You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


MỤC TIÊU CHƯƠNG 5
• Nắm được nguồn vốn của doanh nghiệp
• Tìm hiểu các phương thức huy động
nguồn vốn của doanh nghiệp
• Nắm được cách thức tổ chức nguồn vốn
và đảm bảo nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp
NỘI DUNG CHƯƠNG 5
5.1. Khái niệm và phân loại nguồn vốn của doanh
nghiệp
5.1.1. Khái niệm nguồn vốn
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
5.2. Các nguồn vốn của doanh nghiệp
5.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
5.2.2. Nợ và các phương thức huy động nợ của DN
5.3. Lựa chọn chiến lược tổ chức nguồn vốn và đảm
bảo nhu cầu vốn lưu động của DN
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết
5.3.2. Lựa chọn chiến lược tổ chức nguồn vốn kinh
doanh và đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho DN
5.1. Khái niệm và phân loại nguồn vốn

• 5.1.1. Khái niệm


• Nguồn vốn là những quan hệ tài chính
mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác
hay huy động một số tiền nhất định để đầu
tư tài sản.
• Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do
đâu mà có và đơn vị phải có trách nhiệm
kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản của
mình.
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
• 1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn

Nguồn vốn

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu


5.1.2. Phân loại nguồn vốn
1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
• Nợ phải trả (NPT) biểu thị phần giá trị tài sản
không thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
• Bản chất NPT là loại nguồn vốn có tính tạm
thời, đơn vị kế toán chỉ được huy động trong
một khoảng thời gian nhất định và sau
khoảng thời gian đó sẽ phải trả cho các chủ
nợ.
• NPT có thể được định nghĩa như sau: Nợ
phải trả là nghĩa vụ tài chính hiện tại mà đơn
vị kế toán phải thanh toán bằng nguồn lực
của mình.
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
• Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của
chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty
liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ
phần.
• Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành
một hoạt động sản xuất, kinh doanh.
• Cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động
này cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu
kinh doanh không có lãi.
• Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá
sản, thì đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, để
thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại
mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp
của họ.
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Nguồn vốn

Nguồn vốn Nguồn vốn


tạm thời thường xuyên
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
a. Nguồn vốn thường xuyên
• Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các
nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh
nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh
doanh.
• Thường sử dụng để mua sắm, hình thành
TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên.
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
Công thức xác định nguồn vốn thường
xuyên
= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn
thường xuyên
= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
b. Nguồn vốn tạm thời
• Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới
một năm)
• Doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các
nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh
• Thường bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng và
các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn
khác.
5.1.2. Phân loại nguồn vốn

Nguồn vốn
Tài sản lưu Nợ ngắn hạn tạm thời
động
Nợ dài hạn Nguồn vốn
Tài sản cố thường
định Vốn chủ sở xuyên
hữu
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
3. Dựa vào phạm vi huy động vốn

Nguồn vốn

Nguồn vốn Nguồn vốn


bên trong bên ngoài
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
3. Dựa vào phạm vi huy động vốn
a. Nguồn vốn bên trong
• Được huy động từ chính hoạt động của bản thân
doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể
hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp
• Bao gồm:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
- Khoản khấu hao TSCĐ
- Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng
hoặc thanh lý TSCĐ.
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
3. Dựa vào phạm vi huy động vốn
a. Nguồn vốn bên trong
Khi sử dụng nguồn vốn
bên trong:

Có điểm lợi gì?

Bất lợi gì?


5.1.2. Phân loại nguồn vốn
Điểm thuận lợi Điểm bất lợi
• Chủ động đáp ứng nhu • Hiệu quả sử dụng thường
cầu vốn của DN, nắm bắt không cao
kịp thời các thời cơ • Sự giới hạn về mặt quy
• Tiết kiệm được chi phí sử mô nguồn vốn
dụng vốn
• Giữ được quyền kiểm
soát doanh nghiệp
• Tránh được các áp lực
phải thanh toán đúng kỳ
5.1.2. Phân loại nguồn vốn
3. Dựa vào phạm vi huy động vốn
a. Nguồn vốn bên ngoài
• Khái niệm: Là nguồn vốn được huy động từ bên
ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính
cho hoạt động kinh doanh.
• Bao gồm:
- Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân)
- Vay NHTM và các tổ chức tài chính khác
- Nhận vốn góp
- Tín dụng thương mại
- Thuê tài sản
- Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán
(đối với DN được phép)
5.2. Các nguồn vốn và phương thức huy động
5.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
• Nguồn vốn góp ban đầu
• Nguồn vốn bổ sung:
5.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn góp ban đầu
• Khái niệm: Khi doanh nghiệp mới thành lập, chủ sở hữu
DN phải đầu tư một lượng vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.

• Nguồn hình thành vốn góp ban đầu giữa các loại hình
doanh nghiệp khác nhau.

• Hình thức sở hữu của DN sẽ quyết định đến tính chất và


cách thức huy động vốn của bản thân doanh nghiệp
5.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
2. Nguồn vốn góp bổ sung
a. Lợi nhuận hàng năm: Đây là nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận
không chia được sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh.
b. Từ tài trợ bên ngoài:
c. Kêu gọi thêm cổ phiếu:
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN

Nợ ngắn hạn
Nợ của DN
Nợ dài hạn
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
1. Nợ ngắn hạn
• Khái niệm: Nợ ngắn hạn thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ
mà DN có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh
tế khác trong khoảng thời gian ngắn (từ 12 tháng trở xuống).

• Bao gồm các khoản:

+ Nợ phải trả có tính chất chu kỳ

+ Tín dụng thương mại

+ Tín dụng ngân hàng

+ Các khoản khác


5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
1. Nợ ngắn hạn

a. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ: là những khoản phát


sinh thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp

• Bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công trả cho người lao động nhưng
chưa đến kỳ trả

+ Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ


nộp,…
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
1. Nợ ngắn hạn

b. Tín dụng thương mại: là hình thức mua chịu vật tư,
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với nhà cung cấp

- Chi phí của TDTM:

Tỷ lệ chiết khấu (%) 360


Chi phí của TDTM = x
1-Tỷ lệ chiết khấu (%) Số ngày mua chịu – thời gian hưởng CK
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
1. Nợ ngắn hạn
c. Tín dụng ngân hàng: doanh nghiệp vay vốn của
ngân hàng và các tổ chức tín dụng với thời hạn
ngắn tối đa là 12 tháng
• Để vay được nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng
và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp cần
phải chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về
tín dụng ngắn hạn.
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
2. Nợ dài hạn
• Khái niệm: thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà DN
có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế
khác trong khoảng thời gian trên 12 tháng trở lên.
• Bao gồm các khoản:
+ Vay dài hạn
+ Thuê tài chính
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
2. Nợ dài hạn
a. Vay dài hạn
• Khái niệm: Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp
đồng giữa người vay (DN) và người cho vay (thường là các NHTM,
công ty tài chính,…) theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản
tiền vay theo thời gian đã định.
• Bao gồm các khoản:
+ Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính - tín dụng khác
+ Phát hành trái phiếu doanh nghiệp
5.2.2. Nợ và các phương thức huy
động nợ của DN
2. Nợ dài hạn

b. Thuê tài chính

• Khái niệm: Thuê tài chính là phương thức tài trợ tín dụng trung và
dài hạn không thể hủy ngang.

• Người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người
thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.

Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt
thời hạn đã thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn.

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu,
mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng thuê.
5.3. Lựa chọn chiến lược tổ chức nguồn vốn và
đảm bảo nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường
xuyên cần thiết
• Khái niệm: Nguồn vốn lưu động thường
xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất
dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài
sản lưu động thường xuyên cần thiết
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần
thiết

• Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại một thời điểm
được xác định:

Nguồn vốn lưu Tổng nguồn


Giá trị còn lại của TSCĐ
động thường = vốn thường -
và các TSDH khác
xuyên xuyên

Tài sản lưu


= - Nợ ngắn hạn
động
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường
xuyên cần thiết
Nợ ngắn Nguồn vốn
Tài sản tạm thời
hạn
lưu động
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên Nợ dài
hạn Nguồn vốn
Tài sản thường
cố định Vốn chủ xuyên
sở hữu
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường
xuyên cần thiết
• Ví dụ: Cho một số chỉ tiêu kinh tế tại thời điểm cuối năm
N của công ty A như sau:
Chỉ tiêu Giá trị (ĐVT:
đồng)
Tài sản lưu động 500.000.000
Tài sản cố định 800.000.000
Nợ ngắn hạn 300.000.000
Nợ dài hạn 300.000.000
Vốn chủ sở hữu 700.000.000
• Yêu cầu: Xác định nguồn vốn tạm thời, nguồn vốn thường
xuyên, nguồn vốn lưu động thường xuyên
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường
xuyên cần thiết
Bài giải:
• Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn =
300.000.000 đồng
• Nguồn vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn
chủ sở hữu = 300.000.000 + 700.000.000 =
1.000.000.000 đồng
• Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ –
Nợ ngắn hạn = 500.000.000 – 300.000.000 =
200.000.000 đồng
5.3.1. Nguồn vốn lưu động thường
xuyên cần thiết
• Những yếu tố làm tăng nguồn vốn lưu động
thường xuyên
- Tăng vốn chủ sở hữu
- Tăng các khoản vay trung hạn và dài hạn
- Nhượng bán hoặc thanh lý TSLĐ đã hết thời gian
sử dụng
• Những yếu tố làm giảm nguồn vốn lưu động
thường xuyên
- Giảm vốn chủ sở hữu
- Hoàn trả các khoản vay trung và dài hạn
- Tăng đầu tư vào TSCĐ hoặc đầu tư dài hạn khác
5.3.2. Lựa chọn chiến lược tổ chức nguồn vốn
kinh doanh và đảm bảo nhu cầu VLĐ cho DN

• Mô hình thứ nhất: Toàn bộ tài sản lưu động thường


xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn
bộ tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn
vốn tạm thời.
• Mô hình thứ hai: Toàn bộ tài sản lưu động thường
xuyên và một phần tài sản lưu động tạm thời được tài
trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Phần tài sản lưu
động tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm
thời
• Mô hình thứ ba: Một phần tài sản lưu động thường
xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Phần
tài sản lưu động thường xuyên còn lại và toàn bộ tài sản
lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời
Mô hình thứ nhất: Toàn bộ TSLĐTX được tài trợ bằng
NVTX. Toàn bộ TSLĐTT được tài trợ bằng NVTT

Tiền

TSLĐ tạm thời


Nguồn vốn tạm
thời

Nguồn vốn thường


xuyên
TSCĐ

• Ưu điểm
• Hạn chế
Mô hình thứ hai: Toàn bộ TSLĐTX và một phần
TSLĐTT được tài trợ bằng NVTX. Phần TSLĐTT còn
lại được tài trợ bằng NVTT

Tiền

TSLĐ tạm thời


Nguồn vốn tạm
thời

Nguồn vốn thường


xuyên
TSCĐ

• Ưu điểm
• Hạn chế
Mô hình thứ ba: Một phần TSLĐTX được tài trợ bằng
NVTX. Phần TSLĐTX còn lại và toàn bộ TSLĐTT
được tài trợ bằng NVTT

Tiền

TSLĐ tạm thời


Nguồn vốn tạm
thời

Nguồn vốn thường


xuyên
TSCĐ

• Ưu điểm
• Hạn chế
Câu hỏi chương 5
• Nêu khái niệm và phân loại nguồn vốn của
doanh nghiệp?
• Nêu các phương thức huy động nguồn vốn
trong doanh nghiệp?
• Nêu khái niệm và các đặc điểm của nguồn vốn
lưu động thường xuyên cần thiết?
• Nêu đặc điểm và các ưu, nhược điểm của 3
mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp?
Thank you for your attention!

You might also like