You are on page 1of 270

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

 Khái niệm, bản chất của kế toán với các chức năng nhận biết, đo lường, ghi chép, và
cung cấp thông tin về các hoạt động của tổ chức kinh tế đó cho những người quan tâm.

 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán, bao gồm những người bên trong doanh nghiệp và
những người bên ngoài doanh nghiệp.

 Báo cáo tài chính: Phương tiện cung cấp thông tin cho người dùng. Các yếu tố thuộc Báo
cáo tài chính bao gồm Tài sản, Công nợ, Vốn chủ sở hữu, Doanh thu, và Chi phí.

 Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung và các giả định kế toán làm cơ sở cho
việc lập các báo cáo tài chính.

 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin kế toán

 Nghề nghiệp kế toán và đạo đức nghề nghiệp kế toán


1.1 Khái niệm và chức năng của kế toán

Kế toán là quá trình

◆ Nhận biết

◆ Đo lường, ghi chép và

◆ Cung cấp thông tin

liên quan đến sự kiện kinh tế của một tổ chức cho các đối
tượng quan tâm
Chức năng của kế toán

Nhận biết Đo lường và ghi chép Cung cấp thông tin

Nhận biết, lựa chọn các


sự kiện kinh tế (nghiệp Đo lường và ghi chép Lập báo cáo kế toán ;
vụ) phân tích và diễn giải
cho người sử dụng
1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Khách
hàng
Công
Tổ chức
nhân
tín dụng
viên

Cổ đông
CÔNG Nhà đầu
TY tư

Nhà
quản lý Đối thủ
DN
Cơ quan
thuế
1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

➢ Đối tượng sử dụng thông tin kế toán


• Trong DN: các nhà quản trị, điều hành sử dụng thông tin kế toán cho
việc ra quyết định liên quan đến đơn vị

• Ngoài DN: bao gồm các cá nhân, tổ chức không thuộc bộ máy quản lý
điều hành (nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan chính phủ…)
1.3 Báo cáo tài chính- Phương tiện cung cấp thông tin

Doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính :

Báo cáo
Bảng kết quả
Báo cáo Báo cáo lưu Thuyết minh
vốn chủ sở chuyển tiền báo cáo tài
cân đối kinh chính
hữu tệ
kế toán doanh
1.3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh

⚫ Là báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh

doanh của đơn vị trong 1 thời kỳ.

CHI DOANH
PHÍ THU
1.3.2 Báo cáo vốn chủ sở hữu

⚫ Là báo cáo về biến động và tình hình hiện có của vốn chủ sở
hữu của đơn vị trong 1 kì.

VCSH đầu kỳ
(+) VCSH góp bổ sung
(-) Rút vốn
(+/-) Kết quả kinh doanh
= VCSH cuối kỳ
1.3.3 Bảng cân đối kế toán

◆ Là báo cáo về tình hình Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ
sở hữu của đơn vị tại 1 thời điểm

NỢ PHẢI TRẢ

TÀI
SẢN
NV CHỦ SỞ HỮU
1.3.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

◆ Là báo cáo về các luồng tiền vào, ra khỏi đơn vị trong


kỳ và lượng tiền còn lại cuối kỳ
1.3.5 Thuyết minh báo cáo tài chính

⚫ Giải trình chi tiết thông tin tài chính trên các báo cáo khác.

⚫ Bổ sung các thông tin tài chính, phi tài chính cần thiết cho

việc đọc, hiểu BCTC.


1.4 Chất lượng thông tin kế toán

Khách
quan và
trung
thực Kịp thời

Đầy đủ Dễ hiểu
và có thể
so sánh
được
1.5 Các yếu tố trên báo cáo tài chính

TÀI SẢN (ASSETS)

• Khái niệm : Các nguồn lực mà đơn vị đang kiểm soát và có thể thu được lợi

ích trong tương lai

• Điều kiện ghi nhận:

• Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài

• Có giá trị xác định một cách đáng tin cậy

• Chắc chắn đem lại lợi ích trong tương lai


1.5.1 Tài sản

⚫Phân loại tài sản


⚫ Tài sản ngắn hạn:
⚫ Tiền (Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển)
⚫ Đầu tư tài chính ngắn hạn ( chứng khoán ngắn hạn,…)
⚫ Hàng tồn kho (Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Hàng hóa, Thành phẩm, Hàng
mua đang đi đường, Hàng gửi bán, sản phầm dở dang)
⚫ Phải thu khách hàng, thuế VAT được khấu trừ, chi phí trả trước….
⚫ Tài sản dài hạn:
⚫ Tài sản cố định (Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,..)
⚫ Bất động sản đầu tư
⚫ Đầu tư dài hạn, chi phí trả trước…
1.5.2 Nợ phải trả

Khái niệm: Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ
các giao dịch trong quá khứ, DN phải thanh toán bằng các nguồn lực
của mình.
Giao dịch trong quá khứ: mua hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền, cam
kết bảo hành SP, phải trả người lao động…
Phân loại:
Nợ ngắn hạn: Vay ngắn hạn; phải trả người bán; các khoản thuế phải
nộp; phải trả người lao động; nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, doanh thu
nhận trước…
Nợ dài hạn: nhận ký quỹ dài hạn, khoản phải trả dài hạn khác
1.5.3 Vốn chủ sở hữu

 Khái niệm: là phần còn lại trong tổng Tài sản sau khi thanh toán
hết các khoản nợ phải trả.
 Cấu trúc vốn chủ sở hữu:
 Vốn góp

 Lợi nhuận để lại

 Vốn chủ sở hữu khác


1.5.4 Doanh thu

❑Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các khoản lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu, không phải phần vốn đóng góp thêm của các
chủ sở hữu
❑ Các loại doanh thu
❑ Doanh thu bán hàng
❑ Doanh thu cung cấp dịch vụ
❑ Doanh thu tiền lãi, cổ tức, bản quyền
1.5.5 Chi phí
❑ Khái niệm: Sự giảm sút về lợi ích kinh tế trong kỳ dẫn tới việc giảm vốn chủ
sở hữu, dưới hình thức giảm tài sản, phát sinh các khoản nợ, và không
phải là khoản phân phối cho chủ sở hữu.
 Chi phí lương công nhân viên
 Chi phí khấu hao tài sản cố định
 Chi phí điện, nước, dịch vụ mua ngoài
 Chi phí quảng cáo
 Chi phí lãi vay ngân hàng
 Chi phí vật liệu cho sản xuất sản phẩm
 Chi phí bảo hiểm,…
Lợi nhuận (Lãi/lỗ) = Doanh thu – Chi phí
CÁC
CÔNG
THỨC KẾ
TOÁN
CÁC CÔNG THỨC KẾ TOÁN

 CÔNG THỨC KẾ TOÁN CĂN BẢN


 TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
 TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Phải trả n.bán

Phải trả CNV


Tiền Nợ ngắn hạn

Đầu tư TC ngắn hạn Khách hàng ứng trước

Tài sản ngắn hạn


Nợ phải trả
Các khoản phải thu
Phải trả nhà nước

Hàng tồn kho


Nợ dài hạn
Nợ dài hạn
Tài sản ngắn hạn khác Tài sản Nguồn hình thành TS

Vay dài hạn


Tài sản cố định

Vốn góp CSH


Đầu tư TC dài hạn Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở
hữu
BĐS đầu tư Lợi nhuận CPP

Tài sản dài hạn khác


Các quỹ chuyên dùng
CÁC CÔNG THỨC KẾ TOÁN

 CÁC CÔNG THỨC KẾ TOÁN MỞ RỘNG:


 TỔNG TS = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CSH – RÚT VỐN + DT – CF
 VỐN CSH = TỔNG TS – NỢ PHẢI TRẢ
1.6 Các giả định và nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung
(GAAP)

“Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung là các quy ước,

quy tắc và các thủ tục hoặc quy trình cần thực hiện để xác

định các phương pháp kế toán tại một thời điểm nhất định”
Giả định về thực thể kinh doanh

✓ Các hoạt động của một thực thể kinh doanh được tách biệt
khỏi chủ sở hữu của thực thể đó.
✓ Các hoạt động của thực thể kinh doanh tách biệt với thực
thể khác.
-> Doanh nghiệp phải lập BCTC riêng, phản ánh hoạt động
của doanh nghiệp.
Giả định hoạt động liên tục

 Các DN được giả định là hoạt động liên tục vô thời hạn không bị giải thể trong
tương lai gần.

 Do vậy:

▪ Tài sản của DN phải được ghi nhận theo giá gốc,

▪ Tài sản được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn;

▪ Công nợ được phân loại dài hạn và ngắn hạn.

▪ Giả định này cũng chi phối đến việc ghi nhận một khoản chi tiêu thành chi phí kinh
doanh trong kỳ hay thành một phần tài sản của DN.
Giả định thước đo tiền tệ

▪ Ghi chép và báo cáo kế toán phải sử dụng thước đo tiền tệ

▪ Khi lập BCTC, đơn vị tiền tệ tại nơi BCTC được lập được sử dụng.

▪ Giả định này còn quy định, kế toán chỉ ghi nhận các đối tượng có

thể quy đổi thành tiền, những đối tượng không thể quy đổi thành

tiền thì không ghi sổ kế toán


Giả định kỳ kế toán

▪ Kỳ kế toán (time period assumption)

▪ Kế toán cần thiết và được phép chia thời gian hoạt động của

đơn vị thành những khoảng thời gian bằng nhau (kỳ kế toán).

▪ Báo cáo kế toán được lập để phản ánh hoạt động và kết quả

hoạt động sau mỗi kỳ kế toán.


Nguyên tắc cơ sở dồn tích

•Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài

sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ

kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế

thu hoặc chi tiền.


Nguyên tắc giá phí

•Tài sản được hình thành phải được tính theo giá phí (giá gốc) tại thời

điểm doanh nghiệp nhận tài sản đó.

•Do vậy, giá phí là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực mà DN bỏ ra

để có được tài sản. Và giá phí của tài sản được chuyển hóa vào giá trị

tài sản mới được hình thành.


Nguyên tắc khách quan

•Số liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể

kiểm tra được, thông tin kế toán không bị ảnh hưởng bởi bất kì các

quan điểm hoặc ý muốn chủ quan của đối tượng nào.

•Các ghi chép và báo cáo của kế toán cần phản ánh đúng thực tế

kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị.
Nguyên tắc phù hợp

▪ Nguyên tắc này được xây dựng từ hai giả định là hoạt

động liên tục và kỳ kế toán

▪ Chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng phải

phù hợp với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và

ngược lại.
Nguyên tắc nhất quán

▪ Đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán

▪ Sử dụng nhất quán các thủ tục kế toán, các quy trình kế

toán từ giai đoạn KT này sang giai đoạn KT khác.

▪ Việc thay đổi một chính sách kế toán là được phép

nhưng phải được công khai trên các báo cáo tài chính
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

▪ Doanh thu phải được xác định bằng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị

nhận hoặc sẽ được nhận khi bán hàng, cung cấp dịch vụ.

▪ Thông thường doanh thu được ghi nhận khi có sự chuyển giao sở

hữu hàng hóa cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành và lợi ích kinh

tế được hưởng được coi là tương đối chắc chắn.


Nguyên tắc thận trọng

▪ Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, nhưng

chi phí được ghi nhận ngay khi có khả năng một khoản thiệt hại sẽ

xảy ra.

▪ Khi ghi nhận chi phí liên quan đến tài sản và công nợ phải trả, kế

toán viên sẽ lựa chọn ghi thấp nhất cho tài sản và cao nhất cho

công nợ
Nguyên tắc trọng yếu

▪ Ghi chép và trình bày tách biệt một nghiệp vụ hoặc một đối tượng

nếu chúng là trọng yếu.

▪ Một nghiệp vụ hoặc một khoản mục được coi là trọng yếu nếu

chúng đủ quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người

sử dụng thông tin.


Nguyên tắc công khai

▪ Dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn

vị kế toán phải được công khai đầy đủ cho người sử dụng .


1.7 Nghề nghiệp kế toán và Đạo đức nghề nghiệp

Nghề nghiệp kế toán

Kế toán công Kế toán tư Kế toán nhà Kế toán pháp


chứng nhân nước lý

• Cung cấp các • Nhân viên • Làm việc • Sử dụng các


làm việc trong cơ kỹ năng kế
dịch vụ về kiểm trong doanh quan nhà toán,kiểm
nghiệp với nước với toán và điều
toán, Thuế, Tư tư cách là nhiệm vụ thu tra để tiến
vấn quản lý một người thập và xử lý hành điều tra
lao động thông tin liên trộm cắp và
quan đến bộ gian lận.
máy nhà
nước
Nghề nghiệp kế toán và Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp kế toán


Tính chính trực

Tính khách quan

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Tính bảo mật

Tư cách nghề nghiệp


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KINH TẾ
VÀ GHI NHẬN TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
MỤC TIÊU HỌC TẬP

Hiểu được chu trình kế toán cơ bản


Phân tích được các nghiệp vụ kinh tế
Hiểu được bản chất và cách sử dụng TK kế toán
Hiểu được cách thực hiện các bút toán điều chỉnh
cuối kỳ, lập bảng Cân đối thử, lập các Báo cáo tài
chính.
2.1. Khái quát chung về các nghiệp vụ
kinh tế và chu trình kế toán
Các nghiệp vụ kinh tế:
Chu trình kế toán bao gồm:
Bước 1: Thu thập chứng từ kế toán
Bước 2: Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ
nhật ký, sổ Cái và tính số dư trên các TK
Bước 3: Thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ
Bước 4: Lập Bảng cân đối thử từ số dư trên các TK
Bước 5: Lập Báo cáo tài chính
Bước 6: Khóa sổ kế toán cuối kỳ
2.2. Nghiệp vụ kinh tế và sự ảnh hưởng
tới phương trình kế toán
Phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Phương trình kế toán mở rộng:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp – Rút vốn +
Doanh thu – Chi phí
Nghiệp vụ 1: Huy động vốn để thành lập công ty
Bà DTD sử dụng khoản tiền tiết kiệm là 200 triệu đồng để thành
lập Công ty Dương Minh chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa
thiết bị thể thao.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tiền gửi ngân hàng = Vốn góp CSH

(1) 200 = 0 + 200


Nghiệp vụ 2: Mua văn phòng phẩm thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng
Ngày 02/04/201X, Công ty Dương Minh mua văn phòng phẩm trị giá 5
triệu đồng và đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

NV2 Tài sản = Nợ phải + Vốn chủ sở hữu


trả
Tiền gửi ngân hàng VPP = Vốn góp CSH

200 0 200

(2) (5)

Số dư 195 + 5 = 0 + 200
Nghiệp vụ 3: Mua TSCĐ chưa thanh toán
Ngày 03/04/201X, Công ty Dương Minh mua chịu từ công ty ATN một thiết bị văn phòng với giá
thanh toán phải trả là 40 triệu, công ty đã trả cho ATN một nửa bằng TGNH.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

NV3 Tài sản = Nợ phải + Vốn chủ sở hữu


trả
TGNH VPP Thiết bị = PTNB Vốn góp CSH

195 +5 + + 200

(3) (20) 40 20

Số dư 175 + 5 + 40 = 20 + 200

220 220
Nghiệp vụ 4: Cung cấp dịch vụ, được thanh toán bằng tiền mặt
Ngày 10/4/201X, Công ty Dương Minh hoàn thành dịch vụ cho khách
hàng NHL với trị giá 4 triệu đồng nhận bằng tiền mặt.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu


Tiền Vốn góp
mặt
TGNH VPP Thiết bị = Phải trả NB VCSH Doanh thu
175 5 40 = 20 200
(4) 4 4
Số dư 4 175 5 40 = 20 200 4
224 224
Nghiệp vụ 5: Sử dụng dịch vụ quảng cáo, chưa thanh toán
Ngày 15/04/201X, công ty sử dụng dịch vụ quảng cáo của ADS.
Hóa đơn quảng cáo trị giá 2 triệu đồng đã được gửi đến công ty.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


+ trả
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB Vốn Doanh Chi
mặt bị VCSH thu phí
4 175 5 40 = 20 200 4
(5)
Số dư 4 175 5 40 = 22 200 4 (2)
224 224
Nghiệp vụ 6: Thanh toán các khoản chi phí
Ngày 29/04/201X, Công ty Dương Minh thanh toán các khoản chi phí sau
bằng tiền gửi ngân hàng: Tiền thuê mặt bằng 7 triệu, tiền lương nhân viên 10
triệu, tiền điện nước 3 triệu đồng.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


+ trả
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB VCSH Doanh Chi
mặt bị thu phí
4 175 5 40 = 20 200 4 (2)
(6) (20) (20)
Số dư 4 155 5 40 = 22 200 4 (22)
204 204
Nghiệp vụ 7: Thanh toán các khoản phải trả cho người bán bằng
chuyển khoản
Ngày 29/04/201X, công ty thanh toán cho công ty ATN 20 triệu đồng
và ADS phần chi phí quảng cáo 2 triệu bằng tiền gửi ngân hàng.
Phương trình kế toán sau nghiệp vụ này thay đổi như sau:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


+ trả
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB VCSH Doanh Chi
mặt bị thu phí
4 155 5 40 = 22 200 4 (22)
(7) (22) (22) (20)
Số dư 4 133 5 40 = 0 200 4 (22)
182 182
Tóm tắt ảnh hưởng của 7 nghiệp vụ kế toán:

Tài sản Nợ phải Vốn chủ sở hữu


trả
Tiền TGNH VPP Thiết = PTNB VCSH Doanh Chi
mặt bị thu phí
1 200 = 200 4
2 (5) 5
3 (20) 40 = 20
4 4
5 4
6 (20) (2)
7 (22) (22)
4 133 5 40 = 0 200 4 (22)
182 182
2.3. Tài khoản kế toán và ghi kép vào Tài khoản
2.3.1. Tài khoản kế toán
2.3.1.1. Khái niệm
Tài khoản kế toán là một bản ghi sử dụng để ghi chép thông tin một cách
riêng biệt, và liên tục về tình hình tăng, giảm của từng đối tượng kế toán cụ
thể (tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu).
Một tài khoản kế toán gồm ba yếu tố cơ bản là tên tài khoản, bên trái tài
khoản được gọi là bên Nợ và bên phải tài khoản được gọi là bên Có.

Nợ Tên Tài khoản Có


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Tài sản

Nợ Tài khoản Tài sản Có

SDĐK: Giá trị tài sản đầu kỳ

Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị
Tài sản tăng lên tài sản giảm xuống trong kỳ
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

SDCK: Giá trị tài sản cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Nợ phải trả

Nợ Tài khoản Nợ phải trả Có

SDĐK: Giá trị nợ phải trả đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
nợ phải trả giảm xuống nợ phải trả tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

SDCK: Giá trị nợ phải trả cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Vốn góp
Nợ Tài khoản Vốn góp Có

SDĐK: Giá trị vốn góp đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
vốn góp giảm xuống vốn góp tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

SDCK: Giá trị vốn góp cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Rút vốn
Nợ Tài khoản Rút vốn Có

SDĐK: Giá trị rút vốn đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Chuyển phần vốn
rút vốn tăng lên trong kỳ tăng lên rút sang tài khoản vốn góp
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

SDCK: Giá trị rút vốn cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Doanh thu
Nợ Tài khoản Doanh thu Có

SDĐK: Giá trị Doanh thu đầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
doanh thu giảm xuống doanh thu tăng lên trong kỳ
Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

SDCK: Giá trị doanh thu cuối kỳ


2.3.1.2. Kết cấu từng tài khoản kế toán
 Tài khoản phản ánh Vốn chủ sở hữu
 Tài Khoản Chi phí
Nợ Tài khoản Chi phí Có

SDĐK: Giá trị Chi phí đầu kỳ

Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị
chi phí tăng lên trong kỳ chi phí giảm xuống trong kỳ
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

SDCK: Giá trị chi phí cuối kỳ


2.3.2. Ghi kép vào Tài khoản
 Việc ghi một số tiền của một nghiệp vụ kinh tế vào ít nhất hai tài
khoản theo kiểu ghi Nợ tài khoản này và ghi Có tài khoản khác
được gọi là Ghi sổ kép (hoặc Ghi kép).
 Việc ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản được gọi là
bút toán (định khoản). Để ghi nhận chính xác một bút toán, cần
phải thực hiện các việc sau:
 Phân tích nghiệp vụ để đánh giá đối tượng bị ảnh hưởng của nghiệp
vụ
 Xác định tài khoản cần sử dụng để ghi nhận một nghiệp vụ
 Xác định số tiền ghi Nợ, ghi Có vào từng tài khoản có liên quan đến
nghiệp vụ
 Kiểm tra tính cân bằng giữa ghi Nợ và ghi Có của bút toán.
Ví dụ 1: Ngày 1/8/201N, Công ty Dương Châu
rút 150 triệu đồng TGNH nhập quỹ tiền mặt.

 Nghiệp vụ này có liên quan đến hai đối tượng là Tiền mặt và TGNH
 Hai TK sử dụng: TK Tiền mặt và TK TGNH
 Tiền mặt tăng, kế toán ghi Nợ TK Tiền mặt, TGNH của DN giảm, kế
toán ghi Có TK TGNH với cùng số tiền 150 triệu.

Chúng ta có bút toán ghi nhận vào sổ kế toán nghiệp vụ sau:


Nợ TK Tiền mặt: 150
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 150
Nợ TK TGNH Có Nợ TK Tiền mặt Có

150 (1/8) Dư đk: xxx


Dư đk: xxx
(1/8) 150
Ví dụ 2: Ngày 31/8/201N, Công ty Thanh Minh thanh toán tiền điện
tiêu dùng trong tháng bằng tiền mặt, số tiền 10 triệu VNĐ.

 Nghiệp vụ này có liên quan đến hai đối tượng là Chi phí điện
(tăng) vàTiền mặt (giảm).
 Hai TK sử dụng: TK Chi phí điện (TK Chi phí) và TK Tiền mặt (TK
Tài sản).
 Theo kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản chi phí (khi tăng ghi Nợ
và giảm ghi Có), kế toán có bút toán ghi nhận nghiệp vụ này như
sau (triệu VNĐ):
Nợ TK Chi phí điện: 10
Có TK Tiền mặt: 10
(Lưu ý: Thầy/cô nên vẽ hai TK và ghi số tiền vào TK)
2.4. Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ
2.4.1. Sự cần thiết phải thực hiện điều chỉnh
 Theo giả định hoạt động liên tục DN không bị giải thể.
 Cuối năm cần đánh giá kết quả hoạt động
 Cơ sở dồn tích trong kế toán.
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.1. Điều chỉnh với chi phí trả trước
➢ Chi phí văn phòng phẩm trả trước
Ngày 01/01/N, Công ty Thăng Long có giá trị văn phòng phẩm tồn kho là
5 triệu đồng. Ngày 02/01/N, công ty mua thêm 10 triệu văn phòng phẩm.
Ngày 31/12/N kết thúc năm tài chính công ty kiểm đếm kho và xác định giá trị
văn phòng phẩm tồn kho cuối kỳ là 6 triệu đồng.
Giá trị văn phòng phẩm sử dụng trong năm N = 5 +10 – 6 = 9 (triệu
đồng)
Ngày 02/01/N, khi công ty mua sắm văn phòng phẩm mới kế toán ghi:
Nợ TK Văn phòng phẩm: 10
Có TK Phải trả người bán: 10
Ngày 31/12/N, Kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh và ghi nhận chi phí
văn phòng phẩm:
Nợ TK Chi phí văn phòng phẩm: 9
Có TK Văn phòng phẩm: 9
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.1. Điều chỉnh với chi phí trả trước
➢ Chi phí bảo hiểm trả trước
Ngày 01/04/N, Công ty Thăng Long ký kết hợp đồng bảo hiểm 24 tháng
cho thiết bị sản xuất X với tổng chi phí bảo hiểm 34 triệu đồng.

Khi toán tiền mua bảo hiểm:


Nợ TK Chi phí hiểm trả trước: 36
Có TK Phải trả người bán: 36
Kết thúc kỳ kế toán, giả sử 31/12/N, chi phí bảo hiểm được tính như sau:
Chi phí bảo hiểm = 36 x 9 tháng/24 tháng = 13,5
Đồng thời kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí bảo hiểm: 13,5
Có TK Chi phí bảo hiểm trả trước: 13,5
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.1. Điều chỉnh với chi phí trả trước
➢ Chi phí khấu hao
Ngày 01/03/N, Công ty Thăng Long mua một thiết bị văn phòng trị giá 60 triệu đồng với thời
gian sử dụng ước tính là 4 năm.
Nợ TK Thiết bị văn phòng: 60
Có TK Phải trả người bán: 60
Giả sử doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, tại ngày
31/12 kế toán viên xác định giá trị tài sản tiêu hao và điều chỉnh vào chi phí sản xuất kinh doanh
năm N:
Chi phí khấu hao = 60 x 10/(4 x 12) = 12,5
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ: 12,5
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ: 12,5
Giá trị còn lại của thiết bị văn phòng tại thời điểm ngày 31/12/N là: 60 – 12,5 = 47,5
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.2. Điều chỉnh các khoản doanh thu nhận trước (doanh thu chưa
thực hiện)
Ngày 01/07/N, công ty Thăng Long nhận được tiền thuê văn phòng của
khách hàng trong 2 năm bằng chuyển khoản là 360 triệu đồng.
Khi nhận được 360 triệu đồng vào ngày 01/07/N, kế toán không được
phép ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ mà phải ghi nhận một khoản
doanh thu nhận trước vì dịch vụ này chỉ hoàn thành sau hai năm cho thuê.
Kế toán ghi:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 360
Có TK Doanh thu nhận trước: 360
Giả sử kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N, dịch vụ cho thuê chưa
hoàn thành kế toán viên sẽ phải tính ra và ghi nhận daonh thu cung cấp dịch
vụ tương ứng với thời gian cho thuê đã thực hiện là 6 tháng. Kế toán ghi:
Nợ TK Doanh thu nhận trước: 90
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ: 90
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.3. Điều chỉnh với doanh thu dồn tích
Doanh thu dồn tích (hoặc Doanh thu sẽ thu) là những khoản doanh thu
đã thực hiện nhưng chưa được ghi nhận tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán và
báo cáo tài chính.
Ví dụ: Ngày 30/6/N, công ty Thăng Long gửi 100 triệu đồng tiền mặt vào
ngân hàng và hưởng mức lãi suất không kỳ hạn 4,8%/năm.
Tiền lãi sinh ra từ khoản tiền gửi 100 triệu đồng sẽ là 4,8 triệu đồng. Nếu
kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N thì có một khoản tiền đã sinh lãi cho
doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa nhận được vì chưa đủ một năm quy
định. Khi ấy kế toán sẽ ghi nhận một khoản doanh thu dồn tích tương ứng
với 6 tháng là: 100 x 4,8% x 6/12 = 2,4 (triệu đồng).
Kế toán ghi:
Nợ TK Phải thu về lãi tiền gửi: 2,4
Có TK Doanh thu từ lãi tiền gửi (Doanh thu tài chính): 2,4
2.4.2. Các bút toán điều chỉnh
2.4.2.4. Điều chỉnh với chi phí dồn tích
Chi phí dồn tích (Chi phí phải trả) là những chi phí phát sinh nhưng chưa
được ghi nhận tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Ví dụ: Ngày 01/02/N công ty Thăng Long vay ngắn hạn ngân hàng 100
triệu đồng với kỳ hạn thanh toán là 1 năm và lãi suất vay là 12%/năm.
Như vậy thời điểm kết thúc kỳ hạn vay là 01/02/N+1, doanh nghiệp sẽ
phải trả cho ngân hàng khoản lãi 12 triệu đồng. Nếu kỳ kế toán kết thúc vào
31/12/N, rõ rang khoản vay chưa đến hạn nhưng hoạt động vay đã thực hiện
được 11 tháng. Kế toán sẽ ghi nhận một khoản vay tại thời điểm kết thúc kỳ
kế toán và đồng thời ghi nhận chi phí lãi vay tương ứng với 11 tháng trong
năm N:
Chi phí lãi vay phải trả = 100 x 12% x (11/12) = 11 (triệu đồng)
Kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí lãi vay: 11
Có TK Chi phí lãi vay phải trả: 11
2.5. Bảng cân đối thử
2.5.1. Khái niệm và mục đích

 Bảng cân đối thử là bảng được sử dụng để kiểm tra tính
chính xác của quá trình ghi chép. Bảng được lập theo cách
kế toán liệt kê tên các tài khoản kế toán đã sử dụng trong kỳ
và số dư tương ứng của chúng tại một thời điểm.
2.5. Bảng cân đối thử
2.5.1. Quy trình lập

 Bước 1: Tên Công ty, tên Bảng cân đối thử và ngày tháng lập
Bảng cân đối thử
 Bước 2: Liệt kê các tài khoản từ Sổ Cái, và nhập số dư Nợ
hoặc số dư Có của Bảng cân đối thử.
 Bước 3: Tính tổng tiền bên cốt Nợ và cột Có của Bảng cân
đối thử.
 Bước 4: Xác nhận tổng số tiền bên cột Nợ bằng tổng số tiền
bên cột Có.
2.5.2. Quy trình lập Bảng cân đối thử
Bảng cân đối thử Công ty Hướng Dương
Lập ngày 31/12/2018 (Đvt: triệu đồng)
Tên Tài khoản Nợ Có
Tiền gửi ngân hàng 3.065
Phải thu khách hàng 2.000
Văn phòng phẩm 3.000
Bảo hiểm trả trước 1.800
Quyền sử dụng đất 50.000
Thiết bị văn phòng 1.900
Phải trả người bán 2.000
Doanh thu chưa thực hiện 500
Vốn chủ sở hữu 56.365
Rút vốn 5.000
Doanh thu cung cấp dịch vụ 16.070
Chi phí lương nhân viên 4.570
Chi phí thuê nhà 1.800
Chi phí điện nước 1.200
Chi phí khác 600
Tổng cộng 74.935 74.935
2.5. Bảng cân đối thử
2.5.3. Hạn chế của Bảng cân đối thử

 Bảng cân đối thử chỉ kiểm tra được tính cân bằng về mặt số học giữa số
phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản và số phát sinh bên Có của tất
cả các tài khoản chứ chưa kiểm tra được toàn bộ sia sót gian lần của quá
trình ghi sổ.
 Những sai sót phổ biến chẳng hạn:
 Kế toán bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh không ghi sổ
 Kế toán kết chuyển thiếu số liệu của nghiệp vụ kinh tế từ Sổ Nhật ký
sang Sổ Cái
 Kế toán ghi bút toán sai trên sổ Nhật ký chung
 Kế toán chuyển nhầm số liệu khi thực hiện chuyển số liệu từ sổ Nhật
ký sang Sổ Cái
2.6. Tổng hợp ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh
tế tới các báo cáo tài chính

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Trình bày doanh
thu, chi phí, thu nhập ròng hoặc lỗ ròng phát sinh trong một
giai đoạn cụ thể.
 Báo cáo vốn chủ sở hữu: Tóm tắt những thay đổi trong vốn
chủ sở hữu trong một giai đoạn cụ thể
 Bảng cân đối kế toán: Báo cáo tài sản, nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu tại một ngày cụ thể.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Tóm tắt thông tin về dòng tiền
vào (số thu) và dòng tiền ra (các khoản chi) trong một giai
đoạn cụ thể.
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Năm 201X

Doanh thu

Doanh thu cung cấp dịch vụ 16.070

Chi phí
Chi phí tiền lương và nhân công 4.570
Chi phí thuê nhà 1.800
Chi phí điện nước 1.200
Chi phí khác 600
Tổng chi phí 8.170
Lợi nhuận ròng 7.900
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BÁO CÁO VỐN CHỦ SỞ HỮU
Năm 201X

Vốn chủ sở hữu, 1/1 56.365


Tăng đầu tư 0
Lợi nhuận ròng 7.900
Giảm rút vốn 5.000
Vốn chủ sở hữu, 31/12 59.265
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 201X
Tài sản
Tiền gửi ngân hàng 3.065
Phải thu khách hàng 2.000
Văn phòng phẩm 3.000
Bảo hiểm trả trước 1.800
Thiết bị văn phòng 1.900
Quyền sử dụng đất 50.000
Tổng Tài sản 61.765
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả 7.900
Phải trả người bán 2.000
Doanh thu chưa thực hiện 500
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu 59.265
Tổng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 61.765
CÔNG TY HƯỚNG DƯƠNG
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Năm 201X)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh


Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ 16.070
Tiền trả nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ (3.600)
Tiền chi trả cho người lao động (4.570)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 7.900
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Tiền chi để mua sắm trang thiết bị
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT 0
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 7.900
Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu 5.065
Rút vốn của chủ sở hữu (5.000)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 65
Tổng lưu chuyển tiền trong kỳ 3065
Tiền tồn đầu kỳ 0
Tiền tồn cuối kỳ 3065
Chương 3 KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ BÁO CÁO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chương 3 Kế toán các hoạt động thương mại và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mục tiêu:

• Hiểu được khái niệm, bản chất và ý nghĩa của doanh thu;

• Các loại doanh thu phát sinh, đo lường và ghi nhận doanh thu;

• Giá vốn hàng bán và các chi phí phát sinh trong bán hàng;

• Kế toán doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán;

• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu;

• Nhận dạng và phân tích được thông tin về doanh thu, giá vốn hàng bán
trên Báo cáo tài chính.
Chương 3 Kế toán các hoạt động thương mại và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nội dung

Các hoạt động kinh doanh thương mại và hoạt động kiểm soát hàng tồn kho

Kế toán nghiệp vụ mua hàng và bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Chương 3 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại
Công ty thương mại:
 Các công ty được gọi là công ty thương mại bởi chính chức năng của họ là mua và
bán hàng hóa thay vì sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

 Hoạt động thương mại là khâu trung gian kết nối sản xuất và tiêu dùng;

 Hoạt động lưu chuyển hàng hóa gồm: mua, bán và dự trữ;

 Đặc điểm về phương thức luân chuyển hàng hóa: bán buôn và bán lẻ;

 Đặc điểm về phương thức thanh toán: trả trước, trả ngay và trả chậm;

 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh:

➢ Công ty bán buôn;

➢ Công ty bán lẻ;

➢ Công ty kinh doanh tổng hợp.


Chương 3 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại
Công ty thương mại:
 Số tiền thu được từ việc bán hàng hóa cho khách hàng được gọi là doanh thu bán
hàng, hay đơn giản là doanh thu;

 Để có được doanh thu này, các công ty thương mại phải bỏ ra các khoản chi phí, trong
đó chủ yếu là giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động kinh doanh;

 Giá vốn hàng bán là tổng giá vốn của số hàng đã bán trong kỳ, trực tiếp tạo doanh thu
từ việc bán hàng hóa.
Chương 3 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại

Công ty thương mại:


 Quá trình xác định lợi nhuận trong công ty thương mại

Doanh thu thuần trừ


bán hàng

bằng
Giá vốn Lợi nhuận
hàng bán gộp

trừ

bằng
Chi phí hoạt Lợi nhuận
động kinh doanh thuần từ HĐKD
Chương III 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại
Công ty thương mại:
 Chu kỳ kinh doanh đối với công ty thương mại:

➢ Được tính từ khi bỏ tiền ra mua hàng hóa từ nhà cung cấp, dự trữ cho tới khi
thu tiền từ hoạt động bán hàng hóa cho khách hàng;

➢ Dài hơn đối với công ty cung cấp dịch vụ và ngắn hơn công ty sản xuất sản
phẩm hoặc xây dựng;

➢ Luôn được các nhà quản lý tìm cách rút ngắn, tăng hiệu quả kinh doanh của
công ty
Chương 3 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại
Hệ thống quản lý hàng tồn kho:
 Hàng tồn kho là lượng hàng hóa mà công ty thương mại mua về, dự trữ với mục
đích để bán ra ngoài;

 Hàng tồn kho đầu kỳ, hàng mua trong kỳ, giá vốn hàng đã bán và hàng tồn kho
cuối kỳ có mối quan hệ chặt chẽ:

Giá gốc hàng tồn Giá gốc hàng tồn kho Giá vốn hàng Giá gốc hàng
+ = +
kho đầu kỳ mua trong kỳ đã bán tồn kho cuối kỳ
Chương 3 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại
Hệ thống quản lý hàng tồn kho:
 Trong công ty thương mại, chỉ tiêu giá vốn hàng bán đặc biệt quan trọng và cần
phải xác định chính xác và kịp thời;

 Trình tự xác định giá vốn hàng bán tùy thuộc vào hệ thống quản lý hàng tồn kho
công ty đang áp dụng:

➢ Kê khai thường xuyên;

➢ Kiểm kê định kỳ.


Chương 3 3.1. Khái quát chung về công ty thương mại

Hệ thống quản lý hàng tồn kho:


 Kế khai thường xuyên: theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống hàng tồn kho
mua vào, bán ra và tồn kho trong kỳ;

➢ Theo dõi cho từng loại hàng tồn kho;

➢ Xác định được giá vốn hàng bán ở từng lần bán.

 Kiểm kê định kỳ: không theo dõi thường xuyên và chi tiết hàng bán ra và còn lại.

➢ Xác định giá vốn hàng bán một cách định kỳ;

➢ Kiểm kê hàng tồn kho sau đó mới xác định giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng Giá trị hàng tồn Giá trị hàng tồn kho Giá trị hàng
= + -
đã bán kho đầu kỳ mua trong kỳ tồn kho cuối kỳ
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Tài khoản sử dụng: TK Hàng hóa


 Là tài khoản tài sản, nên kết cấu chung: tăng ghi Nợ, giảm ghi Có và số dư Nợ;

 Cụ thể:

Nợ TK Hàng hóa Có

Giá trị hàng hóa tăng do mua, nhận góp Giá trị hàng hóa giảm do xuất bán, góp
vốn… vốn…

Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm

Dư CK: Giá trị hàng hóa tồn kho


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa:


 Giá mua hàng hóa:

➢ Công ty mua hàng hóa trả bằng tiền, hoặc mua chịu

➢ Căn cứ ghi nhận là hóa đơn mua hàng, trong đó gồm các dữ liệu về hàng
mua: chủng loại, quy cách, phương thức giao hàng, thanh toán…

 Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi bán tới người mua, nếu người mua chịu thì
được ghi tăng giá trị hàng mua, nếu người bán chịu thì được ghi tăng chi phí bán
hàng;

 (Thầy/cô tự cho ví dụ minh họa)


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa:


 Hàng mua trả lại và giảm giá hàng mua: người mua không hài lòng với chất lượng
hàng mua, hàng kém chất lượng, sai quy cách…

➢ Người mua có thể trả lại hàng;

➢ Hoặc người bán giảm cho người mua theo một tỷ lệ % trên giá mua-bán

 Chiết khấu thanh toán:

➢ Điều khoản tín dụng của nghiệp vụ mua chịu có thể cho phép người mua dành
được một khoản giảm trừ do trả trước hạn;

➢ Khoản này gọi là chiết khấu thanh toán

➢ Người mua tiết kiệm được tiền và người bán thu hồi được vốn nhanh;

➢ Ví dụ điều khoản tín dụng: 2/10, n/45


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa:


 Khi mua hàng hóa nhập kho

Nợ TK Hàng hóa: giá gốc hàng hóa nhập kho

Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: số thuế GTGT của hàng hóa mua

Có TK Phải trả người bán: tổng số còn nợ người bán

Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Số đã thanh toán

 Khi mua hàng hóa mà cuối kỳ hàng vẫn chưa về nhập kho

Nợ TK Hàng mua đang đi đường: giá gốc hàng hóa mua

Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: số thuế GTGT của hàng hóa mua

Có TK Phải trả người bán: tổng số còn nợ người bán

Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Số đã thanh toán

(Thầy/cô tự cho ví dụ minh họa)


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa:


 Sang kì sau, khi hàng đi đường về nhập kho

Nợ TK Hàng hóa: giá gốc hàng đi đường về nhập kho

Có TK Hàng mua đang đi đường

 Khi mua hàng hóa, phải chịu chi phí vận chuyển

Nợ TK Hàng hóa: chi phí vận chuyển

Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: số thuế GTGT của dịch vụ vận chuyển

Có TK Phải trả người bán: tổng số còn nợ người vận chuyển

Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Số đã thanh toán

(Thầy/cô tự cho ví dụ minh họa)


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa:


 Được hưởng giảm giá hoặc hàng mua trả lại

Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Số tiền nhận lại

Nợ TK Phải trả người bán: Giảm số nợ phải trả người bán

Có TK Hàng hóa: giảm giá trị hàng hóa mua về

Có TK Thuế GTGT đầu vào: giảm số thuế GTGT đầu vào tương ứng

 Thanh toán trước hạn được hưởng chiết khấu thanh toán

Nợ TK Phải trả người bán: Giảm số nợ phải trả người bán

Có TK Hàng hóa: giảm giá trị hàng hóa mua về

Có TK Thuế GTGT đầu vào: giảm số thuế GTGT đầu vào tương ứng
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa:


 VD minh họa 3.1: ngày 03/04/20x9 công ty Khánh Quỳnh có nghiệp vụ mua 200
tấn xi măng của công ty Xi măng HM với giá mua 300 triệu đồng, chưa bao gồm
thuế GTGT 10%, điều khoản tín dụng 2/10, n/30. Yêu cầu:

➢ 1. Định khoản nghiệp vụ mua hàng hóa tại công ty Khánh Quỳnh

➢ 2. Giả sử chi phí vận chuyển lô hàng mà Khánh Quỳnh phải chịu là 5 triệu
đồng đã trả bằng tiền mặt, hãy định khoản

➢ 3. Giả sử ngày 10/04/20x9 công ty Khánh Quỳnh phát hiện có 10 tấn xin măng
kém chất lượng và trả lại cho người bán, hãy định khoản

➢ 4. Giả sử sau 10 ngày, công ty Khánh Quỳnh thanh toán toàn bộ số nợ và


được hưởng chiết khấu 2%
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Là khâu cuối cùng trong hoạt đông động của công ty thương mại;

 Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng để nhận quyền sở hữu tiền
tệ hoặc quyền đòi tiền ở khách hàng;

 Phương thức bán buôn, bán lẻ dưới nhiều hình thức khác nhau như bán hàng trực
tiếp, chuyển hàng…

 Một số chỉ tiêu cơ bản:

➢ Doanh thu bán hàng

➢ Các khoản giảm trừ doanh thu


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Doanh thu bán hàng:

➢ Ghi nhận trên cơ sở dồn tích;

➢ Khi hàng hóa đã được chuyển giao cho khách hàng, nghiệp vụ bán hàng đã
hoàn thành và giá bán đã được thiết lập;

➢ Dù khách hàng đã trả tiền hoặc còn nợ thì doanh thu vẫn được ghi nhận

➢ Căn cứ ghi nhận: giá bán chưa thuế GTGT trên hóa đơn bán hàng do người
bán lập
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Các khoản giảm trừ doanh thu:

➢ Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán:

➢ Chiết khấu bán hàng: điều khoản tín dụng của nghiệp vụ bán chịu quy định
người bán cho khách hàng hưởng khoản giảm trừ nếu thanh toán trước hạn

 Doanh thu bán hàng thuần:

Doanh thu bán Tổng Doanh thu Doanh thu hàng bán bị trả lại Chiết khấu
= - -
hàng thuần bán hàng và giảm giá hàng bán bán hàng
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Tài khoản sử dụng: Tài khoản Doanh thu bán hàng

Nợ TK Doanh thu bán hàng Có

Doanh thu bán hàng giảm Doanh thu bán hàng tăng

Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Tài khoản sử dụng: TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

TK Hàng bán bị trả lại


Nợ và giảm giá hàng bán Có

Kết chuyển doanh thu hàng bán


Doanh thu hàng bán bị trả lại bị trả lại và giảm giá hàng bán
hoặc giảm giá hàng bán cuối kỳ

Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Tài khoản sử dụng: TK Chiết khấu bán hàng

Nợ TK Chiết khấu bán hàng Có

Chiết khấu bán hàng cho khách Kết chuyển chiết khấu bán hàng
hàng lúc cuối kỳ

Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Khi bán hàng hóa cho khách hàng, ghi nhận 2 bút toán sau:

 Bút toán 1: ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: Số tiền đã thu

Nợ TK Phải thu khách hàng: Số tiền khách hàng còn nợ

Có TK Doanh thu bán hàng: giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK Thuế GTGT phải nộp: số thuế GTGT tương ứng

 Bút toán 2: ghi nhận giá vốn của số hàng đã bán:

Nợ TK Giá vốn hàng bán: giá vốn của số hàng đã bán

Có TK Hàng hóa: giá gốc số hàng xuất bán


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, ghi nhận 2 bút toán sau:

 Bút toán 1: ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại:

Nợ TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán: doanh thu số hàng bị trả lại

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp: giảm thuế đầu ra phải nộp tương ứng

Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: số tiền đã trả lại cho khách

Có TK Phải thu khách hàng: giảm số nợ cho khách hàng

 Bút toán 2: ghi nhận giá vốn của số hàng đã bán bị trả lại:

Nợ TK Hàng hóa: giá vốn của số hàng đã bán bị trả lại

Có TK Giá vốn hàng bán: ghi giảm giá vốn hàng bán
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán cho khách hàng:

Nợ TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán: số tiền giảm trừ cho khách hàng

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp: giảm thuế đầu ra phải nộp tương ứng

Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: số tiền đã trả lại cho khách

Có TK Phải thu khách hàng: giảm số nợ cho khách hàng

 Khi phát sinh nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng:

Nợ TK Chiết khấu bán hàng: số chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp: giảm thuế đầu ra phải nộp tương ứng

Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng: số tiền đã thanh toán cho khách

Có TK Phải thu khách hàng: giảm số nợ cho khách hàng


Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa:


 VD minh họa 3.2: với dữ liệu của VD 3.1, hãy:

➢ 1. Định khoản nghiệp vụ bán hàng tại công ty Xi măng HM biết giá vốn của lô
hàng bán là 250 triệu đồng.

➢ 2. Giả sử chi phí vận chuyển do bên bán (công ty HM) chịu và đã thanh toán
bằng tiền mặt, hãy định khoản

➢ 3. Định khoản nghiệp vụ cho khách hàng Khánh Quỳnh trả lại hàng

➢ 4. Định khoản nghiệp vụ chấp nhận chiết khấu 2% cho công ty Khánh Quỳnh
tại công ty HM
Chương 3 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Các bút toán cuối kỳ kế toán:


 Khóa sổ các tài khoản có số dư Có:

Nợ TK Doanh thu bán hàng, Doanh thu tài chính, Doanh thu khác…

Có TK Xác định kết quả kinh doanh

 Khóa sổ các tài khoản có số dư Nợ:

Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh

Có TK Giá vốn hàng bán

Có TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

Có TK Chiết khấu bán hàng

Có TK Chi phí lương nhân viên

Có TK Chi phí khấu hao TSCĐ…


Chương 3.2. Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa theo PP kê khai thường xuyên

Các bút toán cuối kỳ kế toán:


 Trường hợp công ty có lãi, kế toán ghi:

Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh

Có TK Lợi nhuận chưa phân phối

 rường hợp công ty bị lỗ, kế toán ghi:

Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK Xác định kết quả kinh doanh


Công ty Khánh Quỳnh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
20X9
Doanh thu
Chương 3
Doanh thu bán hàng 2,000,000
Trừ: Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán -120,000
Chiết khấu bán hàng - 120,000
3.3. Doanh thu thuần 1,880,000
Báo Giá vốn hàng bán 1,300,000
cáo kết Lợi nhuận gộp 580,000
Chi phí hoạt động kinh doanh
quả
Chi phí lương nhân viên 120,000
hoạt Chi phí dịch vụ mua ngoài 52,000
động Chi phí quảng cáo 60,000
Chi phí khấu hao TSCĐ 152,000
kinh
Chi phí vận chuyển hàng bán 48,000
doanh Chi phí bảo hiểm 65,000
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 497,000
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 83,000
Doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu tiền lãi 150,000
Doanh thu cho thuê tài sản 120,000 270,000
Chi phí lãi vay 53,000
Chi phí và lỗ khác - 53,000
Lợi nhuận thuần 300,000
Chương 3 3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty Khánh Quỳnh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
20X9
DOANH THU
Doanh thu thuần 1,880,000
Doanh thu tiền lãi 150,000
Doanh thu cho thuê tài sản 120,000
Tổng doanh thu và thu nhập 2,150,000
CHI PHÍ
Giá vốn hàng bán 1,300,000
Chi phí lương nhân viên 120,000
Chi phí dịch vụ mua ngoài 52,000
Chi phí quảng cáo 60,000
Chi phí khấu hao TSCĐ 152,000
Chi phí vận chuyển hàng bán 48,000
Chi phí bảo hiểm 65,000
Chi phí lãi vay 53,000
Chi phí và lỗ khác -
Tổng chi phí 1,850,000
LỢI NHUẬN THUẦN 300,000
Chương 3 3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 VD minh họa 3.3: Giả sử tại công ty Khánh Quỳnh đến cuối kỳ có số liệu tổng hợp
từ các tài khoản doanh thu, chi phí được tổng hợp như sau (đv: 1.000đ). Hãy thực
hiện các bút toán cuối kỳ kế toán và lập Báo cáo kết quả kinh doanh

TK Doanh thu bán hàng 2.000.000 TK Chi phí vận chuyển hàng bán 48.000

TK Doanh thu cho thuê 120.000 TK Chi phí Lương nhân viên 120.000

TK Doanh thu lãi tiền gửi 150.000 TK Chi phí khấu hao TSCĐ 152.000

TK Giá vốn hàng bán 1.300.000 TK Chi phí dịch vụ mua ngoài 52.000

TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá


120.000 TK Chi phí bảo hiểm 65.000
hàng bán

TK Chi phí lãi vay 50.000 TK Chi phí quảng cáo 60.000
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
4.1 Khái niệm và phân loại HTK
4.2 Các phương pháp quản lý HTK
4.3 Tính giá HTK
4.4 Phương pháp kế toán biến động HTK
4.5 Dự phòng giảm giá HTK
4.6 Trình bày thông tin HTK trên BCTC
4.1 Khái niệm và phân loại HTK
2

Hàng tồn kho là những TSNH


1. Được giữ để bán trong kỳ SXKD gồm Hàng mua về để bán:
Hàng hóa, Hàng gửi đi bán, Hàng mua đang đi đường,
Thành phẩm
2. Đang trong quá trình SXKD dở dang
3. Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ.

Loại hình kinh doanh của DN khác nhau thì HTK cũng khác
nhau.
4.1 Khái niệm và phân loại HTK
3

- Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai


đoạn chế biến cuối cùng của quá trình sản xuất, được
kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn nhập kho
- SP dở dang và bán thành phẩm là SP được chế tạo
xong một số bước chế biến.
- NVL là vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất
nhưng chưa được chuyển vào quá trình sản xuất.
4.2 Các phương pháp quản lý HTK
4

Giá gốc HTK ĐK Giá gốc HTK mua trong kỳ


40.000.000đ 100.000.000đ

Tổng giá HTK sẵn có để bán


140.000.000đ
Chưa bán Đã bán

Giá gốc HTK CK Giá vốn hàng bán


25.000.000đ 115.000.000đ
Bảng cân đối kế toán BC kết quả kinh doanh
4.2 Các phương pháp quản lý HTK
5

Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu liên quan đến Hàng tồn kho

Giá gốc Giá gốc HTK Giá vốn Giá gốc


+ = +
HTK ĐK mua vào trong kỳ hàng bán HTK CK

Giá vốn Giá gốc Giá gốc HTK Giá gốc


= + -
hàng bán HTK ĐK mua vào trong kỳ HTK CK
4.2 Các phương pháp quản lý HTK
6

Có 2 phương pháp quản lý HTK


1. Kê khai thường xuyên (KKTX): là phương pháp theo dõi
thường xuyên. liên tục HTK mua vào và bán ra trong
kỳ.

2. Kiểm kê định kỳ (KKĐK): là hệ thống mà DN không theo


dõi thường xuyên và chi tiết hàng bán ra và còn lại.
Cuối kỳ. DN thực hiện kiểm kê và xác định giá vốn
hàng đã bán.
4.2 Các phương pháp quản lý HTK
7

Cuối kỳ. DN thương mại tiến hành kiểm kê để XĐ lượng


HTK thực tế dù DN sử dụng PP quản lý HTK là KKTX hay
KKĐK. Gồm 2 bước:
1. Kiểm kê kho thực tế hàng sẵn trong kho: cân, đong, đo,
đếm mỗi loại hàng có sẵn trong kho.
2. Xác định quyền sở hữu của Hàng hóa:
(a) Hàng mua đang đi đường: DN cần XĐ hàng đã thuộc
sử hữu của DN mua hàng chưa tùy thuộc vào điều
khoản mua hàng FOB điểm đi hay FOB điểm bán.
(b) Hàng gửi bán: Không còn trong kho của DN gửi đi bán
nhưng thuộc quyền sở hữu của DN gửi đi bán.
4.3 Tính giá Hàng tồn kho
8

4.3.1 Phương pháp giá thực tế đích danh


4.3.2 Phương pháp tính giá dựa vào giả định
DN lựa chọn một trong các PP tính giá xuất HTK sau đây:
(Phải tuân thủ nguyên tắc Nhất quán)
(a) Phương pháp giá đơn vị bình quân
(b) Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
(c) Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
4.3 Tính giá Hàng tồn kho
9

4.3.1 Phương pháp giá thực tế đích danh


Theo PP giá thực tế đích danh: giá xuất kho của HTK
được tính theo giá thực tế của lần nhập HTK đó.

ĐK áp dụng: DN có ít mặt hàng, mặt hàng ổn định/nhận


diện được hay mặt hàng có giá trị lớn, tính tách biệt cao.
PP tính giá thực tế đích danh
10

Ví dụ 4.1: Công ty Linh Chung chuyên kinh doanh hàng điện


lạnh có tính hình mua – bán máy giặt 10kg như sau:
(ĐVT: 1.000đ)

Mua Giá mua


Ngày 03/02 1 máy giặt 7.000
Ngày 05/03 1 máy giặt 7.500
Ngày 22/05 1 máy giặt 8.000
Bán Giá bán
Ngày 01/06 2 máy giặt 24.000

Giá vốn hàng bán của Công ty là bao nhiêu???


4.3 Tính giá Hàng tồn kho
11

4.3.2 Phương pháp tính giá dựa vào giả định

TH1: DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ

TH2: DN áp dụng PP kê khai thường xuyên


4.3.2 PP tính giá dựa vào giả định
12

TH1: DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ


Ví dụ 4.2: Bảng kê hàng hóa Nhập - Xuất
Công ty Linh Chung ĐVT: 1.000đ
Ngày Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền
01/01 Tồn ĐK 100 100 10.000
15/04 Mua 200 110 22.000
24/08 Mua 300 120 36.000
27/11 Mua 400 130 52.000
HTK có sẵn để bán 1.000 120.000
HTK cuối kỳ 450
HTK đã bán 550
DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ
13

(a) PP giá đơn vị bình quân


- Theo PP bình quân: giá trị của từng loại HTK được tính
theo giá trị trung bình của từng loại HTK tồn đầu kỳ và giá
trị từng loại HTK mua hoặc được sản xuất trong kỳ.

Giá đơn vị Giá gốc HTK ĐK + nhập trong kỳ


=
bình quân Số lượng HTK ĐK + nhập trong kỳ

Giá gốc hàng Số lượng Giá đơn vị


= x
xuất kho (GVHB) hàng xuất bình quân
DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ
14

(a) PP giá đơn vị bình quân


Với VD 4.2

- Giá đơn vị BQ hàng xuất kho: 120.000/1.000 = 120/đơn vị


- Tổng giá trị Hàng tồn trong kho (chưa bán): 450*120 =
54.000
- Tổng giá trị hàng xuất (GVHB): 550*120 = 66.000
DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ
15

(b) PP Nhập trước – Xuất trước (FIFO)


-Giả định. HTK được mua trước/SX trước thì được xuất

trước. HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua/SX gần thời
điểm cuối kỳ.

Với VD4.2.
Giá trị HTK cuối kỳ = 400*130 + 50*120 = 58.000
Tổng giá trị hàng tồn ĐK và mua trong kỳ: 120.000
→ Giá vốn hàng bán: 62.000
DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ
16

(c) PP Nhập sau – Xuất trước (LIFO)


-Giả định. HTK được mua sau/SX sau thì được xuất

trước. HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua/SX trước đó.

Với VD4.2.
Giá trị HTK CK = 100*100+200*110+150*120= 50.000
Tổng giá trị hàng tồn ĐK và mua trong kỳ: 120.000
→ Giá vốn hàng bán: 70.000
DN áp dụng PP kiểm kê định kỳ
17

Chỉ tiêu Giá BQ FIFO LIFO


Doanh thu BH 115.000 115.000 115.000
Tồn kho ĐK 10.000 10.000 10.000
Mua trong kỳ 110.000 110.000 110.000
Giá trị hàng có sẵn để bán 120.000 120.000 120.000
Tồn kho CK 54.000 58.000 50.000
Giá vốn hàng bán 66.000 62.000 70.000
Lợi nhuận gộp 49.000 53.000 45.000
Chi phí HĐKD 20.000 20.000 20.000
LN trước thuế 29.000 33.000 25.000
CP thuế TNDN (20%) 5.800 6.600 5.000
Thu nhập ròng 23.200 26.400 20.000
DN áp dụng PP kê khai TX
18

Ví dụ 4.3: Tình hình Nhập – Xuất Hàng hóa K tại Công ty


Hương Chung chuyên kinh doanh mua bán Khoan bê tông
cầm tay như sau: (ĐVT: 1.000đ).
Chỉ tiêu Số Đơn giá Thành
lượng mua/bán tiền
Tồn ĐK 100 800 80.000
Mua ngày 10/1 1.000 820 820.000
Mua ngày 15/1 1.200 830 996.000
Xuất bán ngày 20/1 1.300 1.000 1.300.000
Xuất bán ngày 28/1 700 1.000 700.000
Mua ngày 31/1 200 850 170.000
Xuất bán ngày 31/1 300 1.000 300.000
DN áp dụng PP kê khai TX
19

PP tính giá xuất HTK cho kho DN áp dụng PP KKTX giống


với PP KKĐK.
(a) PP giá đơn vị bình quân

Với VD 4.3
Giá đơn vị 80.000 + 820.000 + 996.000 + 170.000
= = 826,4
bình quân 100 + 1.000 + 1.200 + 200

- GVHB ngày 20/1: 1.300*826,4 = 1.074.320


- GVHB ngày 28/1: 700*826,4 = 578.480
- GVHB ngày 31/1: 300*826,4 = 247.920
- Tổng GVHB trong kỳ: 1.900.720
DN áp dụng PP kê khai TX
20

(b) PP Nhập trước – Xuất trước (FIFO)


(Thầy/cô cho sinh viên thực hành ví dụ 4.3)
DN áp dụng PP kê khai TX
21

(b) PP Nhập sau – Xuất trước (LIFO)


(Thầy/cô cho sinh viên thực hành ví dụ 4.3)
4.4 PP kế toán biến động HTK
22

4.4.1 Tài khoản sử dụng

TK “HH/NVL/HGB/Hàng mua đang di đường”


ĐK: Giá trị tồn kho cuối kỳ trước

- Giá gốc HTK tăng (mua …) - Giá gốc HTK giảm (xuất sản
xuất. xuất bán. ...)
Tổng PS tăng Tổng PS giảm
CK: Giá trị tồn kho cuối kỳ này
4.4 PP kế toán biến động HTK
23

4.4.2 Phương pháp kế toán

NV1. Mua Hàng hóa nhập kho


Nợ TK Hàng hóa: Giá gốc HH nhập kho
Nợ TK Hàng mua đang đi đường: Nếu hàng mua chưa về
nhập kho CK
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: (Nếu có)
Có TK Tiền:
Có TK Phải trả NB:
4.4 PP kế toán biến động HTK
24

4.4.2 Phương pháp kế toán

NV2. Hàng đang đi đường kỳ trước về nhập kho. KT ghi:


Nợ TK Hàng hóa
Nợ TK NVL
Có TK Hàng mua đang đi đường

NV3. Xuất kho NVL cho sản xuất


Nợ TK CP sản xuất
Có TK NVL: Giá trị NVL xuất kho
4.4 PP kế toán biến động HTK
25

4.4.2 Phương pháp kế toán

NV4. Xuất kho hàng hóa tiêu thụ


Nợ TK GVHB: Giá vốn hàng đã tiêu thụ
Nợ TK Hàng gửi bán: GV hàng gửi bán chờ chấp nhận
Có TK Hàng hóa: Giá trị Hàng hóa xuất kho.
4.5 Dự phòng giảm giá HTK
26

- Khi Giá thị trường của HTK có thể thấp hơn giá gốc (do
các nguyên nhân như….). kế toán phải ghi giảm giá gốc
HTK xuống giá thay thế.
- Chênh lệch giữa giá gốc và giá thay thế được ghi nhận là
Chi phí dự phòng giảm giá HTK.
Nợ TK Chi phí Dự phòng giảm giá HTK
Có TK Dự phòng giảm giá HTK
4.6 Trình bày thông tin HTK trên BCTC
27

4.6.1 Trình bày Báo cáo tài chính


-Trên Bảng cân đối kế toán: HTK được trình bày dưới chỉ

tiêu HTK và Dự phòng giảm giá HTK.


-Trên BCKQKD. HTK được trình bày dưới chỉ tiêu Giá vốn

hàng bán (giá gốc của HTK đã được bán trong kỳ).
4.6 Trình bày thông tin HTK trên BCTC
28

TẬP ĐOÀN VINGROUP - CÔNG TY CỔ PHẦN


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT (trích)
Ngày 31/12/2017 (ĐVT: trđ)
Mã Thuyết
Tài sản Số cuối năm Số đầu năm
số minh
100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

140 IV. Hàng tồn kho 11 56.058.815 55.175.221
141 1. Giá gốc HTK 56.403.215 55.272.216

149 2. Dự phòng giảm giá HTK (344.400) (96.995)


4.6 Trình bày thông tin HTK trên BCTC
29

TẬP ĐOÀN VINGROUP - CÔNG TY CỔ PHẦN


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT (trích)
Ngày 31/12/2017 (ĐVT: trđ)
Mã Thuyết
Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm
số minh


3. Doanh thu thuần về BH và
10 CCDV 89.350.049 57.614.344

11 4. GVHB và DVCC (62.796.327) (40.184.633)


5. Lợi nhuận gộp về BH và
20 CCDV 26.553.722 17.429.711

4.6 Trình bày thông tin HTK trên BCTC
30

4.6.2 Gian lận và sai sót về kế toán HTK


Hàng tồn kho rất dễ có gian lận trên BCTC bằng các lỗi như báo
cáo sai lượng hàng đang dữ trữ, ghi nghiệp vụ mua hàng hóa vào
sai năm tài chính….
Ảnh hưởng của sai sót hàng tồn kho lên BCTC

Khi lỗi kiểm kê Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần
Báo cáo thiếu HTK ĐK Thấp Cao
Phóng đại HTK ĐK Cao Thấp
Báo cáo thiếu HTK CK Cao Thâp
Phóng đại HTK CK Thấp Cao
CHƯƠNG 5

KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN VÀ


CÁC KHOẢN PHẢI THU
NỘI DUNG

5.1. Kế toán tài sản bằng tiền


5.2. Kế toán các khoản phải thu
5.3. Trình bày thông tin về tài sản bằng tiền và các khoản
phải thu trên BCTC
5.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN

5.1.1. Khái niệm

Tài sản bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp, tồn tại trực tiếp dưới
hình thái giá trị, có tính thanh khoản cao nhất. Do vậy, thông tin về tài sản bằng tiền được dùng
để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tài sản bằng tiềnlà đối tượng có khả năng cao bị gian lận tham ô và tiêu cực trong doanh
nghiệp. Bởi vậy, tài sản bằng tiền cần đươc quản lý chặt chẽ và cần thực hiện nguyên tắc bất
kiêm nhiệm.
5.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN
5.1.1. Khái niệm

Theo trạng thái Theo trạng thái Theo luồng tiền


biểu hiện tồn tại ( hoạt động)

• Tiền Việt • Tiền mặt tại • Luồng tiền từ


nam quỹ hoạt động
• Ngoại tệ • Tiền gửi đầu tư
• Vàng ngân hàng • Luồng tiề từ
• Tiền đang hoạt động
chuyển tài chính
• Luồng tiền từ
hoạt động
kinh doanh
5.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN
5.1.2. Phương pháp kế toán
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK Tiền mặt
Có TK Tiền gửi ngân hàng
- Chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Tiền mặt
- Bán hàng cho khách hàng và thu được bằng:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Doanh thu bán hang
- Khách hàng trả nợ bằng tiền:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN
5.1.2. Phương pháp kế toán
- Chi tiền để mua HH, NVL hoặc TSCĐ phục vụ cho hoạt động SXKD:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Chi tiền mặt để tạm ứng cho công nhân viên:
Nợ TK Tạm ứng
Có TK Tiền mặt
- Chi tiền để trả nợ người bán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Chi tiền để thanh toán cho người lao động:
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
5.2.1. Khái niệm

Các khoản phải thu là một bộ phận thuộc tài sản của DN đang bị các đơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Bao gồm:

- Phải thu khách hàng

- Thương phiếu phải thu

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Tạm ứng cho CNV

- Ứng trước cho người bán

- Phải thu khác

DN cần phải theo dõi các khoản phải thu chi tiết theo từng đối tượng và theo thời hạn nợ.
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5.2.2. Phương pháp kế toán


Kế toán phải thu khách hàng

TK Phải thu khách hàng

Dư ĐK: Số nợ phải thu KH ĐK


Tăng nợ phải thu KH
Giảm nợ phải thu KH

Dư CK: Số nợ phải thu KH CK


5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Kế toán phải thu khách hàng


- Khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền:
Nợ TK Phải thu khách hàng: tổng thanh toán
Có TK Doanh thu bán hàng, TK Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
Kế toán phải thu khách hàng
- Khi khách hàng trả lại hàng hoặc giảm giá cho KH hoặc cho KH hưởng CKTM:
Nợ TK Hàng bán bị trả lại, TK Giảm giá hàng bán, TK CKTM
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Phải thu khách hang
- Khi cho KH hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK Chiết khấu bán hàng
Có TK Phải thu khách hàng
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Kế toán thương phiếu phải thu


Thương phiếu phải thu là chứng chỉ cam kết sẽ thanh toán một khoản nợ vào một
thời điểm cụ thể trong tương lai. Thông tin cơ bản trên thương phiếu bao gồm:
(1) Nợ gốc thương phiếu
(2) Lãi suất thương phiếu
(3) Thời hạn nợ thương phiếu
Thương phiếu phải thu (Notes Receivable)
12
Interest period starts
PROMISSORY NOTE
$1,000 August 31, 20x5
Amount

For value received, I promise to pay to the order of


Principal Continental bank Payee
Chicago, Illinois (creditor)
One thousand and no/100……………………Dollars
on February 28, 20x6
plus interest at the annual rate of 9 percent Interest
rate

Interest period ends


on the maturity date Maker (Debtor)

Tiền Lãi = Nợ Gốc của Thời gian


X Lãi suất X
thương phiếu Thương phiếu
13
Chiết khấu thương phiếu

▪ Trường hợp thương phiếu phải thu chưa đến hạn thanh toán, doanh nghiệp mang
thương phiếu bán cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính để lấy tiền.
▪ Khi đó khoản chênh lệch giữa giá trị thương phiếu phải thu đến hạn và số tiền mà
bên thụ hưởng nhận được trước hạn gọi là phần chiết khấu thương phiếu.
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
Kế toán thương phiếu phải thu

Giá trị thương phiếu Nợ gốc của thương Lãi của thương
= +
khi đáo hạn phiếu phiếu

Lãi của Nợ gốc của Lãi suất Thời hạn nợ của


= x x
thương phiếu thương phiếu thương phiếu thương phiếu

Chiết khấu Giá trị thương Thời hạn nợ còn


Lãi suất
thương = phiếu khi đáo x x lại của thương
chiết khấu
phiếu hạn phiếu

Số tiền nhận được Giá trị thương phiếu Chiết khấu thương
= -
khi chiết khấu khi đáo hạn phiếu
15
Ví dụ về chiết khấu thương phiếu

▪ Ngày 01/10 khách hàng A phát hành thương phiếu mệnh giá $12.000, lãi suất
12%/năm, thời hạn 60 ngày để thanh toán khoản nợ phải trả công ty X về mua
TSCĐ.
▪ Ngày 06/10 Công ty X mang thương phiếu đó đến chiết khấu tại ngân hàng, lãi
suất 15%/năm.

Hãy xác định kết quả giao dịch thương phiếu?


5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
Kế toán thương phiếu phải thu
- Khi doanh nghiệp tiếp nhận thương phiếu từ khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu bán hàng/Cung cấp dịch vụ
Có TK Phải thu khách hàng
- Cuối kỳ, nếu thương phiếu phải thu chưa đáo hạn, ghi nhận tiền lãi thương phiếu đã phát sinh:
Nợ TK Lãi thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
- Khi thương phiếu đáo hạn, doanh nghiệp nhận tiền, kế toán ghi:
Nợ TK Tiền: Gốc và Lãi
Có TK Thương phiếu phải thu: Gốc
Có TK Lãi thương phiếu phải thu: Lãi của những kỳ trước
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu: Lãi kỳ này
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Kế toán thương phiếu phải thu


Nếu doanh nghiệp chiết khấu thương phiếu trước ngày đáo hạn. Tùy thuộc vào số tiền nhận được, kế toán ghi sổ
như sau:
+ Nếu số tiền nhận được > nợ gốc:
Nợ TK Tiền
Có TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
+ Nếu số tiền nhận được < nợ gốc:
Nợ TK Tiền
Nợ TK Chi phí lãi thương phiếu
Có TK Thương phiếu phải thu
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Kế toán các khoản phải thu khác


- Trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và khi phát sinh hóa đơn đầu vào, ghi nhận thuế GTGT
đầu vào:
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng, TK Phải trả NB
- Kế toán khoản tạm ứng cho công nhân viên:
+ Khi doanh nghiệp tạm ứng tiền cho công nhân viên:
Nợ TK Tạm ứng
Có TK Tiền mặt
+ Khi công nhân viên thực hiện thanh toán hoàn ứng cho doanh nghiệp:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Tiền mặt, TK Phải trả người lao động: số tạm ứng thừa
Có TK Tạm ứng
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
Kế toán các khoản phải thu khác
- Khi ứng trước tiền cho người bán để mua hàng:
Nợ TK Ứng trước tiền cho người bán
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Khi nhận được hàng hóa, nguyên vật liệu… trừ vào tiền ứng trước:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu…
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK Ứng trước tiền cho người bán
- Nhận lại tiền ứng trước thừa từ người bán:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Ứng trước tiền cho người bán
- Phải thu khác phát sinh với đối tượng vãng lai:
Nợ TK Phải thu khác
Có TK Tiền mặt, TK Nguyên vật liệu…
(Thầy/cô chủ động cho ví dụ minh họa)
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5.2.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


Những dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công nợ phải thu khách hàng là khó khăn
như: các khoản nợ phải thu khách hàng đã quá hạn nhưng chưa thu hồi được
hoặc khoản nợ phải thu khách hàng chưa quá hạn nhưng khách hàng đã có
những tín hiệu xấu về tình hình tài chính…
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5.2.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


Phương pháp xoá sổ trực tiếp:
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Phải thu khách hàng
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5.2.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
Phương pháp này thực hiện dựa trên ước tính nợ phải thu khó đòi vào cuối mỗi kỳ kế toán. Vì
thế thông tin về khoản phải thu khách hàng được doanh nghiệp trình bày trên Bảng cân đối kế
toán theo giá trị có thể thu hồi được.

Giá trị có thể = Tổng số tiền phải - Khoản ước tính


thu hồi được thu khách hàng không thu hồi
được
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5.2.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi

TK Dự phòng nợ PT khó đòi

Dự phòng bù đắp nợ PT không thu hồi được Dư ĐK: Dự phòng nợ phải thu khó đòi ĐK

Trích lập dự phòng cuối năm

Dư CK: Dự phòng phải thu khó đòi CK


5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
5.2.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
1. Doanh nghiệp ước tính nợ phải thu khách hàng khó đòi.
2. Doanh nghiệp ghi nợ khó đòi ước tính:
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Lưu ý: TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi là tài khoản điều chỉnh của TK Phải thu
khách hàng.
3. Khi doanh nghiệp chính thức xóa nợ phải thu khách hàng không thu hồi được, sẽ ghi:
Nợ TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có TK Phải thu khách hàng.
5.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5.2.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
(1) Phương pháp ước tính theo tỉ lệ phần trăm doanh thu: Theo phương pháp này, nhà quản
lý sẽ ước tính bao nhiêu phần trăm doanh thu bán hàng chịu sẽ không thu hồi được.
(2) Phương pháp phân tích tuổi nợ của khách hàng: Theo phương pháp này, ước tính nợ
phải thu khó đòi dựa trên ước tính bao nhiêu phần trăm khoản phải thu khách hàng sẽ không
thu hồi được.
5.3. Trình bày thông tin về tài sản bằng tiền và các
khoản phải thu trên BCTC

▪ Thông tin về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng được trình
bày bên phần tài sản ngắn hạn của Bảng cân đối kế toán.

▪ DN sẽ cung cấp thông tin về số tiền phải thu khách hàng và đồng thời
cung cấp kèm thêm thông tin về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi trên
Bảng cân đối kế toán.
▪ Thông tin về dự phòng nợ phải thu khó đòi được trình bày trên mục tài sản ngắn hạn của Bảng cân đối
kế toán nhưng ghi số tiền âm.
CÔNG TY SONG PHƯƠNG
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (TRÍCH)
31/12/20X8 (Đơn vị 1000đ)
Tài sản ngắn hạn Số tiền
Tiền mặt 100.000
Tiền gửi ngân hàng 250.000
Phải thu khách hàng 138.370
Dự phòng nợ phải thu khó đòi (6.156)
Tạm ứng 5.000
Ứng trước cho người bán 25.000

Tổng tài sản ngắn hạn 512.214


Chương 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Mục tiêu
• Giải thích khái niệm, bản chất của tài sản cố định hữu
hình và vô hình
• Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, vô hình
• Xác định được tài khoản sử dụng để theo dõi và trình tự
kế toán tài sản cố định vô hình, hữu hình
• Giải thích khấu hao tài sản cố định và áp dụng các
phương pháp khấu hao tài sản cố định
• Trình bày thông tin tài sản cố định trên báo cáo tài chính
6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 TSCĐ là nguồn lực mà doanh nghiệp đang kiểm soát với mục
đích sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế trong thời gian dài
hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh
 Đặc điểm
 Có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm
 Được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

 Không có ý định bán lại cho khách hàng


PHÂN LOẠI
 Phân loại theo hình thái biểu hiện
 TSCĐ hữu hình:
 TSCĐ vô hình:
6.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình

6.2.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định hữu hình
❑ Khái niệm: Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH): là tài sản
cố định của đơn vị, có hình thái vật chất cụ thể
❑ TSCĐHH thường bao gồm các nhóm tài sản sau:

(1): Đất đai


(2): Nhà cửa, vật kiến trúc
(3): Máy móc, thiết bị
(4): Phương tiện-thiết bị vận tải-truyền dẫn
(5): Thiết bị-dụng cụ quản lý
(7): tài sản cố định hữu hình khác
6.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình (tiếp)

6.2.2. Xác định giá gốc của tài sản cố định


Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để
có được tài sản cố định đưa vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng.
Một số trường hợp xác định nguyên giá tài sản cố định
phổ biến:
6.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình (tiếp)

 TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ):


• Giá mua trên hóa đơn
• (+) các khoản thuế,phí, lệ phí không được hoàn lại
• (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
• chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử
• các chi phí liên quan trực tiếp khác
• (-) Chiết khấu mua hàng, giảm giá được hưởng

• (Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)


6.2.3. Kế toán biến động TSCĐ HH

 Nguyên tắc:

• TSCĐ hữu hình phải được phản ánh đầy đủ, chính xác,
kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng; tình hình
tăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản.
• Kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc ghi nhận theo
nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.
• GTCL= Nguyên giá – Khấu hao lũy kế
6.2.3.1. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK TSCĐ HỮU HÌNH


SD ĐK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
hiện có đầu kỳ
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình
tăng do mua sắm, do XDCB hoàn giảm do điều chuyển cho đơn vị khác,
thành bàn giao đưa vào sử dụng, do do nhượng bán, thanh lý hoặc do
được cấp, do được tài trợ, tặng, biếu, những lý do khác (mất...);
viện trợ...;

SD CK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình


hiện có cuối kỳ
6.2.3.2. Các nghiệp vụ tăng tài sản
cố định HH
 Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
Phản ánh tăng nguyên giá TSCĐHH kế toán ghi nhận
Nợ TK TSCĐHH: nguyên giá
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải trả người bán
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.2. Các nghiệp vụ tăng TSCĐ HH

❑ Mua TSCĐ lắp đặt thời gian dài


• Tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt phát sinh trước khi đưa vào
sử dụng
Nợ TK Mua sắm TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền, TK phải trả người bán…
• Khi hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng
Nợ TK TSCĐHH
Có TK Mua sắm TSCĐ
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.2. Các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình

 Tài sản cố định do nhận vốn góp


Nợ TK TSCĐHH
Có TK Vốn góp chủ sở hữu
 Tài sản cố định tăng do nhận biếu tặng, viện trợ

Nợ TK TSCĐHH
Có TK Thu nhập khác
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.3. Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

 Nghiệp vụ phổ biến là nghiệp vụ liên quan tới thanh lý,


nhượng bán tài sản cố định.

 Hoạt động này được xếp vào nhóm các hoạt động khác
vì phát sinh không thường xuyên.
6.2.3.3. Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

 Các bút toán cần ghi nhận


 Tính bổ sung khấu hao đến thời điểm thanh lý, nhượng bán
TSCĐ
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ
❑ Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK Khấu hao lũy kế TSCĐ: số KH lũy kế


Nợ TK Chi phí khác: giá trị còn lại
Có TK Tài sản cố định hữu hình
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.3. Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

 Phản ánh các khoản thu hồi từ việc thanh lý (nhượng bán)
Nợ TK Tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Thu nhập khác
Có TK Thuế GTGT đầu ra
❑ Phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý(nhượng bán), chi phí môi giới,
sửa chữa trước khi bán
Nợ TK Chi phí khác
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK phải trả người bán
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

6.2.4.1. Bản chất khấu hao TSCĐ


- Hao mòn tài sản cố định:

- Khấu hao tài sản cố định: là quá trình phân bổ một cách

có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh


trong kỳ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản đó.
- Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – giá trị khấu hao
lũy kế
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

3 yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ


(1) Nguyên giá TSCĐ:

(2) Tuổi thọ sử dụng hữu ích:

(3) Giá trị thu hồi ước tính: là giá trị ước tính thu được

trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả


giá trị thanh lý của chúng tại thời điểm kết thúc tuổi
thọ sử dụng hữu ích.
Giá trị phải KH = Nguyên giá – giá trị thu hồi ước tính
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

6.2.4.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu
hình
Khấu hao tài sản cố định thường được tính toán bằng việc áp
dụng một trong 3 phương pháp sau:
• Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Phương pháp khấu hao nhanh
• Phương pháp khấu hao theo sản lượng
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Mỗi phương pháp sẽ cho kết quả khác nhau về mức


khấu hao tài sản cố định dẫn đến chi phí khấu hao sẽ
khác nhau và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp.

 Do vậy, việc lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố
định phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

Ví dụ minh họa 6.5: Để minh họa phương pháp tính khấu hao
theo 3 phương pháp trong các phần tiếp theo, ví dụ về số liệu
giả định của Công ty Hoàng Long được đưa ra để tính toán
mức khấu hao mỗi năm cho ô tô vận tải chuyên chở hàng hóa
của công ty

Nguyên giá 520 triệu


Giá trị thu hồi ước tính 20 triệu
Số năm sử dụng ước tính 5 năm
Công suất thiết kế 100.000 km
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

Phương pháp khấu hao đường thẳng


Giá trị được khấu hao = Nguyên giá - Giá trị thu hồi

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị đượ𝑐 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜


𝑀ứ𝑐 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 𝑛ă𝑚 =
𝑆ố 𝑛ă𝑚 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔
= Giá trị được khấu hao ∗ tỷ lệ khấu hao năm
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH
 Áp dụng cho Công ty Hoàng Long, các giá trị được tính toán:
 Giá trị được khấu hao = 520 triệu đồng - 25 triệu đồng = 495 triệu đồng
 Mức khấu hao mỗi năm = 495 triệu đồng/ 5 năm = 99 triệu đồng
Bảng 6.1: Bảng tính giá trị khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Công ty Hoàng Long (đơn vị: triệu đồng)
Năm Giá trị được X Tỷ lệ khấu hao năm = Mức khấu hao mỗi Giá trị hao mòn Giá trị còn lại
khấu hao năm lũy kế

1 495 20% (100% ÷ 99 99 421*


5)
2 495 20% 99 198 322
3 495 20% 99 297 223
4 495 20% 99 396 124
5 495 20% 99 495 25

*Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Phương pháp khấu hao nhanh

Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm x
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh(%)=Tỷ lệ KH theo PP đường thẳng
* Hệ số điều chỉnh
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

VD: Với công ty Hoàng Long


Bảng 6.2: Bảng tính giá trị khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh minh họa tại công ty
Hoàng Long sử dụng tỷ lệ khấu hao nhanh 40% (2x 20% - tỷ lệ khấu hao năm theo phương pháp đường
thẳng) đơn vị: triệu đồng

Năm Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao năm = Mức khấu hao mỗi năm Giá trị hao mòn lũy Giá trị còn lại cuối kỳ
đầu kỳ kế

1 520 40% 208 208 312

2 312 40% 124,8 332,8 187,2

3 187,2 40% 74,9 407,7 112,3

4 112,3 40% 44,92 452,62 67,38

5 67,38 40% 42,38* 500 25

*Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
* Mức khấu hao năm cuối được điều chỉnh 42,38 (Thay vì 26,95 = 67,38 x 40%) để đảm bảo giá trị
còn lại bằng giá trị thu hồi đã ước tính
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Phương pháp khấu hao theo sản lượng


Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của tài sản cố định (theo
hồ sơ kinh tế - kỹ thuật), doanh nghiệp xác định tổng số
lượng, khối lượng, sản lượng, số giờ máy hoạt động…
theo công suất thiết kế, gọi chung là sản lượng theo công
suất thiết kế.
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Giá trị được khấu hao = Nguyên giá - Giá trị thu hồi

Mức khấu hao bình Giá trị được khấu hao


quân/1 đơn vị SP/ =
Công suất
Số năm sử dụng

Mức trích khấu hao theo = Sản lượng thực tế (số giờ x Mức khấu hao bình quân/1
kỳ của TSCĐ máy, số lượng sản phẩm…) đơn vị SP/ Công suất
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 VD: Minh họa tại công ty Hoàng Long


Bảng 6.3: Bảng tính giá trị khấu hao theo phương pháp khấu hao sản lượng minh
họa tại công ty Hoàng Long (đơn vị: triệu đồng)

Năm Công suất thực X Mức khấu hao bình = Mức khấu hao mỗi Giá trị hao mòn Giá trị còn lại cuối kỳ
tế quân/1km năm lũy kế

1 15.000 0.00495 74,25 74,25 445.75


2 30.000 0.00495 148,5 222,75 297,25
3 20.000 0.00495 99 321,75 198,25
4 25.000 0.00495 123,75 445,5 74,5
5 10.000 0.00495 49,5 495 25
*Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình


 Tài khoản sử dụng
TK KHẤU HAO LŨY KẾ TSCĐ
SD ĐK: Giá trị đã khấu hao lũy kế của
TSCĐ đầu kỳ.
Giá trị khấu hao lũy kế giảm do TSCĐ Giá trị khấu hao lũy kế TSCĐ tăng do trích
giảm khấu hao TSCĐ

SD CK: Giá trị đã khấu hao lũy kế của


TSCĐ cuối kỳ
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Nghiệp vụ cơ bản
Định kỳ kế toán tính mức khấu hao và ghi nhận vào chi phí
trong kỳ bằng bút toán
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ
6.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐHH

-Sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng.


Nợ TK Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, TGNH, Phải trả người bán
6.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐHH

 Sửa chữa nâng cấp:


• Khi phát sinh chi phí sửa chữa

Nợ TK Sửa chữa TSCĐ


Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có các TK liên quan
• Khi công việc sửa chữa hoàn thành và TSCĐ bàn giao
đưa vào sử dụng
Nợ TK TSCĐHH
Có TK Sửa chữa TSCĐ
6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
 Khái niệm: Là tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể,
do doanh nghiệp nắm giữ.
6.3.1. Phân loại
Các loại tài sản cố định được phân loại như:
▪ Quyền phát hành,

▪ bản quyền tác giả,

▪ bằng sáng chế,

▪ chương trình phần mềm máy vi tính,

▪ nhãn hiệu,

▪ tên thương mại,

▪ giấy phép, giấy nhượng quyền,…


6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
6.3.2. Xác định giá gốc của tài sản cố định vô hình
 Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định tương tự như

TSCĐ hữu hình.


6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
 6.3.2. Kế toán biến động tài sản cô định vô hình
(tương tự với kế toán biến động tài sản cố định
hữu hình tại mục trước đề cập
6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
6.3.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định vô hình

 Phương pháp khấu hao

 Việc khấu hao tài sản cố định vô hình phụ thuộc vào loại tài sản cố định vô hình
trong doanh nghiệp (có thời gian sử dụng vô hạn – thời gian sử dụng hữu hạn).

 Với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng vô thời hạn thì kế toán không
thực hiện tính mức khấu hao.

 Với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn thì việc tính và ghi nhận
mức khấu hao vào chi phí giống với quy trình tính và ghi nhận mức khấu hao vào
chi phí của tài sản cố định hữu hình
6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

 Đối với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng xác
định được, bút toán khấu hao tài sản vô hình có thể
được ghi chép theo hai cách:

Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ

Có TK TSCĐ vô hình
6.4. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo
cáo tài chính

• Chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô
hình được trình bày trên cả bảng cân đối kế toán và
thuyết minh báo cáo tài chính theo chỉ tiêu nguyên giá
và giá trị hao mòn lũy kế, và hai loại tài sản cố định này
được trình bày tách rời nhau.
6.4. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo
cáo tài chính

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam


Bảng cân đối kế toán (trích) Đơn vị: VNĐ

Tài sản dài hạn Mã số Thuyết minh 31/12/2018 01/01/2018

Tài sản cố định 220 V.9 13.365.353.599.098 10.609.309.098.847

Tài sản cố định hữu hình 221 13.047.771.431.436 10.290.516.618.864

Nguyên giá 222 22.952.360.450.312 18.917.435.800.484

Giá trị hao mòn lũy kế 223 (9.904.589.018.876) (8.626.919.181.620)

Tài sản cố định vô hình 227 V.10 317.582.167.662 318.792.479.983

Nguyên giá 228 475.569.436.392 469.549.338.561

Giá trị hao mòn lũy kế 229 (157.987.268.730) (150.756.858.578)


6.4. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo
cáo tài chính

Báo cáo tài chính hợp nhất Apple Inc:


Bảng cân đối kế toán (trích) (Đơn vị: triệu USD) (Nguồn: BCTC năm 2017 của Apples)

Tài sản 2017 2016

Giá trị thuần tài sản cố định hữu hình 33.783 $ 27.010 $
(Property, plant and equipment, net)

Thương hiệu (Goodwill) 5.717 $ 5.414 $

Giá trị thuần tài sản cố định vô hình 2.298 $ 3.206 $


(Acquired intangible assets, net)
7 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ PHẢI TRẢ

2 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN

3 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ DÀI HẠN

4 TRÌNH BÀY THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
7.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ PHẢI TRẢ

KHÁI NIỆM NỢ PHẢI TRẢ


◆ Nguồn hình thành nên tài sản,

◆ Nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực để thanh toán.

Hình thức thanh toán nợ phải trả:

◆ Trả bằng tiền,

◆ Trả bằng tài sản khác,

◆ Cung cấp dịch vụ hoặc thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác.

Nợ phải trả phổ biến: sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa chưa trả tiền, vay nợ, phải trả người lao động, thuế phải nộp…
Phân loại nợ phải trả
Nợ phải trả ngắn hạn
◆ Nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng 1 năm,

◆ hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.


Ví dụ:
BẰNG LĂNG CO.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trích)
(Đơn vị: 1.000 đồng)
Nợ ngắn hạn 3.999.000
Phải trả người bán 2.000.000
Khách hàng ứng trước 360.000
Phải trả người lao động 205.000
Vay ngắn hạn 268.000
Thuế phải nộp nhà nước 383.000
Phải trả ngắn hạn khác 783.000
Phân loại nợ phải trả
Nợ phải trả dài hạn
◆ Nghĩa vụ phải thanh toán sau 12 tháng,

◆ hoặc sau 1 chu kỳ kinh doanh.


Ví dụ:
BẰNG LĂNG CO.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trích)
(Đơn vị: 1.000 đồng)

Nợ dài hạn 478.000


Vay dài hạn 247.000
Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 12.000
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 203.000
Phải trả dài hạn khác 16.000
7.2 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN

Một số loại nợ phải trả ngắn hạn


◆ Phải trả người bán

◆ Khách hàng ứng trước

◆ Doanh thu chưa thực hiện

◆ Phải nộp ngân sách nhà nước

◆ Phải trả người lao động

◆ Vay ngắn hạn,…


Phải trả người bán
◆ Phải trả người bán: là nghĩa vụ phải thanh toán đối với nhà cung cấp do doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ hoặc mua hàng nhưng chưa trả tiền.

◆ Kết cấu tài khoản

PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Phải trả người bán
Các nghiệp vụ chủ yếu
◆ Mua hàng hóa, dịch vụ chưa thanh toán

Nợ TK Hàng hóa, dịch vụ

Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK Phải trả người bán

◆ Khi thanh toán

Nợ TK Phải trả người bán

Có TK Tiền mặt, TGNH

(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)


Phải trả người bán
Các nghiệp vụ chủ yếu
◆ Được hưởng chiết khấu

Nợ TK Phải trả người bán

Có TK Hàng hóa

Có TK Thuế GTGT được khấu trừ


(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
Phải trả người bán

Ví dụ minh họa

Ngày 17/4/N, công ty Bằng lăng mua chịu hàng hóa từ công ty Điện Quang, giá
hóa đơn 220.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) với điều kiện 2/10, n/30 (được
hưởng chiết khấu 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày, còn lại phải thanh toán
đủ trong vòng 30 ngày) (Đơn vị: 1.000 đồng)
Phải trả người bán
◆ Ngày 17/4: công ty Bằng Lăng mua hàng hóa
17/4 Hàng hóa 200.000
Thuế GTGT được khấu trừ 20.000
Phải trả người bán 220.000
(Mua hàng hóa chưa thanh toán tiền hàng)

◆ Ngày 24/4: công ty Bằng Lăng thanh toán tiền hàng


24/4 Phải trả người bán 220.000
Tiền gửi ngân hàng
Hàng hóa 215.600
Thuế GTGT được khấu trừ 4.000
400
(Thanh toán nợ phải trả người bán trong thời hạn
được hưởng chiết khấu)
Phải trả người bán
◆ Giả sử công ty Bằng Lăng thanh toán tiền hàng vào ngày 8/5/N
8/5 Phải trả người bán 220.000
Tiền gửi ngân hàng 220.000
(Thanh toán nợ phải trả người bán)
Khách hàng ứng trước
◆ Khách hàng ứng trước là nghĩa vụ phải trả khách hàng do doanh nghiệp nhận trước tiền
hàng mà chưa cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

◆ Kết cấu tài khoản

KHÁCH HÀNG ỨNG TRƯỚC

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Khách hàng ứng trước
Các nghiệp vụ chủ yếu
◆ Khi nhận tiền hàng ứng trước

Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Có TK Khách hàng ứng trước


◆ Khi giao hàng liên quan tới số khách hàng ứng trước, bên cạnh bút toán phản ánh giá vốn,
kế toán phản ánh doanh thu:

Nợ TK Khách hàng ứng trước

Có TK Doanh thu bán hàng

Có TK Thuế GTGT phải nộp


Khách hàng ứng trước

Ví dụ minh họa

Ngày 1/4 , Công ty Kim Oanh nhận được 110 triệu đồng tiền mặt từ khách hàng
K ứng trước để cuối tháng lấy hàng. Ngày 28/4 công ty Kim Oanh giao hàng cho
khách, giá vốn lô hàng là 100 triệu đồng, giá bán lô hàng chưa thuế GTGT 10% là
120 triệu đồng. Phần chênh lệch khách hàng K sẽ thanh toán vào tháng 5 (đơn
vị: triệu đồng)
Khách hàng ứng trước
Ngày 1/4 , khi nhận tiền mặt
Nợ TK Tiền mặt: 110
Có TK Khách hàng ứng trước: 110

Ngày 28/4, khi giao hàng cho khách hàng K


(1). Phản ánh giá vốn
Nợ TK Giá vốn hàng bán: 100
Có TK Hàng hóa: 100

(2) Phản ánh doanh thu bán hàng


Nợ TK Khách hàng ứng trước: 110
Nợ TK Phải thu khách hàng: 22
Có TK Doanh thu bán hàng: 120
Có TK Thuế GTGT phải nộp: 12
Doanh thu chưa thực hiện
◆ Doanh thu chưa thực hiện Là nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ trong tương lai trong nhiều kỳ
kế toán do nhận trước tiền của khách hàng nhưng chưa hoàn thành việc cung cấp dịch vụ

◆ Cuối kỳ kế toán: xác định khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu

◆ Kết cấu tài khoản

DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Doanh thu chưa thực hiện
Ví dụ minh họa
Ngày 25/4/N, Công ty Bằng Lăng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ vệ sinh cho văn phòng công
ty Hồng Hà, thời hạn hợp đồng 2 năm bắt đầu từ ngày 1/5/N với số tiền dịch vụ là 120.000.
Công ty Hồng Hà đã chuyển khoản toàn bộ số tiền ghi trên hợp đồng cho công ty Bằng Lăng
(đơn vị: 1.000đ)
Doanh thu chưa thực hiện
Ngày 25/4 , nhận tiền từ công ty Hồng Hà
Nợ TK Tiền mặt: 120.000
Có TK DT chưa thực hiện: 120.000

Ngày 31/12, xác định khối lượng công việc hoàn thành
Đã cung cấp dịch vụ 8 tháng, doanh thu đạt được trong năm N = 40.000
Nợ TK DT chưa thực hiện: 40.000
Có TK DT cung cấp dịch vụ: 40.000
Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Phải nộp ngân sách nhà nước là nghĩa vụ phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí

◆ Thuế giá trị gia tăng

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp

Có TK Thuế GTGT được khấu trừ

Khi nộp thuế, kế toán ghi nhận

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp

Có TK Tiền mặt, TGNH


Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Ví dụ minh họa

Ngày 31/3/N, công ty Bằng Lăng kê khai số thuế GTGT đầu vào của tháng 3 là 93.000, số
thuế GTGT đầu ra của tháng 3 là 158.000 (đơn vị: 1.000 đồng)
31/3 Thuế GTGT phải nộp 93.000
Thuế GTGT được khấu trừ 93.000
(khấu trừ thuế GTGT đầu vào)

Ngày 20/4/N, Công ty nộp số thuế GTGT còn phải nộp bằng chuyển khoản
20/4 Thuế GTGT phải nộp 65.000
Tiền gửi ngân hàng 65.000
(nộp thuế GTGT)
Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Tổng số thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN

Cuối năm tài chính, tính ra số thuế thu nhập phải nộp

Nợ TK Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Khi nộp thuế, kế toán ghi nhận

Nợ TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Có TK Tiền mặt, TGNH


Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Ví dụ minh họa
Ngày 31/12/N, công ty Bằng Lăng tính ra số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm N là
240.000 (đơn vị: 1.000 đồng)

31/12 Chi phí thuế TNDN 240.000


Thuế TNDN phải nộp 240.000
(tính ra số thuế TNDN phải nộp)

Ngày 20/2/N+1, Công ty nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp bằng chuyển khoản

20/2 Thuế TNDN phải nộp 240.000


Tiền gửi ngân hàng 240.000
(nộp thuế TNDN phải nộp năm N)
Phải trả người lao động
◆ Phải trả người lao động

- Là nghĩa vụ phải thanh toán của doanh nghiệp đối với người lao động do sử dụng sức lao động
của họ, bao gồm: tiền lương phải trả, tiền ăn ca, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm và các khoản khác

Tiền thuần phải trả người lao động = tổng số phải trả - các khoản giảm trừ

◆ Tổng số phải trả cho người lao động: Bao gồm tiền lương, phụ cấp, phúc lợi…

Ví dụ:
công ty Bằng Lăng thuê mướn một công nhân lắp ráp, mức lương chi trả 80/giờ, mức lương làm
thêm giờ 150%. Trong tháng 3/N, số giờ làm việc của công nhân này là 192 giờ, số giờ làm thêm giờ
là 40 giờ (đơn vị: 1.000 đồng).
Tiền lương của công nhân lắp ráp trong tháng 3/N được tính như sau:
Phải trả người lao động
Tiền lương của công nhân lắp ráp trong tháng 3/N được tính như sau:

Số giờ X Mức lương

Thông thường 192 x 80 = 15.360

Ngoài giờ 40 x 80x150% = 4.800

Tổng tiền lương = 20.169


Phải trả người lao động
◆ Các khoản giảm trừ thu nhập của người lao động

1. Các khoản trích theo lương: đảm bảo quyền lợi của người lao động

- Bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm thất nghiệp,…

Tỷ lệ trích theo quy định của mỗi quốc gia và theo từng thời kỳ

2. Thuế thu nhập cá nhân: được khấu trừ trực tiếp từ thu nhập hàng kỳ
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa

Ngày 31/3/N, Công ty Bằng Lăng tính ra số lương phải trả nhân viên biết lương cho nhân
viên thuộc bộ phận bán hàng là 20.000, bộ phận quản lý là 35.000. Các khoản trích theo
lương theo tỷ lệ: bảo hiểm xã hội:25,5% (doanh nghiệp nộp 17,5%, người lao động nộp 8%),
Bảo hiểm y tế 4,5% (doanh nghiệp nộp 3,5%, người lao động nộp 1%, Bảo hiểm thất nghiệp
2% (doanh nghiệp nộp 1%, người lao động nộp 1%). Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là
1.200 (bộ phận bán hàng: 200, bộ phận quản lý: 1.000).
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa
Số tiền thuần doanh nghiệp phải trả cho người lao động được tính như sau:
Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý Tổng cộng
Thu nhập gộp 20.000 35.000 55.000
Các khoản giảm trừ thu 2.200 4.500 6.975
nhập
+ BHXH 20.000 x 8% = 1.600 35.000 x 8% = 4.400
2.800
+ BHYT 20.000 x 1,5% = 300 35.000 x 1,5% = 825
525
+ BHTN 20.000 x 1% = 200 35.000 x 1% = 350 550
+ Thuế TNCN 200 1.000 1.200
Tiền thuần phải trả NLĐ 17.800 30.500 48.025
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa
Số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho người lao động được tính như sau:

Các khoản trích Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý Tổng cộng

+ BHXH 20.000 x 17,5% = 3.500 35.000 x 17,5%% = 6.125 9.625

+ BHYT 20.000 x 3% = 600 35.000 x 3% = 1.050 1.650


+ BHTN 20.000 x 1% = 200 35.000 x 1% = 350 550
Tổng cộng 4.300 7.525 11.825
Phải trả người lao động
◆ Tài khoản sử dụng:

PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Phải trả người lao động
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi tính ra số tiền phải trả người lao động

Nợ TK Chi phí tiền lương


Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Thuế TNCN phải nộp: số thuế TNCN người lao động phải nộp
Có TK Phải trả người lao động: tiền thuần còn phải trả người lao động
Phải trả người lao động
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Ghi nhận số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho người lao động

Nợ TK Chi phí tiền lương


Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Phải trả người lao động
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi thanh toán số tiền phải trả cho người lao động
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Khi doanh nghiệp nộp số bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ
Nợ TK Bảo hiểm xã hội
Nợ TK Bảo hiểm y tế
Nợ TK Bảo hiểm thất nghiệp
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa: Sử dụng số liệu của ví dụ trên, công ty Bằng Lăng ghi nhận trên sổ nhật ký
như sau:
31/3/N Chi phí tiền lương - Bộ phận bán hàng 20.000

Chi phí tiền lương - Bộ phận quản lý 35.000


Bảo hiểm xã hội 4.400
Bảo hiểm y tế 825
Bảo hiểm thất nghiệp 550
Thuế TNCN phải nộp 1.200
Phải trả người lao động 48.025
(tính ra tiền thuần phải trả người lao
động)

31/3/N Chi phí tiền lương - Bộ phận bán hàng 4.300

Chi phí tiền lương - Bộ phận quản lý 7.525


Bảo hiểm xã hội 9.625
Bảo hiểm y tế 1.650
Bảo hiểm thất nghiệp 550
(tính ra số bảo hiểm phải đóng cho
người lao động)
Phải trả người lao động
Ngày 7/4, thanh toán tiền lương tháng 3/N và nộp bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ

7/4 Phải trả người lao động 48.025


Tiền gửi ngân hàng 48.025
(Thanh toán tiền lương tháng 3/N)

7/4 Bảo hiểm xã hội 14.025


Bảo hiểm y tế 2.475
Bảo hiểm thất nghiệp 1.100
Tiền gửi ngân hàng 17.600
(Nộp bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ)
Vay ngắn hạn
◆ Kết cấu tài khoản Vay ngắn hạn

• Bên Nợ:

- Trả nợ ngắn hạn

• Bên Có: Nợ ngắn hạn tăng trong kỳ

• Số dư bên Có: Nợ ngắn hạn chưa trả


Kế toán khoản vay ngắn hạn
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi vay ngắn hạn

Nợ TK Tiền: Số tiền nhập quỹ

Nợ TK NVL, Hàng hóa,…

Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK Vay ngắn hạn: tổng vay ngắn hạn phải trả


Các khoản nợ dài hạn khác
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán xác định số lãi vay phải trả

Nợ TK Chi phí lãi vay (hoặc Chi phí tài chính)

Có TK Lãi vay phải trả: nếu trả lãi sau

Có TK Tiền: Số lãi vay đã thanh toán

Khi đến hạn thanh toán nợ dài hạn

Nợ TK Chi phí lãi vay

Nợ TK Vay ngắn hạn

Có TK Tiền mặt/ TGNH


7.3 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ DÀI HẠN

Một số loại nợ phải trả dài hạn


◆ Trái phiếu

◆ Các khoản nợ dài hạn khác

◆ Sinh viên tự nghiên cứu


7.4 TRÌNH BÀY THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

❖Thông tin về nợ phải trả được trình bày trên Bảng cân đối kế toán
❖Thông tin chi tiết về các khoản nợ phải trả: trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính
7.4 TRÌNH BÀY THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Công ty ALIBO
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (trích)
Tại ngày 31/12/N

NỢ PHẢI TRẢ ĐVT: 1.000đ


Nợ phải trả ngắn hạn
Phải trả người bán 280,000
Phải trả người lao động 110,000
Thuế và các khoản phải trả NSNN 45,000
Vay ngắn hạn 75,000
Nợ dài hạn đến hạn trả 56,000
Nợ ngắn hạn khác 5,600
Tổng nợ phải trả ngắn hạn 571,600
Nợ phải trả dài hạn
Trái phiếu phải trả 5,000,000
Chiết khấu trái phiếu (200,000)
Vay dài hạn 500,000
Tổng nợ phải trả ngắn hạn 5,300,000
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 5,871,600
CHƯƠNG 8:
KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Bộ môn: Nguyên lý Kế toán


Viện Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 8:
KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU
MỤC TIÊU HỌC TẬP

• Nắm được những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần và công ty TNHH
• Phân biệt được vốn đầu tư của CSH và lợi nhuận chưa phân phối
• Phân biệt được cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
• Ghi nhận nghiệp vụ phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu ưu đãi
• Ghi nhận nghiệp vụ liên quan đến các quỹ khác trong công ty
• Trình bày thông tin về vốn chủ sở hữu trên BCTC
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP
8.1.1. Khái quát chung về các loại hình doanh nghiệp

 Doanh nghiệp hay công ty là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, tài sản, trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm thực hiện
các hoạt động cụ thể
 Phân loại: dựa vào 02 tiêu thức: mục đích hoạt động và chủ sở hữu
 Một doanh nghiệp có thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.1. Khái quát chung về các loại hình doanh nghiệp

Dựa trên tiêu thức CHỦ SỞ HỮU, các doanh nghiệp được phân loại:

 Công ty một thành viên (Protietorships)


 Công ty hợp danh (Partnership)
 Công ty cổ phần niêm yết (Công ty đại chúng – Publicly Held Corporation)
 Công ty cổ phần không niêm yết (Privately Held Corporation)
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.1. Khái quát chung về các loại hình doanh nghiệp


SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY:

 Tại công ty một thành viên và công ty hợp danh: CSH phải chịu trách nhiệm
vô hạn với khoản nợ của công ty
 Tại công ty cổ phần: các CSH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp
tại công ty

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN:

 Đặc điểm về tư cách pháp nhân


 CSH chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ
 Quyền chuyển nhượng cổ phần của các CSH
 Quyền huy động vốn
 Đặc điểm hoạt động liên tục
 Đặc điểm về quản trị công ty
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.1. Khái quát chung về các loại hình doanh nghiệp

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN


Đại hội đồng cổ đông

Ban giám đốc

Giám đốc

Hành chính Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
truyền thông tài chính sản xuất nhân sự

Thủ quỹ Kiểm soát viên


CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP
8.1.2. Khái niệm Vốn chủ sở hữu

 Vốn chủ sở hữu là số vốn do các CSH doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn
hoặc được hình thành từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Bao gồm: Vốn đầu tư của CSH, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận
chưa phân phối, các nguồn vốn và các quỹ.

 Vốn đầu tư của chủ sở hữu là số vốn góp ban đầu hoặc bổ sung của chủ sở
hữu doanh nghiệp.
 Bao gồm: Vốn đầu tư của Nhà nước (nếu công ty đó thuộc sở hữu nhà nước),
vốn góp của cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các thành viên trong
công ty hợp danh
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.2. Khái niệm Vốn chủ sở hữu

 GÓP VỐN là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành CSH của công ty

 Chủ sở hữu có thể thực hiện góp vốn bằng tài sản (tiền, hiện vật), góp
vốn bằng tri thức, góp vốn bằng hoạt động hay công việc.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.2. Khái niệm Vốn chủ sở hữu


THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN

 Thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần là phần
chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu.
Trong rất nhiều công ty, thặng dư vốn cổ phần có thể chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng
VSCH

THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN


= (Giá phát hành – Mệnh giá) x số lượng cổ phần phát hành

 Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty cổ phần đã phát hành và được chính công ty đó
mua lại
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.2. Khái niệm Vốn chủ sở hữu


LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI

 Lợi nhuận chưa phân phối là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu
nhập doanh nghiệp.

 Đây là khoản lợi nhuận chưa được phân phối cho các cổ đông hoặc chưa được phân bổ
vào các quỹ của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.1.2. Khái niệm Vốn chủ sở hữu


CÁC NGUỒN VỐN VÀ CÁC QUỸ

 Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn đầu tư xây
dung cơ bản, ….
 Một số nguồn vốn và các quỹ của doanh nghiệp đều có nguồn gốc từ lợi nhuận
sau thuế.

 Quỹ đầu tư phát triển: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN và được sử
dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu
của doanh nghiệp
 Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN và được sử
dung để bù đắp trong trường hợp rủi ro, tổn thất về mặt tài chính.
 Các nguồn kinh phí và các quỹ khác.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.2. KẾ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU


8.2.1. Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu
 Trong công ty cổ phần, sẽ có rất nhiều các nhà đầu tư mua cổ phiếu và trở thành chủ sở
hữu của công ty -> cổ phiếu thường, chúng thường có mệnh giá xác định.

 Tuy nhiên, giá cổ phiếu các nhà đầu tư nắm giữ có thể cao hoặc thấp hơn so với giá cổ
phiếu công ty cổ phần ban đầu phát hành

NỢ Vốn góp của CSH - Cổ phiếu thường CÓ


Số dư đầu kỳ: xxx
Biến động giảm Biến động tăng

Cộng PS giảm Cộng PS tăng

Số dư cuối kỳ: xxx


CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.2.1. Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu

KHI CÔNG TY NHẬN VỐN GÓP TỪ CÁC THÀNH VIÊN GÓP VỐN BẰNG TIỀN HOẶC HIỆN VẬT

Kế toán ghi tăng tiền, tài sản nhận về đồng thời ghi tăng vốn đầu tư/ vốn góp của các
thành viên góp vốn

KHI CÔNG TY PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THU TIỀN

Kế toán ghi tăng (ghi Nợ) tiền gửi ngân hàng, đồng thời ghi tăng (ghi Có) vốn đầu tư của Chủ sở hữu – Cổ
phiếu thường
• Trường hợp giá phát hành của cổ phiếu cao hơn mệnh giá cổ phiếu: Phần chênh lệch được ghi vào bên
Có của TK Thặng dư vốn cổ phần
• Trường hợp giá phát hành của cổ phiếu thấp hơn mệnh giá cổ phiếu: Phần chênh lệch được ghi vào:
• Bên Nợ của TK Thặng dư vốn cổ phần nếu tài khoản này đang có số dư bên có.
• Ghi giảm (ghi Nợ) vào TK lợi nhuận chưa phân phối Nếu TK này không có số dư bên Có.

Thầy/cô nên có ví dụ minh họa


CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.2.2. Kế toán Cổ phiếu quỹ


 Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty đó.
Công ty mua lại để tái phát hành trở lại trong tương lai theo quy định của pháp luật về
chứng khoán
 Các cổ phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán và nó được
loại trừ khi chia cổ tức.

NỢ Cổ phiếu quỹ CÓ
Số dư đầu kỳ: xxx
Biến động tăng Biến động giảm

Cộng PS tăng Cộng PS giảm

Số dư cuối kỳ: xxx


CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.2.2. Kế toán Cổ phiếu quỹ

 Vì cổ phiếu quỹ có thể được coi là cổ phiếu chưa bán, không được huỷ bỏ và có
thể phát hành trở lại, nên cổ phiếu quỹ có thể được coi là khoản điều chỉnh
giảm của cổ phiếu thường và được ghi âm bên phần VCSH của BCĐKT.
 Khi công ty tiến hành mua lại cổ phiếu trên thị trường, giá trị của cổ phiếu quỹ
được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc là giá mua vào của số cổ phiếu này. Kế
toán sẽ được ghi tăng giá trị cổ phiếu quỹ đồng thời ghi giảm số tiền công ty
phải chi trả để mua số cổ phiếu này.

 Sau một thời gian nắm giữ, công ty có thể quyết định tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Giá phát hành của cổ phiếu quỹ có thể bằng, cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ.
 Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá bằng giá trị ghi sổ của nó, kế toán ghi giảm
giá trị cổ phiếu quỹ trong công ty đồng thời ghi tăng giá trị phần tiền nhận
về từ giao dịch.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.2.2. Kế toán Cổ phiếu quỹ

 Trường hợp giá tái phát hành lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu quỹ, phần chênh
lệch được ghi nhận vào bên Có tài khoản Thặng dư vốn cổ phần.
 Ngược lại, nếu giá tái phát hành thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu quỹ:
 Phần chênh lệch được ghi nhận vào bên Nợ tài khoản Thặng dư vốn cổ phần nếu TK
này đang có số dư bên có
 Phần còn lại sẽ được ghi giảm (Ghi Nợ) vào tài khoản lợi nhuận chưa phân phối nếu TK
thặng dư vốn cổ phần không có số dư bên có hoặc số dư bên có không đủ để điều
chỉnh cho phần chênh lệch
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.2. KẾ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU


8.2.3. Kế toán Cổ phiếu ưu đãi

 Cổ phiếu ưu đãi đi kèm với những điều khoản hợp đồng mang lại cho nó những
đặc quyền nhất định so với cổ phiếu thường (ưu đãi về cổ tức và quyền thu hồi tài
sản khi công ty bị giải thể, phá sản).
 Tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi thường không có quyền biểu quyết.
 Ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức với mức cao hơn và sớm hơn so với mức cổ tức của cổ
phiếu phổ thông hoặc mức cố định hang năm không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của công ty
 Ưu đãi hoàn vốn khi DN bị giải thể hoặc phá sản: Hầu hết các cổ phiếu ưu đãi đều có
quyền ưu tiên.
 Kế toán các nghiệp vụ liên quan: tương tự như cổ phiếu thường.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.3. KẾ TOÁN LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN


8.3.1. Khái quát chung về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

 Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,
cung cấp dịch vụ trừ đi toàn bộ CP SXKD (bao gồm giá vốn của hàng hoá đã tiêu
thụ, dịch vụ đã cung cấp) và các khoản thuế theo quy định của pháp luật.

 Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp sau một thời kỳ
hoạt động nhất định.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.3. KẾ TOÁN LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN


8.3.1. Khái quát chung về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
CỔ TỨC Việc chia cổ tức cho các cổ đông thực hiện dựa trên tỷ lệ số cổ phần
nắm giữ của các cổ đông đó.

 Cổ tức bằng tiền: Là việc doanh nghiệp chi trả cổ tức trực tiếp bằng tiền mặt. Tỷ
lệ chi trả cổ tức được tính trên mệnh giá cổ phiếu
 Cổ tức bằng cổ phiếu: Thay vì chi trả cổ tức bằng tiền, doanh nghiệp có thể phát
hành thêm cổ phiếu để tri trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ
phiếu sẽ được công bố theo tỷ lệ nắm giữ.
 Một số lý do để các công ty lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu:
 Thứ nhất, nó vẫn thoả mãn mong đợi về cổ tức của các cổ đông, giúp họ tránh được
thuế thu nhập, đồng thời giúp công ty giữ lại được tiền mặt
 Thứ hai, nó giúp lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng lên đồng thời làm giảm thị giá của
cổ phiếu đang giao dịch, qua đó gián tiếp làm tang thanh khoản của cổ phiếu đó
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.3. KẾ TOÁN LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN


8.3.2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
SỬ DỤNG TÀI KHOẢN: LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI

NỢ Lợi nhuận chưa phân phối CÓ


Số dư đầu kỳ: xxx
Biến động giảm Biến động tăng

Cộng PS giảm Cộng PS tăng

Số dư cuối kỳ: xxx

 Khi xác định phần LN sau thuế: Kế toán tiến hành kết chuyển số lợi nhuận này
trên TK Xác định kết quả về TK Lợi nhuận chưa phân phối
 Cụ thể: Ghi Nợ TK Xác định kết quả và Ghi Có TK Lợi nhuận chưa phân phối
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.3.2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

KẾ TOÁN CỔ TỨC BẰNG TIỀN

 Gắn liền với các thời điểm quan trọng:


 Ngày công bố quyết định chi trả cổ tức
 Ngày chốt danh sách cổ đông hưởng cổ tức (Ngày đăng ký cuối cùng)
 Ngày thanh toán cổ tức
 Việc công bố quyết định chi trả cổ tức bằng tiền tạo ra một cam kết thanh toán hợp
pháp của công ty với các cổ đông về cổ tức. Tại thời điểm này, Kế toán sẽ ghi
giảm Lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng khoản nợ phải thanh toán về cổ tức
với các cổ đông
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.3.2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận


KẾ TOÁN CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU

 Về mặt lý thuyết: Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá trị sổ sách và giá trị thị trường của công ty
sẽ không thay đổi mà chỉ có sự dịch chuyển trong phần vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận chưa
phân phối sang vốn đầu tư/vốn góp của chủ sở hữu.
 Theo mệnh giá hoặc theo thị giá của cố phiếu.
 Thông thường:
 Nếu công ty phát hành lượng cổ phiếu nhỏ để trả cổ tức (nhỏ hơn 20-25% lượng phát hành) thì giá trị
cổ phiếu được phát hành thêm ghi nhận là thị giá của cố phiếu đó
 Ngược lại, giá phát hành của cổ phiếu sẽ được ấn định là mệnh giá của nó
 Thời điểm kế toán nghiệp vụ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện tương tự như cổ
tức bằng tiền
 Tại ngày công bố thông tin cổ tức bằng cổ phiếu. Kế toán Ghi Giảm lợi nhuận chưa phân
phối, Ghi Tăng cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được phân phối và đồng thời ghi nhận phần
chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá của số cổ phiếu phát hành thêm trên tài khoản
Thặng dư vốn cổ phần.
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.3.2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀO CÁC QUỸ

 Bên cạnh việc phân phối lợi nhuận


cho các cổ đông, công ty tiến hành
phân chia lợi nhuận vào các quỹ, xác
định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

8.4. KẾ TOÁN CÁC QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP


Bên Nợ: các nghiệp vụ làm giảm quỹ
Bên Có: các nghiệp vụ làm tăng quỹ
Dư Có: Số tiền tồn quỹ

8.5. TRÌNH BÀY THÔNG TIN VỐN CSH TRÊN BCTC

 Được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của các công ty

 Một số công ty lập riêng báo cáo về vốn chủ sở hữu → trình bày chi tiết
về những thay đổi trong từng khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu và thay
đổi của toàn bộ vốn chủ sở hữu trong năm tài chính

You might also like