You are on page 1of 14

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2

Mục lục
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, GIẢM GIÁ
TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.......................................................................1
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.............................................................................................................................1
2.1: Khái niệm và các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình............................................1
2.2: Các vấn đề khác về khấu hao tài sản cố định................................................................................3
2.3: Kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình........................................................................3
2.4: Kế toán khấu hao tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................4
2.5: Kế toán đánh giá lại tài sản...........................................................................................................5
2.6: Phân tích và trình bày tài sản cố định hữu hình, tài nguyên thiên nhiên trên báo cáo tài chính.
..............................................................................................................................................................5
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM........................................................................................................................6
C. BÀI TẬP TỰ LUẬN..................................................................................................................................9

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU


HÌNH, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
2.1: Khái niệm và các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình
2.1.1: Khái niệm khấu hao tài sản cố định hữu hình
- Khấu hao là quá trình kế toán phân bổ chi phí của tài sản hữu hình vào chi phí sản xuất
kinh doanh một cách có hệ thống và phù hợp cho những giai đoạn dự kiến sẽ được hưởng
lợi từ việc sử dụng tài sản.
 Các DN VN phân bổ chi phí của tài sản trên cơ sở khấu hao trong thời gian sử dụng ước
tính của tài sản.
 Nhiều quốc gia trên thế giới lại sử dụng GTHL để tính khấu hao TSCĐ
2.1.2: Các yếu tố liên quan đến quá trình khấu hao
a) Cơ sở xác định khấu hao
- Là số tiền mà công ty ghi nhận và khấu hao trong suốt vòng đời hữu ích của tài sản.
 Chi phí ban đầu
 Giá trị có thể thu hồi: số tiền ước tính mà một công ty sẽ nhận được khi nhượng bán
hoặc thanh lý tài sản.
b) Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
- Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố:
 Yếu tố vật lý: do tài sản bị hao mòn, hư hỏng dẫn đến tài sản hoạt động kém hiệu quả khiến
tài sản khó có thể hoạt động vô thời hạn.
 Yếu tố kinh tế:
 Do nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty thay đổi nên tài sản của công ty không còn
hữu ích mặc dù tài sản vẫn hoạt động tốt.
 Do tài sản mới có hiệu quả và kinh tế hơn nên công ty tiến hành thay thế tài sản cũ.
 Do quá trình sử dụng lâu dài, tài sản bị lỗi thời, sản phẩm làm ra từ tài sản không đáp
ứng được yêu cầu cao của người sử dụng
2.1.3: Phương pháp khấu hao tài sản cố định
- Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự
hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.
- Khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng
TSCĐ
- Một số phương pháp khấu hao được sử dụng:
 Phương pháp theo sản lượng
 Phương pháp đường thẳng
 Phương pháp khấu hao nhanh: PP tổng số thứ tự năm sử dụng & PP theo số dư giảm
dần
a) Phương pháp theo sản lượng
- Khấu hao là một chức năng sử dụng hoặc năng suất, không phải chức năng của thời gian.
Các công ty xem xét tuổi thọ của tài sản theo sản lượng mà nó cung cấp hoặc theo số giờ
hoạt động.
Công suất tℎực tế
Khấu hao năm = GTHL của tài sản ×
Công suất tℎiết kế
- Hạn chế:
 Phương pháp này không phù hợp trong các tình huống mà trong đó khấu hao là một
chức năng của thời gian
 gây khó khăn trong việc ước tính các đơn vị sản lượng hoặc số giờ dịch vụ nhận được
b) Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm của TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh của DN. Phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
GTHL của TSCĐ
Mức khấu hao năm =
Tℎời gian sử dụng ℎữu ícℎ
- Nhược điểm:
 Tính hữu ích kinh tế của tài sản là như nhau mỗi năm (mức khấu hao hằng năm bằng
nhau)
 Chi phí bảo trì và sửa chữa về cơ bản là giống nhau theo từng thời kỳ
c) Phương pháp khấu hao nhanh
- Là phương pháp phân bổ chi phí những năm đầu cao hơn so với phương pháp đường thẳng.
Chi phí khấu hao những năm đầu cao, càng về sau chi phí khấu hao càng thấp.
Cơ sở áp dụng: Tài sản có năng suất cao nhất trong những năm đầu nên được tính khấu hao
nhiều hơn.
Phương pháp khấu hao tổng số thứ tự năm
1. Mức khấu hao hàng năm = Giá trị hữu ích của TS * Tỷ lệ khấu hao hàng năm
2. Tỷ lệ khấu hao hàng năm = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ/ Tổng số năm
Phương pháp số dư giảm dần
Mức khấu hao hàng năm = Tỷ lệ khấu hao nhanh * Giá trị còn lại
 Tỷ lệ khấu hao nhanh là bội số của phương pháp đường thẳng
 Phương pháp số dư giảm dần không khấu trừ giá trị có thể thu hồi trong quá trình khấu hao
2.2: Các vấn đề khác về khấu hao tài sản cố định
2.2.1: Khấu hao thành phần
- Theo IFRS, các công ty được yêu cầu sử dụng khấu hao thành phần. Mỗi thành phần của một
hạng mục TSCĐ có ý nghĩa đối với tổng chi phí của tài sản phải được khấu hao riêng.
- Cơ sở xác định giá trị các thành phần là tham chiếu giá thị trường hiện tại, thảo luận với các
chuyên gia về định giá hoặc sử dụng các phương pháp khác.
2.2.2: Thời điểm tính khấu hao
Các nguyên tắc có thể được sử dụng:
 Khấu hao theo ngày
 Khấu hao theo tháng
 Khấu hao nửa năm (khấu hao nửa năm cho năm mua lại và nửa năm cho năm thanh lý,
nhượng bán)
 Khấu hao cả năm (cho năm thanh lý nhượng bán, không khấu hao cho năm mua lại hoặc
ngược lại)
2.2.3: Khấu hao và thay thế tài sản, nhà máy, thiết bị
Khấu hao làm giảm thu nhập ròng nhưng không liên quan đến dòng tiền hiện tại  không
cung cấp tiền cho việc thay thế tài sản.
2.2.4: Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích
Theo IAS 8: Khấu hao là các ước tính kế toán nên các công ty được phép thay đổi thời gia sử
dụng hữu ích của tài sản. Thay đổi trong ước tính là một phần liên tục và vốn có của bất kỳ
quá trình ước tính nào.
 Không nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong kết quả báo cáo trước đó, mặc dù có sự
chênh lệch thu nhập ròng trước và sau khi thay đổi ước tính.
2.3: Kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình
2.3.1: Giải thích các vấn đề kế toán liên quan đến suy giảm tài sản
- Tài sản của đơn vị được ghi nhận theo giá mua của nghiệp vụ tại thời điểm mua.
- Nếu tài sản có sự giảm giá trị, khi đó sẽ phát sinh chi phí giảm giá trị của tài sản và giá trị
ghi sổ sẽ được ghi giảm xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản.
 Theo IAS 36
a) Ghi nhận sự suy giảm
Dấu hiệu:
- Bên ngoài:
 Sự sụt giảm quan trọng giá thị trường của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không
tốt cho đơn vị trong môi trường công nghệ , thị trường, kinh tế và luật pháp.
 Tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản
thuần cao hơn vốn thị trường
- Bên trong:
 Sự hỏng hóc, lỗi thời của tài sản
 Tài sản không cần dùng, hoạt động kinh tế của tài sản đã và đang trở nên tồi tệ
Khi công ty không thể thu hồi giá trị còn lại (GTCL) của tài sản thông qua việc sử dụng hoặc
bán tài sản dài hạn thì tài sản đó bị suy giảm.
Cách phát hiện:
- Nếu GTCL > số tiền có thể thu hồi : Tổn thất suy giảm
- Nếu GTCL < số tiền có thể thu hồi : Không có suy giảm
2.3.2: Hòa nhập tổn thất suy giảm
Sau khi ghi nhận tổn thất suy giảm, số tiền có thể thu hồi sẽ trở thành cơ sở của tài sản bị suy
giảm.
Tổn thất suy giảm có thể được hoàn nhập khi đánh giá trong vòng 1 năm tới TS không còn bị
suy giảm (số tiền thu hồi > GTCL)
2.4: Kế toán khấu hao tài nguyên thiên nhiên
2.4.1: Cơ sở tính khấu hao tài nguyên thiên nhiên
a) Chi phí tiền thăm dò
- Là chi phí phát sinh trước khi công ty có được các quyền hợp pháp để thăm dò một khu vực
cụ thể. Còn được gọi là chi phí khảo sát
b) Chi phí thăm dò và đánh giá
Sau khi khảo sát địa hình, địa chất, các công ty hoàn thành các thủ tục để tiền hành thăm dò.
Chi phí thăm dò, đánh giá bao gồm:
- Mua lại quyền thăm dò
- Nghiên cứu địa hình địa chất, địa hóa và địa vật lý (CP khoan thăm dò, CP lấy mẫu, đánh
giá tính khả thi kĩ thuật và khả năng thương mại của việc khai thác tài nguyên khoáng sản)
c) Chi phí phát triển
Chi phí thăm dò và đánh giá được phân loại thành chi phí phát triển khi tính khả thi kĩ thuật và
khả năng thương mại của sản xuất được thể hiện.
- Chi phí thiết bị hữu hình: phương tiện vận chuyển, các thiết bị nặng dùng để khai thác
- Chi phí phát triển vô hình: chi phí khoan, đường hầm, trục và giếng.
 Chi phí phục hồi là một phần cơ sở khấu hao.
2.4.2: Khấu hao tài nguyên thiên nhiên
Cách 1:
Chi phí đvsp = (Tổng chi phí của TNKS – Giá trị thu hồi ước tính)/ Tổng trữ lượng tài nguyên
ước tính
Chi phí khấu hao = Chi phí đvsp*Số lượng đv tài nguyên được khai thác
Cách 2:
Tỷ lệ khấu hao = Giá trị nguồn tài nguyên/Tổng đơn vị tài nguyên ước tính
Chi phí khấu hao = Sản lượng khai thác thực tế*Tỷ lệ khấu hao
2.4.3: Ước tính trữ lượng có thể thu hồi
Điều chỉnh lại tỷ lệ khấu hao trên cơ sở: Chi phí còn lại/ Ước tính mới của trữ lượng có thể thu
hồi
2.5: Kế toán đánh giá lại tài sản
- GTHL là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên trong một giao dịch
ngang giá, thường là giá trị thị trường của tài sản
- Giá đánh giá lại được coi là GTHL tại ngày đánh giá trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ
do tổn thất tài sản.
- Nguyên tắc đánh giá lại tài sản:
 Giá trị đánh giá > Giá trị còn lại của tài sản trê Báo cáo tình hình tài chính  Giá trị
tăng lên được gọi là Thu nhập toàn diện khác và được ghi nhận vào khoản chênh lệch
đánh giá tài sản.
 Đối với TSCĐ có khấu hao, giá trị còn lại của tài sản được điều chỉnh về giá trị đánh
giá lại.
 Trường hợp đánh giá khi giá giảm mà trước đó tài sản chưa có đánh giá tăng, thì khoản
chênh lệch giảm đó được ghi nhận vào “Lỗ do đánh giá lại tài sản” trên Báo cáo thu
nhập.
 Trường hợp đánh giá tăng tài sản sau đó đánh giá giảm, khoản thặng dư chênh lệch phải
được loại trừ sau đó ghi nhận lỗ do đánh giá lại giảm tài sản. Và có thể được ghi nhận
vào mục chi phí.
2.6: Phân tích và trình bày tài sản cố định hữu hình, tài nguyên thiên nhiên trên
báo cáo tài chính.
2.6.1: Trình bày tài sản cố định hữu hình, tài nguyên thiên nhiên trên Báo cáo tài chính
 Trình bày các thông tin về toàn bộ cũng như chi tiết từng loại TS về: Nguyên giá, Khấu hao
lũy kế, Giá trị còn lại, Phương pháp khấu hao, Chi phí khấu hao, Cơ sở tính khấu hao, Biến
động tăng giảm nguyên giá, khấu hao.
 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐHH: theo giá gốc hay giá trị hợp lý.
 Trình bày riêng các TSCĐHH không sử dụng với các TSCĐHH hiện đang sử dụng.
 Trình bày tách biệt tài nguyên thiên nhiên khỏi TSCĐHH.
2.6.2: Phân tích tài sản, máy móc và thiết bị
Số vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay TS hay số lần luân chuyển TS (Asset turnover): phản ánh hiệu quả sử dụng TS,
$1 đầu tư vào TS mang lại bao nhiêu $ doanh thu thuần cho doanh nghiệp.
Số vòng quay tổng tài sản = DT thuần/ Tổng tài sản trung bình trong kỳ
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh sức sinh lợi của doanh thu (Return on Sales), phản
ánh $1 doanh thu tạo ra bao nhiêu $ lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần/ DT thuần
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản ROA
Tỷ suất sinh lợi của tài sản hay lợi nhuận trên tổng TS (Return on Assets - ROA) đo lường hiệu
quả sử dụng TS, phản ánh $1 đầu tư vào tài sản sẽ mang lại bao nhiêu $ lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
ln sau tℎuế DT tℎuần ln tℎuần
ROA = DT tℎuần × Tài sản bìnℎ quân = Tổng tài sản bìnℎ quân

ROA = Tỷ suất lợi nhuận thuần(ROS) *Số vòng quay TS

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


2.1. Trường hợp nào dưới đây không được coi là dấu hiệu giảm giá trị TSCĐHH tại bên trong
doanh nghiệp?
a. TSCĐHH bị hỏng hóc lỗi thời không sử dụng được
b. Năng lực sử dụng của TSCĐHH bị giảm sút
*c. Giá thị trường của TSCĐHH bị suy giảm một cách đáng kể
d. Báo cáo nội bộ cho thấy TSCĐHH sử dụng kém hiệu quả
Giải thích: Giá thị trường được coi là dấu hiệu bên ngoài. (giáo trình/83)
2.2. Trường hợp nào dưới đây không được coi là dấu hiệu giảm giá trị TSCĐHH tại bên ngoài
doanh nghiệp?
*a. TSCĐHH bị hỏng hóc lỗi thời không sử dụng được
b. Sự thay đổi môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của tài sản
c. Giá thị trường của TSCĐHH bị suy giảm một cách đáng kế
d. Sự thay đổi môi trường pháp luật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của tài sản
Giải thích: 3 yếu tố còn lại thuộc giá trị bên trong doanh nghiệp (xem lại trang 83 gtr hoặc
đọc lại phần tóm tắt lý thuyết)
2.3. Phương pháp khấu hao nào có thể khiến khấu hao TSCĐ của năm sau cao hơn năm trước?
a. Khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
*b. Khấu hao theo sản lượng
c. Khấu hao theo đường thẳng
d. Khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
Giải thích: Nếu năm sau sản xuất sản lượng cao hơn năm trước thì khấu hao sẽ được nhiều
hơn
2.4. Công ty ABC đã mua một dây chuyển sản xuất với giá CU24,000 vào ngày 01/01/N. Dây
chuyển đã được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian sử dụng hữu ích ước
tính khoảng 6 năm. Vào ngày 01/01/N+2, Công ty đã quyết định đánh giá lại dây chuyền của
mình. Không có GTHL cho dây chuyền tại thời điểm này, nhưng chi phí thay thế của dây
chuyền vào ngày 01/01/N+2 là CU30,000. Vậy chênh lệch đánh giá lại tài sản vào thời điểm
01/01/N+2 là bao nhiêu?
a. CU6,000
b. CU4,000
c. CU10,000
*d. CU14,000
Giải thích:
Ngày 01/01/N+2: Khấu hao lũy kế của TS là: 8,000
Giá trị còn lại: 16,000
Số tiền thu hồi được vào ngày 01/01/N+2: 30,000
 Chênh lệch đánh giá là 30,000 – 16,000 = 14,000
2.5. Công ty ABC đã mua một dây chuyền sản xuất với giá CU24,000 vào ngày 01/01/N. Dây
chuyền đã được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian sử dụng hữu ích ước
tính khoảng 6 năm. Vào ngày 01/01/N+2, Công ty đã quyết định đánh giá lại dây chuyền của
mình. Không có GTHL cho dây chuyền tại thời điểm này, nhưng chi phí thay thế của dây
chuyền vào ngày 01/01/N+2 là CU18,000. Vậy chênh lệch đánh giá lại tài sản vào thời điểm
01/01/N+2 là bao nhiêu?
a. CU6,000
b. CU4,000
c. CU10,000
*d. CU2,000
Giải thích:
Khấu hao lũy kế : 8,000
GTCL: 16,000
Chênh lệch = 18,000 – 16,000 = 2,000
2.6. Một máy móc có số năm sử dụng là 5 năm với giá trị thu hồi ước tính là 10% giá gốc. Cuối
năm thứ ba, khấu hao luỹ kế của TSCĐ theo phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng là:
a. 80% giá gốc của TSCĐ
b. 20% giá gốc của TSCĐ
*c. 80% (Giá gốc của TSCĐ – Giá trị thu hồi ước tính)
d. 20% (Giá gốc của TSCĐ – Giá trị thu hồi ước tính)
Giải thích:
Coi giá gốc là 100  giá trị hữu ích của tài sản = 100 – 100*10%= 90
Năm sử dụng Cơ sở tính Tỷ lệ Chi phí khấu hao KH lũy kế
TS khấu hao năm
1 90,000 5/15 30,000 30,000
2 90,000 4/15 24,000 54,000
3 90,000 3/15 18,000 72,000
 72,000 tương ứng 80% (Giá gốc của TSCĐ – Giá trị thu hồi ước tính)
2.7. Một máy móc có số năm sử dụng là 5 năm với giá trị thu hồi ước tính là 20% giá gốc. Cuối
năm thứ tư, khấu hao luỹ kế của TSCĐ theo phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng là:
a. 80% giá gốc của TSCĐ
b. 20% giá gốc của TSCĐ
*c. 14/15 (Giá gốc của TSCĐ – Giá trị thu hồi ước tính)
d. 1/15 (Giá gốc của TSCĐ – Giá trị thu hồi ước tính)

2.8. Một TSCĐ có giá mua về là CU200,000, chi phí lắp đặt là CU10,000. TSCĐ sử dụng trong
5 năm với giá trị thu hồi ước tính là CU20,000. Khấu hao TSCĐ trong năm thứ ba nếu doanh
nghiệp áp dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng là:
a. CU40,000
b. CU42,000
*c. CU38,000
d. CU44,000
Giải thích:
Nguyên giá TSCĐ = 200,000 + 10,000 = 210,000
Mức khấu hao năm = (210,000 -20,000)/ 5 = 38,000
2.9. Một TSCĐ có giá mua về CU200,000, chi phí lắp đặt là CU10,000. TSCĐ sử dụng trong 5
năm với giá trị thu hồi ước tính là CU20,000. Khấu hao TSCĐ trong năm thứ hai nếu doanh
nghiệp áp dụng khấu hao gấp đôi số dư giảm dần là:
*a. CU50,400
b. CU45,600
c. CU38,000
d. CU48,000
Giải thích:
Nguyên giá TSCĐ = 200,000 + 10,000 = 210,000
Năm GTCL đầu năm Tỷ lệ KH CP khấu hao KH lũy kế GTCL cuối năm
1 210,000 40% 84,000 84,000 126,000
2 126,000 40% 50,400 134,400 75,600

2.10. Một TSCĐ có giá mua về là CU310,000, chi phí lắp đặt là CU20,000. TSCĐ sử dụng
trong 5 năm với giá trị thu hồi ước tính là CU30,000. Khấu hao TSCĐ trong năm thứ ba nếu
doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng là:
a. CU66,000
*b. CU60,000
c. CU62,000
d. CU64,000
Giải thích:
Nguyên giá = 310,000 + 20,000 = 330,000
Giá trị hữu ích = 330,000 -30,000 = 300,000
Năm sử dụng Cơ sở tính Tỷ lệ Chi phí khấu KH lũy kế
TS khấu hao hao năm
1 300,000 5/15 100,000 100,000
2 300,000 4/15 80,000 180,000
3 300,000 3/15 60,000 240,000

C. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 2.1: Công ty Thành Hưng mua xe tải để vận chuyển hàng hoá vào ngày 1/1/N, trị giá
CU600,000. Giá trị thu hồi ước tính CU10,000, thời gian sử dụng hữu ích 6 năm.
Yêu cầu:
1. Tính khấu hao TSCĐ trong năm N theo phương pháp đường thẳng
2. Giả sử thời gian sử dụng hữu ích của xe tải là 200,000 km. Quãng đường xe chạy năm
N và N+1 lần lượt là: 30,000km và 40,000km. Tính khấu hao TSCĐ năm N và N+1
3. Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tổng số năm và số dư giảm dần
4. Giả sử Công ty mua xe vào ngày 12/1/N. Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ năm N
Giải:
1/
Mức khấu hao năm = GTHL của TSCĐ/ Thời gian sử dụng hữu ích
= (600,000-10,000)/6 = 98,333.3
Thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm thì mức khấu hao = 590,000/5 = 1118,000
2/
Khấu hao năm = GTHL của tài sản * Công suất thực tế/Công suất thiết kế
Năm Chi phí khấu hao KH lũy kế
N 590*30/200 = 88,500 88,500
N+1 590*40/200 = 118,000 206,500
3/
Bảng tính khấu hao theo tổng số năm (6 năm)
Năm sử dụng Cơ sở tính Tỷ lệ Chi phí khấu KH lũy kế
TS khấu hao hao năm
1 590,000 6/21 168,571 168,571
2 590,000 5/21 140,476 309,047
3 590,000 4/21 112,381 421,428
4 590,000 3/21 84,286 505,714
5 590,000 2/21 56,190 561,904
6 590,000 1/21 28,091 590,000
Cộng: 21 100% 590,000

Nếu là 5 năm:
Năm sử dụng Cơ sở tính Tỷ lệ Chi phí khấu KH lũy kế
TS khấu hao hao năm
1 590,000 5/15 196,666.67 196,666.67
2 590,000 4/15 157,333.33 354,000
3 590,000 3/15 118,000 472,000
4 590,000 2/15 78,666.67 550,666.67
5 590,000 1/15 39,333.33 590,000
Cộng: 15 100% 590,000

Bảng tính khấu hao theo số dư giảm dần (6 năm)


Năm GTCL đầu năm Tỷ lệ KH Chi phí KH KH lũy kế GTCL cuối năm
1 600,000 1/3 200,000 200,000 400,000
2 400,000 1/3 133,333 333,333 266,667
3 266,667 1/3 88,889 422,222 177,778
4 177,778 1/3 59,259 481,481 118,519
5 118,519 1/3 39,506 520,987 70,013
6 79,013 1/3 26,338 547,325 52,675

Nếu là 5 năm:
Năm GTCL đầu năm Chi phí KH KH lũy kế
1 600,000 600,000*20%*2 = 240,000 240,000
2 360,000 360,000*20%*2 = 144,000 384,000
3 216,000 216,000*20%*2 = 86,400 470,400
4 129,600 129,600/2 = 64,800 535,200
5 64,800 64,800 - 10,000 = 54,800 590,000

4/
Mức khấu hao năm N = GTHL của TSCĐ/ Thời gian sử dụng hữu ích (6 năm)
= 590,000*354/(6*365)= 95,370

Bài 2.2: Công ty Thành mua thiết bị sản xuất ngày 01/01/N với giá CU500,000.
Thiết bị sản xuất có các bộ phận được định giá như sau:
Đơn vị tính: CU
Bộ phận Chi phí Giá trị thu hồi ước tính Thời gian sử dụng hữu ích
A 300,000 20,000 10 năm
B 100,000 10,000 5 năm
C 100,000 8,000 8 năm

Yêu cầu: Tính khấu hao của thiết bị sản xuất năm N
Giải:
Bảng tính khấu hao các thành phần của thiết bị sản xuất
Thành phần Giá trị sử dụng hữu ích Thời gian sử dụng hữu ích Khấu hao
A 280,000 10 năm 28,000
B 90,000 5 năm 18,000
C 92,000 8 năm 11,500
Tổng 462,000 57,500
Bút toán ghi nhận
Nợ TK Chi phí khấu hao 57,500
Có TK Khấu hao TSCĐ 57,500
Bài 2.3. Công ty Hải Tiến mua một nhà xưởng vào ngày 01/01/N. Thời gian sử dụng hữu ích 5
năm. Giả sử tài sản được trích khấu hao theo ba phương pháp: (1) phương pháp đường thẳng,
(2) phương pháp tổng số năm và (3) phương pháp số dư giảm dần (Khấu hao nhanh hai lần).
Kết quả khấu hao của các phương pháp như sau:
Đơn vị tính: CU
Năm Phương pháp Phương pháp tổng Phương pháp số dư
đường thẳng số năm giảm dần
1 18,000 30,000 40,000
2 18,000 24,000 24,000
3 18,000 18,000 14,400
4 18,000 12,000 8,640
5 18,000 6,000 2,960
Cộng 90,000 90,000 90,000

Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá TSCĐ
2. Xác định giá trị thu hồi ước tính (nếu có) với từng phương pháp khấu hao
3. Phương pháp nào tạo ra khoản chi phí cao nhất trong năm đầu tiên?
4. Phương pháp nào tạo ra khoản phí cao nhất trong năm thứ 4?
5. Phương pháp nào tạo ra giá trị còn lại cao nhất cho tài sản vào cuối năm thứ ba?
6. Nếu tài sản được bán vào cuối năm thứ ba, phương pháp nào sẽ mang lại tổn thất thấp
nhất khi xử lý tài sản?
7. Giả sử tài sản được mua và đưa vào sử dụng ngày 10/6/N, hãy xác định mức khấu hao
trong năm N và năm N+1 của tài sản theo ba phương pháp khấu hao trên
Giải:
1/ GTHL của TSCĐ = Thời gian sử dụng hữu ích* mức KH năm(PP đường thẳng) = 90,000
Cách 1:
Nguyên giá của TSCĐ = Mức khấu hao năm 1 (pp số dư giảm dần)/ Tỷ lệ KH nhanh
= 40,000 / 40% = 100,000
Cách 2:
Gọi giá trị nguyên giá tài sản cố định là X => giá trị thu hồi ước tính là: X-90,000
Theo phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao nhanh là Y ta có:
40,000 = X*Y
 24,000= (X - 40,000)*Y
 X=100,000 ; Y=0,4
Vậy nguyên giá của tài sản cố định là 100,000 CU
2/
+ PP đường thẳng:
Giá trị thu hồi ước tính = Nguyên giá – GTHL của TS = 100,000 – 90,000 = 10,000
+ PP tổng số năm: Giá trị thu hồi ước tính = 10,000
3/
PP tạo ra khoản chi phí cao nhất trong năm đầu tiên: PP số dư giảm dần (40,000)
4/
PP tạo ra khoản chi phí cao nhất trong năm thứ tư: PP đường thẳng (18,000)
5/
Giá trị còn lại vào cuối năm thứ 3:
* Phương pháp đường thẳng là: 100,000 – 18,000*3= 46,000
* Phương pháp tổng số năm là: 100,000- (30,000+ 24,000 +18,000)=28,000
*Phương pháp số dư giảm dần là: 100,000 – (40,000 +24,000+14,400)=21,600
 PP tạo ra giá trị còn lại cao nhất cho TS vào cuối năm thứ 3 là PP đường thẳng
6/
PP số dư giảm dần vì giá trị còn lại tính theo pp này là nhỏ nhất.
7/
Ta có bảng sau:

Năm Phương pháp khấu Phương pháp khấu hao Phương pháp số dư giảm dần
hao đường thẳng tổng số năm
N 90,000*200/(5*360 30,000*200/360 = 16,667 40,000 *200/360 = 22,222

=10,000
N+1 18,000 30,000*160/360 +24,000* 40,000*160/360+24,000*200/
200/360 360

=26,667 = 31,111
Phương pháp tổng số năm và số dư giảm dần

Năm Khấu hao theo tổng số năm Khấu hao giảm dần
1 (90,000 × 5/15) = 30,000 (100,000 x 40%) = 40,000
2 (90,000 × 4/15) = 24,000 60,000 x 40% = 24,000
Hệ số điều chính là 0.4/0.2=2

Bài 2.4. Ngày 01/06/N, Công ty FLC mua TSCĐ với giá CU900,000. Thời gian sử dụng hữu
ích 10 năm, giá trị thu hồi ước tính là CU10,000, công suất sản xuất 300,000 sản phẩm và thời
gian làm việc là 50,000 giờ. Trong năm N, Công ty sử dụng máy móc trong 5,600 giờ và sản
lượng sản xuất thực tế 30,000 sản phẩm
Yêu cầu:
Từ thông tin đã cho, hãy tính phí khấu hao cho năm N theo từng phương pháp sau:
- Đường thẳng;
- Đơn vị đầu ra;
- Tổng số năm;
- Số dư giảm dần (hai lần)
Giải:
+ Phương pháp đường thẳng
Mức khấu hao năm N = (900,000- 10,000)*7/(10*12) = 51,917
+ Phương pháp đơn vị đầu ra:
Công suất thực tế = Sản lượng sp thực tế/ Số giờ sx thực tế = 30,000/5.6 = 5.36 (sp/h)
Công suất thiết kế = 6 (sp/h)
Khấu hao năm = GTHL của TS * Công suất thực tế/Công suất thiết kế
= 890,000 *5.36/6 = 794,643
+ Phương pháp tổng số năm
Mức khấu hao năm 1 = 890,000 * 10/55 = 161,818
Khấu hao năm N = 161,818 * 7/12 = 94,394
+ Phương pháp số dư giảm dần
Tỷ lệ khấu hao = 1/10 * 2 = 0.2
Mức khấu hao năm 1= 900,000 *20% = 180,000
Khấu hao năm N = 180,000 * 7/12 = 105,000
Bài 2.5. Ngày 1/9/N, Công ty FLC mua một TSCĐ với giá CU510,000. Giá trị thu hồi ước tính
là CU20,000. Thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm và giờ làm việc ước tính là 20,000 giờ
Yêu cầu: Tính khấu hao TSCĐ theo dữ liệu sau:
1. Khấu hao đường thẳng năm N
2. Phương pháp hoạt động cho năm N+1, giả sử Công ty sử dụng 1,000 giờ máy
3. Khấu hao năm N+1 theo phương pháp tổng số
4. Khấu hao năm N+1 theo phương pháp số dư giảm dần (hệ số 2)
Giải:
1/
Mức khấu hao năm N = (510,000 -20,000)* 4/(5*12) = 32,667
2/
Khấu hao năm N = (510,000 -20,000) * 1,000/20,000 = 24,500
3/
Chi phí khấu hao năm 1 = 490,000*5/15 = 163,333
Chi phí khấu hao năm 2 = 490,000 *4/15 = 130,667
Khấu hao năm N+1 = 163,333*8/12 + 130,667 *4/12 = 152,444
4/
Chi phí khấu hao năm 1 = 510,000 *40% = 204,000
Chi phí khấu hao năm 2 = 306,000 *40% = 122,400
Khấu hao năm N+1 = 204,000*8/12 + 122,400*4/12 = 176,800

You might also like