You are on page 1of 5

CHƯƠNG 8: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bảng cân đối tài sản hay còn gọi là bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ quá trình tài sản và
nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: vốn kinh doanh của doanh nghiệp ( tài sản) và nguồn tài trợ của
doanh nghiệp ( nguồn vốn).
I. Tài sản.
Tài sản là biểu hiện bên ngoài của vốn. Tài sản và vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, vốn
của doanh nghiệp là giá trị tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền.
Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền
quản lí và sử dụng của doanh nghiệp .
Căn cứ vào thời hạn đầu tư có: TS ngắn hạn và tài sản dài hạn
1. Tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động)
1.1 Khái niệm: Tài sản ngắn hạn còn được hiểu khái quát là tài sản lưu động.
Tài sản lưu động chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất kinh doanh như nguyên
vật liệu, nhiên liệu, ... đến chu kỳ sản xuất kinh doanh sau phải dùng tài sản
lưu động mới. Do đặc điểm này nên toàn bộ giá trị tài sản của tài sản lưu
động được chuyển dịch một lần vào sản phẩm và được bù đắp toàn bộ khi
sản phẩm được tiêu thụ.
1.2 Phân loại
a) Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt.
- Tiền mặt tại quỹ ( do doanh nghiệp sử dụng phương pháp thanh
toán bằng tiền mặt )
- Tiền gửi ngân hàng ( không kỳ hạn )
- Tiền đang chuyển ( VD: bạn A chuyển 10 ngàn USD để trả nợ
cho B mà A chưa nhận được thông báo về khoản tiền mà bạn A
đã trả)
- Các khoản tương đương tiền mặt: kỳ phiếu ngân hàng, kỳ phiếu
kho bạc,....
b) Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Dự phòng cho các khoản phát sinh bất ngờ gồm các tài sản đầu
tư tài chính không quá 1 năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất
kinh doanh.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có tính thanh khoản cao, dễ
dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong trường hợp cần thiết với
rủi ro thấp do tài sản ít biến động.
c) Các khoản phải thu ngắn hạn
- Phải thu ngắn hạn của khách hàng ( ví dụ: doanh nghiệp A bán
hàng hóa cho khách hàng mà chưa thu được tiền nhưng khách
hàng đã chấp nhận thanh toán )
- Trả trước cho người bán ( là số tiền trả trước cho người bán mà
chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo )
- Phải thu nội bộ ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn khác gồm các khoản phải thu bồi
thường vật chất đã có quyết định bồi thường, các khoản phải thu
về lãi đầu tư tài chính.
- Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi
d) Hàng tồn kho
- TSLĐ nằm trong quá trình dự trữ để chuẩn bị sản xuất
o Hàng hóa doanh nghiệp đã thanh toán hoặc đã chấp nhận
thanh toán nhưng chưa nhập kho
o Nguyên vật liệu tồn kho
o Dụng cụ trong kho ( ví dụ như đang trong quá trình sản
xuất mà trang thiết bị hư hỏng thì cần phải có sẳn để
thay thế để quá trình sản xuất diễn ra liên tục )
 Các chi tiêu này trong bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị của
tài sản đó tại thời điểm báo cáo
- Tài sản đang trong quá trình trực tiếp sản xuất: tồn tại dưới dạng
chi phí sxkd dở dang bao gồm giá trị NVL, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Tài sản nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ
o Thành phẩm do doanh nghiệp chế tạo và chưa tiêu thụ
o Hàng hóa tồn kho
o Hàng gửi đi bán
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
e) Tài sản lưu động khác
Tùy vào từng doanh nghiệp và từng thời kỳ có thể có các loại tài sản lưu
động khác như tạm ứng cho người lao động, chi phí trả trước, các khoản
cầm cố...
2. Tài sản dài hạn
a) Tài sản cố định
Tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, nhà
xưởng,... Như vậy, giá trị giá trị tài sản cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào
giá trị sản phẩm của mỗi chu kỳ kinh doanh và được bù đắp dưới dạng trích khấu hao từ
doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù tài sản cố định bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ
nguyên hình thái giá trị vật chất ban đầu.
Để giảm nhẹ công việc quản lý, tài sản cố định phải đáp ứng hai tiêu chuẩn:
 Phải có thời hạn sử dụng trên 1 năm trở lên
 Phải có giá trị sử dụng tối thiểu đến 1 mức quy định. Ở VN hiện nay quy định là
30 triệu đồng trở lên
Căn cứ vào hình thái vật chất, có thể chia TSCĐ thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ
vô hình.
- TSCĐ hữu hình có hình thái vật chất gồm các nhóm như đất, máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, cây lâu năm
- TSCĐ vô hình là TS không có hình thái vật chất cụ thể như quyền sử dụng đất, chi
phí thành lập, chi phí nghiên cứu phát triển, độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu,...
 Bảng cân đối kế toán phản giá trị còn lại ( nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế ) của
TSCĐ.
b) Đầu tư tài chính dài hạn
Thể hiện các khoản đầu tư ngoài ngành ( đầu tư công ty con, công ty liên kết...)
thường có thời hạn thu hồi vốn trên một năm.
c) Các khoản phải thu dài hạn
Các khoản cần phải thu hồi có thời hạn trên 12 tháng hoặc lớn hơn một chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
- Phải thu dài hạn của khách hàng
- Trả trước cho người bán dài hạn
- Phải thu nội bộ dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn khác
- Dự phòng các khoản phải thu dài hạn khó đòi
d) Đầu tư dài dở dang
Đang trong quá trình xây dựng trên 1 năm.
 Mỗi doanh nghiệp có những rủi ro riêng, nên tiềm ẩn rủi ro không giống nhau
II. Nguồn vốn.
Nguồn tài trợ hay nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lí phải trả đối
với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với
các khoản nợ của doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm pháp lý và tính chất sở hữu có 2 loại vốn: chủ sở hữu và nợ phải trả.
1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu được toàn quyền sử dụng theo yêu
cầu mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn điều lệ: vốn do chính chủ sở hữu trực tiếp đầu tư khi thành lập doanh
nghiệp.
- Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế
- Nguồn vốn bổ sung bằng cách nạp thêm thành viên mới ( phát hành cổ phiếu )

Ưu điểm:

- Doanh nghiệp được chủ động trong đầu tư lâu dài, không bị áp lực về thời
gian sử dụng
- Tạo ra năng lực tài chính, mang lại sự an toàn, uy tín trong kinh doanh
- Tạo khả năng huy động và tiếp nhận các nguồn vốn khác
2. Nợ phải trả
Nợ phải trả là các khoản doanh nghiệp đi vay hay chiếm dụng vốn của các đơn vị khác,
có thời hạn sử dụng và phải hoàn trả khi đến hạn thanh toán.
 Nợ phải trả ngắn hạn: là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 12 tháng kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán như (nợ phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải
nộp nhà nước…)
# Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi
sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo
cáo tài chính.
Vd: Doanh nghiệp vay ngân hàng 1 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng vào ngày
01/05/2022. Tại ngày lập báo cáo tài chính ngày 31/12/2022, thời hạn dự kiến
thanh toán của khoản nợ này chỉ còn 11 tháng. Vì vậy, phải phân loại nó vào
nhóm nợ ngắn hạn.

Nợ phải trả dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn trên 12 tháng kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán như (vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn nội bộ…)
Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm các loại vốn:
- Vốn tín dụng ngân hàng
- Vốn được hình thành qua các hình thức tín dụng thương mại
- Vốn được hình thành thông qua các hình thức phát hành giấy tờ có giá ( trái
phiếu, kỳ phiếu )
- Vốn được hình thành thông qua hoạt động thuê tài chính
- Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp
B. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Báo cáo thu nhập ( còn gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay báo cáo lãi lỗ ) phản ánh tình
hình hoạt động của doanh nghiệp sau thời gian làm ăn kinh doanh như thế nào, lãi hay lỗ, thường là 1
năm.
I. Chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Căn cứ vào hoạt động chi phí của doanh nghiệp phi tài chính gồm có chi phí hoạt động
sản suất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường
1. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm toàn bộ các khoản chi trực tiếp và gián
tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Căn cứ công dụng kinh tế gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

- Chi phí sản xuất là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để doanh nghiệp chế tạo sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Xét theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng
sản phẩm có hai loại.
 Chi phí sản xuất trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp
 Chi phí sản xuất chung gồm chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên
phân xưởng, ...

- Chi phí ngoài sản xuất gồm 2 loại


 Chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, gồm chi
phí lưu thông và chi phí tiếp thị
 Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm có chi phí vật liệu, đồ dùng văn
phòng, các loại thuế, chi phí dự phòng...
2. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính gồm các
khoản chi sau: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho thuê bất động sản, cho vay
vốn và mua bán ngoại tệ ...
3. Chi phí bất thường
Chi phí bất thường là chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt
động thông thường của doanh nghiệp mang lại. Gồm những khoản chi phí sau: chi
phí thanh lý, tiền phạt do vi phạm hợp đồng do để nợ vay quá hạn, chậm nộp thuế,
các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hay sai sót khi vào sổ...
II. Thu nhập của doanh nghiệp
Thu nhập là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định ( thường là cuối năm )
Trong các hoạt động kinh doanh, thu nhập của doanh nghiệp về cơ bản gồm các bộ phận
sau:
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khác hàng
- Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính
- Thu nhập khác
1. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của doanh nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng để doanh
nghiệp trang trải chi phí, nộp thuế, chia lãi cổ phần và trích lập quỹ.
2. Doanh thu từ hoạt động thu tài chính
Là các khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại như đầu tư
chứng khoán, góp vốn liên doanh, cổ phần, cho thuê tài chính...
3. Thu nhập khác
Là khoản thu nhập không dự tính được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc
những khoản thu không mang tính thường xuyên bao gồm: thu về chuyển nhượng, bán thanh lý
tài sản cố định, thi tiền vi phạm hợp đồng...
III. Lợi nhuận của doanh nghiệp
Trên cơ sở xác định toàn bộ doanh thu và toàn bộ chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ
hạch toán, phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí tương ứng được gọi là lợi
nhuận của doanh ngiệp
 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng
bán – chi phí BH – chi phí quản lý doanh nghiệp
 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = doanh thu tài chính – chi phí tài chính – thuế
gián thu (nếu có )
 Lợi nhuận từ hoạt động khác = thu nhập khác – chi phí khác – thuế gián thu ( nếu
có )
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

You might also like