You are on page 1of 29

Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)

Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 2)


BÀI 4
TÀI SẢN NGẮN HẠN – TÀI SẢN DÀI HẠN

Hướng dẫn học


Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý kế toán – NXB Tài chính – TS. Phạm Thành Long – TS. Trần
Văn Thuận.
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
 Trang Web môn học.
Nội dung
Bài học này giới thiệu các vấn đề về kế toán các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn.
Mục tiêu.
 Giúp sinh viên phân biệt được các khái niệm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn
 Giúp sinh viên thấy được ý nghĩa của thông tin về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn trên
các báo cáo tài chính
 Giúp sinh viên nắm được phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế cơ bản liên quan
đến tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn
 Giúp sinh viên phân tích được các thông tin về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn trên các
báo cáo tài chính để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.

90 ACC202_Bai4_ v1.0013107218
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Tình huống dẫn nhập


Mua ô tô
Ngày 3/5/2012, Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt
Nam kinh doanh trong lĩnh vực trang sức thời trang mua chiếc
xe ô tô vận tải để chuyên vận chuyển hàng hóa trị giá 550 triệu
đồng từ công ty ô tô ISUZU Việt Nam. Lệ phí trước bạ phải
nộp 2%. Thời gian sử dụng dự kiến 6 năm.
Cũng trong ngày 3/5/2012, công ty CP Xuất Nhập Khẩu Kim Oanh hoàn thành việc nhập khẩu
10 chiếc ô tô vận tải cùng nhãn hiệu. Những chiếc ô tô này sẽ được công ty bán cho khách hàng
theo các đơn hàng đã đặt trước. Tổng giá trị mỗi chiếc xe (đã bao gồm các loại thuế, chi phí khác)
là 520 triệu VND.

1. Việc ghi nhận nghiệp vụ mua ô tô tại hai công ty kể trên có gì khác nhau?
2. Công ty TNHH Laurelton Diamonds sẽ ghi nhận những vấn đề gì trong quá
trình sử dụng chiếc xe?
3. Công ty CPXNK Kim Oanh sẽ ghi nhận các chỉ tiêu kinh tế nào khi bán 10
chiếc xe mới nhập khẩu?

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 91
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.1. Kế toán tài sản ngắn hạn


4.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn
Tài sản: là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và
có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn, nói cách khác, căn cứ vào tính
thanh khoản, có thể chia tài sản thành hai loại: Tài
sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm:
 Tài sản dự tính sẽ được thực hiện (bán hoặc tiêu dùng) trong kỳ kinh doanh
thông thường.
 Tài sản được giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc giữ trong một thời gian
ngắn và dự tính sẽ được thực hiện trong vòng 12 tháng.
 Tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền không bị hạn chế sử dụng.
 Tài sản ngắn hạn có thể phân theo mức độ thanh khoản.
Theo cách phân loại này, người ta dựa vào khả năng huy động cho việc thanh toán
để chia thành các loại sau:
o Tiền là tài sản của đơn vị tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị. Tài sản này bao
gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (hoặc kho bạc), tiền đang chuyển, kể cả tiền
Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý. Tiền là khoản mục có tính thanh khoản
cao nhất trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
o Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư mà một công ty thực
hiện và có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn
không quá một năm như chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, tín phiếu
kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng. Các khoản đầu tư tài chính này là các tài sản có
tính thanh khoản tương đối nhanh.
o Các khoản phải thu là những khoản phát sinh khi một doanh nghiệp bán hàng
hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng mà chưa thu được tiền hoặc những khoản
phát sinh từ bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa
thanh toán cho công ty.
o Hàng tồn kho là các tài sản hữu hình (a) được giữ để bán trong tiến trình bình
thường của doanh nghiệp (b) trong quá trình sản xuất để bán (c) được sử dụng
trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để bán. Hàng tồn kho có thể kể
đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm… Trong doanh
nghiệp, nói chung, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tài sản
lưu động của doanh nghiệp nên đây là một khoản mục đòi hỏi phải được quan
tâm và cập nhật thường xuyên.
o Tài sản ngắn hạn khác là những tài sản ngắn hạn còn lại ngoài những thứ đã kể
ở trên như các khoản tạm ứng cho công nhân viên chức, các khoản chi phí trả
trước, các khoản tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn...

92 ACC202_Bai4_ v1.0013107218
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Theo lĩnh vực tham gia luân chuyển


Tài sản ngắn hạn chia thành ba loại: tài sản ngắn hạn sản xuất, tài sản ngắn hạn lưu
thông và tài sản ngắn hạn tài chính.
Tài sản ngắn hạn sản xuất gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất
(nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ... đang dự trữ trong kho) và tài sản trong
sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang). Tài sản ngắn hạn lưu thông bao gồm tài sản
dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm, hàng hóa dự trữ trong kho hay đang
gửi bán), tài sản trong quá trình lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu). Tài
sản ngắn hạn tài chính là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục đích kiếm
lời (đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán...).
 Theo mục đích sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn còn có thể phân loại thành tài sản ngắn hạn trong kinh doanh (là
tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh) và tài sản ngắn hạn ngoài kinh
doanh (là tài sản dùng vào các mục đích khác ngoài kinh doanh).
Các loại tài sản ngoài kinh doanh có đặc điểm chung là không tham gia vào các
quá trình kinh doanh của đơn vị. Do vậy, về nguyên tắc các khoản chi phí về thuộc
loại này không thuộc chi phí cho kinh doanh và không tính vào giá thành.

4.1.2. Quy trình và phương pháp kế toán hàng tồn kho


4.1.2.1. Khái niệm
Hàng tồn kho là các tài sản hữu hình (a) được giữ để
bán trong tiến trình bình thường của doanh nghiệp (b)
trong quá trình sản xuất để bán (c) được sử dụng trong
quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để bán.
Hàng tồn kho bao gồm:
 Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng
mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa đi gia công chế biến;
 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
 Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm
thủ tục nhập kho thành phẩm;
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã
mua đang đi trên đường;
 Chi phí dịch vụ dở dang.
Để quản lý hàng tồn kho chặt chẽ và hiệu quả, hàng tồn kho còn được phân loại gắn
liền với các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Giai đoạn dự trữ sản xuất
(nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…đang dự trữ trong kho); giai đoạn sản xuất (giá trị
sản phẩm dở dang) và giai đoạn lưu thông (thành phẩm, hàng hoá dự trữ trong kho,
hàng gửi bán).

4.1.2.2. Phương pháp theo dõi hàng tồn kho


 Kê khai thường xuyên
Theo dõi thường xuyên, liên tục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kỳ.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 93
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Điều kiện áp dụng: Giữ sổ sách ghi chép hàng tồn kho và giá vốn hàng bán hàng
ngày. Hệ thống này kiểm soát và cập nhật liên tục thông tin về hàng tồn kho.
Mặc dù là hệ thống theo dõi thường xuyên, nhưng định kỳ (thường là hàng năm)
doanh nghiệp vẫn thực hiện kiểm kê về mặt hiện vật để điều chỉnh cho những sai
sót có thể xảy ra.
 Kiểm kê định kỳ
Không theo dõi thường xuyên số hàng bán ra và
còn lại, thông qua việc kiểm kê để tính ngược
giá vốn hàng xuất theo định kỳ.
Điều kiện áp dụng: Thường sử dụng cho các
hàng hóa không đắt tiền, tại các nhà hàng và cửa
hiệu bán lẻ, không cần giữ sổ sách ghi chép tồn
kho hàng ngày cho mỗi loại hàng mà nó bán ra.
Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán (ghi
chép, theo dõi…) nhưng khi hàng tồn kho được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau (ví dụ như vừa xuất cho sản xuất, vừa xuất cho bán hàng, cho quản lý chung)
thì khó theo dõi chính xác.

4.1.2.3. Đo lường giá trị hàng tồn kho


 Xác định số lượng hàng tồn kho:
Số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm tất cả hàng hóa thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp, được tồn trữ để bán không cần biết vào thời điểm kiểm kê,
hàng hóa được cất trữ ở đâu.
Với nguyên tắc này, một số khoản mục đặc biệt cần chú ý khi kiểm kê xác định số
lượng hàng tồn kho: hàng đi đường, hàng hóa đang ký gửi, hàng cũ hư hỏng hoặc
lỗi thời.
o Hàng đi đường: Khi doanh nghiệp mua hàng của nhà cung cấp, nếu lô hàng
này còn đang trên đường vận chuyển thì chưa chắc đã được tính vào hàng tồn
kho của doanh nghiệp bởi nó còn phụ thuộc vào việc quyền sở hữu hàng hóa đã
được chuyển giao hay chưa? Thông thường, nếu bên mua có trách nhiệm thanh
toán phí vận chuyển thì quyền sở hữu được chuyển giao ngay khi hàng được
chất lên các phương tiện vận chuyển (FOB shipping point – FOB điểm đi).
Trường hợp ngược lại bên bán phải trả phí chuyên chở thì quyền sở hữu xác
định khi hàng hóa đến nơi giao hàng (FOB destination – FOB điểm đến)
o Hàng ký gửi đại lý: Khi doanh nghiệp đem hàng của mình ký gửi tại đại lý (bên
chủ hàng và bên đại lý), đại lý có trách nhiệm bảo quản và bán hàng giúp chủ
hàng. Tuy hàng không nằm trong kho doanh nghiệp nhưng vẫn thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp và phải được tính vào hàng tồn kho của doanh nghiệp
o Hàng hóa hư hỏng, lỗi thời: Sẽ không được tính vào giá trị hàng tồn kho nếu
chúng không thể bán được. Nếu lượng hàng này được giảm giá và có thể bán
được thì chúng được tính vào hàng hóa tồn kho với sự ước lượng thận trọng về
giá trị thuần có thể thực hiện được (net realizable value) (giá bán trừ đi chi phí
bán hàng). Điều này là nguyên nhân gây ra khoản lỗ trong kỳ kế toán có số
hàng hóa bị hư hỏng, mất giá trị hoặc cũ kỹ.

94 ACC202_Bai4_ v1.0013107218
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Nguyên tắc tính “Giá gốc hàng tồn kho”:


Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
o Chi phí mua: bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận
chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên
quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Nếu có khoản chiết khấu thương mại
và giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách, phẩm chất thì sẽ được trừ
khỏi chi phí mua.
o Chi phí chế biến: là những chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm
như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung nhằm mục đích chuyển
hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm.

4.1.2.4. Các phương pháp tính đơn giá hàng tồn kho
Việc tính đơn giá hàng tồn kho sẽ rất đơn giản nếu
như các đơn vị hàng mua đều được mua với một
mức giá ổn định từ kỳ này sang kỳ khác. Tuy nhiên,
khi các loại hàng hóa giống nhau được mua với
những giá khác nhau thì vấn đề là doanh nghiệp sẽ
sử dụng giá nào để tính giá vốn hàng xuất kho, tính
giá hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chon phương
pháp nào tùy thuộc vào đặc điểm của hàng tồn kho,
yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng phải tuân thủ
nguyên tắc nhất quán trong suốt niên độ kế toán .
Có bốn phương pháp tính đơn giá hàng tồn kho (giá xuất kho, giá tồn cuối kỳ):
 Phương pháp giá đích danh
 Phương pháp bình quân:
o Bình quân cả kỳ dự trữ
o Bình quân sau mỗi lần nhập
o Bình quân cuối kỳ trước
 Phương pháp nhập trước – xuất trước
 Phương pháp nhập sau – xuất trước
Phương pháp giá đích danh (tính trực tiếp)
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào
thì lấy đích danh đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt cả mặt hiện vật và giá trị của
hàng tồn kho và thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng,
hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được
Vì hàng hóa mua với giá nào thì được xuất ra với chính giá đó, giá trị hàng tồn được
phản ánh đúng theo giá trị thực khi nhập.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 95
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):


Phương pháp này dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì
được xuất trước. Giá gốc xuất kho sẽ là giá của những lô hàng nhập thời điểm đầu kỳ,
giá gốc của những lô hàng còn tồn sẽ là giá nhập ở thời điểm cuối kỳ.
Ưu điểm của phương pháp này là việc tính kịp thời nên sẽ tạo thuận lợi cho ghi chép
kế toán cũng như quản lý. Trên báo cáo kế toán, chỉ tiêu hàng tồn kho vào thời điểm
cuối kỳ có ý nghĩa thực tế (sát với giá thị trường) do lúc này trị giá vốn của lượng
hàng tồn kho sẽ là lô hàng mới nhập về nhất. Tuy vậy, nếu giá cả có xu hướng giảm
thì phương pháp tính giá xuất kho này có lợi cho doanh nghiệp do giảm rủi ro tiềm
tàng ẩn chứa trong số vật tư tồn kho cuối kỳ.
Ví dụ: Doanh nghiệp Tân Trúc sản xuất bánh kẹo có tình hình sau
 Ngày 01/01 tồn kho bột mỳ là 3.000 kg, đơn giá 100/kg.
 Ngày 05/01 nhập kho bột mỳ là 6.000 kg giá thực tế nhập kho: 108/kg.
 Ngày 07/01 xuất kho 3.500 kg cho sản xuất
 Ngày 08/01 xuất kho 2.500 kg bán cho khách
 Ngày 15/01 nhập kho bột mỳ 3.000 kg giá thực tế nhập là 90/kg
 Ngày 18/01 xuất kho 2.000 kg cho sản xuất
Tồn cuối kỳ 4.000 kg
Bài làm:
Giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước:
 Ngày 07/01: (3.000 kg × 100) + (500 kg × 108) = 354.000
 Ngày 08/01: 2.500 kg × 108 = 270.000
 Ngày 18/01: 3.000 kg × 108 = 324.000
Tồn cuối kỳ 3.000 kg × 90 = 270.000
Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO):
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng được mua
sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước. Giá gốc
xuất kho sẽ là giá của những lô hàng nhập thời điểm
cuối kỳ, giá gốc của những lô hàng còn tồn sẽ là giá
nhập ở thời điểm đầu kỳ.
Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của
phương pháp nhập sau - xuất trước cũng giống như
phương pháp nhập trước - xuất trước. Chỉ tiêu hàng
tồn kho trên báo cáo kế toán vào thời điểm cuối kỳ là
hàng tồn và được mua hoặc sản xuất trước đó nên xa
rời giá thị trường của loại mặt hàng đó. Khi giá cả vật
tư nhập có xu hướng tăng thì phương pháp nhập sau-
xuất trước làm cho giá trị vật tư xuất tăng và giá trị vật tư tồn kho sẽ giảm.
Ví dụ: Doanh nghiệp Tân Trúc
Giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập sau - xuất trước:
 Ngày 07/01: 3.500 × 108 = 378.000

96 ACC202_Bai4_ v1.0013107218
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Ngày 08/01: 2.500 kg × 108 = 270.000


 Ngày 18/01: 3.000 kg × 90 = 270.000
Tồn cuối kỳ 3.000 kg, đơn giá 100
Phương pháp tính giá bình quân:
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung
bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua
hoặc sản xuất trong kỳ.
Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô
hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ:
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.
Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá
mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập kho
Giá thực tế của hàng xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho × Giá bình quân

Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng


Giá đơn vị xuất kho nhập trong kỳ
=
bình quân Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng
nhập trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào
cuối kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là công tác kế toán dồn vào
cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Hơn nữa, phương pháp này
chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ.
Ví dụ: Doanh nghiệp Tân Trúc sản xuất bánh kẹo có tình hình sau:
 Ngày 01/01 tồn kho bột mỳ là 3.000 kg, đơn giá 100/kg.
 Ngày 05/01 nhập kho bột mỳ là 6.000 kg giá thực tế nhập kho: 108/kg.
 Ngày 07/01 xuất kho 3.500 kg cho sản xuất
 Ngày 08/01 xuất kho 2.500 kg cho sản xuất
 Ngày 15/01 nhập kho bột mỳ 3.000 kg giá thực tế nhập là 90/kg
 Ngày 18/01 xuất kho 2.000 kg cho sản xuất
Tồn cuối kỳ 4.000 kg
Bài làm:
Giá đơn vị xuất 3.000 × 100 + 6.000 × 108 + 3.000 ×90
kho bình quân =
3.000 + 6.000 + 3.000
= 101.5/kg
 Ngày 07/01 xuất kho 3.500 × 101.5 = 355.250
 Ngày 08/01 xuất kho 2.500 × 101.5 = 253.750
 Ngày 18/01 xuất kho 2.000 × 101.5 = 203.000
 Tồn cuối kỳ 4.000 × 101.5 = 406.000

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 97
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của
hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất
giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau:
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên
nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà
phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có
lưu lượng nhập xuất ít.
Ví dụ: Doanh nghiệp Tân Trúc
Giá đơn vị xuất 3.000 × 100 + 6.000 ×108
= = 105,33/kg
sau ngày 05/01 3.000 + 6.000
 Ngày 07/01 xuất kho 3.500 × 105.33 = 368.655
 Ngày 08/01 xuất kho 2.500 × 105.33 = 263.325
 Ngày 15/01: nhập 3.000 kg với giá 90/kg
 Tính lại giá đơn vị xuất sau ngày 15:
Giá đơn vị xuất 3.000 × 105.33 + 3.000 × 90
= = 97,67/kg
sau ngày 15/01 3.000 + 3.000
 Ngày 18/01 xuất kho 2.000 × 97,67 = 195.340
 Tồn cuối kỳ 4.500 kg: 4.000 × 97,67 = 390.680
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước:
Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ trước: Dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn
kho cuối kỳ trước, kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất
theo phương Theo chúng tôi, phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán
nhưng giá cả thị trường NVL có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo
phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (giá trị
tồn kho là số tiền âm). Vì vậy, phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả
kinh doanh không sát với giá thực tế.
Ví dụ: Doanh nghiệp Tân Trúc
Tồn kho 3.000 kg, đơn giá 100/kg, giá trị tồn ĐK = 3.000 × 100 = 3 00.000
Giá trị xuất theo đơn giá cuối kỳ trước
 Ngày 07/01 xuất kho 3.500 × 100 = 350.000
 Ngày 08/01 xuất kho 2.500 × 100 = 250.000
 Ngày 18/01 xuất kho 2.000 × 100 = 200.000
Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ = 1.218.000 – 800.000 = 418.000
Đơn giá hàng tồn cuối kỳ này = 418.000/4.000 = 104.5/kg

4.1.2.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho


Ví dụ:
Doanh nghiệp Tân Trúc sản xuất bánh kẹo có tình hình sau
 Ngày 01/01 tồn kho bột mỳ là 3.000 kg, đơn giá 100/kg,
 Ngày 05/01 nhập kho bột mỳ là 6.000 kg giá thực tế nhập kho: 108/kg.

98 ACC202_Bai4_ v1.0013107218
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Ngày 07/01 xuất kho 3.500 kg cho sản xuất


 Ngày 08/01 xuất kho 2.500 kg bán ra ngoài, giá bán 150/kg
 Ngày 15/01 nhập kho bột mỳ 3.000 kg giá thực tế nhập là 90/kg
 Ngày 18/01 xuất kho 2.000 kg cho sản xuất
 Tồn cuối kỳ 4.000 kg
Chú ý:
 Hàng mua và bán ra đều chịu thuế GTGT với thuế suất 10%
 Biết doanh nghiệp xuất kho theo phương pháp NT-XT
 Toàn bộ các nghiệp vụ trên là mua bán chưa thanh toán, chịu thuế GTGT
Hạch toán:
1/ Ngày 05/01 mua 6000 kg bột mỳ, đơn giá 100
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
1 05/01 Mua 6.000 kg bột mỳ
Hàng tồn kho (bột mỳ) 648.000
Thuế GTGT đầu vào 64.800
Phải trả người bán 712.800

2/ Ngày 07/01 xuất 3.500 kg cho sản xuất


STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
2 05/01 Xuất 3.500 kg cho sx
Chi phí vật liệu 354.000
Hàng tồn kho (bột mỳ) 354000

Ngày 07/01: (3.000 kg × 100) + (500 kg × 108) = 354.000


3/ Ngày 08/01 xuất 2.500 kg để bán với giá 150 chưa có 10% thuế GTGT
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
3 08/01 Xuất 2.500 kg bán
+ Phản ánh giá vốn
Giá vốn hàng bán 270.000
Hàng tồn kho (bột mỳ) 270.000
+ Phản ánh doanh thu
Phải thu khách hàng 412.500
Doanh thu 375.000
Thuế GTGT đầu ra 37.500

Ngày 08/01: 2.500 kg × 108 = 270.000

4.1.3. Quy trình và phương pháp kế toán thu, chi tiền


4.1.3.1. Vốn bằng tiền và nhiệm vụ hạch toán.
Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền:
Tiền trong doanh nghiệp chủ yếu là tiền vốn được phân loại theo các cách tiếp cận sau:
 Theo trách nhiệm quản lý tiền vốn có: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền
đang chuyển.
 Theo hình thái tài sản tiền: tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ và tiền vàng, bạc,
kim loại quý, đá quý...

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 99
Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.1.3.2. Nguyên tắc quản lý


 Tôn trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa 2 nhiệm vụ giữ tiền và lập chứng từ,
ghi sổ kế toán tiền mặt.
 Ghi thu, chi tiền mặt, TGNH phải có chứng từ tiền mặt, TGNH hợp lý, hợp pháp.
 Chỉ chi dùng tiền mặt cho nghiệp vụ chi thường xuyên, tập trung quản lý tiền và
thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng thương mại và
kho bạc nhà nước.
 Đối chiếu, điều chỉnh số dự tiền mặt, TGNH phải thực hiện thường xuyên trong kỳ.

4.1.3.3. Nhiệm vụ hạch toán


 Ghi chép kịp thời thu, chi tiền mặt trên các chứng từ tiền mặt, sổ quỹ và sổ kế toán
tiền mặt.
 Ghi chép và đối chiếu số gửi vào, rút ra TGNH trên: chứng từ báo nợ, báo có sổ
tiền gửi ngân hàng.
 Giám đốc việc thực hiện nguyên tắc quản lý thu, chi tiền mặt và việc chấp hành
chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
 Phản ánh kịp thời các khoản tiền đang chuyển để tránh thất thoát.
 Thực hiện kịp thời công tác lập báo cáo lưu chuyển tiền theo yêu cầu quản lý.

4.1.3.4. Phương pháp hạch toán tiền mặt


Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm giấy bạc ngân hàng việt nam, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng, bạc... hiện đang quản lý tại doanh nghiệp.
 Thu tiền mặt
Dựa vào phiếu thu và các chứng từ có liên quan để kế toán ghi sổ
o Bán hàng thu tiền ngay
o Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ TM
o Thu tiền nợ từ khách hàng hoặc khách ứng trước
o Thu tiền bồi thường
o Thu tiền lãi vay (hoạt động tài chính)
o Nhận góp vốn bằng tiền
o Thu khác …
Ví dụ:
1) 10/9/N: Khách hàng trả nợ 26.000 bằng TM
2) 15/9/N: Bán hàng thu tiền ngay 33.000 trong đó thuế GTGT 10%
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
1 10/9/N Khách hàng trả nợ
Tiền mặt 26.000
Phải thu khách hàng 26.000
2 15/9/N Bán hàng thu tiền ngay
Tiền mặt 33.000
Doanh thu 30.000
Thuế GTGT đầu ra 3.000

100 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Chi tiền mặt


Dựa vào phiếu chi và các chứng từ có liên quan để kế toán ghi sổ
o Mua vật tư, hàng hóa
o Gửi tiền vào ngân hàng
o Thanh toán nợ cho người bán, Ứng trước cho người bán
o Chi tiền bồi thường
o Chi tiền lãi vay (hoạt động tài chính)
o Trả lại vốn góp bằng tiền
o Chi khác …

Ví dụ:
1) 10/6/N: Trả nợ NB 66.000 bằng TM
2) 15/6/N: Mua hàng 88.000 trong đó thuế GTGT 10%, trả bằng TM
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
1 10/06 Trả nợ người bán
Phải trả người bán 66.000
Tiền mặt 66.000
2 15/6 Mua hàng trả bằng TM
Hàng hóa 80.000
Thuế GTGT đầu vào 8.000
Tiền mặt 88.000

4.1.3.5. Kế toán tiền gửi ngân hàng.


Căn cứ hạch toán là các giấy báo có, báo nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo
các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu...).
 Tăng tiền gửi ngân hàng (giấy báo Có)
o Nộp tiền vào tài khoản
o Thu tiền khách thanh toán
o Thu tiền nợ từ khách hàng hoặc khách ứng trước
o Thu tiền lãi vay (hoạt động tài chính)
o Nhận góp vốn bằng tiền gửi NH
o Thu khác …

Ví dụ:
1) 10/9/N: Khách hàng trả nợ 30.000 bằng chuyển khoản
2) 15/9/N: Bán hàng thu TGNH 55.000 trong đó thuế GTGT 10%
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
1 10/9/N Khách hàng trả nợ
Tiền gửi ngân hàng 30.000
Phải thu khách hàng 30.000
2 15/9/N Bán hàng thu tiền ngay
Tiền gửi ngân hàng 55.000
Doanh thu 50.000
Thuế GTGT đầu ra 5.000

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 101


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Giảm tiền gửi ngân hàng (giấy báo Nợ)


Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng: kế toán dựa vào các “giấy báo nợ”
hoặc “bảng sao kê” của ngân hàng và các chứng từ có liên quan để xác định nội
dung chi tiêu tiền gửi ngân hàng, từ đó tiến hành định khoản kế toán.
o Rút TGNH
o Mua vật tư, hàng hóa
o Thanh toán nợ cho người bán, Ứng trước cho người bán
o Chi tiền lãi vay (hoạt động tài chính)
o Chi khác …

Ví dụ:
1) 10/6/N: Rút TGNH về nhập quỹ TM 16.000
2) 15/6/N: Mua hàng 66.000 trong đó thuế GTGT 10%, trả bằng TGNH
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
1 10/06 Rút TGNH về nhập quỹ TM
Tiền mặt 16.000
Tiền gửi ngân hàng 16.000
2 15/6 Mua hàng trả bằng TM
Hàng hóa 60.000
Thuế GTGT đầu vào 6.000
Tiền mặt 66.000

4.1.4. Quy trình và phương pháp kế toán khoản phải thu của khách hàng
4.1.4.1. Khoản phải thu khách hàng
Là khoản phát sinh khi một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người
khác mà chưa thu được tiền

4.1.4.2. Nguyên tắc hạch toán


 Khoản phải thu phát sinh khi thời điểm bán hàng và thu tiền không trùng nhau
 Theo dõi chi tiết khoản phải thu theo từng người mua, không bù trừ
 Phải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua trước khi lập báo cáo
 (VD: Phân loại theo thời hạn: ngắn hạn, dài hạn, quá hạn theo 3 loại HĐ: kinh
doanh, đầu tư và tài chính…)
 Hạch toán chi tiết công nợ gốc ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ và quy đổi ra VNĐ
theo tỷ giá thích hợp
 Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng tuỳ thuộc vào: số
lượng khách hàng có quan hệ nợ với doanh nghiệp, tính chất quan hệ với khách
hàng là thường xuyên, ổn định hay vãng lai và hình thức sổ kế toán được doanh
nghiệp lựa chọn cho việc thực hiện công tác kế toán.

4.1.4.3. Phương pháp hạch toán


(1) Khách hàng mua chịu
Cuối tháng 8/N, Công ty MÁY TÍNH có 2 khách hàng :

102 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

(2) Phải thu Công ty ABC 200 triệu


(3) Phải thu Công ty XYX 100 triệu
Ngày 1/9/N, MÁY TÍNH bán chịu hàng cho ABC 55 triệu (có 10% GTGT) và thu
được 70 triệu do XYZ thanh toán
Kế toán phản ánh tình huống bán hàng cho ABC vào ngày 1/9/N vào sổ nhật ký
như sau:
Ngày Tham
STT Diễn giải Nợ Có
tháng chiếu
1 1/9/N Bán hàng cho ABC
Phải thu khách hàng (ABC) 55 triệu
Doanh thu 50 triệu
Thuế GTGT đầu ra 5 triệu

Bên cạnh đó, vì yêu cầu theo dõi chi tiết cho từng khách hàng nên ngoài sổ cái tổng
hợp thông tin về khoản phảo thu, công ty mở sổ chi tiết cho từng khách hàng để theo
dõi riêng.
TỔNG HỢP
Phải thu (Công ty ABC)
KHOẢN PHẢI THU
ABC 255
STT Nợ Có Dư
XYZ 30
31/8 200 200
Tổng 285
1/9 55 255

SỔ CÁI
Phải thu (Công ty XYZ)
TK PHẢI THU KHÁCH HÀNG
STT Nợ Có Dư STT Nợ Có Dư

31/8 100 100 285


1/9 285
1/9 70 30

(2) Bán hàng thu tiền ngay


Ngày 15/9, Nhà hàng Shushi bán hàng và nhận được khoản thanh toán từ khách hàng
là 11.000 trong đó có 10% thuế GTGT
STT Ngày tháng Diễn giải Tham chiếu Nợ Có
1 15/9/N Bán hàng cho khách
Tiền mặt 1.000
Doanh thu 10.000
Thuế GTGT đầu ra 1.000

4.1.5. Kế toán các chi phí trả trước ngắn hạn


4.1.5.1. Chi phí trả trước ngắn hạn
Là số tiền chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra nhưng chưa ghi vào chi phí để tính lãi, lỗ
mà được ghi là một tài sản ngắn hạn. Hay nói cách khác, phần chi phí trả trước là phần
chi phí chưa hết hiệu lực.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 103


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.1.5.2. Các loại chi phí trả trước ngắn hạn


 Chi phí trả trước khi thuê cửa hàng, văn phòng
 Chi phí mua bảo hiểm
 Công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển
o Chi phí sửa sữa TSCĐ lớn, cần phân bổ
o Chi phí trả trước ngắn hạn khác (Lãi tiền vay trả trước, Lãi trả chậm, trả góp…)

4.1.5.3. Phương pháp kế toán chi phí trả trước ngắn hạn
Chi phí trả trước ngắn hạn là một khoản mục được ghi nhận ở bên Tài sản của Bảng
cân đối Kế toán. Định kỳ, khi một bộ phận “Chi phí trả trước ngắn hạn” hết hiệu lực,
thực sự trở thành khoản hao phí đem lại lợi ích trong kỳ cho doanh nghiệp thì kế toán
ghi nhận khoản hao phí này là chi phí thực sự phát sinh trong kỳ.
Ví dụ: Ngày 1/10/N, Công ty Tân Hùng xuất kho công cụ dụng cụ có giá trị 30.000,
ước tính sử dụng trong 9 tháng.
Yêu cầu: - Định khoản kế toán xuất dùng công cụ dụng cụ?
- Cuối năm tài chính 31/12/N, ghi nhận chi phí công cụ dụng cụ phát sinh để
tiến hành lập Báo cáo tài chính?
Ngày Tham
STT Diễn giải Nợ Có
tháng chiếu
1 1/10/N Xuất Công cụ dụng cụ 30.000
Chi phí trả trước ngắn hạn 30.000
Công cụ dụng cụ

31/12/N Ghi nhận Chi phí CCDC


Chi phí CCDC 10.000
Chi phí trả trước ngắn hạn 10.000

4.1.6. Phân tích thông tin về tài sản ngắn hạn trên báo cáo tài chính
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Sức sản xuất Doanh thu thuần (hoặc giá trị SX)
=
của TSNH Tài sản ngắn hạn bình quân
Phản ánh 1 đồng TSNH sử dụng BQ trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu thuần (giá trị sản xuất)
Lợi nhuận thuần trước thuế (sau thuế)
Sức sinh lời của TSNH =
Tài sản ngắn hạn bình quân
Phản ánh 1 đồng TSNH sử dụng BQ trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi
thuần trước thuế (sau thuế)
Doanh thu thuần (hoặc giá trị SX)
Sức sản xuất của TSNH =
Tài sản ngắn hạn bình quân
Phản ánh 1 đồng TSNH sử dụng BQ trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi
thuần trước thuế (sau thuế)

104 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Phân tích cơ cấu và khả năng thanh toán


Hệ số thanh toán Tổng cộng tài sản
=
hiện hành Tổng cộng nợ phải trả

Phản ánh khả năng thanh toán chung của toàn doanh nghiệp. Hệ số có giá trị càng
lớn, khả năng thanh toán càng cao.

Hệ số thanh toán Tổng tài sản ngắn hạn


=
ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thể hiện khả năng thanh toán nợ của công ty trong tương lai gần

Hệ số thanh toán Tiền + Đầu tư chứng khoán ngắn hạn


=
nhanh Tổng công nợ phải trả

Phản ánh mối quan hệ giữa các loại TSNH có khả năng chuyển nhanh thành tiền
để thanh toán nợ ngắn hạn
 Phân tích các khoản phải thu
Số vòng luân chuyển Tổng doanh thu bán chịu
=
các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu

Phản ánh trong 1 chu kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng

Thời gian quay vòng Số ngày của kỳ


=
các khoản phải thu Số vòng luân chuyển

Phản ánh một vòng quay của khoản phải thu cần bao nhiêu ngày
 Phân tích hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay
hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số
vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân
hàng tồn kho.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân hàng tồn kho
Trong đó
Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm nay
Bình quân hàng tồn kho =
2
Hệ số này càng cao càng thì chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn
kho không bị ứ đọng nhiều.

Thời gian của một vòng quay 365


=
hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Phản ánh một vòng quay hàng tồn kho cần bao nhiêu ngày.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 105


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.2. Kế toán tài sản dài hạn


4.2.1. Khái niệm và phân loại tài sản dài hạn
4.2.1.1. Khái niệm tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là các loại tài sản có thời gian luân chuyển dưới 1 năm.

4.2.1.2. Phân loại tài sản dài hạn


Thuộc tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm:
 Phải thu dài hạn: là số tài sản của doanh nghiệp
đang bị chiếm dụng, có thời gian thu hồi trên 1
năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh.
 Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có đủ
tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo
quy đinh trong chế độ quản lý tài chính hiện
hành, bao gồm tài sản cố đinh hữu hình và tài
sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình là
những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể như: nhà cửa, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải… Tài sản vô hình là những tài sản cố định không có hình thái
vật chất cụ thể như quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế… Tài sản
cố định có thể do doanh nghiệp tự mua sắm, xây dựng đầu tư hoặc đi thuê dài hạn.
 Bất động sản đầu tư: bao gồm quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua
lại); nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất; cơ sở hạ tầng do người chủ sở
hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ. Các tài sản
được ghi nhận là bất động sản đầu tư khi doanh nghiệp nắm giữ để cho thuê hoặc
chờ tăng giá mà không phải để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường
hay sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đầu tư tài chính dài hạn: là giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích
kiểm lời như đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết… Đây là những
khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài (trên 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh).
 Ngoài các loại trên, thuộc về tài sản dài hạn của doanh nghiệp còn bao gồm cả các
khoản đầu tư khác như chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại,…

4.2.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình


4.2.2.1. Khái niệm TSCĐ hữu hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Theo quy định, TSCĐ phải thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
 Giá trị ban đầu của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
 Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

106 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.2.2.2. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá (giá trị ban đầu của TSCĐ ghi trong sổ kế toán) là toàn bộ các chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được xác định theo nguyên tắc giá phí (rõ nét nhất là trong trường
hợp tự mua hay tự sản xuất). Theo nguyên tắc này, nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ
các chi phí liên quan đến việc mua hoặc xây dựng, chế tạo TSCĐ kể các chi phí vận
chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi sử dụng tài sản.
Nguyên giá TSCĐ được xác định cho từng đối tượng ghi TSCĐ là từng đơn vị tài sản
có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau
để thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
Các khoản thuế Chiết
NG TSCĐ Phí tổn trước
= Giá mua + không được + – khấu TM,
do mua khi dùng
khấu trừ giảm giá

Chi phí liên quan đến việc


NG TSCĐ do Giá thành Chi phí lắp đặt,
= + + đưa TSCĐ vào trạng thái
tự xây dựng thực tế chạy thử
sẵn sàng sử dụng
Ví dụ: Ngày 3/5/2012, Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam kinh doanh
trong lĩnh vực trang sức thời trang mua chiếc xe ô tô vận tải để chuyên vận chuyển
hàng hóa trị giá 550 triệu đồng từ công ty ô tô ISUZU Việt Nam. Lệ phí trước bạ phải
nộp 2%. Thời gian sử dụng dự kiến 6 năm.
Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam sẽ ghi nhận giá trị của chiếc ô tô vận
tải theo nguyên giá sau:
Nguyên giá của chiếc ô tô = 550 triệu + 550 triệu × 2% = 561 triệu
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp trên khi mua ô tô, công ty phải chi trả thêm tiền bảo
hiểm thì chi phí này không được tính vào nguyên giá (cost) của chiếc ô tô. Đây là
những chi phí phát sinh hàng năm và không làm tăng thêm tuổi thọ cho tài sản nên
chúng được coi là chi phí (expense) khi chúng phát sinh.

4.2.2.3. Kế toán tài sản cố định hữu hình


Kế toán nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình:
 Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng tài sản cố định hữu hình (do mua, nhận từ xây
dựng cơ bản, nhận góp vốn, được viện trợ, biếu tặng, tự xây dựng hoặc chế tạo), kế
toán ghi Nợ TK TSCĐ (thiết bị, máy móc, ô tô…) và ghi Có các TK có liên quan
(TK tiền, TK phải trả người bán)
 Để minh họa, Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam sẽ ghi sổ nghiệp vụ
tăng chiếc ô tô như sau: (đvt: triệu đồng)

Ngày tháng Diễn giải Tài khoản Nợ Có

5/3 Giá mua ô tô vận tải Isuzu TK ô tô vận tải 550


TK Tiền 550
Lệ phí trước bạ TK ô tô vận tải 11
TK Tiền 11

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 107


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Giả định trong trường hợp trên nếu công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam,
khi mua chiếc ô tô chi trả thêm tiền bảo hiểm 3 năm là 4.500.000 thì kế toán sẽ ghi
sổ như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Ngày
Diễn giải Tài khoản Nợ Có
tháng

5/3 Chi trả tiền mua bảo hiểm xe ô tô TK Chi phí trả trước 4,5
TK Tiền 4,5

Kê toán chi phí trong thời gian sử dụng:


Trong suốt thời gian sử dụng tài sản, một doanh nghiệp có thể phát sinh chi phí cho
việc sửa chữa thường xuyên, cải tạo, nâng cấp tài sản. Sửa chữa thường xuyên là
những chi phí nhằm duy trì hiệu quả hoạt động và thời gian sử dụng hữu ích thông
thường của tài sản. Những chi phí này phát sinh tương đối nhỏ và xảy ra thường xuyên.
Ví dụ là bảo dưỡng xe và thay dầu, sơn nhà, thay bánh răng đã hao mòn trên các máy
móc. Công ty ghi nhận những sửa chữa này Nợ TK Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng khi
chúng phát sinh. Bởi vì chúng ngay lập tức những chí phí này được trừ vào doanh thu,
những chi phí trên thường được quy về chi phí doanh thu (Revenue Expenditures).
Trái lại, cải tạo và nâng cấp tài sản là những chi phí chi ra nhằm tăng cường công suất,
năng lực hoạt động hay thời gian sử dụng của tài sản. Quy mô chi phí thường lớn và
xảy ra không thường xuyên. Vì thế cải tạo và nâng cấp TSCĐ được coi là 1 khoản đầu
tư của danh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ ghi nợ tài khoản TSCĐ liên quan và coi đây là
chi phí vốn hóa (Capital expenditures).

4.2.3. Khấu hao TSCĐ


4.2.3.1. Phân biệt hao mòn và khấu hao
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham
gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật... Hao mòn
gồm có hao mòn hữu hình (là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát,
bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận) và hao mòn vô hình (là sự giảm giá trị của TSCĐ
do tiến bộ của khoa học kỹ thuật). Như vậy, hao mònTSCĐ là hiện tượng khách quan
làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ cho đến khi TSCĐ bị lạc hậu, lỗi thời
không thể sử dụng được nữa. Do đó, việc xác định mức độ hao mòn chính xác là rất
khó và thậm chí là không thể.
Bởi vậy, làm thế nào để xác định mức độ hao mòn một cách tương đối ? Đó là khấu
hao. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán. Khấu hao là một hoạt động
có tính chủ quan, là con số giả định về sự hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng.
Chính vì vậy, về phương diện kế toán giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số
khấu hao lũy kế đến thời điểm xác định.

4.2.3.2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ


TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau, cho
nên các doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp cho từng
TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về
chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh

108 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

nghiệp, do vậy việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn
khổ quy định của Nhà nước.
Theo quy định, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là: phương
pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (PP khấu hao đều)
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, các đơn vị tính vào chi phí một mức khấu
hao như nhau cho mỗi năm trong quá trình sử dụng tài sản. Nó được đo lường một
cách độc lập theo thời gian.
Mức KH năm = NG TSCĐ × Tỷ lệ KH năm
1
Tỷ lệ KH năm = × 100
Số năm sử dụng dự kiến
Trong đó, số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và
tối thiểu do Nhà nước quy định.
Phương pháp khấu hao đường thẳng chiếm ưu thế trong thực tế. Phương pháp này tính
toán đơn giản và giúp chi phí phù hợp với doanh thu khi việc sử dụng tài sản tương
đối không thay đổi trong quá trình sử dụng.
Ví dụ: Về việc trích khấu hao của ô tô vận tải tại công ty TNHH Laurelton Diamonds
Việt Nam. Mức khấu hao hàng năm của ô tô = 561 triệu / 6 năm = 93,5 triệu
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần tạo ra mức khấu hao hàng năm giảm dần
theo thời gian sử dụng của tài sản. Phương pháp này được đặt tên như vậy vì mức
khấu hao định kỳ được dựa trên giá trị còn lại giảm dần của tài sản (nguyên giá trừ đi
khấu hao lũy kế). Tại thời điểm đầu năm thứ nhất, giá trị còn lại chính là nguyên giá
của tài sản. Điều đó là do số dư của tài khoản khấu hao lũy kế tại thời điểm bắt đầu
của vòng đời sử dụng tài sản là bằng không. Trong các năm tiếp theo giá trị còn lại
của TSCĐ được tính bằng nguyên giá trừ số khấu hao lũy kế của của TSCĐ tính đến
thời điểm báo cáo.
Phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có
công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Mức KH năm = Giá trị còn lại của TSCĐ × Tỷ lệ KH nhanh
Tỷ lệ KH nhanh = Tỷ lệ KH PP đường thẳng × Hệ số điều chỉnh

Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm 1,5

Trên 4 đến 6 năm 2,0

Trên 6 năm 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần
nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số
năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị
còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 109


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Ví dụ: Công ty Brother mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên
giá là 1 tỷ đồng.
Thời gian sử dụng của tài sản xác định là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm
như sau:
 Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường
thẳng là 20%.
 Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều
chỉnh) = 40%
 Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo
bảng dưới đây: (ĐVT: nghìn đồng)

Giá trị còn lại Mức KH KH luỹ kế


Năm Mức khấu hao TSCĐ hàng năm
của TSCĐ hàng tháng cuối năm

1 1.000.000 1.000.000 x 40% = 400.000 33.333 400.000

2 600.000 600.000 x 40% = 240.000 20.000 640.000

3 360.000 360.000 x 40% = 144.000 12.000 784.000

4 216.000 216.000: 2 = 108.000 9.000 892.000

5 108.000 216.000: 2 = 108.000 9.000 1.000.000

Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm


Phương pháp này được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoản mãn
đồng thời các điều kiện sau:
 Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
 Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm the công suất thiết kế của TSCĐ.
 Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn
50% công suất thiết kế.
Mức KH trong tháng = SL SP sản xuất trong tháng × Mức KH bình quân 1 SP
NG TSCĐ
Mức KH bình quân 1 SP =
SL theo công suất thiết kế
Phương pháp khấu hao theo sản lượng không phổ biến như phương pháp khấu hao
đường thẳng , trước hết bởi vì nó thường khó cho doanh nghiệp trong việc ước tính
một cách phù hợp về tổng số lượng sản phẩm sản xuất. Khi năng suất của tài sản thay
đổi đáng kế từ giai đoạn này sang giai đoạn khác thì phương pháp khấu hao theo sản
lượng cho kết quả chi phí phù hợp với doanh thu cao nhất.
Kết luận: Mỗi phương pháp đều có thể chấp nhận dựa trên các nguyên tắc kế toán
chung được thừa nhận. Nhà quản lý lựa chọn các phương pháp mà họ tin tưởng là phù
hợp. Mục tiêu là lựa chọn phương pháp mà đo lường tốt nhất sự đóng góp của tài sản
trong việc tạo ra doanh thu trong quá trình sử dụng. Khi mà một công ty lựa chọn một
phương pháp thì công ty nên áp dụng nhất quán trong quá trình sử dụng. Sự nhất quán
làm nâng cao khả năng so sánh các báo cáo tài chính. Khấu hao ảnh hưởng đến bảng
cân đối kế toán thông qua chỉ tiêu khấu hao lũy kế và báo cáo thu nhập thông qua chi
phí khấu hao.

110 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ


 Nguyên giá: Trước đó, chúng ta đã giải thích những vấn đề ảnh hưởng đến nguyên
giá của một tài sản phải khấu hao. Nhớ lại rằng các doanh nghiệp ghi nhận tài sản
cố định bằng nguyên giá, phù hợp theo nguyên tắc giá phí.
 Thời gian sử dụng: là ước tính về thời hạn sản xuất hay thời gian sử dụng hữu ích
dự kiến hoặc thời gian phục vụ của tài sản đối với chủ sở hữu nó. Thời gian sử
dụng có thể được diễn tả dưới thuật ngữ thời gian, số giờ máy hoạt động (như giờ
máy), hoặc số lượng sản phẩm sản xuất. Thời gian sử dụng là một ước tính. Trong
khi thực hiện ước tính này, ban quản lý xem xét những nhân tố như mục đích sử
dụng của tài sản, việc bảo dưỡng và sửa chữa và khả năng lỗi thời của tài sản.
Kinh nghiệm với những tài sản tương tự thường hữu ích trong việc quyết định thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản.

4.2.3.4. Kế toán khấu hao TSCĐ


 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK Khấu hao lũy kế – là TK
điều chỉnh của TK TSCĐ (contra-account) vì
thông qua TK Khấu hao lũy kế giúp cho tính
toán được giá trị còn lại chính xác của TSCĐ
(Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn). Do
vậy, kết cấu của TK Khấu hao lũy kế ngược lại
với kết cấu của TK TSCĐ, tức là hao mòn tăng
ghi bên Có, ngược lại hao mòn giảm ghi bên Nợ và số dư bên Có.
 Phương pháp kế toán
Định kỳ kế toán tính ra mức khấu hao cần phải trích lập để hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ, bằng cách ghi tăng chi phí (ghi Nợ TK chi phí) và ghi tăng
hao mòn (ghi Có TK khấu hao lũy kế).

4.2.3.5. Điều chỉnh lại mức khấu hao TSCĐ


Khấu hao là 1 ví dụ về việc sử dụng ước tính trong kế toán. Nhà quản lý nên định kỳ
cân nhắc lại về chi phí khấu hao hàng năm. Nếu sự hao mòn hay lỗi thời thực tế của
tài sản cho thấy việc ước tính chi phí khấu hao là không thich hợp hay quá mức, doanh
nghiệp nên điều chỉnh lượng chi phí khấu hao.
Khi cần điều chỉnh, doanh nghiệp chỉ điều chỉnh cho thời điểm hiện tại và các năm
tiếp theo và không thay đổi chi phí khấu hao cho các năm trở về trước. Sở dĩ không
điều chỉnh chi phí khấu hao của các năm về trước là để đảm bảo tính tin cậy của báo
cáo tài chính.
Để điều chỉnh chi phí khấu hao hàng năm, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại
bằng cách thay đổi thời gian hữu dụng của tài sản hoặc thay đổi lại phương pháp
khấu hao.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 111


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.2.4. Thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình


4.2.4.1. Nguyên tắc kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Công ty cũng phải xác định giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tại thời điểm
thanh lý, nhượng bán (chuyển nhượng) để xác định lãi hoặc lỗ.
Nếu như việc chuyển nhượng xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, thì công ty
phải ghi nhận phần khấu hao của năm đó tính đến thời điểm chuyển nhượng.
Công ty sẽ loại trừ giá trị còn lại bằng cách ghi giảm (ghi Nợ) TK Hao mòn lũy kế
bằng tổng mức khấu hao tính đến thời điểm tài sản chuyển nhượng và ghi giảm (ghi
Có) TK tài sản cố định bằng nguyên giá tài sản cố định.

4.2.4.2. Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình


Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết (tức là giá trị còn lại bằng không):
kế toán ghi giảm TSCĐ (ghi Có TK TSCĐ) và ghi giảm hao mòn (ghi Có TK Hao
mòn lũy kế).
Ví dụ: Giả định sau 6 năm sử dụng Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam đã
trích đủ khấu hao với chiếc ô tô Isuzu và tiến hành thanh lý. (Đvt: triệu đồng)

Ngày tháng Diễn giải Tài khoản Nợ Có

Thanh lý ô tô vận tải TK KH lũy kế 561


TK ô tô vận tải 561

Điều gì xảy ra nếu TSCĐ đã được khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng đối với
doanh nghiệp? Trong trường hợp này, tài sản và khấu hao lũy kế tiếp tục được trình
bày trên bảng cân đối kế toán cho đến khi doanh nghiệp loại bỏ tài sản này. Ghi nhận
tài sản và khấu hao lũy kế trên bảng cân đối kế toán nhằm thông báo cho người đọc
báo cáo tài chính biết rằng tài sản này vẫn đang sử dụng. Khi đã khấu hao hết, không
được khấu hao thêm nữa, ngay cả khi tài sản đó vẫn được sử dụng. Không có trường
hợp nào khấu hao lũy kế của một tài sản cố định hữu hình vượt quá nguyên giá
của nó.
Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình trước khi khấu hao hết thì phát sinh khoản lỗ từ
thanh lý: tương tự kế toán cũng ghi giảm TSCĐ (ghi Có TK TSCĐ) và ghi giảm hao
mòn (ghi Có TK Hao mòn lũy kế), đồng thời ghi nhận khoản lỗ thanh lý. Khoản lỗ
này sẽ được trình bày trên mục Chi phí khác của Báo cáo thu nhập.
Ví dụ: Sau 5 năm sử dụng, công ty TNHH quyết định thanh lý ô tô vận tải. Thì mức
khấu hao lũy sau 5 năm là: (561/6) × 5 = 467,5 triệu. (Công ty sử dụng phương pháp
khấu hao đều).

Diễn giải Tài khoản Nợ Có

Thanh lý ô tô vận tải TK KH lũy kế 467,5


TK lỗ do thanh lý 93,5
TK Ô tô vận tải 561

112 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.2.4.3. Kế toán nhượng bán TSCĐ hữu hình


Trong nhượng bán tài sản, công ty so sánh giá trị còn lại của tài sản với tiền thu được
từ nhượng bán. Nếu số tiền thu được từ nhượng bán lớn hơn giá trị còn lại của tài sản
thì phát sinh khoản lãi từ nhượng bán. Nếu số tiền nhận được từ nhượng bán nhỏ hơn
giá trị còn lại của tài sản thì phát sinh khoản lỗ từ nhượng bán. Rất ít trường hợp xảy
ra, giá trị còn lại của tài sản và giá trị thực của tài sản là bằng nhau tai thời điểm
nhượng bán. Do vậy, lãi hoặc lỗ từ nhượng bán tài sản là phổ biến
Kế toán nhượng bán phát sinh lãi: kế toán ghi giảm TSCĐ (ghi Có TK TSCĐ) và ghi
giảm hao mòn (ghi Có TK Hao mòn lũy kế). Đồng thời, kế toán ghi tăng (Ghi Nợ) số
tiền nhận được từ nhượng bán và ghi tăng (ghi Có) khoản lãi từ nhượng bán. Công ty
ghi nhận khoản lãi từ nhượng bán tài sản trên mục Doanh thu khác của báo cáo thu nhập.
Ví dụ: Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam nhượng bán một thiết bị mài
kim cương nguyên giá 178 triệu đồng, đã hao mòn 139 triệu đồng. Giá bán 42 triệu đồng.

Diễn giải Tài khoản Nợ Có

Nhượng bán thiết bị TK KH lũy kế 139


mài kim cương TK Tiền 42
TK Thiết bị 178
TK lãi do nhượng bán 3

Kế toán nhượng bán phát sinh lỗ: kế toán ghi giảm TSCĐ (ghi Có TK TSCĐ) và ghi
giảm hao mòn (ghi Có TK Hao mòn lũy kế). Đồng thời, kế toán ghi tăng (Ghi Nợ) số
tiền nhận được từ nhượng bán và ghi tăng (ghi Nợ) khoản lỗ từ nhượng bán. Công ty
ghi nhận khoản lỗ từ nhượng bán tài sản trên mục Chi phí khác của báo cáo thu nhập.
Giả định trong ví dụ trên, khi nhượng bán thiết bị mài kim cương công ty thu được 30
triệu đồng.

Diễn giải Tài khoản Nợ Có

Nhượng bán thiết bị TK KH lũy kế 139


mài kim cương TK Tiền 30
TK Lỗ do nhượng bán 10
TK Thiết bị 178

4.2.5. Kế toán tài sản cố định vô hình


4.2.5.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định vô hình
Khái niệm TSCĐ vô hình: Là tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong kinh doanh, cung cấp
dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình.
Để xác định được nguồn lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình hay
không cần phải xem xét các yếu tố:
 Tính có thể xác định được
 Khả năng kiểm soát nguồn lực

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 113


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

 Tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.
 TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp bao gồm:
 Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh.
 Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.
 Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm.
 Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.
 Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự
toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.
 Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...).

4.2.5.2. Đánh giá TSCĐ vô hình


Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình
tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo
dự tính.
Chi phí của tài sản vô hình được mua riêng biệt thì
cũng được tính như cách sử dụng cho tài sản hữu
hình. Chi phí này sẽ bao gồm giá mua và các chi phí
liên quan trực tiếp nhằm mục đích để đưa tài sản
vào sử dụng.
Tài sản vô hình có thể mua bán tự do trên thị trường
hoạt động thì giá trên thị trường là thước đo chính xác nhất.
Tài sản vô hình có thể nhận diện được mua như một phần của việc sáp nhập doanh
nghiệp hay việc mua trọn gói thì chi phí tài sản vô hình được mua đi cùng với việc sáp
nhập doanh nghiệp là giá trị hợp lý của nó vào ngày sáp nhập. Giá trị hợp lý có thể là:
giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ tương tự.
Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: là giá trị quyền sử
dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số tiền đã trả khi
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức cá nhân
chuyển nhượng hoặc đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp hoặc lệ phí trước bạ…).
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp. Quá trình hình thành
TS được chia thành 2 giai đoạn:
 Giai đoạn nghiên cứu: Chi phí trong giai đoạn nghiên cứu không được xác định và
ghi nhận là TSCĐ vô hình mà tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
 Giai đoạn triển khai: TS hình thành trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là
TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn các điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình.
Về việc thu hồi giá trị (Amortization) của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng:
 Đối với những TSCĐ vô hình có thời gian xác định, doanh nghiệp sẽ tiến hành
phân bổ nguyên giá tài sản trong quá trình sử dụng tài sản bằng việc sử dụng một

114 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

quá trình như khấu hao. Quá trình phân bổ nguyên giá của tài sản được đề cập như
sự thu hồi dần giá trị.
 Nguyên giá của tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng vô hạn sẽ không bị
trừ dần.

4.2.5.3. TSCĐ hữu hình với thời gian sử dụng xác định
Bản quyền (copyrights) là các quyền độc quyền theo luật pháp được cấp cho phép chủ
sở hữu được độc quyền phát hành và kinh doanh các tác phẩm hay công trình đã được
công bố.
Nguyên giá của bản quyền bao gồm giá mua và chi phí để bảo vệ bản quyền.
Thời gian sử dụng hữu ích của bản quyền thường nhỏ hơn rất nhiều thời gian được
bảo hộ pháp lý vì thế chúng thường được thu hồi giá trị trong 1 thời gian ngắn.
Bằng sáng chế (patents) hay bằng độc quyền sáng
chế là một chứng nhận các đặc quyền dành cho nhà
sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế cho phép chủ sở
hữu được sản xuất, buôn bán và kiểm soát phát
minh trong một khoảng thời gian xác định.
Bằng sáng chế không thể được làm mới nhưng
doanh nghiệp có thể gia hạn thêm thời gian sử dụng
hợp pháp.
Nguyên giá ban đầu của bằng sáng chế là số tiền hoặc giá trị tương đương tiền phải trả
để nhận được bằng sáng chế.
Nhượng quyền thương mại và giấy phép (Franhchies anh Liences) là Quyền được Bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh
doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy
định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền.
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thu hồi dần giá trị của những TSCĐ vô hình này theo thời
gian ghi trong hợp đồng hoặc theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình không
vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý.

4.2.5.4. TSCĐ vô hình với thời gian sử dụng vô hạn


Lợi thế thương mại (Goodwill): bao gồm những giá trị có lợi cho doanh nghiệp mà
không được tạo ra từ bất cứ tài sản nào khác (có thể là bộ máy quản lý chuyên nghiệp,
vị trí hấp dẫn, quan hệ khách hàng tốt, nhân viên có tay nghề, sản phẩm chất lượng
cao hay môi trường làm việc thân thiện với người lao động).
Lợi thế thương mại chỉ có thể được xác định cùng với toàn bộ doanh nghiệp, khi toàn
bộ doanh nghiệp được bán. Trong trường hợp đó, lợi thế thương mại là số tiền vượt
hơn giá trị thực của tài sản thuần (tài sản trừ đi nợ phải trả) nhận được.
Lợi thế thương mại không được thu hồi dần bởi vì nó được xem xét có thời gian sử
dụng vô hạn.
Trong ghi nhận việc mua một doanh nghiệp, công ty ghi Nợ (ghi tăng) tài sản nhận
được xác đinh và ghi Có các khoản nợ phải trả theo giá trị thực của chúng, ghi Có tiền
theo giá mua và ghi nhận số tiền chênh lệch cho khoản lợi thế thương mại.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 115


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

4.2.5.5. Kế toán thu hồi giá trị (amortization) TSCĐ vô hình


Để ghi nhận sự thu hồi dần giá trị của tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp sẽ ghi
tăng (ghi Nợ) Chi phí thu hồi dần giá trị, và ghi giảm (ghi Có) tài sản cố định vô hình
cụ thể.
Ví dụ: Giả sử Công ty dược phẩm Á Âu mua bằng sáng chế trị giá 900 triệu. Nếu
công ty ước tính thời gian sử dụng hợp lý của nó là 12 năm thì chi phí thu hồi giá trị
hàng năm sẽ là 75 triệu (900 : 12). Công ty ghi nhận giá trị thu hồi hàng năm như sau.

Diễn giải Tài khoản Nợ Có

Ghi nhận thu hồi giá trị bằng TK CP thu hồi giá trị 75
sáng chế TK Bằng sáng chế 75

Công ty coi chi phí thu hồi giá trị như một khoản chi phí hoạt động trên báo cáo thu nhập.

4.2.6. Phân tích thông tin về tài sản dài hạn trên báo cáo tài chính
4.2.6.1. Công thức tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định

Doanh thu thuần hàng năm


Tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định =
Tổng giá trị tài sản cố định

4.2.6.2. Ý nghĩa của tỷ số doanh thu trên tài sản cố định


Doanh nghiệp sử dụng tỷ số doanh thu trên tài sản cố định nhằm mục đích:
 Đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản cố định vì tỷ số này cho biết 1 đồng đầu tư tài sản
cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho đơn vị
 Tỷ số này cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp trong việc cân nhắc có nên đầu tư thêm
vào tài sản cố định hay không.
 Sử dụng tỷ số này trong các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực để đánh giá
hiệu quả đầu tư tài sản giữa các doanh nghiệp
Ví dụ: Công ty Turtle Tank chuyên cung cấp các tàu chở dầu cho nhiều tổ chức quân
đội. Gần đây công ty này nhận thêm một đơn đặt hàng cung cấp thêm cho một tổ chức
20 tàu chở dầu mỗi năm trong vòng 8 năm tới. Hiện tại, công ty chỉ có thể cung cấp
thêm 10 tàu chở dầu mỗi năm. Để thực hiện được công ty cần đầu tư thêm khoảng 20
triệu đô cho tài sản cố định. Giá mỗi tàu chở dầu công ty thu được 850.000 đô. Hiện
tại, sản lượng hàng năm là 70 tàu chở dầu, giá trị TSCĐ là 40 triệu đô.
Hiện tại Nếu đầu tư thêm

Doanh thu hàng năm 59.500 $ 76.500 $

Tổng giá trị TSCĐ 40.000 $ 60.000 $

Tỷ số doanh thu trên TSCĐ 1,5 1,3

Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định không nên đầu tư thêm vào
tài sản cố định vì hiệu quả đem lại thấp hơn.

116 ACC202_Bai4_ v1.0013107218


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Tóm lược cuối bài


 Phân loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thông tin
trên Bảng cân đối kế toán. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn được phân biệt chủ yếu dựa
trên mức độ thanh khoản, mục tiêu nắm giữ tài sản.
 Các loại tài săn ngắn hạn chủ yếu bao gồm: tiền, hàng tồn kho, công nợ phải thu, các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn.
 Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế, bao gồm các chi phí mua, chi phí chế biến.
 Luồng giá trị hàng tồn kho có thể được tính theo một trong các phương pháp: giá thực tế đích
danh, Nhập trước-Xuất trước, Nhập sau-Xuất trước, Giá bình quân.
 Hàng tồn kho có thể được quản lý theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê
định kỳ.
 Trình bày được phương pháp kế toán tài sản cố định hữu hình: Kế toán nghiệp vụ tăng TSCĐ
hữu hình, kế toán ghi Nợ TK TSCĐ (thiết bị, máy móc, ô tô…) và ghi Có các TK có liên
quan (TK tiền, TK phải trả người bán)
 Giải thích được khái niệm khấu hao: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán. Khấu hao là một
hoạt động có tính chủ quan, là con số giả định về sự hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng.
 Tính toán được khấu hao theo các phương pháp khấu hao khác nhau: Có 3 phương pháp
khấu hao:
Ảnh hưởng đến mức khấu hao
Phương pháp Công thức tính
hàng năm
Khấu hao đều Mức khấu hao không thay đổi Giá trị trích khấu hao/ Số năm sử dụng
Khấu hao theo sản Mức khấu hao thay đổi Mức khấu hao 1 sản phẩm x Số lượng sản
lượng phẩm trong năm
Khấu hao theo số dư Mức khấu hao giảm dần Giá trị còn lại đầu năm x Tỷ lệ khấu hao PP
giảm dần đường thẳng x HS KH nhanh

 Phương pháp kế toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình
(a) Loại bỏ giá tri còn lại của tài sản cố định hữu hình tại thời điểm nhượng bán.
(b) Ghi nhận số tiền thu được nếu có.
(c) Kế toán chênh lệch giữa giá trị còn lại và só tiền thu được như một khoản lãi hoặc lỗ do
nhượng bán.
 Giải thích được những vấn đề cơ bản liên quan đến kế toán tài sản cố định vô hình: Quá trình
phân bổ giá trị tài sản cố định vô hình được đề cập như việc thu hồi dần giá trị. Giá trị tài sản cố
định vô hình có thời gian sử dụng vô hạn thì không phải thu hồi dần giá trị. Các công ty thường
sử dụng phương pháp đường thẳng trong việc thu hồi dần giá trị tài sản cố định vô hình.
 Sử dụng thông tin về tài sản dài hạn để phân tích tình hình tài chính của đơn vị: Tỷ số doanh
thu trên tài sản cố định đo lường tính hiệu quả của tài sản cố định trong việc tạo ra doanh thu.

ACC202_Bai4_ v1.0013107218 117


Bài 4: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 2)
Tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn

Câu hỏi ôn tập


1. Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho được quản lý nhập, xuất theo phương pháp nào?
2. Trình bày và so sánh các phương pháp tính giá hàng tồn kho?
3. Giải thích nguyên tắc giá phí trong việc ghi nhận giá trị của TSCĐ?
4. Trình bày phương pháp kế toán TSCĐ hữu hình. Phân biệt kế toán chi phí sửa chữa thường
xuyên và chi phí phục vụ cho cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình.
5. Khác nhau của tác động của ba phương pháp khấu hao đến chi phí khấu hao hàng năm.
6. Lãi hoặc lỗ trong chuyển nhượng tài sản cố định được tính toán như thế nào?
7. Trong năm thứ tư của thời gian sử dụng 5 năm của tài sản, công ty quyết định rằng tài sản sẽ
có một thời gian sử dụng là 6 năm. Việc điều chỉnh lại khấu hao phải được ghi lại như thế
nào? Tại sao?
8. Công ty Tatum Refigeration trao đổi một máy cũ lấy một máy mới khi giá trị hợp lý của máy
cũ lớn hơn giá trị còn lại. Giao dịch có chất thương mại. Tatum có nên ghi nhận khoản lãi của
việc chuyển nhượng tài sản cố định không? Nếu giá hợp lý của máy cũ nhỏ hơn giá trị còn
lại, Tatum có nên ghi nhận lỗ trong chuyển nhượng tài sản cố định không?
9. Công ty Pendergrass thuê một tư vấn kế toán người này nói rằng tài sản cố định vô hình nên
thường xuyên được thu hồi giá trị trong thời gian sử dụng hợp pháp. Như vậy đúng không?
Giải thích?

118 ACC202_Bai4_ v1.0013107218

You might also like