You are on page 1of 25

CHƯƠNG 2

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO


TÀI CHÍNH

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


2.1. Báo cáo tài chính và các lý thuyết kế toán về mục
đích cung cấp thông tin kế toán
2.2. Các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính
2.3. Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính đến
các yếu tố của BCTC
1
2.1. Báo cáo tài chính và các lý thuyết kế toán về mục đích
cung cấp thông tin kế toán

2.1.1. Báo cáo tài chính


 Khái niệm báo cáo tài chính

 Đặc điểm của Báo cáo tài chính

 Các loại thông tin phản ánh trên


Báo cáo tài chính

2
Khái niệm báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán phản ánh tổng quát tình hình
tài chính, tình hình và kết quả hoạt động, tình hình lưu chuyển tiền của
một đơn vị nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng ra
quyết định kinh tế.

Đặc điểm báo cáo tài chính:


 BCTC đáp ứng nhu cầu thông tin chung cho tất cả các đối tượng sử
dụng (bên trong và bên ngoài đơn vị)
 BCTC phản ánh thông tin tổng quát
 BCTC có tính công khai
 BCTC có tính pháp lý

3
Các loại thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính
Loại thông tin Báo cáo tài chính
♣ Thông tin về tình hình tài chính của đơn ♣ Bảng cân đối kế toán / Báo cáo
vị: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu tình trạng tài chính

♣ Thông tin về tình hình và kết quả hoạt ♣ Báo cáo kết quả hoạt động /
động của đơn vị: Thu nhập, Chi phí, Kết Báo cáo Thu nhập, Chi phí, Kết
quả quả

♣ Thông tin về luồng tiền của đơn vị: Dòng ♣ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
tiền vào, dòng tiền ra, dòng tiền thuần

♣ Thông tin chung khác và thuyết minh bổ ♣ Thuyết minh báo cáo tài chính
sung: Thông tin chung về đơn vị; chính
sách kế toán; thuyết minh các khoản mục
trên từng báo cáo tài chính

4
2.1.2. Các trường phái lý thuyết kế toán về
mục đích cung cấp thông tin (SV tự đọc)

• Lý thuyết sở hữu


• Lý thuyết thực thể  Nội dung lý thuyết?
• Lý thuyết điều hành  Ảnh hưởng đến kế toán?
 Hệ quả?
• Lý thuyết nhà đầu tư
• Lý thuyết doanh nghiệp

5
2.2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính
2.2.1- Xác định các yếu tố cơ bản của BCTC
 Tài sản
 Nợ phải trả
 Vốn chủ sở hữu
 Thu nhập * Khái niệm
 Chi phí * Điều kiện ghi nhận
 Kết quả
* Phân loại

6
2.2.2. Tài sản

2.2.2.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận Tài sản


a-Khái niệm Tài sản:
Tài sản là nguồn lực kinh tế do đơn vị kế toán kiểm soát và có thể thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai.
b-Điều kiện ghi nhận Tài sản
 ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
 ĐK2: Đơn vị kiểm soát được
 ĐK3: Tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai một cách tương đối
chắc chắn
 ĐK4: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ

7
ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
☺Cơ sở của điều kiện này là khái niệm thước đo tiền tệ.
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi nguồn lực kinh tế:
a) Lượng hóa được dưới dạng tiền; và:
b) Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy
ĐK2: Đơn vị kiểm soát được
☺Cơ sở của điều kiện này là yêu cầu về tính thận trọng, coi trọng bản
chất kinh tế hơn hình thức pháp lý và ảnh hưởng của lý thuyết điều
hành
☺Đơn vị kiểm soát được nguồn lực kinh tế khi:
c) Đơn vị thu được phần lớn lợi ích kinh tế hợp pháp và gánh chịu
phần lớn rủi ro từ việc sử dụng nguồn lực đó; và:
d) Hạn chế được sự tiếp cận của các đối tượng đối với lợi ích kinh tế
từ nguồn lực đó.

8
ĐK3: Tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai một cách tương đối chắc chắn
☺Cơ sở của điều kiện này là khái niệm kỳ kế toán và tính thận trọng
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi:
a) Nguồn lực kinh tế tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai; và:
b) Lợi ích kinh tế đó có chứng cớ để xác định một cách tương đối chắc chắn.
☺Lợi ích kinh tế mang lại từ tài sản:
 Được sử dụng (đơn lẻ hoặc kết hợp với tài sản khác) để sản xuất h.hóa dịch vụ
 Được sử dụng để bán hay trao đổi lấy tài sản khác
 Được sử dụng để thanh toán các khoản nợ phải trả
 Được sử dụng để phân phối cho các chủ sở hữu
 Tăng luồng tiền thu về trong tương lai

ĐK4: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ
☺Cơ sở của điều kiện này là thông tin kế toán là thông tin quá khứ
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi:
a) Nguồn lực kinh tế là kết quả của giao dịch đã xảy ra; hoặc:
b) Nguồn lực kinh tế là kết quả hình thành từ giao dịch đã xảy ra.

9
2.2.2.2. Các loại tài sản

Đặc điểm dịch chuyển


giá trị

Tiêu thức Mục đích


phân loại sử dụng

Thời gian sử dụng

10
Sơ đồ 2.1: Các loại tài sản
Vốn bằng tiền: TM, TGNH, tiền đang chuyển

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư chứng


Tài sản
ngắn hạn khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,…

Tài sản trong thanh toán (Các khoản phải thu): PTKH
ngắn hạn, phải thu nội bộ, tạm ứng, TTCNB,...

Hàng tồn kho: NVL, CCDC, sản phẩm dở dang, nửa


thành phầm, thành phẩm, HH…
Các loại
tài sản Tài sản ngắn hạn khác: Chi phí trả trước ngắn hạn,
Phải thu khác
Phải thu dài hạn: phải thu khách hàng dài hạn, phải
thu nội bộ dài hạn…

TSCĐ và BĐS đầu tư: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,


Tài sản BĐS đầu tư
dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư
vào công ty liên kết, vốn góp liên doanh

Tài sản dài hạn khác: CPTT dài hạn, PTK dài hạn

11
2.2.3. Nợ phải trả

2.2.3.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận Nợ phải trả


a- Khái niệm Nợ phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ tài chính hiện tại mà đơn vị kế toán phải
thanh toán bằng nguồn lực của mình
b- Điều kiện ghi nhận Nợ phải trả
 ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
 ĐK2: Đơn vị phải thanh toán bằng nguồn lực của mình một cách
tương đối chắc chắn
 ĐK3: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ

12
Điều kiện ghi nhận Nợ phải trả

ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
☺Cơ sở của điều kiện này là khái niệm thước đo tiền tệ.
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi nghĩa vụ:
a/Lượng hóa được dưới dạng tiền; và:
b/Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy

ĐK2: Đơn vị phải thanh toán bằng nguồn lực của mình một cách tương đối chắc chắn
☺Cơ sở của điều kiện này là bản chất của nguồn vốn nợ phải trả
☺Điều kiện này thỏa mãn khi:
a) Đơn vị phải thanh toán cho nghĩa vụ đó bằng nguồn lực của chính mình;
b) Nghĩa vụ phải thanh toán một cách tương đối chắc chắn

ĐK3: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ
☺Cơ sở của điều kiện này là thông tin kế toán là thông tin quá khứ
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi:
c) Nghĩa vụ tài chính là kết quả của giao dịch đã xảy ra; hoặc:
d) Nghĩa vụ tài chính là kết quả hình thành từ giao dịch đã xảy ra.
13
2.2.3.2. Các loại Nợ phải trả

Tính chất các


Thời gian
khoản NPT
đáo hạn

NPT ngắn
hạn NPT trong
thanh toán

NPT dài hạn NPT tín dụng

14
Sơ đồ 2.2: Các loại Nợ phải trả
Vay ngắn hạn

Phải trả ngắn hạn người bán


Nợ phải trả
Thuế và các khoản phải nộp NN
ngắn hạn

Phải trả người lao động

Dự phòng chi phí phải trả ngắn hạn

Nợ phải Phải trả ngắn hạn khác v…v…


trả

Vay dài hạn

Phải trả dài hạn người bán


Nợ phải trả
dài hạn
Trái phiếu phát hành

Nợ phải trả dài hạn khác v…v…


15
2.2.4. Vốn chủ sở hữu

2.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm vốn chủ sở hữu


 Vốn chủ sở hữu là loại nguồn vốn thuộc sở hữu của đơn vị kế
toán, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suốt thời gian
hoạt động của đơn vị
 Về phương diện tính toán: VCSH = TS - NPT
Như vậy, một cách khác: Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của
giá trị tổng tài sản sau khi đã loại trừ tổng nợ phải trả.

Các trường hợp biến động VCSH

VCSH tăng VCSH giảm


Trực tiếp Chủ sở hữu góp vốn Chủ sở hữu rút vốn
... Phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu

Gián tiếp Thu nhập tăng Chi phí tăng
16
Sơ đồ 2.3: Các loại Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn kinh doanh/ Vốn đầu tư


Vốn góp của chủ sở hữu
của chủ sở
hữu Vốn góp khác

Quỹ đầu tư phát triển

Vốn chủ Vốn từ kết Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
sở hữu quả hoạt
động
Lợi nhuận chưa phân phối …

Chênh lệch tỷ giá hối đoái


Vốn chủ
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
sở hữu
khác
Vốn chủ sở hữu khác …

17
2.2.5. Thu nhập

2.2.5.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận thu nhập


a- Khái niệm Thu nhập

Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đơn vị kế toán thu được
trong kỳ kế toán từ các hoạt động của đơn vị, góp phần làm tăng
VCSH một cách gián tiếp
b-Điều kiện ghi nhận Thu nhập
 ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
 ĐK2: Thu được lợi ích kinh tế góp phần làm tăng gián tiếp vốn chủ sở
hữu trên cơ sở TS tăng hoặc NPT giảm
 ĐK3: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ

18
ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
☺Cơ sở của điều kiện này là khái niệm thước đo tiền tệ.
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi lợi ích thu được:
Lượng hóa được dưới dạng tiền; và:
Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy

ĐK2: Thu được lợi ích kinh tế góp phần tăng gián tiếp vốn chủ sở hữu
☺Biểu hiện thứ nhất: Tăng TS; tăng gián tiếp VCSH. Dấu hiệu nhận biết:
TS tăng, TS khác không giảm, NPT không tăng, VCSH không tăng trực tiếp
☺Biểu hiện thứ hai: Giảm NPT; tăng gián tiếp VCSH. Dấu hiệu nhận biết:
NPT giảm; NPT khác không tăng, TS không giảm, VCSH không tăng trực tiếp

ĐK3: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ
☺Nếu áp dụng nguyên tắc kế toán tiền:
Đã thu tiền từ giao dịch tạo thu nhập
☺Nếu áp dụng nguyên tắc dồn tích:
Đã hoàn thành nghĩa vụ với giao dịch tạo thu nhập

19
2.2.5.2. Các loại Thu nhập (Sơ đồ 2.4)
Thu nhập chủ yếu

Thu nhập
thông thường
Thu nhập tài chính

Thu nhập

Thu nhập
khác

20
2.2.6. Chi phí

2.2.6.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận chi phí


a- Khái niệm Chi phí
Chi phí là tổng giá trị khoản làm giảm lợi ích kinh tế của đơn vị trong
kỳ kế toán, góp pần làm giảm vốn chủ sở hữu một cách gián tiếp.

b- Điều kiện ghi nhận Chi phí


 ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
 ĐK2: Giảm lợi ích kinh tế, góp phần giảm gián tiếp vốn chủ sở hữu
 ĐK3: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ

21
ĐK1: Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
☺Cơ sở của điều kiện này là khái niệm thước đo tiền tệ.
☺Điều kiện này được thỏa mãn khi khoản giảm lợi ích được:
a/ Lượng hóa được dưới dạng tiền; và:
b/ Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy

ĐK2: Giảm lợi ích kinh tế, góp phần giảm gián tiếp vốn chủ sở hữu
☺Biểu hiện thứ nhất: Giảm TS; giảm gián tiếp VCSH. Dấu hiệu nhận biết:
TS giảm, TS khác không tăng, NPT không giảm, VCSH không giảm trực tiếp
Hoặc:
☺Biểu hiện thứ hai: Tăng NPT; giảm gián tiếp VCSH. Dấu hiệu nhận biết:
NPT tăng; NPT khác không giảm, TS không tăng, VCSH không giảm trực tiếp

ĐK3: Là kết quả hình thành từ giao dịch trong quá khứ
☺Nếu áp dụng nguyên tắc kế toán tiền:
Đã chi tiền từ giao dịch tạo chi phí
☺Nếu áp dụng nguyên tắc dồn tích:
Phù hợp với thu nhập đã ghi nhận trong cùng kỳ kế toán

22
2.2.6.2. Các loại Chi phí (Sơ đồ 2.5)

Chi phí Chi phí hoạt động chủ yếu


thông
thường

Chi phí tài chính

Chi
phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi
phí
khác

23
2.2.7. Kết quả hoạt động
Các cách xác định kết quả
(1) So sánh giữa thu nhập và chi phí:
KQHĐ = TN – CP
(2) So sánh VCSH cuối kỳ và VCSH đầu kỳ:
KQHĐ = VCSH ck - VCSH đk + VCSH giảm tt - VCSH tăng tt
2.3. Ảnh hưởng của NVKTTC đến các yếu tố BCTC
 Nghiệp vụ KTTC là các sự kiện đã xảy ra có ảnh hưởng làm biến động các đối
tượng kế toán của đơn vị
 Điều kiện ghi nhận nghiệp vụ KTTC:
a) Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy; và:
b) Đã xảy ra và ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán của đơn vị

24
2.3. Ảnh hưởng của NVKTTC đến các yếu tố BCTC
STT Loại nghiệp vụ KTTC Nghiệp vụ minh họa (triệu đồng)

1 TS tăng-TS giảm Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 150

2 TS tăng-NPT tăng Mua tài sản cố định chưa thanh toán: 200

3 TS tăng-VCSH tăng Chủ sở hữu góp vốn bằng tiền mặt: 450

4 TS tăng-TN tăng Doanh thu bán hàng thu bằng tiền mặt: 500

5 TS giảm-NPT giảm Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế: 100

6 TS giảm-VCSH giảm Chủ sở hữu rút vốn bằng tiền mặt: 250

7 TS giảm-CP tăng Chi quảng cáo trong kỳ bằng tiền gửi ngân hàng: 50

8 NPT tăng-NPT giảm Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán: 120

9 NPT tăng-VCSH giảm Công bố cổ tức bằng tiền mặt nhưng chưa chi trả: 160

10 NPT tăng-CP tăng Tính lương phải trả trong kỳ cho người lao động: 180

11 NPT giảm-VCSH tăng Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu: 300

12 NPT giảm-TN tăng Chiết khấu thanh toán được hưởng, trừ vào nợ phải trả NB: 40

13 VCSH tăng-VCSH giảm Chuyển lợi nhuận chưa phân phối sang quỹ đầu tư phát triển: 90
25

You might also like