You are on page 1of 31

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

NỘI DUNG HỌC TẬP


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ThS. Vũ Trọng Hiền


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
• 1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
• 1.2 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
• 1.3 Các loại hình doanh nghiệp
• 1.4 Báo cáo tài chính
• 1.5 Thị trường Tài chính
• 1.6 Quản trị tài chính và vai trò của nhà
quản trị
KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP
Luật Doanh Nghiệp Số 59/2020/QH14 có hiệu lực
thi hành từ 01/01/2021:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh”
“Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký
thành lập theo quy định của Luật này; mục tiêu hoạt
động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi
ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận
sau thuế hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư
nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký”.
KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Thuật ngữ mô tả các hoạt động liên quan đến quá
trình huy động vốn để đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận
và thực hiện phân phối lợi nhuận.
- Một khâu cơ sở của Hệ thống tài chính quốc gia.
- Đứng trên giác độ hoạt động trong nội bộ một doanh
nghiệp: sự hoạt động của TCDN thông qua sự vận
động các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp.
- Đứng trên giác độ tổng thể hệ thống tài chính: TCDN
là hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị phản ánh sự
vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong
quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ
tiền tệ của DN nhằm đạt được mục tiêu, mục đích
kinh doanh của DN.
KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tài chính Nhà


nước

Thị
Thị
trường
Tài chính dân Tài chính trung
cư và xã hội tàitrường
chính gian
tài chính

Tài chính
doanh nghiệp
KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- DN nên đầu tư vào tài sản dài hạn nào?
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN mô tả quá trình hình thành và
quản lý những chi tiêu đầu tư vào các tài sản dài hạn.
- Bằng cách nào DN có thể huy động tiền để trang trải nhu
cầu chi tiêu đầu tư cần thiết?
CẤU TRÚC VỐN
- Dòng tiền hoạt động trong ngắn hạn sẽ được quản lý ra sao?
QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG/ QUẢN TRỊ TÀI SẢN
NGẮN HẠN
- Phân phối lợi nhuận như thế nào?
CHI TRẢ CỔ TỨC
Hoạch định ngân sách vốn
Lập kế hoạch huy động Lập kế hoạch đầu tư
• Vay ngân hàng? • Mua nguyên vật liệu?
• Phát hành trái phiếu? • Mua hàng hóa?
• Phát hành cổ phiếu? • Giữ tiền mặt?
• Đầu tư chứng khoán
ngắn hạn?
• Chính sách bán chịu?
Quyết định cấu trúc vốn
Cấu trúc tài sản Cấu trúc nguồn vốn
TÀI SẢN NGẮN HẠN NỢ PHẢI TRẢ
TÀI SẢN DÀI HẠN 1. NỢ NGẮN HẠN
2. NỢ DÀI HẠN
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Xây dựng chính sách chi cổ tức

bảo toàn vốn


Lợi nhuận hình thành các quỹ
sau thuế chia cổ tức cho các
cổ đông

• Xây dựng chính sách cổ tức hợp lý trình Đại


Hội Cổ Đông quyết định.
1.2 Mục tiêu • Đứng vững và phát triển
của TCDN trên thị trường
• Tránh gặp khó khăn về tài
Tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp hay chính và phá sản
tối đa hóa giá trị • Nâng cao khả năng cạnh
tài sản cho cổ đông tranh
hay tối đa hóa giá
• Tối đa hóa doanh thu
trị hiện tại của một
cổ phiếu trên thị • Tối thiểu hóa chi phí
trường. • Tối đa hóa LN
• Duy trì tăng trưởng lợi
nhuận
1.3 CÁC LOẠI HÌNH DN
• Phân loại theo loại hình chủ thể kinh doanh
Doanh nghiệp cổ phần, TNHH, DN hợp danh, DN tư nhân…
• Phân loại theo góc độ sở hữu tài sản
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Phân loại theo góc độ cung cầu về vốn
- Doanh nghiệp tài chính: Ngân hàng thương mại, công ty
tài chính, công ty bảo hiểm…
- Doanh nghiệp phi tài chính: DN SXKD hàng hóa, dịch vụ
và lấy các hoạt động này làm hoạt động kinh doanh chính
của mình.
1.3 CÁC LOẠI HÌNH DN

• Phân loại theo góc độ giới hạn trách nhiệm:


- DN chịu trách nhiệm hữu hạn: Chủ DN cũng như chủ
thể kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ phát sinh trong kinh doanh bằng số TS đăng ký
đưa vào KD.
- DN chịu trách nhiệm vô hạn: Chủ DN cũng như chủ thể
KD phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ phát
sinh trong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền
sở hữu hợp pháp của mình
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN

- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân


làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
-Không được phát hành cổ phần.
-Được phát hành trái phiếu.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

– Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ


chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp.
– Không được phát hành cổ phần.
– Được phát hành trái phiếu.
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách


nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
-Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
-Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
CÔNG TY CỔ PHẦN
• Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần.
• Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; Số lượng cổ đông
tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
• Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác.
• Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại
chứng khoán khác của công ty.
CÔNG TY CỔ PHẦN
• Các loại cổ phần:
- Cổ phần phổ thông
- Cổ phần ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty
và pháp luật về chứng khoán.

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần


ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông.
CÔNG TY HỢP DANH
• Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung
(gọi là thành viên hợp danh). Ngoài ra, công ty có
thể có them thành viên góp vốn.
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa
vụ của công ty.
• Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
• Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
- Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DN tư nhân.
Chủ DN tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- DN tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
NHÓM CÔNG TY

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành


phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với
nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp
hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
không phải là một loại hình DN, không có tư cách
pháp nhân, không phải đăng ký thành lập.
1.4 Báo cáo tài chính
• Bảng Cân Đối Kế Toán
• Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh
• Bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
• Bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính
Bảng cân đối kế toán
Giá trị sổ sách Giá trị thị trường
• Bảng CĐKT cho biết giá • Giá trị thị trường của
trị sổ sách của Tài sản, TS, nợ, VCSH là giá thực
nợ và vốn CSH. sự được mua bán trên
thị trường.
• Giá trị sổ sách và giá trị thị trường khác nhau do tỷ suất
sinh lời của TS ở từng thời kỳ từng doanh nghiệp luôn
khác nhau.
• Khi giá trị thị trường của VCSH cao hơn giá trị sổ sách
điều này cho thấy DN kinh doanh có hiệu quả.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CHỈ TIÊU mã thuyết Năm Năm


số minh nay trước
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí QLDN
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
1.5 Thị trường tài chính

• Tài sản thực tạo ra thu nhập ròng cho nền kinh tế, trong
khi tài sản tài chính chỉ đơn thuần xác định việc phân bổ
thu nhập hoặc của cải giữa các nhà đầu tư.
• Tài sản tài chính thường gồm ba loại phổ biến:
- Chứng khoán có thu nhập cố định/ Chứng khoán nợ.
- Vốn cổ phần.
- Chứng khoán phái sinh.
1.5 Thị trường tài chính
• Thị trường tài chính chia làm hai loại:
– Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành chứng
khoán lần đầu
– Thị trường thứ cấp: là thị trường mua bán lại chứng
khoán sau khi phát hành lần đầu.
• Dưới góc độ thời hạn Thị trường Tài Chính bao gồm:
– Thị trường vốn: là thị trường giao dịch các loại vốn dài
hạn có thời gian trên 1 năm
– Thị trường Tiền tệ: là thị trường giao dịch các loại vốn
ngắn hạn có thời gian dưới 1 năm. Bao gồm các loại
chứng khoán nợ ngắn hạn, có tính khả nhượng, thanh
khoản, rủi ro thấp.
1.5 Thị trường tài chính

• Thị trường tiền tệ: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi
(CDs), thương phiếu, hối phiếu được ngân hàng chấp
nhận thanh toán, thỏa thuận mua lại và cam kết bán lại
(Repos), quỹ liên bang, thị trường liên ngân hàng…
• Thị trường vốn:
- Thị trường trái phiếu: kỳ phiếu và trái phiếu kho bạc, trái
phiếu quốc tế, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty…
- Vốn cổ phần: Cổ phần thường, Cổ phần ưu đãi.
- Thị trường phái sinh: quyền chọn, giao sau.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

GĐ KINH DOANH GĐ TÀI CHÍNH GĐ SẢN XUẤT

GIÁM ĐỐC VỐN KẾ TOÁN TRƯỞNG

BP QUẢN BP QUẢN
BP QUẢN LÝ BP KẾ TOÁN
TRỊ TÍN TRỊ TIỀN
THUẾ CHI PHÍ
DỤNG MẶT

BP LẬP KẾ BP QUẢN LÝ
BP CHI TIÊU BP KẾ TOÁN
HOẠCH TÀI HỆ THỐNG
VỐN TÀI CHÍNH
CHÍNH DỮ LIỆU
1.6 Quản trị tài chính và vai trò của
nhà quản trị
- Giám đốc vốn chịu trách nhiệm quản trị dòng tiền
DN, tìm kiếm huy động nguồn vốn mới, duy trì
mối quan hệ với các ngân hàng, cổ đông, và các
nhà đầu tư khác.
- Kế toán trưởng chuyên thiết lập các báo cáo tài
chính hàng năm, quản lý hệ thống kế toán nội bộ,
theo dõi các khoản thuế phải nộp.
- Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm hoạch định
các chính sách tài chính, các kế hoạch tài chính.
Vấn đề đại diện
• Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của các cổ đông và
các nhà quản lý tạo nên vấn đề người chủ - người
đại diện.
• Các chi phí đại diện xuất hiện khi: (1) các nhà
quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp, (2) Các cổ đông sẽ gánh
chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và do đó
ảnh hưởng đến công việc của họ.

You might also like