You are on page 1of 156

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH

Trần Thi Minh Trâm


Email: tramttm@ftu.edu.vn

1
CHƯƠNG 5: TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

KHÁI QUÁT VỀ TCDN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TCDN

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG TCDN

CÁC BÁO CÁO TCDN QUAN TRỌNG

PHÂN TÍCH TCDN


2
KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
• Khái niệm doanh nghiệp
• Các loại hình doanh nghiệp
₋ Doanh nghiệp tư nhân
₋ Công ty hợp danh
₋ Công ty trách nhiệm hữu hạn
₋ Công ty cổ phần

3
Khái niệm doanh nghiệp
• DN là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời.

4
Các loại hình doanh nghiệp
• Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
• Công ty hợp danh (Partnerships)
• Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited
Liability Company)
• Công ty cổ phần (Corporation)

5
Doanh nghiệp tư nhân
• Là DN được sở hữu bởi 1 cá nhân hoặc 1 gia đình
• Không phải là một pháp nhân độc lập
• Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của DN (nghĩa vụ nợ vô hạn)
• Chi phí quản lý thấp
• Thuế đánh vào DN là thuế thu nhập cá nhân đối với
người chủ

6
Công ty hợp danh
• Là DN trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài ra có thể
có thành viên góp vốn
₋ Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa
vụ của Công ty
₋ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào Công
ty và không tham gia quản lý kinh doanh
• Nhìn chung không có tư cách pháp nhân
• Hầu hết các DN hợp danh được thiết lập bởi một văn bản, thường
được gọi là Điều lệ hợp danh
• Thỏa ước hợp danh thường quy định các quyết định và lợi nhuận
(hoặc những khoản lỗ) sẽ được chia sẻ giữa những người sở hữu
• Sự thay đổi quyền sở hữu sẽ dẫn đến việc xóa bỏ mối quan hệ hợp
danh cũ và phải thiết lập một hợp danh mới

7
Công ty trách nhiệm hữu hạn
• Là DN do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu
(TNHH 1 thành viên) hoặc 2 thành viên trở lên cùng
góp vốn sở hữu
• Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ/
vốn cam kết góp vào DN
• Có tư cách pháp nhân
• Chịu thuế thu nhập DN

8
Công ty cổ phần
• Là DN trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần
• Là một pháp nhân, tách rời khỏi những người sở hữu nó
₋ Có thể sở hữu tài sản, vay mượn, bị khiếu kiện, đi khiếu kiện, và đứng
tên trên các hợp đồng pháp lý
₋ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn)
• Là loại hình tổ chức duy nhất được phát hành cổ phiếu
• Không bị giải tán khi cổ phần được chuyển đổi từ chủ sở hữu
này sang chủ sở hữu khác.
• Cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, hội đồng quản trị sẽ chỉ
định Ban điều hành
• Phải nộp thuế DN, dẫn đến việc đóng thuế 2 lần cho người
chủ sở hữu.
9
KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
• Định nghĩa TCDN
• Nội dung TCDN
• Đặc điểm của TCDN
• Chức năng của TCDN
• Vai trò của TCDN

10
ĐỊNH NGHĨA TCDN 1
• TCDN là tất cả các quyết định tài chính liên quan
đến việc vận hành một doanh nghiệp.
• Các quyết định tài chính chủ yếu của DN gồm:
₋ Dự toán vốn (Capital Budgeting)
₋ Cấu trúc vốn tối ưu (Capital structure)
₋ Quản trị vốn lưu động (Working capital management)

11
Các quyết định TCDN
• Dự toán vốn (Capital Budgeting): Đầu tư vào đâu và như thế
nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã chọn, nhằm đạt
tới mục tiêu của doanh nghiệp?
-> lựa chọn dự án đầu tư, kinh doanh phải có lãi
• Cấu trúc vốn tối ưu (Capital structure): Nguồn vốn tài trợ dự
án đầu tư được huy động từ đâu với cơ cấu vốn tự có và đi vay
tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
-> khai thác, huy động vốn KD cho DN trên cơ sở phân tích những ưu,
lợi thế của các hình thức huy động vốn
• Quản trị vốn lưu động (Working capital management): Làm
thế nào để quản trị các hoạt động tài chính hàng ngày của DN,
đảm bảo thu – chi hàng ngày của DN?
-> đảm bảo thanh khoản và đầu tư hiệu quả
12
ĐỊNH NGHĨA TCDN 2
• TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân
phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản
xuất – kinh doanh của DN nhằm đạt tới mục tiêu
nhất định.

13
Hình thức và bản chất của TCDN
• Hình thức: TCDN là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo
lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với
hoạt động của DN.
• Bản chất: TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử
dụng quỹ tiền tệ của DN trong quá trình hoạt động
của DN.
• Các quan hệ tài chính bao gồm:
₋ Quan hệ tài chính giữa DN với Nhà nước
₋ Quan hệ giữa DN với thị trường
₋ Quan hệ tài chính trong nội bộ DN
14
Nội dung của TCDN
• Lựa chọn và quyết định đầu tư
• Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp
ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động
của DN
• Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ
các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán
của DN
• Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng
các quỹ của DN
• Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của DN
• Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
15
Đặc điểm của TCDN
• TCDN gắn liền với các hoạt động SX-KD của
DN
• TCDN gắn liền với hình thức sở hữu DN
• Mọi sự vận động của các nguồn tài chính
trong DN đều nhằm đạt tới mục tiêu kinh
doanh của DN

16
CHỨC NĂNG CỦA TCDN
• Chức năng phân phối:
₋ DN có khả năng động viên khai thác và thu hút các nguồn
tài chính trong nền kinh tế để hình thành vốn KD của DN.
₋ Sau khi đã hình thành vốn KD: phân phối vốn đồng nghĩa
với việc đầu tư vốn, đầu tư bên trong hay đầu tư bên
ngoài. Lợi nhuận thu được là yếu tố quan trọng nhất, quyết
định phương hướng và cách thức đầu tư của DN.
• Chức năng giám sát:
₋ Giám sát, dự báo hiệu quả của quá trình phân phối.
₋ Phát hiện những khuyết tật trong khâu phân phối để từ đó
điều chỉnh quá trình phân phối nhằm thực hiện phương
hướng, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của DN.
17
VAI TRÒ CỦA TCDN
• Đảm bảo nhu cầu vốn cho DN đầy đủ và kịp thời.
• Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
₋ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
₋ Tạo lập các đòn bẩy kinh doanh, đặc biệt là đòn bẩy tài
chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong
DN.
• Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động SX-KD của
DN.

18
Vai trò của TCDN
• Đảm bảo nhu cầu vốn cho DN một cách đầy đủ và
kịp thời để các hoạt động của DN diễn ra bình
thường và liên tục.
₋ Quy mô vốn
₋ Cấu trúc vốn
₋ Thời hạn sử dụng vốn
₋ Chi phí thấp nhất
₋ Kịp thời nhất

19
Vai trò của TCDN
• Có nhiều phương thức TCDN đảm bảo vốn
cho DN:
– Vay nợ
– Huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu
– Đi thuê tài chính

Ưu, nhược điểm của từng phương thức?

20
Vai trò của TCDN
• Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
₋ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: TCDN
phân tích các chỉ tiêu tài chính để đưa ra các quyết định,
giải pháp quản trị DN tối ưu như giảm chi phí, tăng lợi
nhuận nhằm đạt giá trị DN cao nhất.
₋ Tạo lập các đòn bẩy kinh doanh, đặc biệt là đòn
bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động
kinh tế trong DN: Tạo ra sức mua hợp lý, kích thích và
điều tiết kinh doanh; sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn
bẩy tài chính để gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu.

21
Vai trò của TCDN
• Cụ thể:
₋ Đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn (do đánh giá, lựa chọn đầu tư
từ góc độ tài chính)
₋ Huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp DN chớp được cơ hội kinh
doanh.
₋ Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp
nhằm giảm chi phí sử dụng vốn góp phần tăng lợi nhuận của DN.
₋ Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài
chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu.
₋ Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh tránh
thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số
vốn vay, từ đó giảm tiền lãi vay, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế
của DN.

22
Vai trò của TCDN
• Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động SX-KD của DN
₋ Tình hình tài chính của DN là một tấm gương phản
ánh trung thực nhất mọi hoạt động kinh doanh
của DN.
₋ Thông qua các chỉ tiêu tài chính mà các nhà quản
lý DN dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh
doanh của DN, phát hiện kịp thời những vướng
mắc, tồn tại để từ đó đưa ra các quyết định điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục
tiêu đã định.
23
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TCDN
• Khái niệm
• Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt
động TCDN

24
Tổ chức hoạt động TCDN
• Tổ chức hoạt động TCDN là việc hoạch
định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ
thống các biện pháp để thực hiện chiến
lược đó nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh của DN trong một thời kỳ nhất
định.

25
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
TCDN

• Hình thức pháp lý TCDN


• Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh
doanh
• Môi trường kinh doanh

26
Hình thức pháp lý TCDN
• Hình thức pháp lý của DN khác nhau sẽ chi phối đến việc:
₋ Tổ chức huy động vốn
₋ Chuyển nhượng vốn
₋ Quản lý vốn
₋ Phân phối kết quả kinh doanh
₋ Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của DN

Ví dụ: DN tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Công ty TNHH?

27
Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật của ngành
kinh doanh
• Tùy theo ngành sản xuất là công nghiệp khai thác hay
công nghiệp chế biến, DN hoạt động sản xuất hay DN
thương mại, dịch vụ, DN sản xuất kinh doanh có tính
thời vụ hay DN sản xuất kinh doanh liên tục sẽ quyết
định sự khác nhau về:
₋ Cơ cấu vốn kinh doanh
₋ Tốc độ luân chuyển vốn của DN
₋ Cân đối giữa thu và chi bằng tiền
₋ ….

28
Môi trường kinh doanh
• Bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng tới hoạt động của DN: môi trường kinh tế-tài chính,
môi trường chính trị, môi trường pháp luật, môi trường công
nghệ, môi trường văn hóa-xã hội…
• Các ảnh hưởng có thể liên quan đến:
₋ Nhu cầu vốn và Huy động vốn
₋ Mua bán vật tư, NVL..
₋ Tăng giảm chi phí
₋ Tiêu thụ sản phẩm
₋ Quyết định đầu tư, phát triển
₋ Rủi ro ….

29
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG TCDN
• Nguyên tắc tôn trọng pháp luật
• Nguyên tắc hạch toán kinh doanh
• Nguyên tắc đảm bảo an toàn kinh doanh
• Nguyên tắc giữ chữ tín trong kinh doanh

30
Nguyên tắc tôn trọng pháp luật
• Song song với bàn tay vô hình của nền kinh tế thị
trường phải có bàn tay hữu hình của Nhà nước để điều
chỉnh nền kinh tế.
• Các công cụ quản lý nền kinh tế (chính sách tài chính,
tiền tệ, giá cả…) một mặt tạo điều kiện kích thích mở
rộng đầu tư, tạo môi trường kinh doanh, mặt khác tạo
ra khuôn khổ luật pháp kinh doanh rất chặt chẽ.
• DN phải hiểu luật để đầu tư đúng hướng, đầu tư vào
những nơi được Nhà nước khuyến khích (như giảm
thuế, tài trợ tín dụng….).

31
Nguyên tắc hạch toán kinh doanh
• Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết
định tới sự sống còn của các DN trong nền kinh tế thị
trường.
• Được hình thành dựa trên chức năng vốn có của tài chính:
chức năng giám sát.
• Yêu cầu của nguyên tắc này là lấy thu bù chi, có doanh lợi.
• Quản lý doanh thu: tăng quy mô đầu tư, mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng, tăng doanh thu, quản
lý chặt chẽ các nguồn thu nhập của mình
• Hạch toán chi phí: tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất, xem
xét tính hiệu quả

32
Nguyên tắc đảm bảo an toàn kinh
doanh
• Lợi nhuận luôn đi cùng với yếu tố rủi ro, lợi nhuận càng
cao thì xác suất xảy ra rủi ro càng cao..
• Nguyên tắc an toàn cần được quán triệt trong mọi khâu
của công tác tổ chức TCDN.
• An toàn trong kinh doanh thể hiện ở các nội dung:
₋ An toàn và phát triển vốn
₋ Dự phòng và hạn chế rủi ro có thể xảy ra
₋ Hoàn thiện hệ thống giải pháp tài chính
• Vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao

Biện pháp đảm bảo an toàn trong kinh doanh?

33
Nguyên tắc giữ chữ tín trong kinh
doanh
• Thể hiện qua các nội dung sau:
₋ Đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ cho việc thực hiện các
hợp đồng kinh tế.
₋ Thanh toán đúng hạn: Các khoản nợ, trả tiền hàng
hoá, dịch vụ, lương bổng, nộp thuế cho nhà nước..
₋ Đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật để nâng
cao chất lượng sản phẩm để luôn giữ được giá trị của
nhãn hiệu hàng hóa của DN.
₋ ....

34
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DN
• Chu trình kinh doanh của DN
• Khái niệm báo cáo tài chính:
₋ Khái niệm BCTC
₋ Lý do phải nghiên cứu BCTC
₋ Nguyên tắc lập BCTC
₋ Chức năng của BCTC
• Các báo cáo tài chính cơ bản:
₋ Bảng cân đối kế toán
₋ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
₋ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

35
CHU TRÌNH KINH DOANH CỦA DN

Doanh thu Huy động quỹ

Mua sắm
Bán ra
NVL, đầu tư

Tiến
hành
sản xuất
36
CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DN

• Tất cả các hoạt động của DN về cơ bản đều được


thể hiện ra trong các báo cáo tài chính (Financial
statements) giúp người đọc hình dung được về tình
hình tài chính của DN trong một giai đoạn hay một
thời điểm cụ thể.

37
Lý do phải nghiên cứu báo cáo tài
chính
• Nhiều thông tin về DN và các tổ chức khác cần thiết
cho người ra quyết định tài chính được phản ánh
trong các báo cáo tài chính.

38
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
• Một bản BCTC là thông điệp của DN về tình hình
của mình gửi tới thị trường, nhà đầu tư, và các bên
có liên quan.
• Do vậy, khi lập BCTC, có những nguyên tắc quan
trọng mà người lập và người đọc cần phải biết để
hiểu cách nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu khi phân
tích báo cáo.
• Các nguyên tắc BCTC:
₋ Thực hiện báo cáo định kỳ
₋ Tuân theo các quy tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành
₋ Được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập
39
Chức năng của báo cáo tài chính
• Cung cấp thông tin cho các bên liên quan của DN về
tình trạng hiện tại và tình hình tài chính trong quá
khứ của DN.
• Cung cấp một phương tiện tiện dụng cho người sở
hữu và người cho vay đặt mục tiêu hoạt động và áp
dụng những sự kiểm soát lên các nhà quản lý DN.
• Cung cấp khuôn mẫu tiện lợi cho việc lập kế hoạch
tài chính.

40
Các BCTC cơ bản
Tóm tắt
Bảng CĐKT •Bức tranh tại một thời điểm về tài sản và
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở nguồn vốn của DN.
hữu •Tài sản dài hạn được ghi nhận theo giá lịch
sử, được khấu hao theo thời gian.
Báo cáo kết quả HĐKD •Ghi lại doanh thu và các chi phí phát sinh
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi trong suốt một thời kỳ.
phí •Sử dụng nguyên tắc kế toán dồn tích, do
vậy, lợi nhuận ròng và dòng tiền không phải
lúc nào cũng bằng nhau.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ •Chỉ ra dòng tiền (bao nhiêu tiền) DN đã thu
Tổng dòng tiền = Dòng tiền từ hoạt vào, dòng tiền (bao nhiêu tiền) DN đã chi ra
động kinh doanh + Dòng tiền đầu trong một khoảng thời gian.
tư + Dòng tiền từ hoạt động tài trợ •Nguồn gốc và việc sử dụng tiền được chia
thành các nhóm (3 nhóm).

41
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BALANCE
SHEET)
• Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính phản ánh
tổng quát tình hình tài sản của DN và nguồn vốn
tài trợ cho DN đó tại một thời điểm cụ thể,
thường là cuối 1 quý hay 1 năm tài chính.
• Phương trình cân bằng kế toán:

Tổng Tài sản = Tổng Nợ phải trả + Vốn Chủ sở hữu

42
Bảng cân đối kế toán
Nợ ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn:
• Vay và nợ thuê tài chính
• Tiền và các khoản tương
ngắn hạn
đương tiền
• Phải trả người bán ngắn
• Đầu tư tài chính ngắn hạn
hạn
• Các khoản phải thu ngắn
•…
hạn
• Hàng tồn kho Vốn lưu động
• TS ngắn hạn khác ròng Nợ dài hạn
Tài sản dài hạn:
• Các khoản phải thu dài hạn
• Tài sản cố định
• Bất động sản đầu tư
• Tài sản dở dang dài hạn
• Đầu tư tài chính dài hạn Vốn chủ sở hữu
• Tài sản dài hạn khác

Tổng tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu


43
TÀI SẢN CỦA DN
• Tài sản là những gì DN đang sở hữu, là các nguồn
lực kinh tế dự kiến tạo ra các lợi ích kinh tế cho
người sở hữu.
• Tài sản được chia thành hai nhóm lớn:
₋ Tài sản ngắn hạn (Current assets)
₋ Tài sản dài hạn (Long-term assets)

44
TÀI SẢN NGẮN HẠN
• Tài sản ngắn hạn (còn gọi là tài sản lưu động) là biểu
hiện bằng tiền toàn bộ tài sản chỉ tham gia vào 1 chu kỳ
kinh doanh (hoặc được chuyển thành tiền trong 1 năm)
của DN.
• Tài sản ngắn hạn gồm:
₋ Tiền mặt và các khoản tương đương tiền (Cash and equivalent)
₋ Chứng khoán ngắn hạn (Marketable securities)
₋ Khoản phải thu ngắn hạn (Accounts receivable)
₋ Hàng tồn kho (Inventory): Nguyên vật liệu (raw materials), Bán thành
phẩm (Work in progress), Thành phẩm (Finished Goods)
₋ Chi phí trả trước (Prepaid expenses)
₋ Tài sản ngắn hạn khác (Others)
45
Đặc điểm tài sản ngắn hạn
• Luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau qua
các công đoạn của chu kỳ kinh doanh.
• Được chuyển thành tiền trong thời hạn 1 chu kỳ kinh
doanh hoặc 1 năm.
₋ Do chỉ tham gia vào 1 vòng đời KD nên tài sản ngắn hạn của
DN được chuyển hóa toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.
₋ Do thời gian ngắn nên tài sản ngắn hạn có tính lỏng cao, có
tính quay vòng nhanh, nghĩa là DN thường xuyên phải mua
bổ sung do số cũ dùng đã hết.

46
Sự chuyển hóa tài sản ngắn hạn
Nguyên vật
Tiền liệu
(Cash) (Direct
Materials)

Bán thành
Khoản phải thu
phẩm
(Accounts
(Work in
Receivable)
process)

Thành
phẩm
(Finished
Goods)
47
Quản lý tài sản ngắn hạn
• Mục tiêu của quản lý tài sản ngắn hạn:
₋ Đảm bảo khả năng thanh toán của DN.
₋ Thường xuyên xác định nhu cầu vốn lưu động cần
thiết và tìm kiếm nguồn tài trợ nhu cầu này với chi
phí thấp nhất.
₋ Đưa ra giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu
động (thông qua các hình thức lập quỹ dự phòng,
tăng vòng quay vốn lưu động..)

48
Tiền và các khoản tương đương tiền
• Nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…
• Nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả các khoản
nợ lương, thuế…

49
Đầu tư tài chính ngắn hạn
• Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn mang tính chất
chu kỳ -> DN có những lúc sẽ có những khoản tiền
nhàn rỗi đủ lớn để có thể đầu tư vào một lĩnh vực
khác bên ngoài.
• Các tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn cho phép DN
thu hồi vốn trong vòng một năm.
• Ví dụ: mua chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, gửi
tiền kỳ hạn ngắn….

50
Khoản phải thu ngắn hạn
• Khoản phải thu phản ánh tổng số tiền mà các đối
tượng bên ngoài đang nợ ngắn hạn DN.
• Khoản phải thu ngắn hạn gồm:
₋ Phải thu KH
₋ Trả trước cho người bán
₋ Các khoản phải thu khác: khoản phải thu nội bộ,
thu khác…

51
Hàng tồn kho
• Hàng tồn kho phản ánh tổng giá trị thuần của các
loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất của
DN.
• Hàng tồn kho có thể gồm:
₋ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (raw materials)
₋ Bán thành phẩm (work in process)
₋ Thành phẩm đang chờ tiêu thụ (finished goods)
₋ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: phản ánh số tiền dự phòng
giảm giá cho số hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo; khoản này sẽ được
tính trước vào chi phí trong kỳ. Giá trị của chỉ tiêu hàng tồn kho được
xác định sau khi trừ đi khoản dự phòng này.

52
Tài sản ngắn hạn khác
• Tiền tạm ứng của cán bộ, công nhân viên vì mục
đích công việc như đi công tác…
• Chi phí trả trước
• Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
• Ký quỹ, ký cược, thế chấp ngắn hạn…

53
TÀI SẢN DÀI HẠN
• Tài sản dài hạn là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài
sản tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh (hoặc
được chuyển thành tiền trong thời hạn trên 1 năm)
của DN.
• Tài sản dài hạn gồm:
₋ Các khoản đầu tư dài hạn (Long term investments): Bất động
sản đầu tư (Immovables), góp vốn liên doanh, mua cổ phần ở công ty
khác...
₋ Tài sản cố định (Fixed assets): Tài sản cố định hữu hình (Tangible
assets), Tài sản cố định vô hình (Intagible assets)
₋ Các khoản phải thu dài hạn (Long-term receivable)
₋ Tài sản dài hạn khác (other long-term assets)
54
Tài sản cố định
• TS cố định là những tài sản không thể chuyển hết
vào sản phẩm trong một năm, nghĩa là giá trị mà
DN bỏ ra để mua TSCĐ cần phải được chuyển dần
vào sản phẩm trong vòng nhiều năm bằng phương
pháp khấu hao.
• Một TS được gọi là TSCĐ khi nó đảm bảo cả 2 điều
kiện cơ bản sau:
₋ Giá trị, tuỳ theo quy định của mỗi nước, giá trị tài sản cố
định phải lớn hơn một giá trị nhất định. Tại Việt Nam, một
tài sản cố định phải có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng.
₋ Thời gian sử dụng : Từ một năm trở lên
55
Tài sản cố định
• Căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu:
₋ TSCĐ hữu hình (tangible assets): là những tài sản
có hình thái vật chất cụ thể (nhà cửa, máy móc
thiết bị...)
₋ TSCĐ vô hình (intangible assets): là những tài sản
không có hình thái vật chất cụ thể (chi phí nghiên
cứu phát triển...)
• Căn cứ vào quyền sở hữu:
₋ TSCĐ do DN sở hữu
₋ TSCĐ do DN đi thuê
56
Tài sản cố định
Đặc điểm:
• Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD nhưng không thay đổi hình
thái vật chất.
• Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, TSCĐ mất đi một
lượng giá trị hao mòn hữu hình và vô hình và giá trị này được
chuyển hóa vào giá trị sản phẩm.
₋ Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó làm
giảm dần giá trị của TSCĐ (giảm năng lực sản xuất).
₋ Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ (giảm
giá trị do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật…).
• TSCĐ được trích khấu hao

57
Khấu hao TSCĐ (Depreciation)
• Trích (tính) khấu hao TSCĐ là xác định giá trị TSCĐ
bị hao mòn đã chuyển dịch vào giá trị hàng hóa,
dịch vụ.
• Cùng với thời gian sử dụng TSCĐ, DN sẽ trích một
phần thu nhập từ việc bán sản phẩm để đưa vào
quỹ khấu hao -> sử dụng để tái tạo, mua mới TSCĐ
để thay thế TSCĐ cũ đã bị hao mòn, thải hồi.

58
Khấu hao TSCĐ
• Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị
phải thu hồi của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
của TSCĐ đó.
• Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí SXKD trong kỳ nhưng
không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ.
• Khấu hao TSCĐ là một cách thu hồi vốn đầu tư ứng trước.
• Số tiền trích ra từ tiền thu bán hàng tương ứng với số đã
khấu hao trong kỳ gọi là tiền khấu hao TSCĐ.
• Số tiền khấu hao được tích lũy lại dần dần dưới hình thái
một quỹ tiền tệ dự trữ gọi là quỹ khấu hao.

59
Khấu hao TSCĐ
• Mục đích của trích khấu hao TSCĐ:
₋ Thu hồi vốn để tái sản xuất TSCĐ
₋ Bảo toàn vốn cố định
₋ Xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá
kết quả hoạt động KD của DN

60
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
• Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu
hao tuyến tính/ khấu hao bình quân/ khấu
hao thường) (Straight line deprecition)
• Phương pháp khấu hao nhanh (Accelerated
depreciation)
• Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Units
of production method)

61
Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Là phương pháp khấu hao được DN sử dụng phổ biến
trong đó mức khấu hao hàng năm của TSCĐ là đều nhau
trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.

MKH = (NG – Giá trị thanh lý ước tính)/T

• Trong đó:
MKH: mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG: nguyên giá TSCĐ (tổng chi phí mua TSCĐ)
T: thời gian sử dụng TSCĐ
Giá trị thanh lý ước tính khó chính xác và thường là nhỏ nên có thể bỏ
qua.
62
Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Tổng khấu hao = Chi phí mua tài sản – Giá trị thanh lý ước tính

• Giá trị khấu hao từng năm = Tổng khấu hao/Thời gian sử dụng

• Tỷ lệ khấu hao = (Giá trị khấu hao hàng năm/Tổng khấu hao) *
100%

• Khấu hao tích lũy sau k năm = k* Giá trị khấu hao hàng năm

• Giá trị còn lại của TSCĐ vào cuối năm k = Chi phí mua tài sản –
khấu hao tích lũy

63
Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Ưu điểm:
₋ Việc tính toán đơn giản
₋ Không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm.
₋ Cho phép đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi vốn cố
định thông qua tỷ lệ khấu hao thực tế.
• Nhược điểm:
₋ Không phản ánh được hao mòn vô hình
₋ Nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết
được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.
₋ Không phù hợp với TSCĐ có mức độ hoạt động rất không đều
trong năm nay hay giữa các năm.

64
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Ví dụ 5.1:
• Công ty A mua một TSCĐ mới 100% với giá thanh toán
theo hóa đơn là 800 triệu đồng, chiết khấu giảm giá là
5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí
lắp đặt chạy thử là 3 triệu đồng.
• Hãy tính mức khấu hao hàng năm theo phương pháp
đường thẳng, biết TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật 12 năm,
thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến là 10 năm, và giả sử sau
10 năm, giá trị thải hồi của TSCĐ là 40 triệu.

65
Phương pháp khấu hao nhanh
• Là phương pháp khấu hao trong đó mức khấu hao
giảm dần theo thời gian.
• Điều này có nghĩa là với phương pháp khấu hao
nhanh, chi phí khấu hao trong những năm đầu sử
dụng tài sản được ghi nhận nhiều hơn so với những
năm cuối của tài sản.
• Có 2 cách tính:
₋ Tính KH nhanh theo số dư giảm dần (tính KH theo giá trị
còn lại).
₋ Tính KH nhanh theo tỷ lệ KH giảm dần

66
Tính KH nhanh theo số dư giảm dần
• Số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách
lấy giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đầu năm
đó, nhân với một tỷ lệ khấu hao không đổi.

MKH = GTCLi * TKHn

• Trong đó:
i: số thứ tự năm sử dụng TSCĐ
MKH: số tiền trích khấu hao hàng năm
GTCLi : giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
TKHn : tỷ lệ khấu hao hàng năm (tỷ lệ khấu hao điều chỉnh)
67
Tính KH nhanh theo số dư giảm dần
Lưu ý:
• Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i:
GTCLi = NG – KHLKi
Trong đó KHLK là khấu hao lũy kế tính đến đầu năm thứ i
• Để đảm bảo phương pháp này có ý nghĩa, TKHn phải lớn
hơn tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
(TKH).
TKHn = TKH * Hd
Trong đó Hd là hệ số điều chỉnh
• Thời gian sử dụng TSCĐ càng dài, hệ số điều chỉnh càng
lớn.
68
Tính KH nhanh theo số dư giảm dần
• Ưu điểm:
₋ Tốc độ thu hồi vốn cao nên hạn chế được thiệt hại do hao
mòn vô hình
₋ Phản ánh được hao mòn vô hình của TSCĐ
₋ Là một biện pháp hoãn thuế cho DN
• Nhược điểm:
₋ Tính toán phức tạp
₋ Dễ gây đột biến về giá thành do chi phí khấu hao rất cao
trong những năm đầu tiên
₋ Không cho phép DN thu hồi đầy đủ vốn đầu tư bỏ ra do
số tiền khấu hao trong năm cuối luôn nhỏ hơn giá trị còn
lại của TSCĐ đầu năm đó.
69
Tính KH nhanh theo số dư giảm dần
Ví dụ 5.2:
• Công ty TNHH Minh Anh mới nhập một dây truyền
sản xuất hiện đại nguyên giá 1000 triệu đồng, dự
tính sử dụng trong 5 năm. Lập bảng trích khấu hao
dây truyền nói trên theo phương pháp khấu hao
nhanh theo số dư giảm dần, biết hệ số điều chỉnh
là 2.

70
Tính KH nhanh theo số dư giảm dần
có điều chỉnh
• Để khắc phục nhược điểm cuối (thu hồi vốn),
người ta đưa ra phương pháp khấu hao theo số
dư giảm dần có điều chỉnh. Thực chất phương
pháp này là sự kết hợp giữa phương pháp khấu
hao bình quân với khấu hao theo số dư giảm dần.
₋ Trong những năm đầu trích KH theo phương pháp số dư
giảm dần
₋ Những năm cuối cho đến khi MKHi theo phương pháp số
dư giảm dần bắt đầu nhỏ hơn hoặc bằng MKHi theo
phương pháp bình quân tại thời điểm đó, DN chuyển
sang trích theo phương pháp khấu hao bình quân.
71
Tính KH nhanh theo số dư giảm dần
có điều chỉnh
Ví dụ 5.3:
• Cũng ví dụ sau nhưng tính theo phương pháp KH
giảm dần có điều chỉnh?
• Công ty TNHH Minh Anh mới nhập một dây truyền
sản xuất hiện đại nguyên giá 1000 triệu đồng, dự
tính sử dụng trong 5 năm. Lập bảng trích khấu hao
dây truyền nói trên theo phương pháp khấu hao
nhanh theo số dư giảm dần, biết hệ số điều chỉnh
là 2.

72
Tính KH nhanh theo tỷ lệ KH giảm dần
• Còn được gọi là khấu hao theo tổng số năm:
MKHt =TKHt* NG
• Tỷ lệ khấu hao = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ
tự năm sử dụng / Tổng số năm sử dụng còn lại của TSCĐ:

Tt
TKH = n

T
i =1
i
• Trong đó:
TKHi : tỷ lệ khấu hao năm thứ i
NG: nguyên giá TSCĐ
n: thời hạn sử dụng có ích của TSCĐ
Ti : số năm còn lại của TSCĐ từ năm thứ i đến n

73
Tính KH nhanh theo tỷ lệ KH giảm dần
Ví dụ 5.4:
• Một TSCĐ hữu hình A có nguyên giá là 50 triệu
đồng, thời gian hữu ích là 5 năm. Xác định mức
khấu hao theo phương pháp tỷ lệ KH giảm dần.

74
Phương pháp khấu hao theo sản lượng

• Mức trích khấu hao hàng năm theo phương


pháp này phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm
sản xuất ra.
• Phương pháp này chỉ áp dụng cho các TSCĐ
có tính chất mùa vụ và trực tiếp liên quan
đến việc sản xuất ra sản phẩm.

75
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
• Bước 1: Tính mức khấu hao bình quân trên 1 đơn vị
sản phẩm:
MKHđv = NG/ Qcs
Trong đó:
Qcs là tổng sản lượng theo công suất thiết kế
• Bước 2: Tính số tiền khấu hao hàng năm:
MKHt = MKHđv * Qi
Trong đó
Qi là sản lượng sản phẩm của năm i

76
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Ví dụ 5.5:
• Công ty cổ phần VMA mua mới một dây truyền sản
xuất công nghệ cao nguyên giá 2.800 triệu đồng.
Sản lượng theo công suất thiết kế của máy là 1,4
triệu sản phẩm. Sản lượng thực tế của năm thứ
nhất dự tính như sau:

Quý 1 2 3 4
Qxi 50.000 45.000 65.000 70.000

77
Ví dụ
Ví dụ 5.6:
• Một TSCĐ hữu hình A có nguyên giá là 50 triệu
đồng, thời gian hữu ích là 5 năm. Xác định mức
khấu hao theo từng phương pháp.

78
Phạm vi TSCĐ cần trích khấu hao
• Các TSCĐ cần tính KH:
₋ TSCĐ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
₋ TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích KH
• Các TSCĐ không phải tính KH:
₋ Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập
thể…)
₋ TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng.
₋ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động sxkd
₋ TSCĐ thuê vận hành
₋ TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng

79
NGUỒN VỐN CỦA DN
• Nguồn vốn của DN phản ánh nguồn gốc hình thành
nên các tài sản của DN có tại thời điểm được phản
ánh vào bảng CĐKT.
• Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối
với tài sản mà DN đang quản lý và sử dụng.
• Nguồn vốn của DN bao gồm:
₋ Nợ phải trả (Liabilities)
₋ Vốn chủ sở hữu (Equity)

80
NỢ PHẢI TRẢ
• Nợ phải trả phản ánh toàn bộ vốn kinh doanh của DN được
hình thành do DN đi vay hoặc chiếm dụng hợp pháp từ các
cá nhân, đơn vị khác mà DN có trách nhiệm hoàn trả trong
một thời gian nhất định.
• Đó là những nghĩa vụ mà DN cần thực hiện đối với các chủ
thể bên ngoài.
• Bao gồm (theo tính chất và thời hạn thanh toán):
₋ Nợ phải trả ngắn hạn (Current Liabilities)
₋ Nợ dài hạn (Long-term Debt)

Ý nghĩa của việc phân loại nợ theo thời hạn phải trả?
Ưu, nhược điểm của việc huy động vốn bằng nợ phải trả?
81
Nợ phải trả ngắn hạn
• Phản ánh tổng hợp các khoản tiền mà DN đi vay chưa trả
cho các cá nhân, đơn vị khác có thời hạn trả trong vòng 1
năm hoặc 1 chu kì kinh doanh.
• Bao gồm:
₋ Vay và nợ ngắn hạn (Notes payable/ Short-term loan)
₋ Khoản phải trả (Accounts payable): Phải trả người bán, Nợ
thuế (taxes Payable); Nợ lương (Wage Payable)
₋ Doanh thu chưa thực hiện (Unearned
revenues/Customer prepayments)
₋ Nợ dài hạn đến hạn trả (current portion of long term
debt)
₋ Nợ phải trả khác
₋ Dự phòng phải trả ngắn hạn
82
Nợ phải trả dài hạn
• Phản ánh số tiền DN vay hay nợ các cá nhân, đơn vị khác có
thời hạn thanh toán lớn hơn 1 năm hoặc 1 chu kì kinh
doanh.
• Bao gồm:
₋ Vay dài hạn cho đầu tư phát triển: Nguồn vốn tín dụng NH dài
hạn; Vốn tín dụng thuê mua...
₋ Nợ dài hạn phải trả
₋ Nguồn vốn huy động bằng phát hành trái phiếu DN
₋ Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
₋ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
₋ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
₋ Dự phòng phải trả dài hạn
83
VỐN CHỦ SỞ HỮU
• Nguồn vốn CSH (Equity) phản ánh toàn bộ nguồn
vốn thuộc sở hữu của chủ DN, là giá trị còn lại cho
người sở hữu sau khi tất cả các nghĩa vụ đều đã
hoàn thành.
₋ Sự đóng góp của các chủ sở hữu (Contributed capital)
₋ Lợi nhuận để lại trong quá trình sản xuất kinh doanh
(Retained earnings)
₋ Được tài trợ, cho biếu
₋ …

84
Sự đóng góp của chủ sở hữu
• Khi DN mới được thành lập thì VCSH hình thành vốn
điều lệ do chủ DN góp vốn.
• Đối với DN cổ phần, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn
được đóng góp từ các cổ đông cổ phiếu thường và
cổ phiếu ưu đãi.
• Đóng góp vốn cổ phần dựa trên giá trị ghi sổ và
thặng dư vốn cổ phần.

85
Lợi nhuận để lại
• Lợi nhuận để lại do DN tích lũy được trong
quá trình SXKD có thể được sử dụng đầu tư
vào các công trình xây dựng cơ bản, hoặc lập
nên các quỹ....

86
Nguồn vốn CSH khác
• (+/-) Các khoản chênh lệch giá trị tài sản do biến
động của thị trường (chênh lệch đánh giá lại tài sản,
chênh lệch tỷ giá)
• (-) Cổ phiếu quỹ (Treasury stocks): Là cổ phiếu của
chính doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã bỏ tiền ra
mua lại từ thị trường. Cổ phiếu quỹ làm giảm giá trị
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
• Lợi nhuận của DN chưa được phân phối tại thời điểm
báo cáo.
• Khác…

Ưu nhược điểm của vốn chủ sở hữu?


87
Giá trị ghi sổ và giá trị thị trường
• Giá trị ghi sổ là giá trị nguồn vốn và tài sản được phản ánh
trong bảng CĐKT.
₋ Giá trị ghi sổ được dựa trên giá lịch sử hoặc giá gốc
₋ Do vậy, giá trị ghi sổ là phương pháp đo lường giá trị theo
kiểu “nhìn về quá khứ”.
• Giá trị thị trường đo lường giá trị hiện tại của tài sản hoặc
nợ.
₋ Giá trị thị trường là phương pháp đo lường giá trị theo kiểu
“nhìn về tương lai”.
₋ Giá này phụ thuộc vào các khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư
kỳ vọng tài sản mà họ nắm giữ sẽ đem lại.

88
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
• Báo cáo kết quả HĐKD/ Báo cáo thu nhập (Income
statement) phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt
động KD của DN trong một thời kì nhất định bằng
cách liệt kê tổng doanh thu phát sinh trong kỳ và
tổng chi phí phát sinh tương ứng để tạo ra doanh
thu.
• Phương trình Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

89
Báo cáo kết quả HĐKD
• Báo cáo KQHĐKD phản ánh kết quả tích lũy của hoạt
động kinh doanh trong một khung thời gian xác định.
• Bảng báo cáo này còn được gọi là báo cáo thu nhập
hay báo cáo lãi lỗ (Profit and Loss Statement).
• Dòng cuối cùng (bottom line) của báo cáo này là lợi
nhuận ròng của DN, cho biết cuối cùng trong giai
đoạn báo cáo DN đã tạo ra lợi nhuận hay phải chịu
lỗ.
• Báo cáo thường được chia thành 2 nội dung chính:
phần sản xuất kinh doanh (operating items sections)
và phần phi kinh doanh (non-operating items
sections)
90
Báo cáo kết quả HĐKD

91
QUẢN LÝ CHI PHÍ
• Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất và
lao động mà DN đã bỏ ra để có được thu nhập trong một
thời kỳ nhất định.
• Đối với DN phi tài chính, có 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu có
thể tạo ra thu nhập và lợi nhuận của DN: (1) hoạt động sản
xuất kinh doanh chính; (2) hoạt động đầu tư tài chính và (3)
hoạt động khác.
• Vì vậy, sẽ có 3 loại chi phí chủ yếu tương ứng, đó là:
₋ Chi phí sản xuất kinh doanh
₋ Chi phí đầu tư tài chính
₋ Chi phí khác

92
Chi phí sản xuất kinh doanh
• Căn cứ vào cơ cấu tổ chức phát sinh chi phí:
₋ Chi phí sản xuất (costs)
₋ Chi phí bán hàng (selling expenses)
₋ Chi phí quản lý DN (administrative expenses)
✓ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN còn được gọi
là chi phí sản xuất kinh doanh khác (SG&A: Sales
General and Administrative)

93
Chi phí sản xuất kinh doanh
• Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổng chi phí với mức sản
lượng:
₋ Chi phí cố định (fixed expenses)
₋ Chi phí biến đổi (variable expenses)

94
Chi phí sản xuất kinh doanh
• Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh chi phí, tập hợp chi phí
sẽ là:
₋ Chi phí nguyên vật liệu
₋ Chi phí tiền lương
₋ Chi phí khấu hao tài sản cố định
₋ Chi phí dịch vụ mua ngoài

95
Giá thành sản phẩm (cost price)
• Giá thành sản phẩm (cost price)
₋ Xem xét chi phí sản xuất thực tế cho mỗi đơn vị sản
phẩm để từ đó làm căn cứ đưa ra mức giá bán sản
phẩm và đánh giá đúng hiệu quả KD của DN.
₋ Cách xác định giá thành sản phẩm:
Zsp = tổng chi phí sản xuất trong kì kinh doanh Zsx/ số lượng sản
phẩm quy đổi

Zsp = Zsx/ Q
̶ Gọi Zsx là tổng cpsx trong kì kinh doanh
Z sx = cpsx trong kì + (giá trị sp dở dang đầu kỳ - giá trị sp dở dang cuối kỳ)
̶ Gọi Zsp là giá thành sản phẩm

96
Giá vốn hàng bán (COGS)
• Giá vốn hàng bán (cost of goods sold - COGS)
₋ Giá vốn hàng bán phản ánh tổng số chi phí sản xuất
thực tế phát sinh cho số lượng sản phẩm được tiêu
thụ trong kì kinh doanh.
₋ Giá vốn hàng bán = giá thành sản phẩm x số sản
phẩm được bán ra trong kì.

COGS = Zsp x Số sản phẩm được bán ra trong kì.

97
Điểm hòa vốn

98
Điểm hòa vốn
Phương trình điểm hoà vốn:
P* Qo = F + V* Qo
Qo = F/(P-V)
• Trong đó:
Qo: Sản lượng hoà vốn
P: Giá bán một sản phẩm
F: chi phí cố định
V: chi phí biến đổi
• Mục tiêu của DN là giảm Qo càng thấp càng tốt và nhiệm vụ của
TCDN là phải đưa ra các quyết định, biện pháp nhằm hướng tới
mục tiêu đó.

Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn?


99
Chi phí đầu tư tài chính
• Chi phí đầu tư tài chính (Financial expenses) phản
ánh toàn bộ chi phí phát sinh trong hoạt động đầu
tư TCDN.
• Chi phí này có thể là:
₋ Lãi vay ngân hàng
₋ Số tiền DN bỏ ra để đầu tư bất động sản; đầu tư
CK
₋ …

100
Chi phí khác
• Trong thực tế, DN có thể phát sinh một số khoản chi
bất thường nằm ngoài phạm vi hạch toán của 2
hình thức trên nhưng chi phí phát sinh này vẫn có
thể tạo ra thu nhập cho DN hoặc buộc DN phải bỏ ra
để duy trì hoạt động KD của mình.
➢ Ví dụ, chi phí thực hiện thanh lý tài sản cố định…
• Lưu ý: có một số khoản chi, tổn thất của DN nhưng
không được coi là chi phí bất thường hợp lý.
➢ Ví dụ, tổn thất do DN bất cẩn để cán bộ nhân viên tẩu tán
tài sản, những thiệt hại do vi phạm pháp luật…

101
THU NHẬP
• Thu nhập phản ánh số tiền DN thu được từ hoạt
động SXKD, đầu tư tài chính và thu nhập khác
trong kì kinh doanh.
• Thu nhập của DN trong kì KD bao gồm:
₋ Doanh thu hoạt động kinh doanh (revenue)
₋ Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính (financial
income)
₋ Nguồn thu nhập khác (other income)
• Các khái niệm: Doanh thu (revenue), Doanh thu thuần (net
revenue), Doanh thu hoạt động tài chính (financial income), Thu nhập
khác (other income).
102
Doanh thu hoạt động kinh doanh
• Là toàn bộ số tiền DN tiêu thụ sản phẩm HHDV.
• Về cơ bản, chỉ tiêu này được ghi nhận vào sổ sách
khi DN thực hiện bàn giao HHDV cho KH và đã được
KH chấp nhận thanh toán.
• Có nhiều phương pháp ghi nhận DT của DN tùy
thuộc vào đặc trưng KD của từng ngành nghề.

103
Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính
• Là số tiền DN thu được từ các hoạt động đầu tư tài
chính.
• Ví dụ: tiền thu được từ bán lô CK mà DN đã nắm
giữ, tiền cho ngân hàng vay đến lúc thu về, tiền bán
bất động sản đầu tư….

104
Thu nhập khác
• Là những nguồn thu mang lại cho DN mang tính
bất thường.
• Ví dụ: thu từ việc thanh lý tài sản cố định...

105
LỢI NHUẬN
• Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi
phí trong một thời kì nhất định.
• Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, lợi nhuận DN có thể
gồm:
₋ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(operating profit);
₋ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
₋ Lợi nhuận khác.
• Các khái niệm: Lợi nhuận gộp (gross profit/income), Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh (operating profit/income), Lợi nhuận khác, Lợi
nhuận kế toán trước thuế, EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu hao),
EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi), Lợi nhuận sau thuế TNDN, Lợi nhuận
ròng/Lãi thực (Net income).
106
Các khái niệm lợi nhuận
• Lợi nhuận gộp (Gross income) = Doanh thu thuần – COGS
• Lợi nhuận từ HĐ SXKD (Operating income) = Lợi nhuận gộp –
SG&A
➢ Nếu trong các chi phí sản xuất kinh doanh chưa tính tới yếu tố khấu
hao (Depreciation and Amortization) thì lợi nhuận từ hoạt động SXKD
còn được gọi là EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation
and Amortization), nếu đã có khấu hao thì gọi là EBIT.
• Lợi nhuận trước thuế (EBT) = EBIT – I (chi phí lãi)
• Lợi nhuận ròng (Net Income) = EBT – T (thuế phải nộp)
➢ Lợi nhuận ròng của DN có thể được sử dụng vào hai mục đích chính:
(1) Trả cổ tức cho cổ đông hoặc (2) Giữ lại và cộng vào VCSH để bổ
sung vốn cho DN.

107
Phân phối lợi nhuận (EBIT)
• Trả các khoản lãi tiền vay (I)
• Nộp thuế TNDN cho Nhà nước (T)
• Bù các khoản lỗ năm trước không được trừ vào LN trước thuế
• Trả các khoản tiền bị phạt, bồi thường do vi phạm Pháp luật
• Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào
chi phí hợp lý khi xác định TN chịu thuế.
• Trả lợi tức cổ phần, chia lãi cho các đối tác góp vốn liên doanh
(nếu có).
• Trích lập các quỹ chuyên dùng: Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu
tư phát triển, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Quỹ khen
thưởng và quỹ phúc lợi.

108
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền
mặt (Statement of cash flow) thể hiện dòng tiền ra
và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng
thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).

109
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

110
Cấu trúc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (giản lược) - (Theo phương pháp gián tiếp)
1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Điều chỉnh cho các khoản phi tiền mặt
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động
Tăng, giảm các khoản phải thu
Tăng, giảm hàng tồn kho
Tăng, giảm các khoản phải trả
Tăng, giảm chi phí trả trước
Tiền lãi vay đã trả
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền chi để mua sắm tài sản dài hạn
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản dài hạn
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu
Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
Tiền chi trả nợ gốc vay
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
111
Lưu chuyển tiền thuần trong năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Các loại dòng tiền được báo cáo:
₋ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO –
Operating Cash Flows)
₋ Dòng tiền đầu tư (CFI – Investing Cash Flows)
₋ Dòng tiền từ hoạt động tài trợ (CFF – Financing
Cash Flows)

112
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
• Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO – Operating
Cash Flows): là dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh
doanh chính của DN, bao gồm:
Dòng tiền thu vào (+) Dòng tiền chi ra (-)
Doanh thu bán hàng Thanh toán cho người cung cấp
Thu khác từ sxkd Thanh toán cho nhân viên
Thanh toán cho chính phủ
Thanh toán cho chủ nợ
Các khoản thanh toán khác
Thanh toán khác

113
Dòng tiền đầu tư
• Dòng tiền đầu tư (CFI – Investing Cash Flows): là
những khoản tiền liên quan đến việc mua hoặc bán
các tài sản và đầu tư tài chính.
Dòng tiền thu vào (+) Dòng tiền chi ra (-)
Tiền bán tài sản cố định Mua các tài sản cố định
Tiền bán các CK nắm giữ Mua CK của chủ thể khác
Thu hồi tiền gốc cho vay Cho vay đối với chủ thể khác
Thu hồi vốn góp đầu tư Đầu tư góp vốn vào chủ thể khác
Lãi nhận được từ cho vay
Cổ tức và lợi nhuận được chia

114
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ
• Dòng tiền từ hoạt động tài trợ (CFF – Financing Cash
Flows): là loại dòng tiền liên quan tới các kênh tài trợ
cho DN, vay hoặc vốn chủ sở hữu.
Dòng tiền thu vào (+) Dòng tiền chi ra (-)
Phát hành cổ phiếu Cổ tức chi trả
Phát hành trái phiếu Triệu hồi trái phiếu dài hạn
Tiền đi vay Mua lại cổ phiếu
Chi trả nợ gốc vay
chi trả nợ thuê tài chính
Chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu

115
Lợi nhuận và dòng tiền
• Dòng tiền của DN có thể khá khác so với lợi nhuận thuần của
DN đó, do:
‒ BC KQKD không ghi nhận tất cả chi phí vốn - là các khoản
chi phí phát sinh trong năm mua tài sản vốn – mà chi phí
này được phân bổ dần trong nhiều năm dưới dạng khấu
trừ khấu hao.
‒ BC KQKD sử dụng phương pháp kế toán dồn tích – nghĩa
là DT và CF được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán phát
sinh, chứ không phải lúc thực nhận tiền hoặc thực chi
tiền.

116
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BCTC CỦA DN
• Các BCTC có mối liên hệ qua lại với nhau rất chặt
chẽ.
₋ BC KQKD mô tả tài sản và nợ được sử dụng như thế nào
trong kỳ báo cáo, những thay đổi về lợi nhuận cuối cùng
sẽ được phản ánh vào trong vốn chủ sở hữu ở Bảng CĐKT.
₋ BC LCTT giải thích sự ra/ vào của dòng tiền, và cuối cùng là
DN còn lại trong tay bao nhiêu tiền, số tiền này phản ánh
chính xác sự thay đổi về tiền mặt của DN giữa hai kỳ báo
cáo, và cũng ở trong Bảng CĐKT.
• Như vậy, nếu biết kết hợp thì ba báo cáo này có thể
cho người sử dụng một bức tranh tương đối rõ nét
về tình hình của DN trong một giai đoạn nào đó.

117
Gian lận kế toán
• Các nhà quản lý của công ty đại chúng luôn gặp phải áp lực
về doanh thu kế toán.
• Họ có thể che giấu những thông tin bất lợi mà không cần
thay đổi hoạt động của DN bằng cách sử dụng sai các nguyên
tắc kế toán hoặc đơn giản là phá vỡ các quy tắc đó.
• Họ có thể tạo ra sự thay đổi bằng cách:
‒ Ghi nhận sai doanh thu (Xerox: thổi phồng doanh thu)
‒ Điều khiển dự phòng (Freddi Mac: dự phòng nhiều trong những năm
tốt và sử dụng dự phòng đó trong những năm xấu để làm đẹp tăng
trưởng lợi nhuận).
‒ Tài sản và nghĩa vụ nợ ngoại bảng (Enron: tạo ra các cơ chế đặc biệt
để loại bỏ các khoản nợ khỏi BCTC).

118
PHÂN TÍCH TCDN
• Phân tích TCDN là tập hợp các phương pháp và
công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế
toán và các thông tin khác trong quản lý DN, nhằm:
₋ đánh giá tình hình tài chính, khả năng, tiềm lực của DN
₋ giúp người sử dụng thông tin dự đoán tương lai của DN
₋ trên cơ sở đó đưa ra các quyết định quản lý tài chính phù
hợp.

119
Phân tích TCDN
• Tài liệu sử dụng để phân tích:
₋ Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
₋ Bảng kết quả HĐKD (Income Statement)
₋ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows)
₋ Thuyết minh các báo cáo tài chính (Explanation of
Statements)

120
Phân tích TCDN
• Phương pháp phân tích:
₋ Phương pháp được sử dụng chủ yếu để phân tích
tình hình TCDN là phương pháp so sánh, nhằm xác
định được xu hướng phát triển, mức độ biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.

121
Phân tích TCDN
• Để tiến hành so sánh cần lưu ý:
₋ Xác định các chỉ tiêu so sánh: là chỉ tiêu được chọn làm căn
cứ so sánh (chỉ tiêu kì trước, chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu bình
quân ngành, chỉ tiêu của các đối thủ cạnh tranh).
₋ Điều kiện để so sánh giữa các chỉ tiêu (về mặt không gian
và thời gian, nội dung liên quan, phương pháp tính toán và
đơn vị tính toán).
₋ Mục tiêu so sánh (thông qua 3 hình thái: số tuyệt đối, số
tương đối, số bình quân).
₋ Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang

122
Các chỉ tiêu tài chính phổ biến
• Nhóm chỉ số riêng biệt
₋ Chỉ số đo lường tính thanh khoản (liquidity ratios)
₋ Chỉ số đo lường tính sinh lợi (profitability ratios)
₋ Chỉ số nợ (leverage ratios)
₋ Chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động (efficiency/ turnover
ratios)
₋ Chỉ số thị trường (market value ratios)
• Hệ thống phân tích Dupont

Ý nghĩa của chỉ số?


Cách tính chỉ số?
Ưu,nhược điểm của chỉ số?
Chỉ số này cao tốt hay thấp tốt?.
123
CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TÍNH THANH
KHOẢN
• Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của DN nhanh
tới đâu
• Nợ phải trả ngắn hạn của DN là nghĩa vụ phải đáp
ứng nhanh, nên để có thể phản ánh độ sẵn sàng của
DN, các chỉ số thuộc nhóm này đều sử dụng các tài
sản có tính lỏng cao nhất và so sánh với nợ phải trả
ngắn hạn.

124
Chỉ số đo lường tính thanh khoản
1. Khả năng thanh toán hiện thời (Current ratio)
=TS ngắn hạn /Nợ phải trả ngắn hạn
= Current assets/Current liabilities

2. Khả năng thanh toán nhanh (Quick or Acid-test ratio)


=(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ phải trả ngắn hạn
=(Current assets – Inventories)/Current liabilities

3. Khả năng thanh toán bằng tiền mặt (Cash ratio)


=(Tiền mặt + CK ngắn hạn)/Nợ phải trả ngắn hạn
=(Cash + Marketable securities)/Current liabilities
125
Chỉ số đo lường tính thanh khoản
1. Khả năng thanh toán hiện thời (Current ratio)
=TS ngắn hạn /Nợ phải trả ngắn hạn
= Current assets/Current liabilities

➢ sử dụng toàn bộ TS ngắn hạn (TS lưu động) để đo khả năng


trả nợ nhanh chóng của DN.
➢ là chỉ số dễ tính toán, tuy nhiên lại không chính xác. Hai
công ty có thể có cùng lượng TS lưu động nhưng kết cấu
từng loại TS khác nhau thì tính thanh khoản là hoàn toàn
không tương ứng.

126
Chỉ số đo lường tính thanh khoản
2. Khả năng thanh toán nhanh (Quick or Acid-test
ratio)
=(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ phải trả ngắn hạn
=(Current assets – Inventories)/Current liabilities

➢ loại bỏ khoản mục hàng tồn kho, là nhóm TS có tính thanh


khoản kém nhất.
➢ Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tính tới yếu tố các khoản bán hàng
trả chậm làm phát sinh khoản phải thu cũng có thể ảnh
hưởng tới tính thanh khoản của DN.

127
Chỉ số đo lường tính thanh khoản
3. Khả năng thanh toán bằng tiền mặt (Cash ratio)
=(Tiền mặt + CK ngắn hạn)/Nợ phải trả ngắn hạn
=(Cash + Marketable securities)/Current liabilities

➢ phản ánh ở mức cao nhất tính thanh khoản của DN.

128
CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TÍNH SINH LỢI
• Phản ảnh khả năng sinh lợi của DN
• Thước đo tốt nhất cho tính sinh lợi là lợi nhuận, do
vậy đặc điểm chung của các chỉ số thuộc nhóm này
là phản ánh có bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ
việc tiêu hao một nguồn lực nào đó.
• Nói cách khác, nhóm chỉ số này phản ánh hiệu quả
sử dụng các tài nguyên của DN, hay phản ánh hiệu
năng quản trị của DN.

129
Chỉ số đo lường tính sinh lợi
1. Tỷ suất lợi nhuận biên (Profit Margin)
= Lợi nhuận/Doanh thu thuần
= Income/Sales

2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA - Return On Assets)


= Lợi nhuận/Tổng tài sản bình quân
= Income/Total Assets

3. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE - Return On Equity)


=Lợi nhuận ròng/VCSH bình quân
=Net income/Equity

4. Tỷ suất sinh lời trên vốn hoạt động (ROCE - Return on Capital
Employed)
= EBIT/Vốn sử dụng
= EBIT/Capital Employed
130
Chỉ số đo lường tính sinh lợi
1. Tỷ suất lợi nhuận biên (Profit Margin)
= Lợi nhuận/Doanh thu thuần
= Income/Sales

₋ Lợi nhuận gộp cận biên: Trong mỗi đồng doanh thu từ bán hàng,
bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận (sau khi trừ đi giá vốn hàng bán).
Doanh thu ban hang - Gia von hang ban
Loi nhuan gop can bien =
Doanh thu ban hang

₋ Lợi nhuận ròng cận biên: Trong mỗi đồng doanh thu từ bán hàng,
bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận (sau khi trừ tất cả chi phí bao gồm
cả lãi phải trả và thuế)
Loi nhuan rong sau thue
Loi nhuan rong can bien =
Doanh thu ban hang
131
Chỉ số đo lường tính sinh lợi
2. Tỷ suất lợi nhuận trên TS (ROA - Return On Assets)
= Lợi nhuận/Tổng tài sản bquân
= Income/Total Assets

➢ Cho biết DN tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng
tài sản
➢ Về tử số của phép tính, có 2 quan điểm:
‒ sử dụng lợi nhuận ròng sau thuế (Net income)
‒ sử dụng lợi nhuận từ SXKD EBITDA hoặc EBIT.

132
Chỉ số đo lường tính sinh lợi
3. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE-Return On Equity)
=Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu bình quân
=Net income/Equity

➢ Đo lường lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu thường


của DN.
➢ Được coi là điểm xuất phát của các nhà đầu tư khi bắt đầu
phân tích về một DN.
➢ Tử số ở đây là Lợi nhuận ròng sau thuế (Net income)
➢ Công thức Dupont phía sau này sẽ cho thấy không phải cứ
ROE cao là tốt.
133
Chỉ số đo lường tính sinh lợi
4. Tỷ suất sinh lời trên vốn hoạt động (ROCE - Return On
Capital Employed)
= EBIT/Vốn sử dụng
= EBIT/(Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn)

₋ Phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của DN


₋ Chỉ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm, nhằm mục đích đo lường
khả năng sinh lời cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty, doanh
nghiệp.
134
CHỈ SỐ NỢ/CHỈ SỐ ĐÒN BẨY TÀI
CHÍNH
• Các chỉ số nợ phản ánh gánh nặng vay nợ mà DN đang
chịu, và còn được gọi là nhóm chỉ số về đòn bẩy tài chính
(financial leverage).
• Lãi suất phải trả cho các khoản vay là cố định, vì vậy nếu sử
dụng chúng hiệu quả thì phần còn lại cho DN là rất nhiều,
nhưng nếu sử dụng vay nợ không đúng cách thì những gì DN
tạo ra không đủ để trả nợ.
• Xác định xác suất DN mất khả năng thanh toán các hợp
đồng nợ. DN càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả
năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

135
Chỉ số nợ/ chỉ số đòn bẩy tài chính
1. Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio)
=Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
= Total debt/Total Assets

2. Tỷ số nợ trên VCSH (Debt-to-Equity ratio)


=Tổng nợ phải trả/Tổng VCSH
= Total debt/Total Equity

3. Hệ số nhân VCSH (Equity multiplier)


=Tổng tài sản/Tổng VCSH
=Total Assets/Total Equity

4. Khả năng thanh toán lãi vay Times Interest Earned (TIE) or
Interest Coverage Ratio
=EBIT/Lãi vay
=EBIT/Total interest payable on bonds and other contractual debt

136
Chỉ số nợ/ chỉ số đòn bẩy tài chính
1. Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio)
=Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
= Total debt/Total Assets

➢ Đo lường tỷ lệ tài sản được tài trợ bởi người cho vay của
DN

137
Chỉ số nợ/ chỉ số đòn bẩy tài chính
2. Tỷ số nợ trên VCSH (Debt-to-Equity ratio)
=Tổng nợ phải trả/Tổng VCSH
= Total debt/Total Equity

➢ Đo lường tỷ lệ VCSH được tài trợ bởi người cho vay của
DN
➢ Chỉ số 1 và 2: Nhóm 2 thực chất là biến tướng của nhóm 1.
Với DN càng lớn, xu hướng vay nợ càng nhiều, vì với những
DN đang hoạt động tốt thì sử dụng nợ bao giờ cũng có lợi
hơn sử dụng VCSH.

138
Chỉ số nợ/ chỉ số đòn bẩy tài chính
3. Hệ số nhân VCSH (Equity multiplier)
=Tổng tài sản/Tổng VCSH
=Total Assets/Total Equity

➢ Còn được gọi là hệ số đòn bẩy tài chính


➢ Đo lường xem tỉ lệ trong bao nhiêu đồng tài sản thì có 1
đồng vốn chủ sở hữu.

139
Chỉ số nợ/ chỉ số đòn bẩy tài chính
4. Khả năng thanh toán lãi vay Times Interest Earned
(TIE) or Interest Coverage Ratio
=EBIT/Lãi vay
=EBIT/Total interest payable on bonds and other contractual
debt

➢ Đo lường khả năng trả các khoản lãi vay của DN.

140
CHỈ SỐ HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG
• Phản ánh mức độ hiệu quả của DN trong việc sử
dụng tài sản.
• Nhóm chỉ số này cũng phản ánh khả năng chuyển
doanh thu thành tiền mặt của DN hiệu quả tới đâu.
• Tiêu chí đánh giá chung của các vòng quay là vòng
quay càng nhanh càng tốt, nghĩa là trong một kỳ tài
sản có khả năng tạo ra bao nhiêu doanh thu.

141
Chỉ số hiệu suất hoạt động
1. Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover)
=Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân
=Net sales/Average total asset

2. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)


=Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân
=Cost of Goods Sold/Average Inventory

3. Vòng quay khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)


=Doanh thu thuần/Bq khoản phải thu
=Net Credit sales/Average Accounts Receivalbe

4. Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period)


=365/Vòng quay khoản phải thu
=365/Accounts Receivable Turnover=Average Receivable/Average Daily Sales
142
Chỉ số hiệu suất hoạt động
1. Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover)
=Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân
=Net sales/Average total asset

➢ Chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng tổng TS của DN để tạo ra
Doanh thu bán hàng.

• Vòng quay TSCĐ Fixed Asset Turnover


=Doanh thu thuần/TSCĐ bình quân
=Net sales/Average net fixed asset

➢ Chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ của DN để tạo ra
Doanh thu bán hàng.
143
Chỉ số hiệu suất hoạt động
2. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
=Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân
=Cost of Goods Sold/Average Inventory

➢ Hệ số vòng quay hàng tồn kho đo lường tính thanh khoản của hàng
tồn kho của DN (tốc độ luân chuyển hàng tồn kho), hay số lần hàng
tồn kho được bán hoặc thay thế trong một khoảng thời gian nhất
định

• Vòng quay hàng tồn kho có thể được biến đổi thành kỳ tồn kho bình
quân:
Kỳ tồn kho bình quân = 365/ vòng quay hàng tồn kho

➢ Cho biết trung bình 1 vòng quay hàng tồn kho (từ khi nhập vào kho
đến khi xuất ra) là bao nhiêu ngày, hay khoảng thời gian trung bình
để bán hết hàng tồn kho
144
Chỉ số hiệu suất hoạt động
3. Vòng quay khoản phải thu (Accounts Receivable
Turnover)
=Doanh thu thuần/Bq khoản phải thu
=Net Credit sales/Average Accounts Receivalbe

➢ Hệ số này cho thấy trong một năm, các khoản phải thu
phải quay được bao nhiêu vòng thì mới đạt được mức
doanh thu của năm đó.
➢ phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt; Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản
phải thu càng cao.

145
Chỉ số hiệu suất hoạt động
4. Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period)
=365/Vòng quay khoản phải thu
=365/Accounts Receivable Turnover=Average Receivable/Average
Daily Sales

➢ Là khoảng thời gian trung bình cần thiết để thu các


khoản phải thu.

146
CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG
1. Lãi cơ bản trên CP (EPS - Earning Per Share)
= (Lợi nhuận ròng-Cổ tức CP ưu đãi)/Tổng lượng CP lưu hành
= (Net income-Dividends on Preferred Stock)/Average Outstanding
Shares

2. Tỷ số giá trên thu nhập (P/E – Price Earnings)


= Giá cổ phiếu/EPS
= Price/EPS

3. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B - Price-to-Book Ratio)


= Giá trị thị trường/Giá trị ghi sổ
=Giá cổ phiếu*Số cổ phiếu/Vốn CSH
= Market Price/Book Price
147
Chỉ số thị trường
1. Lãi cơ bản trên CP (EPS - Earning Per Share)
= (Lợi nhuận ròng-Cổ tức CP ưu đãi)/Tổng lượng CP lưu hành
= (Net income-Dividends on Preferred Stock)/Average
Outstanding Shares

➢ Chỉ số này là một thước đo dễ sử dụng với nhà đầu tư để


đo lường mỗi một CP đang lưu hành có thể có bao nhiêu
đồng lợi nhuận, và nếu giá trị này càng cao nghĩa là DN đó
càng đáng mua.

148
Chỉ số thị trường
2. Tỷ số giá trên thu nhập (P/E – Price Earnings)
= Giá cổ phiếu/EPS
= Price/EPS

➢ Đo lường số tiền nhà đầu tư sẵn sàng trả cho mỗi đồng lợi
nhuận DN kiếm được
➢ Việc sử dụng P/E để quyết định đầu tư thường tạo ra
nhiều tranh cãi.

149
Chỉ số thị trường
3. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B - Price-to-Book
Ratio)
= Giá trị thị trường/Giá trị ghi sổ
=Giá cổ phiếu*Số cổ phiếu/Vốn CSH
= Market Price/Book Price

➢ Cung cấp sự đánh giá của nhà đầu tư về tình trạng hoạt
động của DN (mức độ kỳ vọng của thị trường về tương lai
của DN) và phản ánh giá trị nội tại của DN ở thời điểm
hiện tại.
➢ P/B cao có nghĩa là DN được kỳ vọng sẽ thu được lợi
nhuận cao.
150
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DUPONT
• Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả
năng sinh lời của một DN dựa trên mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính.
• Có ý nghĩa lớn đối với TCDN ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và
khách quan các nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh, từ đó tiến hành các biện pháp cải tiến.

ROE=Tỷ suất lợi nhuận biên*Vòng quay tổng tài sản*Đòn bẩy tài
chính
ROE=Profit Margin*Total Asset Turnover*Equity Multiplier

151
Phương pháp phân tích DUPONT

• ROE=Net Income/Equity
• ROE=(Net Income/Assets)*(Assets/Equity)
• ROE=ROA*Equity Multipler
• ROE=ROA*(1+Debt/equity Ratio)
• ROE=(Net Income/Sales)*(Sales/Assets)*(Assets/Equity)
• ROE=Profit Margin*Total Asset Turnover*Equity Multiplier

152
Phương pháp phân tích DUPONT
ROE = Tỷ suất lợi nhuận biên * Vòng quay tổng tài sản *
Tỷ lệ nợ

• Phương pháp phân tích này cho thấy một DN có ROE


cao chưa hẳn đã tốt.
• Một DN không tốt có tỷ suất lợi nhuận biên thấp và vòng
quay tài sản thấp, nhưng vẫn có thể tạo ra ROE cao
bằng cách vay nợ nhiều hơn. Khi lượng vay nợ tăng lên,
phần thứ 3 trong công thức Dupont tự động tăng theo,
khiến ROE cao hơn. Tuy nhiên, nợ càng cao thì càng rủi
ro.

153
Phương pháp phân tích DUPONT
• DN có thể tăng ROE bằng cách:
₋ Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản
phẩm, từ đó tăng lợi nhuận.
₋ Tăng hiệu suất sử dụng tài sản: nâng cao số vòng quay của
tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu
thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng
tài sản.
₋ Tác động tới cơ cấu tài chính của DN thông qua điều chỉnh
tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng
lực hoạt động.

154
HẠN CHẾ CỦA PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH
• Không có một chuẩn mực tuyệt đối để đánh giá chỉ số
này là quá cao hay quá thấp.
• Dữ liệu lịch sử (không chắc đã là một chỉ dẫn tốt cho
tương lai).
• Rất khó để xác định một nhóm DN tương đương để so
sánh.
• Yếu tố lạm phát có thể làm sai lệch các chỉ tiêu.
• Phương pháp, chuẩn mực kế toán cũng có thể làm sai
lệch kết quả phân tích so sánh.
• Trong thực tế, các DN có thể sử dụng các biện pháp
nhằm “hóa trang” các báo cáo tài chính “đẹp” hơn để
đạt được mục tiêu của mình.
155
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các loại hình doanh nghiệp? Ưu, nhược điểm của từng loại
hình?
2. Các BCTC quan trọng? Các khái niệm trong từng báo cáo?
Mối quan hệ giữa các báo cáo?
3. Các nhóm chỉ số tài chính phổ biến? Ý nghĩa và cách tính,
ưu nhược điểm, cao hay thấp thì tốt?

156

You might also like