You are on page 1of 15

CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

Mục tiêu:
Kiến thức:
- Trình bày những vấn đề lý luận chung về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp như
khái niệm, phân loại và các chiến lược tài trợ
- Trình bày được những nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn
Kỹ năng:
- Phân biệt được nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn
- Tính được chi phí sử dụng tín dụng thương mại từ đó đưa ra được quyết định
nên hay không nên sử dụng tín dụng thương mại.
- Lập được bảng chiết tính nợ phải trả khi sử dụng nguồn tài trợ dài hạn
Thái độ: Hình thành ý thức tuân thủ các quy định chung về việc sử dụng các nguồn tài
trợ.

3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ


3.1.1. Khái niệm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp
Nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có
trong nền kinh tế tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và hiệu quả.
3.1.2. Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp
 Căn cứ vào tính chất sở hữu:
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
 Căn cứ vào phạm vi phát sinh:
- Nguồn nội sinh (bên trong doanh nghiệp): Quỹ khấu hao, lợi nhuận giữ lại
- Nguồn ngoại sinh (bên ngoài doanh nghiệp): Vay của các tổ chức tín dụng, các
khoản phải trả khách hàng, phải nộp Nhà nước, …
 Căn cứ vào thời hạn tài trợ:
- Nguồn tài trợ ngắn hạn: Các nguồn có thời hạn tài trợ tối đa 12 tháng
- Nguồn tài trợ dài hạn: Các nguồn có thời hạn tài trợ trên 12 tháng
Có thể phân biệt hai nguồn tài trợ này như sau:
Nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ dài hạn
1. Thời hạn hoàn trả đến tối đa 12 tháng 1. Thời hạn tài trợ trên 12 tháng
2. Không phải trả lãi cho các nguồn tài 2. Phải trả lãi cho tất cả các khoản nợ
trợ từ nợ tích lũy và hình thức tín dài hạn: Vay tổ chức tín dụng và
dụng thương mại phát hành trái phiếu
3. Lãi suất tài trợ thường thấp hơn đối 3. Lãi suất tài trợ thường cao hơn
với tài trợ dài hạn trong tài trợ ngắn hạn
4. Gồm các nguồn: Khoản phải trả, nợ 4. Nguồn tài trợ dài hạn: Các khoản
tích lũy và các khoản vay ngắn hạn nợ dài hạn, Vay dài hạn, Vốn điều
lệ và Lợi nhuận giữ lại.

3.1.3. Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp


Chiến lược tài trợ là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn
để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, bao gồm:
- Chiến lược bảo thủ
- Chiến lược mạo hiểm
- Chiến lược phù hợp

3.1.3.1. Chiến lược tài trợ bảo thủ


- Nguồn vốn dài hạn: Tài trợ toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một phần tài
sản TSLĐ tạm thời của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn ngắn hạn: Tài trợ phần TSLĐ tạm thời còn lại
Ưu điểm: Doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán ở mức cao, nhất là
trong trường hợp nhu cầu tài sản lưu động không thường xuyên ở mức độ thấp
nhất, tiền thừa tạm thời có thể dùng vào đầu tư ngắn hạn.
Nhược điểm: Hiệu quả sử dụng vốn thấp vì mức sinh lời trong ngắn hạn thấp hơn
chi phí sử dụng vốn vay dài hạn.
Trị giá

TSLĐ tạm thời


Nguồn tài
trợ ngắn hạn

TSLĐ thường xuyên Nguồn tài trợ


dài hạn
Tài sản cố định

3.1.3.2. Chiến lược tài trợ mạo hiểm


- Nguồn vốn dài hạn: Tài trợ cho toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên.
- Nguồn vốn ngắn hạn: Tài trợ một phần TSLĐ thường xuyên còn lại và toàn bộ
TSLĐ tạm thời
Ưu điểm: Giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và nâng cao khả năng sinh lời cho
doanh nghiệp.
Nhược điểm: Rủi ro thanh khoản cao, nhà quản lý luôn phải chịu áp lực cao về
việc tìm nguồn để thanh toán cho các chủ nợ.
Trị giá
TSLĐ tạm thời

Nguồn tài
trợ ngắn hạn

TSLĐ thường xuyên

TSLĐ thường xuyên


Nguồn tài trợ
dài hạn
Tài sản cố định

Thời gian
3.1.3.3. Chiến lược tài trợ phù hợp
Nguồn tài trợ sẽ phù hợp với tính chất của tài sản:
- Nguồn tài trợ dài hạn: Tài trợ cho toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên
- Nguồn tài trợ ngắn hạn: Tài trợ cho toàn bộ TSLĐ tạm thời

Ưu điểm: Là chiến lược trung dung, dung hòa giữa chiến lược bảo thủ và chiến lược phù
hợp nên khắc phục được các nhược điểm của hai chiến lược này.
Nhược điểm: Tuy không vi phạm nguyên tắc tài chính nhưng độ an toàn không cao
Trị giá

TSLĐ tạm thời

Nguồn tài
trợ ngắn hạn

TSLĐ thường xuyên


Nguồn tài trợ
dài hạn
TSCĐ

Thời gian
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tín dụng thương mại, Nợ tích lũy,
Tín dụng ngắn hạn ngân hàng, Thuê vận hành (thuê hoạt động).
3.2.1. Tín dụng thương mại:
Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau
thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là nguồn tài trợ quan trọng đối với hầu
hết các doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Lợi ích của TDTM:
- Cung cấp vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
- Đàm phán trên cơ sở tự nguyện giữa các doanh nghiệp với nhau
- Kết quả đưa đến nhanh vì có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ, mức độ tín
nhiệm của doanh nghiệp mua chịu và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gánh
chịu

Hạn chế của tín dụng thương mại:


- Chi phí cao và không rõ ràng.
- Khối lượng tín dụng bị hạn chế, một mặt do sự hạn chế tiềm lực tài chính của nhà
cung cấp, mặt khác do tín dụng được cấp là hàng hóa chứ không phải là tiền

Chi phí của tín dụng thương mại: Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp
cần tính đến chi phí của khoản tín dụng đó. Vì vậy, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp
cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại để quyết định nên sử dụng tín
dụng thương mại, hay nên tiến hành thanh toán sớm tiền hàng để được hưởng chiết khấu
thanh toán. Đồng thời cũng cần so sánh với lãi suất vay ngắn hạn của ngân hàng, xem chi
phí này cao hơn hay thấp hơn để có quyết định phù hợp.
Chi phí của khoản tín dụng thương mại được tính như sau:
Tỷ lệ chiết khấu
360
Chi phí sử thanh toán (%)
dụng = 1 – Tỷ lệ chiết x
TDTM khấu thanh toán Thời hạn mua chịu – Thời gian hưởng chiết khấu
(%)

Ví dụ: Một doanh nghiệp được nhà cung cấp bán chịu một lô hàng với quy định hình thức
thanh toán là “2/10 net 30”. Hãy tính chi phí của khoản tín dụng thương mại này?
Chú thích: “2/10 net 30”: Nhà cung cấp sẽ chiết khấu 2% trên giá trị lô hàng nếu người
mua hàng đồng ý thanh toán 100% tiền hàng trong trong thời gian 10 ngày kể từ ngày
nhận hàng. Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 30, doanh nghiệp phải thanh toán đủ 100% giá
trị lô hàng mà không được hưởng chiết khấu thanh toán nữa.
Như vậy ta có:
- Tỷ lệ chiết khấu thanh toán là 2%
- Thời gian được hưởng chiết khấu là 10 ngày
- Thời gian mua chịu của doanh nghiệp là 30 ngày

Chi phí sử 2% 360


= x = 36,7%
dụng TDTM 1 – 2% 30 – 10

3.2.2. Nợ tích lũy


Đây chính là những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ của doanh nghiệp. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường phát sinh các khoản nghĩa vụ tài chính
nhưng chưa đến kỳ phải thanh toán ngay, tạo ra nguồn tài trợ mà doanh nghiệp có thể tạm
thời sử dụng nhưng không phải chịu chi phí sử dụng các khoản này, các khoản nợ tích lũy
bao gồm:
- Tiền lương, tiền công trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ trả: Người lao
động bỏ hao phí lao động hàng ngày nhưng thông thường doanh nghiệp chỉ thanh
toán lương vào một thời điểm nhất định trong tháng. Khoản nợ tiền lương này đã
hình thành nên nguồn tài trợ mà doanh nghiệp có thể tận dụng khi chưa đến kỳ
thanh toán
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp: DN thường phát sinh
các khoản thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt,
…) khi xuất bán hàng hóa. Tuy nhiên việc nộp các khoản thuế này không được
tiến hành ngay thời điểm phát sinh trong tháng mà sẽ được nộp một lần vào một
thời điểm ở tháng kế tiếp theo quy định hiện hành. Hoặc thuế TNDN của năm
trước được nộp ở đầu năm sau, … Tất cả các khoản này đã hình thành nên nguồn
tài trợ tạm thời cho doanh nghiệp.
- Các khoản ứng trước của khách hàng: Đây là khoản tiền mà người mua hàng ứng
trước tiền hàng cho doanh nghiệp và sẽ nhận hàng ở một thời điểm xác định trong
tương lai theo thỏa thuận. Số tiền ứng trước nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất
quan trọng của loại hàng hóa cũng như yêu cầu và điều kiện thanh toán của hhai
bên.

Nợ tích lũy tương đối ổn định và thay đổi theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là nguồn tài trợ hoàn toàn miễn phí vì doanh nghiệp không phải trả lãi.
3.2.3. Tín dụng ngắn hạn ngân hàng
Khi nhu cầu vốn ngắn hạn gia tăng thì nguồn tài trợ từ TDTM và nợ tích lũy không thể
đáp ứng đủ. DN cần đến sự tài trợ từ ngân hàng. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn vô cùng
quan trọng và ngày càng phổ biến đối với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động trong hoạt động kinh doanh.
Thời gian các TCTD tài trợ vốn cho DN được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh
doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhưng tối đa là 12 tháng.
Doanh nghiệp phải trả lãi vay khi sử dụng nguồn vốn này. Lãi suất vay ngắn hạn là lãi
suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp các quy định của Luật các TCTD hiện
hành.
Doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngắn hạn theo quy định hiện hành của
các TCTD khi muốn tiếp cận nguồn vốn này.
3.2.4. Thuê vận hành
Khái niệm: Thuê vận hành còn gọi là thuê hoạt động: Là một thỏa thuận thuê ngắn hạn
tài sản mà trong đó bên cho thuê (bên sở hữu tài sản) đồng ý cho bên đi thuê sử dụng tài
sản trong một khoảng thời gian nhất định với một mức phí thuê xác định.
Đặc điểm:
- Thời gian thuê vận hành thường ngắn hơn rất nhiều so với thời gian hữu dụng của
tài sản.
- Người cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, những rủi ro và thiệt hại
đối với tài sản cho thuê.
- Người đi thuê có quyền hủy ngang hợp đồng và trả lại tài sản cho bên cho thuê,
tạo điều kiện cho bên đi thuê tránh được trường hợp tài sản thuê bị lạc hậu.
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê, người cho thuê có toàn quyền quyết định việc sử
dụng tài sản của mình như gia hạn hợp đồng thuê, cho đơn vị khác thuê hoặc
nhượng bán tài sản,…

3.3 Nguồn tài trợ dài hạn


3.3.1. Thuê tài chính
Khái niệm: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp
đồng cho thuê.
Đặc điểm :
- Công ty cho thuê tài chính tài trợ dưới hình thức mua và chuyển giao tài sản cho
bên thuê sử dụng.
- Bên đi thuê có thể được tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn.
- Bên đi thuê thanh toán tiền thuê định kỳ trong suốt thời hạn thuê, kỳ hạn thanh
toán tiền thuê có thể là tháng, quý, 6 tháng, 1 năm.
- Thời hạn cho thuê tài chính chiếm phần lớn thời gian khấu hao của tài sản, thông
thường trên 60% thời gian khấu hao của tài sản.
- Trong suốt thời hạn cho thuê, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê.
- Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng sản xuất.
- Khi hết hạn hợp đồng thuê, bên thuê có thể trả lại tài sản, thuê tiếp hoặc mua tài
sản.
Các hình thức thuê tài chính:
- Cho thuê tài chính thông thường: Cho thuê thông thường là phương thức cho thuê
mà trong đó bên cho thuê trực tiếp mua, nhập tài sản mới hoàn toàn từ nhà cung
cấp và chuyển giao cho bên thuê sử dụng tài sản đó.
- Mua và cho thuê lại: Mua và cho thuê lại là phương thức cho thuê mà trong đó
bên mua (bên cho thuê) sẽ mua tài sản của bên bán (bên thuê) và sau đó bên bán
thuê lại chính tài sản này để tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
- Cho thuê tài chính giáp lưng: Cho thuê tài chính giáp lưng là phương thức cho
thuê mà trong đó bên thuê thứ nhất (bên trực tiếp ký hợp đồng với bên cho thuê)
không phải là bên trực tiếp sử dụng tài sản cho thuê, mà tài sản cho thuê được
chuyển giao cho bên thuê thứ hai sử dụng dưới sự giám sát của bên thuê thứ nhất.
Tính toán trong thuê tài chính:
Để mua một TSCĐ thì doanh nghiệp phải chi ra một số tiền bằng với nguyên giá
của tài sản ngay tại thời điểm đưa vào sử dụng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không mua mà
chọn hình thức thuê tài chính và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời gian thuê, thì
tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền thuê (bao gồm cả tiền mua tài sản khi kết
thúc hợp đồng thuê) mà doanh nghiệp phải trả cho bên cho thuê phải tương đương với giá
trị tài trợ của bên cho thuê. Nếu bên cho thuê tài trợ toàn bộ chi phí mua TSCĐ, thì giá trị
tài trợ bằng với nguyên giá. Nếu bên cho thuê chỉ tài trợ một phần thì giá trị tài trợ chính
là số tiền mà bên cho thuê thực sự bỏ ra để hình thành nên TSCĐ, hay nói cách khác, giá
trị tài trợ chính là phần chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số tiền đối ứng mà doanh
nghiệp bỏ ra.
n
Aj
GTTT =∑
j=1 (1+i) j
Trong đó:
GTTT: Giá trị tài trợ
Aj: Là số tiền thuê tài chính phải trả ở kỳ thứ j
i: Lãi suất thỏa thuận dùng để chiết khấu
n: Tổng số kỳ hạn thanh toán tiền thuê tài chính
Phương pháp tính số tiền thanh toán trong cho thuê tài chính:
Giả sử giá trị tài trợ được bên cho thuê thu hồi toàn bộ trong thời gian cho thuê và bên
đi thuê thanh toán tiền thuê theo phương thức kỳ khoản cố định.
 Nếu trả tiền thuê cuối kỳ
- Mỗi kỳ DN phải trả số tiền thuê cố định là A

A=
[ GTTT∗i
1−(1+i)−n ]
- Số tiền A phải trả ở mỗi kỳ bao gồm: Giá trị tài trợ (nợ gốc) và phí thuê tài chính
(lãi)
+ Phí thuê tài chính ở kỳ hạn thứ j = GTTT còn lại đầu kỳ thứ j x i
+ Giá trị tài trợ phải trả kỳ j = A – Phí thuê tài chính kỳ hạn thứ j

Ví dụ: Doanh nghiệp B và Công ty cho thuê tài chính ký kết một hợp đồng thuê tài chính
có các nội dung sau đây:
- Tổng số tiền tài trợ: 1.200 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ: 3 năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: 6 tháng
- Lãi suất tài trợ: 6%/kỳ
- Phương thức thanh toán: Kỳ khoản cố định
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Cuối kỳ
Yêu cầu: Lập bảng tính tiền thuê, biết bên cho thuê thu hồi vốn 100% khi hết hạn hợp
đồng cho thuê.
Bảng tính tiền thuê tài chính (đvt: đồng)
Kỳ Mức hoàn trả
GTTT đầu kỳ GTTT Cuối kỳ
hạn Tiền thuê Phí thuê Tổng cộng
1.200.000.0 172.035. 72.000.0 244.035.1 1.027.964.8
1 00 154 00 54 46
1.027.964.8 182.357. 61.677.8 244.035.1 845.607.5
2 46 263 91 54 83
845.607.5 193.298. 50.736.4 244.035.1 652.308.8
3 83 699 55 54 84
652.308.8 204.896. 39.138.5 244.035.1 447.412.2
4 84 621 33 54 63
447.412.2 217.190. 26.844.7 244.035.1 230.221.8
5 63 418 36 54 45
230.221.8 230.221. 13.813.3 244.035.1
6 45 845 11 55 -
1.200.000. 264.210.9 1.464.210.9
TC 000 25 25
 Nếu trả tiền thuê đầu kỳ
- Mỗi kỳ DN phải trả số tiền thuê cố định là A
A=
[ GTTT∗i
][ ]
x
1
1−(1+i)−n (1+i)
- Số tiền A phải trả ở mỗi kỳ bao gồm: Giá trị tài trợ (nợ gốc) và phí thuê tài chính
(lãi)
+ Phí thuê tài chính ở kỳ hạn thứ j = GTTT còn lại đầu kỳ thứ j x i
+ Giá trị tài trợ phải trả kỳ j = A – Phí thuê tài chính kỳ hạn thứ j

Ví dụ: Doanh nghiệp A và công ty cho thuê tài chính ký kết một hợp đồng cho thuê tài
chính có các nội dung sau đây:
- Tổng số tiền tài trợ: 600 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ: 3 năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: 6 tháng
- Lãi suất tài trợ: 6%/kỳ
- Phương thức thanh toán: kỳ khoản cố định
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: đầu kỳ
Yêu cầu: Lập bảng tính tiền thuê, biết bên cho thuê thu hồi vốn 100% khi hết hạn hợp
đồng cho thuê.
Bảng tính tiền thuê tài chính (đvt: đồng)
Kỳ Mức hoàn trả
GTTT đầu kỳ TC GTTT Cuối kỳ
hạn Tiền thuê Phí thuê
600.000.000,0 115.110.922, 115.110.922, 484.889.078,
0 0 00 - 00 00
484.889.078,0 86.017.577, 29.093.344, 115.110.922, 398.871.500,
1 0 32 68 00 68
398.871.500,6 91.178.631, 23.932.290, 115.110.922, 307.692.868,
2 8 96 04 00 72
307.692.868,7 96.649.349, 18.461.572, 115.110.922, 211.043.518,
3 2 88 12 00 84
211.043.518,8 102.448.310, 12.662.611, 115.110.922, 108.595.207,
4 4 87 13 00 97
108.595.207,9 108.595.207, 6.515.712, 115.110.920,
5 7 97 48 45 -
600.000.000, 90.665.530, 690.665.530,
TC 00 45 45
3.3.2. Vay dài hạn
Để thực hiện các dự án đầu tư, nếu nguồn vốn bên trong (lợi nhuận giữ lại) của
doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ thì doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm nguồn vốn tài
trợ từ bên ngoài bằng cách đi vay của các TCDT hoặc vay thông qua phát hành trái phiếu.
3.3.2.1. Vay dài hạn của các TCTD
Khái niệm: Đây là loại hình mà các TCTD cho doanh nghiệp vay với thời hạn
trên 1 năm để đáp ứng các nhu cầu mua sắm, cải tạo thay thế tài sản cố định, đầu tư xây
dưng cơ bản và đáp ứng một phần nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Đặc điểm:
- Đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư mở rộng/đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp với
mục tiêu sau đầu tư là tăng doanh thu, mở rộng thị phần, hạ giá thành sản phẩm,
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho DN vay vốn.
- Doanh nghiệp phải tiến hành trả nợ cho ngân hàng khi dự án hoàn thành và bắt
đầu đi vào hoạt động.
- Lãi suất vay do hai bên thỏa thuận, có thể cố định hoặc thả nổi trong thời gian hiệu
lực của hợp đồng tín dụng..
- Nguồn hoàn trả là nguồn tiền tích lũy trong hoạt động của doanh nghiệp: Lợi
nhuận không chia, khấu hao tích lũy, khác (nếu có).
- Phương pháp trả nợ thích hợp là trả dần gốc và lãi.
- Doanh nghiệp vay phải có một tỷ lệ nhất định vốn đối ứng tham gia vào dự án, có
tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba (nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng
khi thực hiện cho vay trung dài hạn).
3.3.2.2. Vay thông qua phát hành trái phiếu
Khái niệm:
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Đặc điểm:
- Trái phiếu là một giấy nợ do doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn, còn
được gọi là chứng khoán nợ.
- Trái phiếu có mệnh giá, đây chính là số vốn mà doanh nghiệp vay và phải hoàn trả
khi trái phiếu đáo hạn.
- Trái phiếu có thời hạn, thời hạn của trái phiếu là thời gian vay nợ của tổ chức phát
hành.
- Tỷ suất lãi trái phiếu được xác định trước và tính trên mệnh giá. Đây chính là tiền lãi
mà doanh nghiệp phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Tùy theo loại trái phiếu
mà lãi suất này có thể thay đổi hay cố định hoặc có thể bằng không.
- Trái phiếu có thể chuyển nhượng được, giúp người sở hữu trái phiếu có thể thu hồi
vốn trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
Phân loại trái phiếu doanh nghiệp:
Trái phiếu doanh nghiệp thường có 2 hình thức trả lãi:
- Trái phiếu chiết khấu: Doanh nghiệp bán cho người mua với giá thấp hơn mệnh giá
và khi đáo hạn doanh nghiệp sẽ trả cho chủ sở hữu trái phiếu số tiền đúng bằng mệnh giá.
Tiền lãi mà trái chủ nhận được chính là chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua
- Trái phiếu trả lãi định kỳ: Tiền lãi trái phiếu được trả lãi định kỳ hàng năm hoặc 6
tháng, còn mệnh giá thì doanh nghiệp hoàn trả cho chủ sở hữu khi trái phiếu đáo hạn.
Ưu và nhược điểm của việc vay vốn thông qua phát hành trái phiếu
 Ưu điểm:
- Tiền lãi trái phiếu được xem là chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thu
nhập chịu thuế.
- Tiền lãi trái phiếu được giới hạn ở mức nhất định vì lãi suất được xác định trước
và thấp hơn tỷ lệ thanh toán cổ tức của cổ phiếu ưu đãi.
- Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu thường và
cổ phiếu ưu đãi.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh
nghiệp cho các trái chủ.
- Giúp doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn một cách linh
hoạt trong các trường hợp cần thiết, bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn
(đối với trái phiếu có thể mua lại) để giảm vốn và vì vậy sẽ giảm được chi phí trả
lãi.
 Nhược điểm:
- Doanh nghiệp phải trả lợi tức trái phiếu cố dịnh và đúng hạn cho trái chủ. Nếu lợi
nhuận không ổn định, doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán.
- Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp
- Phải trả nợ gốc đúng hạn
- Phát hành trái phiếu dài hạn để huy động vốn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
sử dụng nợ trong một thời gian dài
- Phát hành trái phiếu để tăng vốn của doanh nghiệp cũng có giới hạn nhất định vì
không thể để hệ số nợ của doanh nghiệp vượt quá xa so với các doanh nghiệp khác
có cùng lĩnh vực kinh doanh

3.3.3. Vốn chủ sở hữu


3.3.3.1. Vốn cổ phần
a. Vốn cổ phần thường
Vốn cổ phần thường là vốn mà doanh nghiệp huy động từ việc phát hành cổ phiếu
thường. Cổ phiếu thường là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần thường, xác nhận quyền sở
hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần và người mua cổ phiếu thường trở thành cổ
đông thường.
Các quyền của cổ đông thường:
• Quyền mua cổ phần (quyền tiên mãi):

Khái niệm: Là một chứng thư do công ty cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu
kèm theo đợt phát hành cổ phiếu mới, nhằm xác nhận quyền của cổ đông được phép
mua một số lượng cổ phiếu mới phát hành nhất định, với một mức giá nhất định,
trong một khoản thời gian nhất định.
Các công ty cổ phần phải phát hành quyền tiên mãi dành cho cổ đông hiện hành khi
nhằm mục đích giúp họ có thể duy trì được tỷ lệ sở hữu vốn từ đó bảo vệ quyền kiểm
soát của cổ đông hiện hành đối với công ty. Đồng thời cũng bảo vệ cho cổ đông tránh
sự thiệt hại về sụt giảm giá của cổ phiếu trên thị trường khi công ty phát hành thêm cổ
phiếu mới.
Đặc điểm:
+ Chỉ phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu mới, không phát hành độc lập.
+ Giá cổ phiếu mới thường thấp hơn giá trên thị trường.
+ Quyền tiên mãi thường có thời hạn ngắn từ 1 đến 6 tuần.
+ Xác nhận quyền mua chứ không phải nghĩa vụ.
Xác định giá quyền tiên mãi:
Ký hiệu:
N : Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (cổ phiếu cũ)
n : Số lượng cổ phiếu thường phát hành thêm (cổ phiếu mới)
k : Tỷ lệ quyền (Số quyền tiên mãi để mua được 1 cổ phần mới)

P0 : Giá cổ phiếu cuối ngày liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
P1 : Giá thực hiện quyền (giá cổ phiếu phát hành thêm).
Ppl : Giá cổ phiếu sau khi phát hành quyền ( Giá pha loãng).
Pr : Giá của quyền tiên mãi (vào ngày giao dịch không hưởng quyền)

Ví dụ: Một công ty cổ phần X có vốn điều lệ 900 tỷ đồng. Do nhu cầu đầu tư, công ty
đã chọn phương án phát hành thêm 15 triệu cổ phiếu có kèm quyền mua cổ phần với giá
bằng mệnh giá để huy động vốn. Biết rằng giá trị thị trường của ngày liền trước ngày giao
dịch không hưởng quyền của cổ phiếu X là 35.000 đồng.
Tính giá cổ phiếu X và giá của quyền mua cổ phần vào ngày giao dịch không hưởng
quyền?
Giải:
Ta có:
N=900 tỷ/10.000=90 triệu cổ phiếu
n = 15 triệu cổ phiếu
P0 = 35.000 đồng
P1= 10.000 đồng
Ta có:
k = 90 triệu CP/15triệu CP =6/1

đồng

đồng
• Một số quyền khác:
- Quyền quản lý và kiểm soát công ty: Cổ đông thường được quyền tham giá bỏ
phiếu và ứng cử vào Hội đồng quản trị, được tham gia quyết định các vấn đề quan
trọng đối với hoạt động của công ty.
- Quyền đối với tài sản của công ty: Cổ đông thường được nhận cổ tức khi công ty
có lợi nhuận và là người cuối cùng được nhận phần giá trị còn lại của tài sản thanh
lý khi công ty giải thể hoặc phá sản
- Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông thường không được quyền
rút vốn khỏi công ty nhưng được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho
người khác bằng cách bán lại trên thị trường chứng khoán thứ cấp.

b. Vốn cổ phần ưu đãi


Vốn cổ phần ưu đãi là vốn mà doanh nghiệp huy động bằng cách phát hành cổ phiếu
ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần đồng thời
cho phép cổ đông ưu đãi được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau, nhưng phổ biến vẫn là cổ phiếu được ưu đãi
về mặt tài chính, cụ thể:
- Cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán cổ tức và giá trị thanh lý tài sản trước cổ
đông thường.
- Có thể được tích lũy cổ tức: Nếu công ty gặp khó khăn không thể chi trả cho cổ
tức cho cổ đông ưu đãi, thì số cổ tức này sẽ được tích lũy lại và sẽ được thanh toán
khi công ty làm ăn phát đạt.
- Cổ phiếu ưu đãi về mặt tài chính thì sẽ hạn chế về quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi
không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị hoặc thông qua các
vấn đề quan trọng của công ty.

3.3.3.2. Lợi nhuận giữ lại


Lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ từ bên trong của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
chủ động được nguồn vốn và giảm được chi phí sử dụng vốn. Nguồn tài trợ này nhiều
hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Lợi nhuận ròng hàng năm
- Chính sách phân phối lợi nhuận của Nhà nước và của chính công ty ở thời điểm
hiện hành

You might also like