You are on page 1of 45

Chương 2

Quản trị tài sản của doanh nghiệp

2.1. Tổng quan về vốn kinh doanh - Tài sản của


DN
2.2. Quản trị Tài sản dài hạn
2.3. Quản trị Tài sản ngắn hạn
2.1. Tổng quan về Vốn kinh doanh – Tài sản
của Doanh nghiệp
• 2.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn kinh
doanh của DN
• 2.1.2 Kết cấu vốn kinh doanh của DN
2.1.1 Khái niệm và đặc trưng
vốn kinh doanh của DN
* Khái niệm: Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền
của giá trị toàn bộ tài sản được đầu tư, sử dụng cho hoạt
động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
* Đặc trưng:
Vốn kinh doanh phải được tích lũy đến một lượng đủ
lớn để có thể tiến hành một hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh doanh phải được đại diện bằng một lượng tài
sản có thực.
Vốn kinh doanh phải luôn vận động nhằm mục đích
sinh lời.
2.1.2 Kết cấu vốn kinh doanh của DN
 Vốn lưu động: VLĐ là một bộ phận của VKD được đầu tư
hình thành tài sản ngắn hạn của DN.
 TSNH của DN là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi
và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc một chu kỳ
sản xuất kinh doanh của DN.
 Vốn cố định: VCĐ là một bộ phận của VKD được đầu tư
hình thành tài sản dài hạn của DN.
 TSDH của DN là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi
luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc tham gia vào
nhiều chu kỳ kinh doanh của DN.
Kết cấu vốn kinh doanh của DN
• Vốn cố định – TS dài hạn
- Tài sản cố định
- Đầu tư tài chính dài hạn
- Bất động sản đầu tư
- Phải thu dài hạn
- TS dài hạn khác
• Vốn lưu động – TS ngắn hạn
- Tiền
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- TS ngắn hạn khác
2.2. Quản trị TSDH (TSCĐ)
• 2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ
• 2.2.2 Hao mòn và khấu hao TSCĐ
• 2.2.3 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
• 2.2.4 Nội dung quản trị TSCĐ
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ
* Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ
yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài, tham
gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DN.
Hiện nay ở Việt Nam theo QĐ 206/QĐ-BTC: TSCĐ
là những tư liệu lao động chủ yếu và phải đồng thời
thỏa mãn các điều kiện sau:
Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
 Có nguyên giá được xác định một các đáng tin
cậy
 TSCĐ phải chắc chắn mang lại lợi ích trong
tương lai cho DN
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ

* Đặc điểm TSCĐ:


 Trong quá trình tồn tại và sử dụng,hình thái
hiện vật ban đầu của TSCĐ hầu như không
thay đổi, nhưng giá trị và giá trị sử dụng bị
giảm dần.
 TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh
doanh của DN với vai trò là tư liệu lao động
chủ yếu.
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ

* Phân loại TSCĐ:


 Căn cứ vào mục đích sử dụng của TSCĐ
 TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh
 TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp
 TSCĐ phục vụ cho mục đích khác
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ

* Phân loại TSCĐ:


 Căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ
 TSCĐ hữu hình
 TSCĐ vô hình
 Căn cứ vào công dụng của TSCĐ
 Nhà cửa, vật kiến trúc
 Máy móc, thiết bị
 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
 Thiết bị dụng cụ quản lý
 TSCĐ khác
* Phân loại TSCĐ:
 Căn cứ vào tình hình sử dụng
 TSCĐ đang sử dụng
 TSCĐ chưa sử dụng
 TSCĐ ngừng sử dụng vì lý do thời vụ hoặc để sửa chữa lớn
 TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán
 Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ
 TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
 TSCĐ Không thuộc quyền sở hữu của DN: TSCĐ nhận liên
doanh, TSCĐ đi thuê, TSCĐ nhận giữ hộ, quản lý hộ.
 Căn cứ vào chế độ quản lý tài chính hiện hành
 TSCĐ hữu hình
 TSCĐ vô hình
 TSCĐ thuê tài chính
2.2.2 Hao mòn và khấu hao TSCĐ
a. Hao mòn TSCĐ
* Khái niệm
* Các loại hao mòn:
b. Khấu hao TSCĐ
* Khái niệm
* Căn cứ tính khấu hao TSCĐ
a. Hao mòn TSCĐ

* Khái niệm: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị
sử dụng của TSCĐ trong thời gian sử dụng.
* Các loại hao mòn:
 Hao mòn hữu hình: Là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử
dụng của TSCĐ do quá trình sử dụng TSCĐ đó vào hoạt động
kinh doanh và do tác động của môi trường tự nhiên.
- Biểu hiện:
- Nguyên nhân:
 Hao mòn vô hình: Là sự giảm thuần túy về mặt giá trị trao đổi
của TSCĐ do tác động chủ yếu của tiến bộ khoa học công nghệ.
- Biểu hiện:
- Nguyên nhân:
b. Khấu hao TSCĐ

• Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán xác
định và thu hồi lượng giá trị đã hao mòn của TSCĐ đã
chuyển dịch vào giá thành SP hoặc chi phí kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định
• Khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán và phân bổ một
cách có hệ thống lượng giá trị đã đầu tư vào TSCĐ
(Nguyên giá) vào giá thành sản phẩm hoặc CFKD trong
một thời kỳ nhất định nhằm thu hồi lại lượng vốn đã đầu
tư vào TSCĐ đó.
b. Khấu hao TSCĐ (tiếp)
* Căn cứ tính khấu hao TSCĐ
 Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí thực tế phát
sinh để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng.
 Thời gian sử dụng: Là khoảng thời gian dự kiến TSCĐ
được sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện
bình thường phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật và
các yếu tố khác liên quan đến hoạt động của TSCĐ.
 Các căn cứ khác: Số lượng, khối lượng sản phẩm mà
TSCĐ tham gia sản xuất, quãng đường mà phương tiện
vận tải thực hiện…
• Nguyên giá TSCĐ:
- Trị giá mua (trị giá NK)
- Các khoản thuế phải nộp trong khâu mua
- Lệ phí trước bạ (nếu có)
- Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, vận hành thử
- Chi phí trả lãi vay trong thời gian đầu tư TSCĐ
- Các chi phí khác (nếu có)
• Lưu ý: Nếu DN nộp VAT theo PP khấu trừ thì
VAT không tính vào NG của TSCĐ
Thảo luận
• TSCĐ hữu hình hao mòn như thế nào?
• TSCĐ vô hình hao mòn như thế nào?
• Sau khi mua hay đầu tư 1 TSCĐ mới,
vấn đề xác định thời gian sử dụng như
thế nào cho hợp lý? Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc xác định này là gì?
2.2.3 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ

 Phương pháp khấu hao đường thẳng


 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh
 Phương pháp khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần
 Phương pháp khấu hao theo sản phẩm
Phương pháp khấu hao đường thẳng

M = NG x K

Trong đó: M : Mức khấu hao hàng năm


NG : Nguyên giá TSCĐ
K : Tỷ lệ khấu hao bình quân
T : Thời gian sử dụng TSCĐ tính theo năm
Bảng kế hoạch khấu hao

năm NG K M M lũy kế G
C/ năm C/ năm
1 100 20% 20 20 80

2 100 20% 20 40 60

3 100 20% 20 60 40

4 100 20% 20 80 20

5 100 20% 20 100 0


Phương pháp khấu hao đường thẳng

Ưu điểm:
- Đơn giản trong khâu tính toán
Nhược điểm:
- Mức khấu hao không phù hợp với mức độ hao
mòn thực tế của TSCĐ.
- Tốc độ thu hồi vốn chậm  không hạn chế
được hao mòn vô hình TSCĐ.
-
PP khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần

Trong đó: Mt : Mức khấu hao năm thứ t


NG : Nguyên giá TSCĐ
Kt : Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t
T : Thời gian sử dụng TSCĐ tính theo năm
t : Thứ tự năm sử dụng
Bảng kế hoạch khấu hao

Năm NG Kt Mt M lũy G cuối


kế năm
C/năm
1 100 33,33 33,33 33,33 66,67
%
2 100 26,67 26,67 60 40
%
3 100 20% 20 80 20
4 100 13,33 13,33 93,33 6,67
%
PP khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Mt = Gt x Kđc
Trong đó:
Mt : Mức khấu hao năm thứ t
Gt : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm t
NG: Nguyên giá của TSCĐ

: Số khấu hao lũy kế của TSCĐ tính đến đầu năm t

Kđc : Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh

H: Hệ số điều chỉnh
H = 1,5 nếu
H = 2 nếu
H = 2,5 nếu T>6
Bảng kế hoạch khấu hao

Năm Gt Kđc Mt M lũy G cuối


kế năm
c/năm
1 100 40% 40 40 60
2 60 40% 24 64 36
3 36 40% 14,4 78,4 21,6
4 21,6 - 10,8 89,2 10,8
5 10,8 - 10,8 100 0
Phương pháp khấu hao theo số lượng,
khối lượng sản phẩm

Mt = St x m0

Trong đó:
Mt : Mức khấu hao trong kỳ (tháng, quý, năm).
So : Tổng số lượng, khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế của
TSCĐ.
St : Số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế TSCĐ sản xuất ra trong kỳ.
NG : Nguyên giá TSCĐ
m là mức khấu hao trung bình trên 1 đơn vị sản phẩm
2.2.4 Quản trị tài sản cố định
• Khai thác, tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì
quy mô và cơ cấu TSCĐ thích hợp
• Quản lý quá trình sử dụng TSCĐ
2.3 Quản trị TSNH - Vốn lưu động

2.3.1 Quản lý hàng tồn kho


2.3.2 Quản lý tài sản bằng tiền và chứng khoán có tính
thanh khoản cao
2.3.3 Quản lý các khoản phải thu
2.3.1 Quản trị hàng tồn kho
* Khái niệm: Hàng tồn kho là vật tư,hàng hóa DN dự trữ
để sản xuất hoặc để bán trong một thời kỳ nhất định.
* Vai trò của hàng tồn kho:
- Tồn kho nguyên vật liệu giúp cho DN chủ động trong
sản xuất và tiêu thụ
- Tồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất
của DN được tiến hành một cách liên tục và linh hoạt.
- Tồn kho thành phẩm hàng hóa giúp DN chủ động trong
việc hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm
nhằm khi thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường.
2.3.1 Quản trị hàng tồn kho (tiếp)
* Phương pháp quản lý hàng tồn kho
 Quản lý hàng tồn kho theo p.pháp cổ điển hay mô hình
đặt hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity)
Khi DN tiến hành dự trữ hàng hóa sẽ có nhiều chi phí
phát sinh, các chi phí này có thể chia thành hai loại chính:
Chi phí lưu kho: như chi phí bốc dỡ hàng hóa, bảo
hiểm hàng hóa, bảo quản hàng hóa, hao hụt mất mát
hàng hóa, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí cơ hội …
Chi phí đặt hàng: chi phí giao dịch, vận chuyển…
2.3.1 Quản trị hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng
hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity)
Chi phí lưu kho:
Nếu gọi số lượng mỗi lần cung ứng hàng hóa là Q thì dự trữ trung
bình sẽ là Q/2
Lượng hàng cung ứng

Dự trữ trung bình

Thời gian
Nếu gọi C là chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hóa thì tổng chi phí lưu
kho của doanh nghiệp sẽ là
Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng lên nếu số lượng hàng mỗi lần đặt hàng tăng lên
2.3.1 Quản trị hàng tồn kho
 Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt
hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity)
Chi phí đặt hàng:
Đây là các chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt
hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn định không phụ thuộc vào số lượng
hàng đặt mua một lần.
Nếu gọi S là tổng lượng hàng hóa cần sử dụng trong kỳ thì số lần cung
ứng hàng hóa sẽ là S/Q. Gọi F là chi phí mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí
đặt hàng sẽ là: FxS/Q
Tổng chi phí đặt hàng tăng lên nếu số lượng hàng hóa mỗi lần cung ứng
giảm.
Gọi TC là tổng chi phí cho hàng tồn kho: TC  C Q  F S
2 Q
 Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt
hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity)
Chi phí đặt hàng: Chi phí
Qua đồ thị trên ta thấy số
lượng hàng hóa cung ứng mỗi
lần là Q* thì tổng chi phí cho
Tổng chi phí
hàng tồn kho là thấp nhất.
Tìm bằng cách lấy vi phân Chi phí lưu
của tài chính theo Q ta có: kho

Chi phí đặt


hàng
0 Q*
Lượng đặt
hàng
Trong đó: S là tổng lượng hàng hóa cần sử dụng trong
kỳ.
F là chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
C là chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng
hóa.
 Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt
hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity)
Ví dụ: Tại công ty MH có số liệu về hàng tồn kho dự tính trong năm kế hoạch
như sau:
Tổng nhu cầu hàng hóa cần sử dụng trong năm là 3600 đơn vị, chi phí cho
mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho cho một đơn vị hàng hóa là
0,5 triêu đồng. Lượng hàng hóa mỗi lần cung ứng tối ưu là:

Số lần đặt hàng trong năm là:


3600 : 120 = 30 (lần)
Chi phí đặt hàng trong năm:
30 x 1 = 30 (triệu đồng)
Chi phí lưu kho hàng hóa trong năm
0,5 x120/2 = 30 (triệu đồng)
Khoảng cách giữa các lần đặt hàng là:
360 : 30 = 12 (ngày)
 Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt
hàng hiệu quả - EOQ (Economic Odering Quantity)
Điểm đặt hàng mới
Về mặt lý thuyết người ta có thể giả định là khi nào lượng
hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới để sử dụng tiếp.
Trong thực tế các doanh nghiệp phải tính toán lượng hàng thế nào
để đủ dùng liên tục, không làm gián đoạn sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy doanh nghiệp cần chọn thời điểm đặt hàng mới.
Thời điểm đặt hàng mới = số lượng vật tư hàng hóa sử dụng
mỗi ngày (x) độ dài của thời gian giao hàng.
Với ví dụ trên, lượng hàng hóa tiêu thụ mỗi ngày là
3600/360 = 10 đơn vị, nếu thời gian giao hàng là 3 ngày thì doanh
nghiệp đặt lại hàng khi hàng trong kho còn: 10 x 3 = 30 (đơn vị)
 Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cung cấp
đúng lúc hay dự trữ bằng 0.
Về mặt lý thuyết các doanh nghiệp áp dụng theo
phương pháp này có số tồn kho bằng 0. Vật tư, nguyên
vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa đã được đặt hàng
trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung cấp mới đưa hàng
đến và sau khi sản xuất xong thành phẩm, hàng hóa
được chuyên chở đi ngay.Sử dụng phương pháp này sẽ
giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ, tuy nhiên
đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong
một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và phải kết
hợp với phương pháp quản lý khác.
2.3.2 Quản trị tiền và chứng khoán có tính thanh
khoản cao

Động cơ của việc nắm giữ tiền


Đảm bảo giao dịch kinh doanh thường ngày
thông suốt & liên tục
Chi trả & thanh toán khoản nợ tới hạn, đảm bảo
hình ảnh tài chính của DN
Dự phòng tình huống không lường trước và cơ
hội đầu cơ
2.3.2 Quản trị tiền và chứng khoán
có tính thanh khoản cao
 Mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và CK thanh khoản cao
Quản lý vốn bằng tiền chủ yếu bao gồm tiền mặt và tiền gửi NH,
việc quản lý vốn bằng tiền liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các
loại vốn gắn với tiền như CK có khả năng thanh khoản cao.
Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ sau:
Dòng Vốn Dòng
thu tiền bằng tiền chi tiền

Bán những CK có
Đầu tư tạm thời
tính thanh khoản cao để
bằng cách mua CK
bổ sung cho vốn bằng tiền

Các CK
thanh khoản cao
2.3.2 Quản trị tiền và chứng khoán
có tính thanh khoản cao
 Lập kế hoạch ngân quỹ: Để xác định được lượng tiền dự trữ DN phải xây
dựng được bảng dự toán thu, chi ngắn hạn, bảng này bao gồm hai phần:
- Phần thu: Bao gồm các khoản tiền thu do bán hàng, tiền đi vay, tiền vốn tăng
thêm, tiền nhượng bán tài sản…
- Phần chi: Bao gồm các khoản chi cho kinh doanh như như mua nguyên vật
liệu, hàng hóa, chi trả tiền lương, tiền thưởng, nộp bảo hiểm, nộp thuế vào
NSNN; chi cho đầu tư dài hạn
 Xác định lượng tiền dự trữ tối ưu dựa vào mô hình EOQ
Áp dụng mô hình dự trữ tối ưu EOQ ta có lượng dự trữ tài sản bằng tiền
tối ưu M* là:

Trong đó:
M*: Lượng tiền dự trữ tối ưu
S: Tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ.
F: Chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán
i: Lãi suất
2.3.3 Quản trị khoản phải thu ngắn hạn

• Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng


• Phân tích, đánh giá khoản phải thu
• Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải
thu khó đòi
2.3.3 Quản trị khoản phải thu ngắn hạn
 Xây dựng chính sách tín dụng thương mại
Tiêu chuẩn bán chịu
Điều khoản bán chịu
 Quyết định bán chịu
Thu thập thông tin về khách hàng
Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy
tín tín dụng của KH
Quyết định có bán chịu hay không
 Theo dõi quản lý nợ phải thu khách hàng
Xác định kỳ thu tiền bình quân:
Sắp xếp “tuổi” của các khoản phải thu theo độ dài thời
gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết nợ khi đến
hạn.
Chính sách tín dụng thương mại
• Tiêu chuẩn tín dụng: mức “chất lượng TD” tối thiểu để
một đối tác được chấp nhận cấp TD
• Chiết khấu thanh toán: khuyến khích đối tác thanh toán
sớm trước hạn để được hưởng chiết khấu
• Thời hạn bán chịu (thời hạn TD): quy định về độ dài thời
gian của các khoản TD
Chiết khấu thanh toán và thời gian bán chịu chỉ rõ hình
thức của khoản tín dụng (VD: “2/10 net 30”)
• Chính sách thu tiền: quy định về cách thức thu tiền và
biện pháp xử lý đối các khoản TD quá hạn.
Các nhân tố xem xét

• ĐK của DN cấp tín dụng


• ĐK của khách hàng: “5 C”
(1) Vốn hay sức mạnh tài chính (Capital)
(2) Khả năng thanh toán (Capacity)
(3) Tư cách tín dụng (Character)
(4) Vật thế chấp (Collateral)
(5) Điều kiện kinh tế (Condition)
• So sánh lợi ích và CF tăng thêm
Phòng ngừa rủi ro

• Cấu trúc rủi ro:


- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro lãi suất ...
• Biện pháp phòng ngừa:
- Nghiên cứu khách hàng
- Sử dụng các giải pháp kiểm soát RR
- Lập dự phòng
- Sử dụng các giải pháp phòng ngừa RR hối
đoái đối với khoản phải thu
Xử lý khoản phải thu khó đòi

• Cơ cấu lại thời hạn nợ: điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia
hạn nợ cho khách hàng (…)
• Xóa một phần nợ cho khách hàng.
• Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.
• Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức
tín dụng để phong toả tài sản, tiền vốn của khách nợ.
• Khởi kiện trước pháp luật…

You might also like