You are on page 1of 73

CHƯƠNG 8

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
NỘI DUNG

1 Tài sản ngắn hạn

2 Tài sản dài hạn


Bảng Cân Đối Kế Toán Của DN
Tổng giá trị công ty của
Tổng giá trị tài sản các nhà đầu tư
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn

Nợ dài hạn

Tài sản cố định


1 Hữu hình
2 Vô hình Vốn chủ sở hữu
Phân loại tài sản
Theo kỳ hạn
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

▪ Các nguồn lực có thể Các nguồn lực được


chuyển đổi thành tiền công ty đầu tư nhằm
mặt trong vòng 1 năm mục tiêu kiếm lợi nhuận
hoặc 1 CK kinh doanh. cho công ty trong dài
hạn (> 1 năm hoặc 1 chu
kỳ kinh doanh)
Phân loại tài sản
Cách phân loại khác
TS tài chính TS hoạt động

Các khoản đầu tư ngắn và


dài hạn. Các TS trực tiếp tham
gia hoạt động sản xuất
kinh doanh, tạo ra sản
phẩm, dịch vụ.

Các TS không hoạt động:


Xây dựng dở dang
1. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1.1 Giới thiệu tài sản ngắn hạn

1.2 Khoản phải thu

1.3 Hàng tồn kho

1.4 Chứng khoán thị trường


1.1 Giới thiệu tài sản ngắn hạn
 TS ngắn hạn là các nguồn lực có thể chuyển
thành tiền mặt trong vòng 1 năm hoặc chu kỳ
hoạt động kinh doanh của công ty.
 Chu kỳ HĐKD là khoảng thời gian từ lúc mua
NVL, sản xuất ra SP, lưu kho sau đó bán SP và
thu tiền từ các khoản phải thu.
 TSNH (và nợ NH) tác động trực tiếp lên tính
thanh khoản và khả năng sinh lợi→ phân tích
TS ngắn hạn (nợ ngắn hạn) rất quan trọng đối
với phân tích tín dụng & khả năng sinh lợi.
Chu kỳ kinh doanh (DN sản xuất)

Q: Cách tính chu kỳ hoạt động kinh doanh?


Các thành phần của TS ngắn hạn
IFRS/GAAP Việt Nam: TT200/2014/TT-BTC
Current Assets Tài sản ngắn hạn
Cash and cash equivalents I. Tiền và các khoản tương đương tiền
Time deposits 1. Tiền
Marketable securities 2. Các khoản tương đương tiền
Notes and accounts receivable, trade II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
Allowance for doubtful accounts and sales returns 1. Chứng khoán kinh doanh
Inventories 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*)
Deferred income taxes 3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Prepaid expenses and other current assets III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn
6. Phải thu ngắn hạn khác
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
8. Tài sản thiếu chờ xử lý
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
1.1 Giới thiệu tài sản ngắn hạn
❑Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: có
tính thanh khoản cao nhất trong các tài sản.
▪ Tiền mặt bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng không kỳ hạn bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ
và tiền đang chuyển.
▪ Khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư
ngắn hạn (<= 3 tháng) có tính thanh khoản cao, sẵn
sàng chuyển đổi thành tiền mặt, thời gian đáo hạn
ngắn nên chúng ít có rủi ro về giá trước những biến
động về lãi suất.
Q: Tầm quan trọng của phân tích thanh khoản?
1.1 Giới thiệu tài sản ngắn hạn
▪ Khái niệm thanh khoản rất quan trọng trong
phân tích BCTC vì thanh khoản chính là số
tiền/các khoản tương đương tiền mà một DN
đang nắm giữ hoặc có thể huy động được
trong một khoảng thời gian ngắn.
▪ Thanh khoản cung cấp tính linh hoạt để đạt
được các lợi thế khi các điều kiện thị trường
thay đổi và ứng phó được với những hành
động chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
1.1 Giới thiệu tài sản ngắn hạn
▪ Thanh khoản cũng liên quan đến khả năng
một DN đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình
khi chúng đến hạn. Nhiều DN có B/S mạnh
(VCSH/TTS lớn) nhưng vẫn rơi vào những
khó khăn nghiêm trọng do tính thanh khoản.
▪ Ngoài việc xem xét lượng tài sản ngắn hạn
sẵn có của DN, các nhà phân tích cũng phải
xem xét những điều sau:
1.1 Giới thiệu tài sản ngắn hạn
✓Khi các khoản tương đương tiền được đầu tư vào
cổ phiếu, các DN đối mặt với rủi ro giảm khả năng
thanh khoản nếu giá trị thị trường của các khoản
đầu tư đó giảm.
✓Tiền và các khoản tương đương tiền đôi khi được
yêu cầu duy trì như là số dư bù trừ (Compensating
Balance) để hỗ trợ thanh toán các chi phí phát sinh
liên quan đến các thỏa thuận vay nợ hiện có hoặc
làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ → Không
thể sử dụng cho nhu cầu hoạt động của DN.
1.2 Khoản phải thu
▪ Các Kpthu là các khoản tiền phát sinh từ việc
bán sản phẩm/dịch vụ hoặc từ các khoản ứng
trước (cho vay tiền) của DN cho các DN khác.
▪ Các Kpthu hàm ý về những hứa hẹn trả nợ của
khách hàng đối với DN → Thương phiếu phải
thu (notes receivable) được xem là chứng từ
bằng văn bản chính thức chứng nhận khoản nợ
của khách hàng.
▪ Các khoản phải thu ngắn hạn dự kiến sẽ thu về
trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ hoạt động.
1.2 Khoản phải thu
➢Định giá các KPThu: Phân tích các KPThu
rất quan trọng do tác động của chúng lên vị
thế tài sản và dòng thu nhập của DN. Hai tác
động này liên quan mật thiết với nhau.
▪ Kinh nghiệm cho thấy DN thường không thu
được toàn bộ các KPThu→ Khả năng thu hồi
các KPThu được đánh giá tốt nhất trên cơ sở
kinh nghiệm trong quá khứ và điều chỉnh cho
phù hợp với các điều kiện hiện tại của nền
kinh tế, của ngành và tình trạng của chủ nợ.
1.2 Khoản phải thu
→ Rủi ro trong phân tích này là (1) kinh
nghiệm trong quá khứ có thể không phải là
một yếu tố dự báo đầy đủ về tổn thất trong
tương lai, hoặc (2) nhà phân tích không tính
toán đầy đủ các điều kiện hiện tại → Các
khoản thiệt hại từ các Kpthu có thể rất lớn và
ảnh hưởng đến cả tài sản ngắn hạn lẫn thu
nhập ròng hiện tại và trong tương lai.
1.2 Khoản phải thu
▪ Trên thực tế, các công ty báo cáo các KPthu
theo giá trị thuần có thể thực hiện được =
tổng số các KPThu - Khoản dự phòng cho
các khoản không thể thu hồi được.
▪ Các khoản dự phòng này thường được ước
tính dựa trên kinh nghiệm; năng lực tài chính
của khách hàng; các kỳ vọng về ngành, về
nền kinh tế và chính sách thu hồi nợ của DN.
1.2 Khoản phải thu
▪ Các khoản dự phòng làm giảm giá trị KPThu
trên B/S và khoản lỗ dự kiến được tính vào
chi phí hoạt động hiện tại (P/L) → Việc phân
tích các khoản phải thu và khả năng thu hồi
chúng có ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng
thu nhập.
▪ Phân tích phải cảnh giác với những thay đổi
trong dự phòng KPThu được tính liên quan
đến doanh thu, khoản phải thu hoặc điều kiện
thị trường và ngành.
1.2 Khoản phải thu
➢Phân tích KPThu: Ý kiến của KTV độc lập
có thể được coi như sự đảm bảo về tính hợp
lệ của KPThu nhưng vẫn có thể có những sai
sót trong xét đoán. Bên cạnh đó, nhà phân
tích cần lưu ý đến các động cơ khuyến khích
BGĐ trong việc báo cáo mức thu nhập và tài
sản cao hơn → cần xem xét thêm:
1.2 Khoản phải thu
1. Rủi ro thu hồi: Hầu hết các dự phòng KPThu
không có khả năng thu hồi được đều dựa trên
kinh nghiệm quá khứ → Có thể ko sát với các
điều kiện nền kinh tế, ngành và hoàn cảnh của
các con nợ ở hiện tại → nhà phân tích phải
dựa trên kiến thức của mình về các điều kiện
của ngành để đánh giá một cách đáng tin cậy
khoản dự phòng cho các khoản không có khả
năng thu hồi. Ngoài nguồn thông tin từ BCTC,
phải sử dụng các nguồn thông tin khác để
đánh giá:
1.2 Khoản phải thu
▪ So sánh khoản phải thu của công ty (tính theo tỷ lệ
phần trăm trên doanh thu) với các công ty cạnh
tranh khác.
▪ Mức độ tập trung rủi ro tín dụng theo đối tượng
khách hàng, theo khu vực địa lý, theo ngành? →
rủi ro gia tăng khi các KPThu chỉ tập trung vào 1
or 1 số khách hàng.
▪ Tính toán và điều tra xu hướng trong kỳ thu tiền
bình quân của các Kpthu so với các điều khoản tín
dụng thông thường của ngành.
▪ Xác định tỷ lệ các KPThu được gia hạn/tái tục của
các tài khoản trước hoặc thương phiếu phải thu.
1.2 Khoản phải thu
2. Tính xác thực của khoản phải thu. Việc mô
tả các KPThu trong các BCTC thường
không đủ đánh giá được liệu các KPThu có
chân thật, thích đáng và có thể thi hành
được hay không → cần phải có thêm kiến
thức thực tiễn của ngành, sự am hiểu về
kênh phân phối sản phẩm của DN và nguồn
thông tin khác để tăng thêm tính bảo đảm.
▪ Quyền được trả lại hàng hóa.
▪ Các sự cố bất ngờ → giảm giá trị các Kpthu?
1.2 Khoản phải thu
3. Chứng khoán hóa các khoản phải thu: khi
DN bán toàn bộ hoặc một phần các Kpthu
của mình cho bên thứ ba, thường là ngân
hàng/tổ chức cho vay (factoring_bao thanh
toán) → Bên thứ 3 này sẽ tài trợ cho việc
mua các KPThu này bằng cách phát hành
trái phiếu, bán cho các NĐT để thu về
nhanh chóng các khoản nợ đó. Việc thu hồi
các KPThu đó cung cấp nguồn để chi trả lợi
tức cho TP → chứng khoán hóa Kpthu.
1.2 Khoản phải thu
▪ Các KPThu có thể được bán kèm theo có hoặc
không có quyền truy đòi đối với bên mua (đảm bảo
khả năng thu được). Việc bán các KPThu có quyền
truy đòi → rủi ro về việc sở hữu các KPThu của bên
bán không thực sự được chuyển giao.
▪ Các KPThu chỉ có thể được ghi nhận ngoại B/S khi
DN bán chúng bàn giao toàn bộ quyền kiểm soát đối
với các KPThu cho một bên mua độc lập có đủ sức
mạnh tài chính → Nếu bên mua có bất kỳ hình thức
truy đòi nào hoặc DN bán có bất kỳ lợi ích còn liên
quan nào đối với KPThu thì DN bán KPThu phải
tiếp tục ghi nhận cả tài sản và nghĩa vụ bồi thường
đối với các khoản đã bán.
1.2 Khoản phải thu
▪ Việc chứng khoán hóa các KPThu thường
được thực hiện bằng cách thành lập một công
ty phục vụ mục đích đặc biệt (SPE) để mua
các KPThu từ công ty và tài trợ cho việc mua
thông qua bán trái phiếu ra thị trường.
1.2 Khoản phải thu
▪ Tại Việt Nam:
✓Dự phòng các khoản phải thu khó đòi được
trích lập cho những khoản phải thu đã quá
hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên hoặc các
khoản bị đánh giá không có khả năng thu
hồi.
✓Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng
phải thu khó đòi được ghi nhận vào chi phí
quản lý doanh nghiệp trên P/L.
1.3 Hàng tồn kho
▪ Hàng tồn kho là những hàng hóa được nắm giữ
để bán cho khách hàng hoặc là những nguyên
vật liệu từ đó sản xuất ra hàng hóa để bán.
▪ Các công ty sản xuất thường báo cáo tách biệt
hàng tồn kho thành: nguyên liệu thô, sản phẩm
dở dang và thành phẩm.
▪ Cần xem xét kỹ hàng tồn kho vì chúng là thành
phần chủ yếu của tài sản hoạt động, rất cần thiết
và quan trọng với công ty; có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc xác định thu nhập.
1.3 Hàng tồn kho
▪ Đối với một công ty thương mại:
Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua ròng – Giá vốn hàng
bán = Hàng tồn kho cuối kỳ
1.3 Hàng tồn kho
▪ Chi phí hàng tồn kho ban đầu được ghi chép
trên B/S. Khi hàng tồn kho được bán đi, các chi
phí này được dịch chuyển đến P/L như là giá
vốn hàng bán (COGS) → Chi phí là cơ sở chủ
yếu của việc định giá hàng tồn kho.
▪ Việc xác định giá trị hàng tồn kho rất quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến P/L, B/S và
các chỉ số tài chính của công ty.
1.3 Hàng tồn kho
Chuẩn mực kế toán
Các phương pháp xác định giá trị
TT200/2014/
hàng tồn kho xuất trong kỳ IFRS GAAP
TT-BTC

Giá đích danh ✓ ✓ ✓


Bình quân gia quyền ✓ ✓


Nhập trước, xuất trước (FIFO) ✓ ✓

Nhập sau, xuất trước (LIFO)  ✓ 


1.3 Hàng tồn kho
 Phương pháp tính theo giá đích danh: sản
phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô
hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của
lô hàng đó để tính → chỉ phù hợp khi áp
dụng cho các DN có ít mặt hàng hoặc mặt
hàng ổn định và nhận diện được.
 Phương pháp BQ gia quyền: giá trị của
từng loại HTK được tính theo giá trị trung
bình của từng loại HTK đầu kỳ và giá trị
từng loại HTK được mua/sản xuất trong kỳ.
1.3 Hàng tồn kho
Giá trị tồn đầu kỳ+Giá trị nhập trong kỳ
Đơn giá BQ trong kỳ =
Số lượng tồn đầu kỳ+Số lượng nhập trong kỳ

 Phương pháp FIFO: HTK được mua hoặc


được sản xuất trước thì được xuất trước, và
HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua (sản
xuất) gần thời điểm cuối kỳ.
 Phương pháp LIFO: HTK được mua sau
hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và
HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua (sản
xuất) trước đó.
1.3 Hàng tồn kho
 So sánh dòng luân chuyển chi phí HTK.
Phương HTK cuối kỳ
Giả định COGS (P/L)
pháp (B/S)
HTK mua/nhập Chi phí của Chi phí của
FIFO trước được bán HTK trước HTK mới
trước đó nhập
HTK mua/nhập Chi phí của Chi phí của
LIFO sau được bán HTK mới HTK trước
trước nhập đó
HTK bán ra là Chi phí Chi phí trung
BQ gia
một hỗn hợp của trung bình bình của
quyền
HTK mua vào của HTK HTK
1.3 Hàng tồn kho
 Trong thời kỳ giá ổn định, COGS, tồn kho
cuối kỳ giữa các phương pháp không có sự
khác biệt nhiều.
 Trong thời kỳ giá biến động (tăng do lạm
phát hay giảm do suy thoái), sự khác biệt
trong chi phí luân chuyển HTK giữa các
phương pháp rất đáng kể → Ảnh hưởng trực
tiếp đến BCTC và các chỉ số tài chính của
công ty.
1.3 Hàng tồn kho
 Ví dụ: Sử dụng dữ liệu HTK dưới đây:
Ngày Khoản mục Q P Giá trị
1/1/201X Dư đầu kỳ 20 2 40
15/1/201X Nhập kho 40 3 120
25/1/201X Nhập kho 50 5 250
Giá vốn hàng tồn kho 110 410
Bán trong tháng 1 70

a. Tính COGS và số dư HTK cuối kỳ theo FIFO,


LIFO và BQ gia quyền.
b. Ảnh hưởng như thế nào lên BCTC và tỷ số TC?
1.3 Hàng tồn kho
 Trong các thời kỳ tăng giá, FIFO tạo ra lợi nhuận
cao hơn LIFO vì chi phí HTK thấp so với giá hiện
tại → lợi nhuận ảo tưởng của FIFO, khi lợi nhuận
gộp thực sự là tổng của hai thành phần: lợi nhuận
kinh tế và chênh lệch thặng dư.
✓Lợi nhuận kinh tế bằng với số đơn vị bán nhân với
chênh lệch giá bán và chi phí thay thế HTK (≈ chi
phí của hàng tồn kho được mua gần đây nhất).
✓Chênh lệch thặng dư là phần gia tăng trong chi phí
thay thế vì HTK được mua bằng với số đơn vị bán
nhân với chênh lệch giữa chi phí thay thế hiện tại
và chi phí gốc.
1.3 Hàng tồn kho
 Tại Hoa Kỳ, các công ty sử dụng LIFO phải báo
cáo khoản dự trữ LIFO. Dự trữ LIFO là sự khác
biệt giữa số dư HTK được hiển thị trên B/S
(theo LIFO) và số dư HTK trong trường hợp giả
định nếu sử dụng FIFO, hay
HTKFIFO = HTKLIFO + Dự trữ LIFO
→ Thể hiện ảnh hưởng tích lũy theo thời gian lên
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của LIFO vs FIFO.
▪ Điều chỉnh COGS từ LIFO sang FIFO:
COGSFIFO = COGSLIFO – ∆dự trữ LIFO
1.3 Hàng tồn kho
Tóm lại: Với giả định giá hàng hóa
trên thị trường biến động tăng, số
dư hàng tồn kho của công ty ổn
định hoặc tăng thì những gì bạn cần
nhớ về ảnh hưởng của các phương
pháp tính giá HTK khác nhau lên
BCTC của công ty đều nằm trong 2
slides tiếp tiếp theo!
FIFO vs. LIFO trong
môi trường lạm phát

Source: CFA Schwerser study notes


Chỉ tiêu FIFO LIFO Tác động
COGS thấp hơn cao hơn
Thuế phải trả cao hơn thấp hơn P/L
EBT, EAT cao hơn thấp hơn
HTK cuối kỳ cao hơn thấp hơn
B/S
Vốn luân chuyển cao hơn thấp hơn
Dòng tiền thấp hơn cao hơn CF
Khả năng sinh lợi cao hơn thấp hơn
Khả năng thanh khoản cao hơn thấp hơn
Tỷ số
Vòng quay HTK thấp hơn cao hơn
Nợ/Vốn cổ phần thấp hơn cao hơn
1.4 Chứng khoán thị trường
 Chứng khoán thị trường có nghĩa rộng là các
loại chứng khoán mà một công ty mua vào với
các mục đích đầu tư khác nhau.
✓ Một vài khoản đầu tư là nơi cất giữ tạm thời
tiền mặt thặng dư dưới hình thức CK thị trường
→ Đòi hỏi thời gian đáo hạn ngắn, ít rủi ro và
có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất kỳ lúc nào
nhằm phục vụ cho việc đầu tư vào đất đai, thiết
bị và các tài sản hoạt động khác hoặc có thể
dùng để thanh toán các khoản nợ.
✓Tham gia góp vốn CP vào DN khác → Dài hạn.
1.4 Chứng khoán thị trường
 Đối với các công ty sản xuất, các CK đầu tư
thường chiếm một phần tương đối nhỏ trong
tổng TS, và ngoại trừ các khoản đầu tư trong
cổ phần của các công ty, thì các đầu tư này là
đầu tư tài chính hơn là đầu tư vào TS hoạt
động.
 Đối với các định chế tài chính và công ty bảo
hiểm, các chứng khoán đầu tư chiếm đa số
trong tài sản hoạt động.
1.4 Chứng khoán thị trường
 Các khoản đầu tư tài chính có thể được ghi
nhận theo:
✓ Giá gốc (các cổ phiếu chưa niêm yết),
✓ Giá theo phương pháp chi phí khấu trừ dần
(chứng khoán nắm giữ đến khi đáo hạn)
hoặc,
✓ Giá trị hợp lý (chứng khoán giao dịch,
chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng
khoán phái sinh).
Phân loại chứng khoán thị trường

< 20%

20% - 50%
1.4.1 Chứng khoán nợ
➢CK nợ đại diện cho quan hệ giữa chủ nợ với một
thực thể khác (DN). Ví dụ như tín phiếu, kỳ phiếu,
trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, TP công ty
và TP chuyển đổi. Các CK nợ này được phân loại
thành CK nợ giao dịch, nắm giữ đến kỳ đáo hạn
hoặc sẵn sàng để bán.
 Chứng khoán (nợ) giao dịch là CK nợ được mua
với mục đích quản lý năng động và được bán để
kiếm lời trong tương lai gần → “lướt sóng”! CK
giao dịch được báo cáo trên B/S theo giá trị hợp lý
và tiền lãi, lãi lỗ đã thực hiện, lãi/lỗ chưa thực
hiện được ghi nhận trong P/L.
1.4.1 Chứng khoán nợ
 CK (nợ) nắm giữ đến khi đáo hạn là chứng
khoán nợ được mua vào với mục đích nắm
giữ cho đến khi đáo hạn (ngắn hoặc dài hạn).
Những CK này được ghi nhận trên B/S dựa
vào giá theo phương pháp chi phí khấu trừ
dần (giá còn lại = Giá gốc - các khoản thanh
toán vốn gốc + khấu trừ chiết khấu – khấu trừ
phần bù). Trên P/L chỉ ghi nhận thu nhập tiền
lãi, lãi/lỗ đã thực hiện, các khoản lãi lỗ chưa
thực hiện ko được ghi nhận.
1.4.1 Chứng khoán nợ
 CK (nợ) sẵn sàng để bán là chứng khoán nợ
không được phân loại thành hai loại trên. Các
CK này nằm trong đầu tư ngắn hạn hoặc dài
hạn, tùy thuộc vào thời gian đáo hạn và mục
tiêu của chúng → Theo GAAP, khoản này được
ghi nhận trên B/S theo giá trị hợp lý; chỉ có tiền
lãi, lãi/lỗ đã thực hiện được ghi nhận trên P/L;
lãi lỗ chưa thực hiện không được ghi nhận trên
P/L mà được báo cáo trong mục thu nhập toàn
diện khác thuộc vốn chủ sở hữu trên B/S.
Q: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam?
1.4.1 Chứng khoán nợ
▪ Khi mục tiêu của quản trị hoặc khả năng thực
hiện mục tiêu của chứng khoán thị trường thay
đổi một cách đáng kể → các chứng khoán này
thường phải được tái phân loại…
▪ Bất cứ khi nào mà việc chuyển đổi giữa các loại
CK xảy ra, thì phải điều chỉnh giá trị hợp lý của
chúng → giảm khả năng một công ty có thể che
dấu các thay đổi trong giá trị hợp lý bằng cách
chuyển đổi CK sang một loại khác mà không
ghi nhận giá trị hợp lý trong P/L.
Q: Kế toán chuyển đổi giữa các loại CK?
1.4.1 Chứng khoán nợ
▪ Ví dụ: Công ty Alpha đã mua một trái phiếu có
lãi suất coupon 6% với giá bằng mệnh giá là
$1,000,000 vào đầu năm. Gần đây, lãi suất thị
trường đã tăng lên khiến giá trị thị trường của
trái phiếu giảm $20,000. Xác định ảnh hưởng
của việc hạch toán trái phiếu này lên BCTC của
Alpha nếu:
a. Trái phiếu được phân loại là CK giao dịch.
b. Trái phiếu được phân loại là CK nắm giữ đến
khi đáo hạn.
c. TP được phân loại là CK sẵn sàng để bán.
1.4.2 Chứng khoán vốn
➢CK vốn đại diện cho quyền sở hữu của NĐT
(DN) đối với 1 DN khác. Ví dụ như cổ phần
thường, cổ phần ưu đãi và quyền mua hoặc từ
bỏ quyền sở hữu chẳng hạn như đặc quyền,
quyền cổ phiếu và quyền chọn mua và bán.
➢Hai động cơ chính mà DN mua chứng khoán
vốn là (1) gây ảnh hưởng lên BGĐ và ban
quản trị của một DN khác (chẳng hạn như
nhà cung cấp, khách hàng, các công ty con)
hoặc là (2) nhận cổ tức và lãi vốn.
Phân loại và kế toán chứng khoán vốn
KHÔNG ẢNH HƯỞNG
Tính chất Ảnh hưởng đáng kể Quyền kiểm soát
Sẵn sàng để bán Giao dịch
Quyền sở hữu Thấp hơn 20% Thấp hơn 20% Từ 20% đến 50% Trên 50%
Đầu tư trung và dài Đầu tư ngắn Kiểm soát phần lớn Kiểm soát toàn bộ
Mục đích
hạn hạn/giao dịch hoạt động công ty
Cơ sở định giá Giá trị hợp lý Giá trị hợp lý Phương pháp vốn CP Hợp nhất

Chi phí mua lại được


điều chỉnh đối với phần
Giá trị hợp lý trên Giá trị hợp lý Bảng cân đối kế
Giá trị tài sản lợi nhuận giữ lại của
B/S trên B/S toán hợp nhất
công ty được đầu tư và
khấu hao hợp lý

Trong TN toàn Trong TN ròng


Lãi chưa thực hiện Không ghi nhận Không ghi nhận
diện trên P/L

(TN ròng của công ty


Ghi nhận cổ tức
Ghi nhận cổ tức và nhận đầu tư – khấu trừ
Ảnh hưởng TN và lãi/lỗ đã thực Báo cáo TN hợp
lãi/lỗ đã thực hiện hợp lý) x tỷ lệ đầu tư
khác hiện trong TN nhất
trong TN ròng được ghi nhận trên PL
ròng
của công ty đầu tư
1.4.2 Chứng khoán vốn
➢Phân tích chứng khoán thị trường ít nhất có 3
mục tiêu:
1.Tách thành quả hoạt động ra khỏi thành
quả đầu tư;
2. Đánh giá thành quả đầu tư và rủi ro; và
3.Phân tích sự biến dạng kế toán do các
nguyên tắc kế toán và/hoặc quản trị thu nhập
có liên quan đến các chứng khoán thị trường.
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
▪ Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để
tạo ra thu nhập hoạt động (hoặc là giảm chi
phí hoạt động) trong một thời gian dài hơn
một chu kỳ kinh doanh.
▪ Kế toán đối với các TSDH là quá trình phân
bổ chi phí theo thời gian; liên quan đến 3
hoạt động khác nhau: vốn hóa, phân bổ và sự
sụt giảm giá tài sản.
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
 Vốn hóa là quá trình trì hoãn chi phí không
xảy ra trong kỳ hiện tại, nhưng lợi ích dự kiến
thu về từ những khoản chi tiêu này sẽ kéo dài
đến một hoặc nhiều kỳ trong tương lai.
 Phân bổ là quá trình hạch toán định kỳ một chi
phí trì hoãn (tài sản) cho một hoặc nhiều kỳ.
Quá trình phân bổ này gọi là khấu hao
(depreciation) đối với TSCĐ hữu hình, khấu
trừ dần (amortization) đối với TSCĐ vô hình
và cạn kiệt (depletion) đối với các nguồn lực tự
nhiên.
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
 Sụt giảm giá trị là quá trình ghi giảm giá trị
sổ sách của tài sản khi dòng tiền dự kiến từ
tài sản này không còn đủ để bù đắp chi phí
còn lại được báo cáo trên B/S.
▪ Khi thực hiện một khoản đầu tư dài hạn, DN
có thể vốn hóa chi phí như một tài sản trên
B/S rồi phân bổ dần vào chi phí [nếu dự kiến
đem lại lợi ích dài hạn] hoặc hạch toán ngay
vào chi phí trên P/L trong kỳ phát sinh [nếu
dự kiến lợi ích đem lại không chắc chắn] .
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
▪ Việc lựa chọn chi phí được vốn hóa hay
hạch toán ngay sẽ có ảnh hưởng lên thu
nhập ròng, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản,
dòng tiền từ đầu tư (CFI), dòng tiền từ hoạt
động (CFO) và các tỷ số tài chính khác.
• Ảnh hưởng TN ròng: Trong suốt vòng đời
của một TS, dù chi phí của TS được vốn hóa
và chờ phân bổ hay hạch toán ngay trong kỳ
thì tổng TN ròng là giống nhau cho. Chỉ có
khác biệt về thời điểm ghi nhận CP trên P/L.
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
✓ Việc vốn hóa các chi phí vào giá trị của tài
sản trì hoãn việc ghi nhận chi phí trên P/L →
trong giai đoạn mà khoản chi tiêu vốn được
vốn hóa, DN sẽ báo cáo TN ròng > so với
p/pháp hạch toán chi phí ngay trong kỳ phát
sinh. Trong các kỳ tiếp theo, DN sẽ báo cáo
TN ròng < so với p/pháp hạch toán chi phí
ngay do sự gia tăng trong chi phí khấu hao.
Q: Nếu công ty hạch toán ngay chi phí?
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
• Ảnh hưởng VCSH: Trong giai đoạn mà
khoản chi tiêu vốn được vốn hóa, TN ròng
cao → VCSH tăng, tổng tài sản tăng, nợ
không thay đổi. Khi CP được phân bổ trong
những kỳ tiếp theo, TN ròng, LNGL, VCSH
sẽ giảm.

Q: Nếu hạch toán chi phí ngay?


2. TÀI SẢN DÀI HẠN
• Ảnh hưởng CFO, CFI: Chi tiêu vốn được
vốn hóa thường được ghi nhận trong CF như
là CFI. Nếu hạch toán CP ngay, chi tiêu vốn
được báo cáo như là CFO. Do đó, khoản chi
tiêu vốn được vốn hóa sẽ dẫn đến dòng tiền
hoạt động cao hơn và dòng tiền đầu tư thấp
hơn so với việc hạch toán chi phí ngay. Giả sử
không có sự khác biệt về xử lý thuế, tổng
dòng tiền sẽ giống nhau, chỉ có việc phân loại
dòng tiền là khác nhau.
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
• Ảnh hưởng đến các tỷ số TC:
Q: Theo bạn, tỷ số nợ/tổng tài sản, nợ/VCSH,
khả năng thanh toán lãi vay (TIE), ROA,
ROE sẽ chịu ảnh hưởng thế nào khi hạch toán
chi phí ngay trong kỳ phát sinh hoặc vốn hóa
chờ phân bổ cho những kỳ sau?
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
✓ Vốn hóa CP lãi vay: Khi một công ty đầu tư
một tài sản để sử dụng hoặc trong một số trường
hợp hiếm hoi là bán lại, nếu tài trợ bằng nợ vay
thì lãi suất tích luỹ trong thời gian xây dựng sẽ
được vốn hóa như là một phần của chi phí liên
quan đến tài sản.
o Lãi vay được vốn hóa không được báo cáo trong
P/L là chi phí lãi vay. Khi được vốn hóa, chi phí
lãi vay được phân bổ vào P/L thông qua chi phí
khấu hao (nếu tài sản được giữ để sử dụng), hoặc
giá vốn hàng bán (nếu tài sản được giữ để bán).
2. TÀI SẢN DÀI HẠN
o Nhìn chung, lãi vay được vốn hóa được báo cáo
trong CF như là CFI, trong khi chi phí lãi vay
được báo cáo như là CFO.
Ảnh hưởng của vốn hóa chi phí và hạch toán chi phí ngay lên BCTC
Chỉ tiêu Vốn hóa chi phí Hạch toán chi phí ngay
Tổng tài sản Cao hơn Thấp hơn
Vốn chủ sở hữu Cao hơn Thấp hơn
Biến động thu nhập Thấp hơn Cao hơn
TN ròng (năm đầu) Cao hơn Thấp hơn
TN ròng (những năm sau) Thấp hơn Cao hơn
CFO Cao hơn Thấp hơn
CFI Thấp hơn Cao hơn
D/A và D/E Thấp hơn Cao hơn
TIE (năm đầu) Cao hơn Thấp hơn
TIE (những năm sau) Thấp hơn Cao hơn
2.1 TSCĐ hữu hình
 Đất đai, nhà máy và thiết bị là các tài sản cố
định hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá
trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch
vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời
kỳ trên 1 năm.
 Nguyên tắc chi phí lịch sử (giá gốc) được áp
dụng khi định giá đất đai, nhà xưởng và thiết bị.
Theo đó, DN sẽ ghi nhận giá trị của TS theo giá
mua ban đầu của nó. Chi phí này bao gồm tất cả
chi phí cần thiết để đưa tài sản đến địa điểm và
vị trí có thể sử dụng như chi phí vận chuyển
hàng hóa, lắp đặt, thuế.
2.1 TSCĐ hữu hình
 Lý lẽ cho việc sử dụng giá gốc chủ yếu liên
quan đến tính khách quan của nó và đảm
bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
 Tất cả chi phí mua và chuẩn bị để đưa TS
vào sử dụng được vốn hóa trong giá trị của
TS và được phân bổ thông qua quá trình
khấu hao.
 Khấu hao là việc phân bổ chi phí nhà máy
và thiết bị (đất đai không được khấu hao)
trong suốt thời gian sử dụng của chúng.
2.1 TSCĐ hữu hình
 Khấu hao là một chi phí hoạt động và có ảnh
hưởng đáng kể đến thu nhập. Mặc dù khấu
hao không đòi hỏi chi tiêu tiền mặt ở hiện tại
(dòng tiền mặt đã được chi ra trong quá khứ
khi TS được mua), nhưng nó là một chi phí
và không thể bỏ qua.
 Nhà phân tích phải xác định liệu chi phí
khấu hao được báo cáo là nhiều hay ít so với
khấu hao kinh tế (sự suy giảm thực tế về giá
trị của tài sản trong kỳ).
2.1 TSCĐ hữu hình
 Một trong những căn cứ tính chi phí khấu
hao hàng năm là tỷ lệ khấu hao.
 Tỷ lệ khấu hao phụ thuộc vào 2 nhân tố: đời
sống hữu dụng (số năm sử dụng) và phương
pháp phân bổ (phương pháp khấu hao).
- Gọi n là số năm sử dụng của tài sản/thời
gian trích khấu hao.
- NG là nguyên giá tài sản cố định
- Dep là chi phí khấu hao hàng năm
2.1 TSCĐ hữu hình
Khấu hao đường thẳng
1
Tỷ lệ khấu hao =
n
Dep = NG x tỷ lệ KH

Khấu hao theo tổng số năm


Các phương Tỷ lệ KH= Số năm còn lại/Tổng số năm
pháp tính Dep = NG x tỷ lệ KH
khấu hao Với tổng số năm = nx(n+1)/2

Khấu hao số dư giảm dần


1
Tỷ lệ KH = x Hệ số KH nhanh [1,5 or 2]
n
Dep = Giá trị còn lại x Tỷ lệ KH
Với GTCL = NG – KH lũy kế
2.1 TSCĐ hữu hình
 Các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ có
chi phí khấu hao khác nhau, từ đó sẽ gây ra
những ảnh hưởng khác nhau lên BCTC và tỷ
số tài chính của DN.
 Một thách thức khác cho phân tích phát sinh
từ chênh lệch trong các phương pháp khấu
hao sử dụng trong BCTC và phương pháp
dùng cho mục đích thuế → Các khả năng
có thể xảy ra là gì?
2.1 TSCĐ hữu hình
 Các thuyết minh BCTC thường cung cấp cho
các nhà phân tích thông tin đáng kể về TSCĐ và
phương pháp khấu hao của DN. Họ có thể sử
dụng dữ liệu này để ước tính tuổi trung bình của
tài sản. Tuổi trung bình là hữu ích vì 2 lý do:
✓Giúp xác định các TS cũ hơn, kém hiệu quả
hơn → có thể làm cho DN kém cạnh tranh hơn.
✓Nhà phân tích có thể ước tính khi nào chi tiêu
vốn lớn sẽ được yêu cầu, từ đó dự đoán được
thời điểm công ty sẽ phải đối mặt với các yêu
cầu tài trợ đáng kể.
2.1 TSCĐ hữu hình
KH lũy kế
Tuổi trung bình=
Dep

Rất phù hợp với khấu hao đường thẳng

3 tính toán hữu ích GTCL


khi xem xét TSCĐ Thời gian hữu dụng còn lại =
Dep
của DN

NG
Tổng đời sống trung bình =
Dep
2.2 TSCĐ vô hình
 TS vô hình là TS không có hình thái vật chất
nhưng xác định được giá trị và do DN nắm
giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ
hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp
với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
 Gồm những quyền, đặc quyền và lợi ích của
chủ sở hữu hay kiểm soát.
 Hai đặc điểm phổ biến nhất của TSCĐVH là
tính không chắc chắn cao của lợi nhuận
tương lai và không có sự tồn tại vật thể.
2.2 TSCĐ vô hình
Các loại tài sản vô hình
- Lợi thế thương mại
- Bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu
- Hợp đồng cho thuê, bất động sản cho thuê và việc cải
thiện hợp đồng cho thuê, quyền sử dụng đất có thời hạn
- Quyền thăm dò, các chi phí phát triển nguồn tự nhiên
- Các công thức, quá trình, kỹ thuật và thiết kế đặc biệt
- Giấy phép, nhượng quyền thương hiệu, thành viên, và
danh sách khách hàng

Q: Các lưu ý về kế toán & phân tích TSCĐ vô hình là gì?


thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like