu bị ghi thấp hơn.

24
DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN

Giả sử: Yazici Advertising đã


nhận ₺1,200 vào ngày 2/10 từ R.
Knox cho dịch vụ quảng cáo dự
kiến hoàn thành vào ngày 31/12.
Yazici đã ghi có cho Doanh thu
Dịch Vụ Chưa thực Hiện. Tài
khoản nợ phải trả này có số dư là
₺1,200 trong cân đối thử ngày
31/10.

Giải thích: Ghi bút toán điều


chỉnh khoản doanh thu quảng
cáo như thế nào?
13

25
ĐIỀU CHỈNH DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN

26
KẾ T O Á N CHO DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN
14

27

28
MỤC TIÊU HỌC TẬP 3
LẬP BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN DỒN TÍCH

Các khoản dồn tích được dùng để ghi nhận:


• Doanh thu dồn tích Các khoản doanh thu dịch
vụ đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được ghi nhận
tại ngày báo cáo.
Chi phí dồn tích Các khoản chi phí đã phát sinh
nhưng vẫn chưa được thanh toán hoặc ghi nhận
tại ngày báo cáo.
15

29
DOANH THU DỒN TÍCH
Doanh thu về dịch vụ được thực hiện nhưng chưa được ghi
nhận tại ngày lập báo cáo là doanh thu dồn tích.
Một bút toán điều chỉnh ghi nhận khoản phải thu tồn tại tại
ngày lập báo cáo tình hình tài chính và doanh thu cho dịch vụ
được thực hiện trong kỳ.
Trước khi điều chỉnh, cả tài sản và doanh thu bị ghi nhận
thấp hơn.

30
DOANH THU DỒN TÍCH

Giả sử: Trong tháng 10, Yazici


Advertising hoàn thành dịch vụ
trị giá ₺200 nhưng chưa xuất
hoá đơn cho khách hàng trong
hoặc trước ngày 31/10. Bởi vì
các dịch vụ này chưa xuất hoá
đơn nên chúng chưa được ghi
nhận.

Giải thích: Điều chỉnh doanh


thu dồn tích như thế nào?
16

31

DOANH THU DỒN TÍCH


32
KẾ TOÁN DOANH THU DỒN TÍCH
17

33
CHI PHÍ DỒN TÍCH
Chi phí phát sinh nhưng chưa thanh toán hoặc chưa ghi nhận tại
ngày lập báo cáo được gọi là chi phí dồn tích. Lãi, thuế và lương
là ví dụ phổ biến của chi phí dồn tích.

Trước điều chỉnh, nợ phải trả và chi phí bị ghi nhận thấp hơn.

34
LÃI DỒN TÍCH

Giả sử: Yazici Advertising ký một thương phiếu phải trả


kỳ hạn 3 tháng với số tiền ₺5,000 vào ngày 1/10.
Thương phiếu yêu cầu Yazici phải trả lãi theo mức lãi
suất 12% mỗi năm.

Giải thích:
(1) Xác định số lãi được ghi nhận như thế nào?
(2) Thiết lập điều chỉnh khoản lãi dồn tích như thế nào?

(1)
18

35
LÃI DỒN TÍCH

36
LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG DỒN TÍCH

Giả sử: Tại 31 tháng 10, khoản lương của 3 ngày làm việc thể hiện
khoản chi phí dồn tích cùng với khoản nợ phải trả của Yazici. Nhân viên
nhận tổng cộng ₺2,000 cho mỗi tuần làm việc 5 ngày, hoặc ₺400 mỗi
ngày. Như vậy, lương dồn tích tại 31/10 là ₺1,200 (₺400 × 3).

Giải thích: Cách lập bút toán điều chỉnh lương và tiền công dồn tích?
19

37

LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG DỒN TÍCH


38
KẾ TOÁN CHI PHÍ DỒN TÍCH
20

39
TỔNG HỢP CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN

1) Các bút toán điều chỉnh không liên quan tới ghi Nợ hay ghi Có tài khoản
tiền.
2) Mỗi bút toán điều chỉnh đều ảnh hưởng tới một tài khoản thuộc báo cáo
tình hình tài chính và một tài khoản thuộc báo cáo kết quả hoạt động.

40
TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
21

41
TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH (TT)

42

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG


•Lập bút toán điều chỉnh vào cuối mỗi kỳ để ghi nhận doanh thu dịch vụ đã
hoàn thành và chi phí đã phát sinh.
•Đừng quên lập bút toán điều chỉnh cho các khoản dồn tích. Bút toán điều
chỉnh cho khoản dồn tích sẽ làm tăng cả tài khoản báo cáo tình hình tài chính
lẫn tài khoản báo cáo kết quả hoạt động.
22

43
MỤC TIÊU HỌC TẬP 4
MÔ TẢ BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MỘT BẢNG CÂN ĐỐI
THỬ ĐÃ ĐIỀU CHỈNH

Bảng cân đối thử đã điều chỉnh:

• Chứng tỏ sự cân đối giữa tổng số dư bên Nợ và số dư


bên Có của sổ Cái sau khi thực hiện tất cả các điều
chỉnh.
• Cơ sở ban đầu cho việc soạn lập BCTC.

44

BẢNG CÂN ĐỐI THỬ ĐÃ ĐIỀU CHỈNH


23

BẢNG CÂN ĐỐI THỬ ĐÃ ĐIỀU CHỈNH


45

46

- BCTC
24

47

48
MỤC TIÊU HỌC TẬP *6
THẢO THUẬN CÁC KHÁI NIỆM BCTC

Mục tiêu của


Mức 1
Báo cáo tài chính
Các đặc tính chất lượng Các yếu tố của báo
Mức 2
của thông tin cáo tài chính
Ghi nhận và đo lường
Mức 3
các yếu tố của báo cáo tài chính
25

49
ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TIN HỮU ÍCH
Đặc tính cơ bản

50
ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TIN HỮU ÍCH

Đặc tính bổ sung

Có thể so (1) các công ty khác nhau cùng sử dụng các nguyên tắc kế
sánh được toán giống nhau và
(2) Một công ty sử dụng các nguyên tắc và phương pháp kế
toán giống nhau từ năm này qua năm khác
Nhất quán (1) một công ty sử dụng các nguyên tắc và phương pháp kế
toán giống nhau từ năm này qua năm khác
Có thể kiểm nếu các nhà quan sát độc lập, sử dụng các phương pháp
chứng tương tự, sẽ thu được kết quả tương tự
Kịp thời sẵn có cho những người ra quyết định trước khi nó mất khả
năng gây ảnh hưởng tới các quyết định
Dễ hiểu Thông tin được trình bày rõ ràng và súc tích, để người sử
dụng thông tin có thể diễn giải nó và hiểu rõ ý nghĩa của nó.
26

51
CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG BCTC

52
CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG BCTC
27

53
CÁC NGUYÊN TẮC TRONG BCTC
Nguyên Tắc Đo Lường
IFRS thường sử dụng một trong hai nguyên tắc đo lường,
nguyên tắc giá lịch sử hoặc nguyên tắc giá trị hợp lý. Lựa
chọn theo nguyên tắc nào để tuân thủ thường liên quan đến
sự đánh đổi giữa sự thích hợp và trình bày trung thực.

Nguyên Tắc Giá Lịch Sử. Nguyên tắc giá lịch sử (hoặc
nguyên tắc giá gốc) cho rằng các công ty ghi nhận tài sản theo
giá thực tế của chúng. Điều này không chỉ đúng tại thời điểm
tài sản được mua mà cả trong suốt thời gian tài sản được nắm
giữ.
Nguyên Tắc Giá Trị Hợp Lý. Nguyên tắc giá trị hợp lý chỉ ra
rằng tài sản và nợ phải trả cần được báo cáo theo giá trị hợp
lý (giá nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một
khoản nợ).

54
CÁC NGUYÊN TẮC TRONG BCTC
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: yêu cầu các công ty ghi nhận
doanh thu trong kỳ kế toán mà trong đó các nghĩa vụ phải thực
hiện đã được hoàn thành.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí: các công ty ghi nhận chi phí trong
kỳ mà họ thực hiện các nỗ lực để tạo ra doanh thu. Do đó, chi phí
được ghi nhận theo doanh thu.

Nguyên tắc công bố đầy đủ: yêu cầu các công ty trình bày tất cả
các tình huống và sự kiện sẽ tạo ra sự khác biệt đối với người sử
dụng báo cáo tài chính. Nếu một khoản mục quan trọng không thể
được báo cáo một cách trực tiếp trong 4 bảng báo cáo tài chính,
thì nó cần được bàn đến trong các thuyết minh đính kèm.

Hạn chế về chi phí: Nó cân nhắc chi phí mà các công ty sẽ phải
gánh chịu để cung cấp thông tin so với lợi ích mà người dùng báo
cáo tài chính sẽ thu được từ thông tin có sẵn.

You might also like