You are on page 1of 353

Buổi 1: Định chế tài

chính và rủi ro liên quan


Chương 1-7
Đặc thù của định chế tài chính
Khi không có định chế tài chính
Nợ & vốn cổ phần
Hộ gia đình Doanh nghiệp
(thiên về tiết kiệm) (thiên về đi vay)
Tiền

 Vốn di chuyển trực tiếp giữa hộ gia đình và doanh nghiệp


 Tuy nhiên, dòng vốn như trên lại không nhiều. Nguyên nhân là do ba loại chi
phí hộ gia đình phải đối mặt khi đầu tư vào chứng khoán doanh nghiệp:
▪ Giám sát (monitoring): liên quan tới việc giám sát/kiểm tra doanh nghiệp có sử
dụng vốn hợp lý hay không
▪ Thanh khoản (liquidity): liên quan tới việc chuyển đổi chứng khoán thành tiền
▪ Giá cả (price): rủi ro giá bán của chứng khoán thấp hơn giá mua
Khi có định chế tài chính
Tiền gửi và các
khoản khác Nợ & vốn cổ phần

Hộ gia đình Định chế Doanh nghiệp


(Đầu tư, tiết kiệm - (Đi vay -
cung cấp vốn)
Tiền tài chính Tiền
sử dụng vốn)

 Vốn di chuyển giữa hộ gia đình và doanh nghiệp thông qua các định chế tài
chính (ĐCTC)
 ĐCTC đóng vai trò trung gian, do đó còn được gọi là financial intermediary
(trung gian tài chính)
 ĐCTC giúp gia tăng dòng vốn di chuyển giữa hộ gia đình và doanh nghiệp so với
không có ĐCTC.
Chức năng của định chế tài chính

 Môi giới (brokerage)


 Biến đổi tài sản (asset transformation)
Chức năng của định chế tài chính

 Môi giới:
▪ ĐCTC đóng vai trò đại diện/môi giới cho khách hàng (hộ gia đình, doanh nghiệp)
thông qua dịch vụ tư vấn và giao dịch có tính phí.
• Tư vấn: nghiên cứu và đề xuất hướng đầu tư
• Giao dịch: mua bán chứng khoán với giá tốt hơn và hiệu quả hơn

▪ Chức năng môi giới giúp làm giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch, những điểm
không hoàn hảo của thị trường (market imperfections) giữa hộ gia đình và doanh
nghiệp.
Chức năng của định chế tài chính

 Biến đổi tài sản


▪ ĐCTC biến đổi các chứng khoán sơ cấp (primary securities) do doanh nghiệp phát
hành thành chứng khoán thứ cấp (secondary securities) do định chế phát hành
• ĐCTC có thể tự phát hành chứng khoán có khả năng thu hút hộ gia đình hơn chứng khoán
doanh nghiệp (như tiền gửi)
• ĐCTC sử dụng tiền thu được để mua chứng khoán do doanh nghiệp phát hành (cổ phiếu,
trái phiếu)
• Lợi thế của ĐCTC nằm ở khả năng giảm thiểu chi phí
Vai trò giảm chi phí của ĐCTC

 Giảm chi phí thông tin


 Giảm rủi ro thanh khoản
 Giảm rủi ro giá cả
 Giảm chi phí giao dịch
 Trung gian kỳ hạn (maturity intermediation)
Giảm chi phí thông tin

 Vai trò ủy quyền giám sát


▪ Bằng cách mua chứng khoán của ĐCTC (gửi tiền ở ĐCTC), hộ gia đình hay nhà đầu
tư giao ĐCTC trách nhiệm quyết định ai có thể được nhận tiền và bảo đảm người vay
sử dụng tiền hợp lý. Nói cách khác, ĐCTC đóng vai trò giám sát thay cho hộ gia đình
hay nhà đầu tư.
▪ ĐCTC có nhiều động lực và năng lực thu thập thông tin người vay hơn hộ gia đình.
▪ ĐCTC có thể giám sát với chi phí thấp hơn hộ gia đình.
Giảm chi phí thông tin

 Vai trò tạo thông tin


▪ Các sản phẩm mới do ĐCTC tạo ra, như các khoản cho vay của ngân hàng, giúp
ĐCTC thường xuyên cập nhật thông tin và tạo ra các thông tin chính xác và kịp thời
hơn về người đi vay.
 Hai vai trò trên giúp ĐCTC giảm sự không hoàn hảo (imperfection) và bất cân
xứng (asymmetry) trong thông tin giữa các bên cung cấp và sử dụng vốn.
 ĐCTC làm giảm chi phí thông tin.
Giảm rủi ro thanh khoản

 Rủi ro thanh khoản xảy ra khi các hộ gia đình không thể bán chứng khoán ngay
khi cần thiết.
 ĐCTC có thể chào bán chứng khoán của mình với rủi ro thanh khoản thấp hơn
(tính thanh khoản cao hơn) chứng khoán doanh nghiệp, chẳng hạn như các
khoản tiền gửi có thể rút bất cứ lúc nào
Giảm rủi ro giá cả

 Rủi ro giá cả: rủi ro giá bán một tài sản (hay chứng khoán) thấp hơn giá mua
 ĐCTC có thể chào bán chứng khoán của mình, có rủi ro giá cả thấp hơn chứng
khoán doanh nghiệp, chẳng hạn như ngân hàng thương mại có cung cấp dịch vụ
tiền gửi mà tiền có thể được rút trước thời hạn với thiệt hại thấp hơn.
 Vì sao?
▪ Bằng cách tập hợp tài sản từ các nhà đầu tư nhỏ (hộ gia đình), ĐCTC có thể đạt hiệu
ứng kinh tế quy mô (economies of scale) trong chi phí giao dịch.
▪ Các hoạt động quy mô lớn sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn so với quy mô nhỏ.
Trung gian kỳ hạn

 Khi các bên cung cấp và sử dụng vốn có thời gian dự định khác nhau, ĐCTC có
thể phục vụ cả hai bên thông qua vai trò trung gian kỳ hạn.
 Thông qua sử dụng kỳ hạn chênh lệch (maturity mismatching), ĐCTC có thể
chào bán các sản phẩm mang tính dài hạn như các khoản vay thế chấp mua
nhà, đồng thời huy động vốn từ các hợp đồng ngắn hạn, như tiền gửi.
 ĐCTC quản trị rủi ro liên quan tới chênh lệch kỳ hạn bằng cách:
▪ Đầu tư vào danh mục gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn, có lãi suất cố định lẫn thả
nổi, từ đó có thể giảm rủi ro bằng cách tận dụng các khoản vay có tính chất lãi suất
cố định và thả nổi tương tự.
▪ Sử dụng future, option, swap, và các sản phẩm phái sinh khác.
Các điểm đặc thù khác của ĐCTC
(lợi ích xã hội)
 Truyền dẫn chính sách tiền tệ
▪ ĐCTC có liên quan đến cả ba loại hoạt động chính sách tiền tệ của ngân hàng trung
ương:
• Giao dịch thị trường mở (mua bán trái phiếu chính phủ)
• Xác lập mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng
• Xác lập lãi suất vay từ ngân hàng trung ương

▪ Các khoản tiền gửi đóng vai trò chủ chốt trong cung tiền, ảnh hưởng đến lãi suất và
lạm phát. ĐCTC đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ từ ngân
hàng trung ương tới cả nền kinh tế.
Các điểm đặc thù khác của ĐCTC
(lợi ích xã hội)
 Phân phối tín dụng: ĐCTC là nguồn huy động vốn chính, thậm chí duy nhất cho
một số ngành cần nhiều vốn như nông nghiệp hay bất động sản
 Trung gian về thời gian: giúp hộ gia đình chuyển giao tài sản qua thế hệ (bảo
hiểm nhân thọ, quỹ lương hưu)
 Dịch vụ thanh toán: cung cấp dịch vụ thanh toán có hiệu quả cao hơn, đem lại
lợi ích cho nền kinh tế
 Trung gian về mệnh giá: cho phép nhà đầu tư nhỏ mua các loại tài sản thường
được bán với mệnh giá cao
Các loại định chế tài chính

 Ngân hàng thương mại


 Công ty tài chính
 Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư
 Quỹ tương hỗ (mutual fund) và hedge fund
 Công ty bảo hiểm
Ngân hàng thương mại

 Ngân hàng thương mại (ngân hàng): ĐCTC nhận tiền gửi và cho vay.
 Tài sản và nợ chính:

Tài sản Nợ & vốn cổ phần


Các khoản cho vay Tiền gửi
(tiêu dùng, doanh nghiệp, BĐS) Các khoản đi vay
Danh mục đầu tư chứng khoán Vốn cổ phần

 Ngân hàng có tỉ lệ nợ cao so với các loại hình doanh nghiệp khác
 Nợ được huy động ngắn hạn hơn, với các công cụ thanh khoản cao hơn (như tiền gửi, vay liên
ngân hàng) dùng để tài trợ cho các tài sản dài hạn hơn, có tính thanh khoản thấp hơn (như các
khoản cho vay).
 Dẫn đến rủi ro lãi suất và tín dụng
Ngân hàng thương mại

 Các hoạt động/yếu tố ngoại bảng cân đối kế toán (Off-balance sheet - OBS)
▪ Các loại tài sản hay nợ thay đổi theo điều kiện, không đưa vào bảng cân đối kế toán
như letter of credit, cam kết cho vay (loan commitment), giao dịch phái sinh
▪ Phân loại
• Tài sản OBS: khi có điều kiện xảy ra, hoạt động/yếu tố sẽ được đưa vào bên tài sản của
bảng cân đối kế toán, hay khoản thu trên báo các thu nhập
• Nợ OBS: khi có điều kiện xảy ra, hoạt động/yếu tố sẽ được đưa vào bên nợ của bảng cân
đối kế toán, hay khoản chi trên báo các thu nhập

▪ Hoạt động OBS tạo thu nhập cho ngân hàng thông qua thu phí, và tránh một số chi
phí do quy định điều tiết, và có tính năng giảm lẫn tăng rủi ro, nhằm phục vụ quản
trị rủi ro.
Ngân hàng thương mại

 Các hoạt động thu phí khác:


▪ Dịch vụ ủy thác (trust): giữ và quản lý tài sản cho cá nhân hay doanh nghiệp,
▪ Ngân hàng đại lý (correspondent banking): cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các ngân
hàng khác, gồm có
• Xử lý và thu thập chi phiếu
• Giao dịch ngoại hối
• Dịch vụ hedging
• Tham gia phát hành khoản vay hay chứng khoán quy mô lớn
Công ty tài chính

 ĐCTC với chức năng chính là cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp,
nhưng không nhận tiền gửi.
▪ Thường liên quan trực tiếp tới công ty sản xuất (VD: Ford, Toyota)
▪ Chịu ít quy định điều tiết hơn do không nhận tiền gửi
 Tài sản chính: cho vay (sẵn sàng chấp nhận khách hàng rủi ro cao hơn)
▪ Cho vay tiêu dùng
▪ Cho vay doanh nghiệp
▪ Cho vay bất động sản
 Nợ chính: vay ngắn hạn và dài hạn (thương phiếu, trái phiếu), không nhận tiền
gửi
 Tỉ lệ vốn cổ phần cao hơn ngân hàng một chút, bảo đảm khả năng thanh toán
Công ty tài chính

 Ba loại chính:
▪ Tài trợ mua bán (sales finance): cho vay khách hàng của một nhà buôn hay nhà sản
xuất cụ thể nào đó. VD: Ford Motor Credit, Toyota Finance.
▪ Tín dụng cá nhân: chuyên cung cấp cho vay trả góp và các loại hình cho vay khác
cho người tiêu dùng, chấp nhận khách hàng rủi ro cao hơn bằng cách tính lãi suất
cao hơn và/hoặc chấp nhận tài sản thế chấp ngân hàng không áp dụng. VD: HSBC
Finance, AIG American General.
▪ Tín dụng doanh nghiệp (business credit): tài trợ doanh nghiệp chủ yếu thông qua
cho thuê thiết bị và bao thanh toán (factoring). VD: IBM Global Financing.
Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư

 Công ty chứng khoán chuyên về giao dịch và môi giới các chứng khoán hiện
hành.
 Ngân hàng đầu tư chuyên về huy động vốn thông qua chứng khoán nợ và vốn
cổ phần cho doanh nghiệp và chính phủ, bao gồm khởi tạo (origination), bảo
lãnh (underwriting), và phát hành chứng khoán.
 Đóng vai trò môi giới, không phải biến đổi tài sản.
Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư

 Tài sản và nợ chính: ngắn hạn, do hoạt động chủ yếu là môi giới
▪ Tài sản chính: Các khoản phải thu từ các broker-dealer khác; chứng khoán được
mua theo thỏa thuận bán lại
▪ Nợ chính: Các khoản phải chi cho khách hàng hay broker-dealer khác; chứng khoán
được bán theo thỏa thuận mua lại; chứng khoán bán khống
 Vốn cổ phần: thước đó quy mô công ty phổ biến nhất, tỉ lệ thấp hơn nhiều so
với ngân hàng thương mại
Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư

 Ngân hàng đầu tư


▪ Khởi tạo, bảo lãnh và phát hành mới chứng khoán nợ và vốn cổ phần
▪ Primary issue (IPO) và secondary issue
▪ Bảo lãnh có hai dạng: private placement (phát hành riêng lẻ) và public offering
(phát hành đại chúng)
 Cung cấp vốn mạo hiểm (venture capital)
 Tạo lập thị trường (market making), giao dịch, đầu tư, quản lý tiền (cash
management)
Mutual fund và hedge fund

 Mutual fund (quỹ tương hỗ) tập hợp nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư cá
nhân và doanh nghiệp để đầu tư vào các danh mục chứng khoán đã được đa
dạng hóa. VD: Vanguard Group, Blackrock
 Nguyên nhân cho sự tồn tại của mutual fund:
▪ Mutual fund có thể đa dạng hóa, thông qua tập hợp rủi ro, cho nhà đầu tư nhỏ: bằng
cách thu gom các khoản đầu tư từ số lượng lớn nhà đầu tư nhỏ, mutual fund có thể
đầu tư vào danh mục có tính đa dạng cao.
▪ Nhà đầu tư nhỏ thường đầu tư vào mutual fund do có thể bỏ khoản tiền nhỏ để đầu
tư theo định kỳ (có thể không đủ để đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu hay trái phiếu).
▪ Mutual fund có chi phí giao dịch thấp hơn nhờ quy mô giao dịch (về số lượng lẫn giá
cả), và chi phí cho nghiên cứu, thông tin và giám sát cũng thấp hơn.
Mutual fund và hedge fund

 Nhà đầu tư thu được gì từ cổ phần của mutual fund?


▪ Lãi suất và cổ tức từ chứng khoán mutual fund nắm giữ
▪ Capital gain từ bán chứng khoán mutual fund nắm giữ
▪ Tăng giá trị các chứng khoán mutual fund đang nắm giữ (capital appreciation), làm
tăng giá trị cổ phần của mutual fund.
 Giá trị tài sản thuần (Net asset value - NAV) của mutual fund:
▪ Giá trị thị trường của mỗi cổ phần của mutual fund vào một ngày xác định
▪ NAV bằng tổng giá trị thị trường của toàn bộ tài sản trong danh mục của mutual
fund, chia cho số cổ phần của mutual fund. Đây là giá nhà đầu tư có thể trả/nhận
khi mua/bán cổ phần của mutual fund.
Mutual fund và hedge fund

 Hedge fund tập hợp nguồn lực tài chính của các cá nhân giàu có và các nhà
đầu tư khác và thay mặt họ đầu tư quỹ này.
 So sánh mutual fund và hedge fund
▪ Tương đồng:
• Tập hợp tiền của các nhà đầu tư để đầu tư chung
• Có tính phí quản lý, theo phần trăm của tổng tài sản được quản lý, thường từ 1,5 đến 2%
▪ Khác biệt:
• Hedge fund chỉ phục vụ nhóm nhà đầu tư giàu có
• Hedge fund thường chịu quy định điều tiết ít hơn mutual fund
• Hedge fund thường sử dụng chiến lược đầu tư rủi ro cao hơn mà mutual fund không áp
dụng, ví dụ như bán khống hay giao dịch phái sinh
• Hedge fund không chỉ tính phí quản lý, mà còn tính phí hiệu quả (performance fee)
Công ty bảo hiểm

 Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, gọi chung là policyholder). VD:
AIG, Prudential
 Nguyên lý hoạt động:
▪ Policyholder trả phí (premium) cho công ty bảo hiểm.
▪ Công ty bảo hiểm thanh toán bồi thường cho policyholder khi có tình huống tiêu cực xác định
xảy ra.
▪ Công ty bảo hiểm dùng tiền phí để đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu.
▪ Để tính phí bảo hiểm, công ty cần xác định xác suất chi trả cho hợp đồng. Ở đây công ty gặp vấn
đề lựa chọn bất lợi (adverse selection).
▪ Công ty giải quyết vấn đề này bằng cách phân chia dân số theo các nhóm rủi ro khác nhay để
xác định xác suất chi trả, và phí bảo hiểm, chính xác hơn.
▪ Tóm lại, công ty bảo hiểm hoạt động bằng cách tập hợp rủi ro rồi chuyển rủi ro đó từ khách
hàng sang một nhóm.
 Tài sản và nợ chính: dài hạn; vốn cổ phần thấp hơn nhiều so với ngân hàng
Điều tiết định chế tài chính
Tại sao phải điều tiết ĐCTC

 Vì ĐCTC cung cấp các dịch vụ đặc thù và đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ
nền kinh tế.
 Việc ngừng cung cấp các dịch vụ trên có thể gây thiệt hại lớn và lây lan nhanh
chóng, ví dụ như hiệu ứng domino từ một ngân hàng thua lỗ sang ngân hàng
khác.
 ĐCTC được quản lý điều tiết để ngăn chặn đình trệ trong việc cung cấp các
dịch vụ trên và giảm thiểu chi phí thiệt hại cho nền kinh tế và xã hội.
Các loại quy định điều tiết

 An toàn và bền vững


 Chính sách tiền tệ
 Phân phối tín dụng
 Bảo vệ người tiêu dùng
 Bảo vệ nhà đầu tư
 Lập mới và cấp giấy phép
Rủi ro của định chế tài chính
Rủi ro lãi suất

 Rủi ro ĐCTC gặp phải khi kỳ hạn của nợ và tài sản không khớp nhau.
 Các loại rủi ro lãi suất:
▪ Refinancing risk (rủi ro tái tài trợ): rủi ro chi phí huy động lại vốn sẽ lên cao hơn tỉ
suất sinh lợi từ các tài sản đầu tư.
▪ Reinvestment risk (rủi ro tái đầu tư: rủi ro tỉ suất sinh lợi khi tái đầu tư sẽ xuống
thấp hơn chi phí vốn.
▪ Ngoài ra, dao động lãi suất cũng làm thay đổi giá trị tài sản và nợ, từ đó có nguy cơ
làm giảm giá trị vốn cổ phần và mất khả năng thanh toán.
 Có thể phòng ngừa (hedge) rủi ro lãi suất bằng cách điều chỉnh kỳ hạn
(matching), tuy nhiên có thể làm giảm khả năng sinh lời.
Rủi ro tín dụng

 Rủi ro tín dụng là rủi ro dòng tiền được cam kết thanh toán trên các khoản nợ
và chứng khoán ĐCTC đang nắm giữ không được trả đầy đủ.
 ĐCTC cho vay hay mua trái phiếu dài hạn có rủi ro tín dụng cao hơn ĐCTC cho
vay hay mua trái phiếu ngắn hạn.
 Rủi ro tín dụng có thể mang tính riêng biệt từng công ty (firm-specific) hay
mang tính hệ thống (liên quan đến tình hình kinh tế nói chung, ảnh hưởng đến
toàn bộ người đi vay)
 Có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng quy trình sàng lọc và giám sát người đi
vay. Ngoài ra có thể đa dạng hóa các khoản vay, nhưng chỉ giải quyết được
firm-specific credit risk.
Rủi ro thanh khoản

 Là rủi ro việc tăng đột biến hoạt động rút vốn có thể khiến ĐCTC rơi vào tình
trạng phải bán gấp tài sản với giá thấp.
 Rủi ro thanh khoản xảy ra khi các chủ nợ yêu cầu rút tiền và ĐCTC phải vay
thêm vốn hoặc bán tài sản để đáp ứng.
Rủi ro ngoại hối

 Là rủi ro thay đổi tỷ giá có thể gây tác động tiêu cực đến giá trị của tài sản và
nợ bằng ngoại tệ của ĐCTC.
 Rủi ro ngoại hối có thể đến từ vị thế thuần mua (net long) hoặc bán (net short)
trên tài sản nước ngoài.
Rủi ro quốc gia

 Là rủi ro các khoản thanh toán từ người vay nước ngoài bị đình trệ do can
thiệp của chính phủ nước ngoài.
 Khi một doanh nghiệp trong nước không còn khả năng trả nợ, ĐCTC có thể liên
hệ tòa án phá sản địa phương và thu hồi được ít nhất một phần của khoản vay.
 Tuy nhiên, có lúc một doanh nghiệp nước ngoài không thể trả nợ ngay cả khi
nó muốn, do động thái của chính quyền hạn chế thanh toán nợ với lý do thiếu
hụt ngoại tệ hay quan hệ chính trị xấu đi.
 Trong tình huống đó, ĐCTC khó có thể yêu cầu bồi thường từ tòa án dân sự địa
phương hay quốc tế. Trong đa số trường hợp có thể xảy ra, ĐCTC chỉ đơn giản
là hạn chế cho các công ty ở quốc gia đó vay trong tương lai.
Rủi ro thị trường

 Rủi ro thị trường xảy ra khi ĐCTC chủ động mua bán tài sản, nợ và sản phẩm
phái sinh thay vì giữ chúng lại cho mục đích đầu tư dài hạn hơn.
 Danh mục mua bán của ĐCTC khác với danh mục đầu tư của nó.
 Danh mục mua bán bao gồm các loại tài sản, nợ và phái sinh có thể mua bán
nhanh chóng trên các thị trường tài chính có tổ chức.
 Danh mục đầu tư bao gồm các loại tài sản và nợ thanh khoản tương đối thấp
hơn, và thời gian nắm giữ lâu hơn.
 Biến động giá tài sản trên thị trường ĐCTC giao dịch càng lớn, rủi ro thị trường
ĐCTC phải đối mặt càng cao.
 Do đó, ĐCTC và các nhà điều tiết phải xác lập biện pháp kiểm soát để giới hạn
nguy cơ từ giao dịch mua bán và phát triển các mô hình tài chính để đo lường
độ nhạy cảm rủi ro thị trường của ĐCTC hàng ngày.
Rủi ro OBS

 Rủi ro ngoại bảng (off-balance sheet/OBS risk) là rủi ro ĐCTC gặp phải do các
hoạt động liên quan đến các loại tài sản và nợ thay đổi theo điều kiện.
▪ Yếu tố OBS: letter of credit, loan commitment, giao dịch phái sinh
▪ Hoạt động OBS tạo thu nhập cho ngân hàng thông qua thu phí, và tránh một số chi
phí do quy định điều tiết, và có tính năng giảm lẫn tăng rủi ro, nhằm phục vụ quản
trị rủi ro.
▪ Hoạt động OBS có thể khiến ĐCTC phải chịu rủi ro tín dụng (nếu có khả năng vỡ nợ),
rủi ro lãi suất (nếu có nhạy cảm với giá cả và/hoặc lãi suất), và rủi ro ngoại hối (nếu
có thanh toán bằng ngoại tệ).
Rủi ro công nghệ và hoạt động

 Rủi ro công nghệ xảy ra khi đầu tư vào công nghệ không dẫn đến tiết kiệm chi
phí dự kiến theo kinh tế quy mô (economies of scale) hay kinh tế phạm vi
(economies of scope).
 Economies of scale nói đến mức độ giảm chi phí đơn vị trung bình cho việc tạo
ra dịch vụ tài chính khi sản lượng dịch vụ tài chính tăng.
 Economies of scope nói đến mức độ ĐCTC có thể tạo cộng hưởng chi phí (cost
synergy) thông qua việc tạo ra nhiều dịch vụ tài chính khác nhau.
 Rủi ro hoạt động có liên quan tới rủi ro công nghệ, xảy ra khi công nghệ hiện
tại hay hệ thống hỗ trợ hoạt động không đúng cách ngừng hoạt động.
Rủi ro mất khả năng thanh toán

 Rủi ro mất khả năng thanh toán (insolvency risk) là rủi ro một ĐCTC rơi vào
tình trạng không đủ vốn để bù đắp cho việc giá trị tài sản bất thình lình lao dốc
so với giá trị nợ.
 Insolvency xảy ra khi nguồn lực vốn cạn kiệt do lỗ từ một hay nhiều rủi ro như
rủi ro lãi suất hay tín dụng mà ĐCTC phải gánh.
 Tỉ lệ vốn cổ phần so với nợ của ĐCTC càng lớn, khả năng chịu lỗ càng cao.
 Do đó, ban quản trị của ĐCTC và các nhà điều tiết cần phải giám sát kỹ lưỡng
độ an toàn vốn (capital adequacy), thước đo quan trọng khả năng thanh toán
của ĐCTC.
Buổi 2: Rủi ro lãi suất
Chương 8-9
Mức độ và dao động lãi suất
Mức độ và dao động lãi suất

 Nhắc lại rằng khi thực hiện chức năng biến đổi tài sản (asset transformation),
các ĐCTC thường sử dụng tài sản và nợ kỳ hạn chênh lệch nhau (mismatch), từ
đó phải đối mặt rủi ro lãi suất.
 Do đó, khả năng dự đoán lãi suất, cùng với đo lường và quản trị rủi ro lãi suất,
đóng vai trò quyết định khả năng sinh lời của ĐCTC.
Mức độ và dao động lãi suất

 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ và dao động lãi suất, trong đó chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW) đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt
đối với lãi suất ngắn hạn.
 Khi NHTW thấy cần hạ nhiệt nền kinh tế, họ thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách
áp dụng các biện pháp tiền tệ làm tăng lãi suất.
 Ngược lại, khi chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp suy giảm, NHTW sẽ kích cầu
kinh tế bằng cách áp dụng các biện pháp tiền tệ làm giảm lãi suất.
 Một trong những vai trò đặc thù của ĐCTC là truyền dẫn chính sách tiền tệ.
Mức độ và dao động lãi suất

 ĐCTC có thể dùng lý thuyết cấu trúc kỳ hạn để ước lượng tác động của lãi suất
ngắn hạn lên cấu trúc kỳ hạn của lãi suất.
 Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất so sánh lãi suất của các loại chứng khoán kỳ hạn
khác nhau, với giả định rằng các đặc tính khác (như lãi suất coupon, rủi ro tín
dụng, v.v. đều giống nhau).
 Có ba loại lý thuyết:
 Unbiased expectations.
 Market segmentation.
 Liquidity premium.
Mô hình repricing
Mô hình repricing

 Mô hình repricing (funding) gap là phân tích kế toán dòng tiền theo giá trị sổ
sách (book value) về repricing gap giữa thu nhập lãi suất từ tài sản của ĐCTC
và chi phí lãi suất trên các khoản nợ vào một khoảng thời gian xác định.
 Là mô hình rủi ro lãi suất dựa trên book value.
 Là thước đo rủi ro lãi suất chính của nhiểu ĐCTC quy mô nhỏ do khái niệm dễ hiểu.
 Về tổng thể, mô hình repricing đo lường tác động của thay đổi lãi suất lên thu nhập
lãi suất thuần (net interest income – NII) của ĐCTC. NII là chênh lệch giữa thu nhập
và chi phí lãi suất.
Mô hình repricing

 ĐCTC sử dụng mô hình này để đo lường repricing gap ở các nhóm kỳ hạn
(maturity bucket) khác nhau.
 Repricing gap: chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất (rate-sensitive assets –
RSA) và nợ nhạy cảm với lãi suất (rate-sensitive liabilities – RSL).
 RSA/RSL là khoản được định giá lại (repriced) theo (hoặc gần) mức lãi suất thị
trường hiện tại trong một nhóm kỳ hạn.
 Repricing có thể xảy ra khi tài sản/nợ có lãi suất thả nổi, hoặc được xoay vòng
(rollover).
Mô hình repricing

 Nhóm kỳ hạn: khung thời gian dùng để đo lường các khoản RSA và RSL.
 Ví dụ về nhóm kỳ hạn
 Một ngày
 Hơn 1 ngày tới 3 tháng
 Hơn 3 tháng tới 6 tháng
 Hơn 6 tháng tới 12 tháng
 Hơn 1 năm tới 5 năm
 Hơn 5 năm
Mô hình repricing

 Ở mô hình này, ĐCTC đo lường thay đổi NII do thay đổi lãi suất ở các nhóm kỳ
hạn khác nhau:

∆𝑁𝐼𝐼𝑖 = 𝐺𝐴𝑃𝑖 ∆𝑅𝑖 = 𝑅𝑆𝐴𝑖 − 𝑅𝑆𝐿𝑖 ∆𝑅𝑖


 ∆NIIi: thay đổi thu nhập lãi suất thuần ở nhóm kỳ hạn i
 GAPi = khoảng cách tính bằng đơn vị tiền tệ giữa giá trị sổ sách của RSA và RSL trong
nhóm kỳ hạn i.
 ∆Ri = thay đổi lãi suất ảnh hưởng tới tài sản và nợ trong nhóm kỳ hạn i
Mô hình repricing

 Nếu một nhóm kỳ hạn xác định có GAP > 0 (RSA > RSL), nó phải đối mặt với
reinvestment risk.
 Nói cách khác, khi lãi suất giảm, NII sẽ giảm do RSA nhiều hơn RSL, dẫn đến thu
nhập lãi suất giảm nhiều hơn chi phí lãi suất.
 Nếu một nhóm kỳ hạn xác định có GAP < 0 (RSA < RSL), nó phải đối mặt với
refinancing risk.
 Nói cách khác, khi lãi suất tăng, NII sẽ giảm do RSL nhiều hơn RSA, dẫn đến chi phí
lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập lãi suất.
Mô hình repricing
Mô hình repricing

 ĐCTC cũng có thể báo cáo cumulative gap (CGAP) cho một nhóm kỳ hạn xác
định, tính bằng cách cộng dồn các gap từ nhiều nhóm kỳ hạn.
 ĐCTC cũng có thể báo cáo gap ratio cho một nhóm kỳ hạn xác định, bằng tỉ số
của CGAP tương ứng trên tổng tài sản. Gap ratio cho biết:
 Hướng của rủi ro lãi suất (CGAP âm hay dương).
 Quy mô của rủi ro lãi suất so với quy mô tài sản của ĐCTC.
Tài sản/nợ nhạy cảm với lãi suất
Tài sản/nợ nhạy cảm với lãi suất

 Để xác định tài sản/nợ có nhạy cảm với lãi suất hay không, cần xem xét tài
sản/nợ đó có thay đổi lãi suất trong một khoảng thời gian xác định hay không.
 Nếu có, nó là RSA/RSL.
Tài sản/nợ nhạy cảm với lãi suất

 Các loại tài sản/nợ nào dưới đây là RSA/RSL trong 1 năm?
Tài sản/nợ nhạy cảm với lãi suất

 Có nên đưa demand deposit vào RSL?


 Có:
 Có trả lãi suất ngầm do ĐCTC không tính phí để bù đắp đầy đủ chi phí phục vụ rút tiền.
 Khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có thể rút bớt demand deposit, buộc ĐCTC phải
dựa vào các nguồn vốn có chi phí cao hơn.

 Không:
 Lãi suất tính trên demand deposit là zero theo quy định.
 Lãi suất do ĐCTC trả không dao động đồng nhất với thay đổi lãi suất chung.
 Demand deposit là khoản tiền gửi chủ chốt.
Tác động của thay đổi lãi suất
Thay đổi lãi suất trên RSA và RSL
bằng nhau
 Thay đổi lãi suất trên RSA bằng với thay đổi lãi suất trên RSL.
 Chênh lệch (spread) lãi suất giữa RSA và RSL không đổi.
 Quan hệ giữa thay đổi lãi suất và thay đổi NII:
Thay đổi lãi suất trên RSA và RSL
bằng nhau
 Khi CGAP > 0, thay đổi lãi suất và thay đổi NII có quan hệ cùng chiều.
 Khi lãi suất tăng (giảm), NII sẽ tăng (giảm) do thu nhập lãi suất tăng (giảm) nhiều
hơn chi phí lãi suất.
 ĐCTC muốn CGAP > 0 khi lãi suất được kỳ vọng tăng.
 Khi CGAP < 0, thay đổi lãi suất và thay đổi NII có quan hệ ngược chiều.
 Khi lãi suất tăng (giảm), NII sẽ giảm (tăng) do chi phí lãi suất tăng (giảm) nhiều hơn
thu nhập lãi suất.
 ĐCTC muốn CGAP < 0 khi lãi suất được kỳ vọng giảm.
 Các hiệu ứng trên gọi chung là hiệu ứng CGAP.
Thay đổi lãi suất trên RSA và RSL
khác nhau
 Thay đổi lãi suất trên RSA không
bằng thay đổi trên RSL. Nói cách
khác, chênh lệch lãi suất giữa tài
sản và nợ có thay đổi.
 Trong trường hợp này, tác động của
thay đổi lãi suất lên NII sẽ có thêm
hiệu ứng spread đi cùng với hiệu
ứng CGAP.
Thay đổi lãi suất trên RSA và RSL
khác nhau
 Hiệu ứng spread: tác động của thay đổi spread lãi suất giữa RSA và RSL lên NII
khi lãi suất thay đổi.
 Thay đổi spread lãi suất giữa RSA và RSL có quan hệ cùng chiều với thay đổi NII,
không phụ thuộc hướng thay đổi lãi suất.
 Nói cách khác, khi spread tăng (giảm), NII tăng (giảm).
 Nếu spread tăng, khi lãi suất tăng (giảm), thu nhập lãi suất tăng (giảm) nhiều hơn (ít hơn)
chi phí lãi suất, dẫn đến NII tăng.
 Nếu spread giảm, khi lãi suất tăng (giảm), thu nhập lãi suất tăng (giảm) ít hơn (nhiều hơn)
chi phí lãi suất, dẫn đến NII giảm.
Thay đổi lãi suất trên RSA và RSL
khác nhau
Hạn chế của mô hình repricing
Hạn chế của mô hình repricing

 Bốn hạn chế:


 Hiệu ứng giá trị thị trường.
 Overaggregation
 Vấn đề runoff.
 Dòng tiền từ hoạt động ngoại bảng (OBS).
Hiệu ứng giá trị thị trường

 Ngoài reinvestment và refinancing risk, thay đổi lãi suất có thể dẫn đến rủi ro
giá trị thị trường (market value risk).
 Do đó, repricing gap chỉ dựa trên giá trị sổ sách, bỏ qua hiệu ứng nói trên.
 Từ đó cho thấy, repricing gap chỉ đo lường một phần rủi ro lãi suất ĐCTC thực
sự phải đối mặt.
Overaggregation

 Vấn đề việc định nghĩa các nhóm kỳ hạn bỏ qua thông tin về phân phối tài sản
và nợ trong các nhóm đó.
 Tài sản và nợ của ĐCTC có thể có mismatch trong mỗi nhóm kỳ hạn. Do đó, số lượng
nhóm tính gap càng ít, vấn đề càng nhỏ.
 Từ đó cho thấy mặc dù các nhà điều tiết chỉ xem xét báo cáo repricing gap trên
phạm vi kỳ hạn tương đối lớn, ban quản trị ĐCTC có thể lập hệ thống thông tin nội
bộ để báo cáo hình mẫu tương lai hàng ngày của các gap đó.
Vấn đề runoff

 Runoff là các dòng tiền định kỳ thanh toán khấu trừ (amortization) lãi và vốn
trên tài sản dài hạn, có thể được dùng để tái đầu tư theo lãi suất thị trường.
 Runoff có nhạy cảm với lãi suất.
Dòng tiền từ hoạt động OBS

 Mô hình repricing thông thường chỉ tính đến tài sản và nợ ghi trên bảng cân
đối kế toán.
 Thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến các dòng tiền từ công cụ OBS.
 Các dòng tiền đó không được tính đến trong mô hình repricing.
FINM7407

Vòng đời (duration)


Duration

 Duration là thời gian đến khi đáo hạn tính theo trung bình trọng số của một
khoản nợ hay tài sản, với tỉ trọng là hiện giá tương đối của các dòng tiền.
 Theo giá trị thời gian của tiền, duration đo lường giá trị trung bình trọng số
của thời gian các dòng tiền của một chứng khoán được thanh toán.
 Duration là phép đo lường độ nhạy cảm với lãi suất toàn diện hơn do dựa trên
giá trị thị trường: tính đến cả thời điểm và lãi suất tái đầu tư của tất cả các
dòng tiền.
Duration

 Duration (hay Macaulay's duration) của một chứng khoán thu nhập cố định, trả lãi hàng năm:

 t =1 CFt * DFt * t 
N N
PVt * t
D= = t =1

 
N N
t =1
CFt * DFt t =1
PVt
 Trong đó:
 D: duration tính theo năm
 CFt: dòng tiền từ chứng khoán ở cuối kỳ t
 N: kỳ cuối nhận dòng tiền
 DF : hệ số chiết khấu = 1/(1 + R)t với R là yield hàng năm hay lãi suất thị trường hiện tại
PVt: hiện giá của dòng tiền nhận vào cuối kỳ t
PVt
 N là tỉ trọng của dòng tiền nhận vào cuối kỳ t
σt=1 PVt
Duration

 Duration của chứng khoán thu nhập cố định trả lãi m lần một năm:
CFt

N
t =1/ m mt
*t
 R
1 + 
D=  m
CFt

N
t =1/ m mt
 R
1 + 
 m
 Duration của trái phiếu zero-coupon bằng kỳ hạn của nó, do không có dòng
tiền nào giữa lúc phát hành và lúc đáo hạn.
 Duration của consol (perpetuity) trả coupon cố định mỗi năm vô hạn (M = ∞)
bằng 1+1/R (R là yield to maturity theo yêu cầu)
Duration
Tính chất của duration
Duration và kỳ hạn

 Duration tăng theo kỳ hạn nhưng với tốc độ giảm dần.

𝜕𝐷 𝜕2𝐷
>0 <0
𝜕𝑀 𝜕𝑀2
Duration và kỳ hạn
Duration và kỳ hạn
Duration và yield (lãi suất)

 Duration giảm khi yield tăng.

𝜕𝐷
<0
𝜕R
Duration and lãi suất coupon

 Duration giảm khi lãi suất coupon tăng.

𝜕𝐷
<0
𝜕C
Ý nghĩa kinh tế của duration
Ý nghĩa kinh tế của duration

 Không chỉ đo trung bình trọng số của thời gian đến khi đáo hạn của tài sản
hoặc nợ, duration là thước đo trực tiếp độ nhạy cảm với lãi suất
(sensitivity/elasticity) của tài sản hoặc nợ.

P  R 
= −D  
P  1 + R 
 D là độ nhạy cảm của giá chứng khoán với thay đổi nhỏ lãi suất.
 D là thay đổi phần trăm giá chứng khoán (ΔP/P) trên 1% thay đổi lãi suất hoặc
yield (ΔR/(1 + R)).
 Giá trị D càng lớn, độ nhạy cảm của giá với lãi suất càng cao.
Ý nghĩa kinh tế của duration

 Modified duration (MD):


P D
= − MD ( R ) MD =
P 1+ R
 Dollar duration (DD): thay đổi giá trị tính theo đơn vị tiền tệ của chứng khoán
trên 1% thay đổi lãi suất.

P
DD = MD * P =
R
Duration và quản trị rủi ro lãi suất
trên một chứng khoán đơn lẻ
Duration và quản trị rủi ro lãi suất trên
một chứng khoán đơn lẻ
 Ăn khớp kỳ hạn của một tài sản đầu tư với một khoản thanh toán trong tương
lai không đảm bảo loại bỏ rủi ro lãi suất.
 Ăn khớp duration có thể giúp miễn nhiễm (immunize) với thay đổi lãi suất.
 Nếu duration của các khoản nợ và tài sản không ăn khớp, thì sẽ có rủi ro thay
đổi lãi suất bất lợi làm tăng giá trị các khoản nợ nhiều hơn tăng giá trị tài sản.
Duration và quản trị rủi ro lãi suất
trên toàn bộ bảng cân đối kế toán
Duration và quản trị rủi ro lãi suất trên
toàn bộ bảng cân đối kế toán
 Mô hình duration có thể đánh giá rủi ro lãi suất tổng thể của một ĐCTC. Nói
cách khác, nó có thể ước lượng tác động của thay đổi lãi suất lên vốn cổ phần
(giá trị) của ĐCTC.
 Trước tiên, cần xác định duration của danh mục tài sản (A) và của danh mục
nợ (L) của ĐCTC:
DA = X 1 A D1 A + X 2 A D2 A + ... + X NA DNA DL = X 1L D1L + X 2 L D2 L + ... + X NL DNL

 Với Xi,j = tỉ lệ giá trị thị trường của từng tài sản và khoản nợ trong danh mục
tương ứng (j = A, L).
Duration và quản trị rủi ro lãi suất trên
toàn bộ bảng cân đối kế toán
 Tiếp theo, tính thay đổi giá trị thị trường của tài sản (ΔA) và nợ (ΔL) trên một
thay đổi lãi suất xác định:
A  R  L  R 
= −D   = −D  
A  1+ R  L  1+ R 
 Tính thay đổi giá trị vốn cổ phần:

E = A − L
Duration và quản trị rủi ro lãi suất trên
toàn bộ bảng cân đối kế toán
 Giả định rằng thay đổi lãi suất trên tài sản và nợ là giống nhau.
RA = RL = R
 Lấy k = L/A làm đòn bẩy của ĐCTC, ta có L = kA và:

 R 
E = A − L = − ( DA − kDL ) A  
 1 + R 
Duration và quản trị rủi ro lãi suất trên
toàn bộ bảng cân đối kế toán
 Tác động của thay đổi lãi suất lên giá trị thị trường của vốn cổ phần (net
worth) của ĐCTC (∆E) có thể chia làm ba thành phần:
 Duration gap điều chỉnh theo đòn bẩy = DA − kDL : phản ánh mức độ duration
mismatch trên bảng cân đối kế toán của ĐCTC. Giá trị tuyệt đối của gap này càng
lớn, ĐCTC càng nhạy cảm với thay đổi lãi suất. (Nằm trong tầm kiểm soát của ĐCTC)
 Quy mô của ĐCTC, hay tài sản của nó (A). Quy mô càng lớn, độ nhạy cảm tính bằng
đơn vị tiền tệ của net worth với một mức thay đổi lãi suất xác định càng lớn. (Nằm
trong tầm kiểm soát của ĐCTC)
 Mức độ thay đổi lãi suất = ΔR/(1 + R). Thay đổi càng lớn, ĐCTC chịu rủi ro lãi suất
càng lớn. (Ngoài tầm kiểm soát của ĐCTC)
Miễn dịch và những điều cần lưu ý về
điều tiết
Miễn dịch và những điều cần lưu ý về
điều tiết
 Các nhà điều tiết giám sát khả năng thanh toán hoặc tình hình vốn của ĐCTC
bằng cách đưa ra các giá trị tối thiểu tỉ số vốn (hoặc net worth) trên tài sản. Ví
dụ đơn giản nhất là E/A.
 Do đó, để tuân thủ quy định điều tiết, ĐCTC có thể làm mình miễn nhiễm với
thay đổi tỉ số vốn, ∆(E/A) = 0, hơn là thay đổi mức độ vốn (∆E = 0)
 Thay vì DA = kDL, ngân hàng cần nhắm đến DA = DL.
 Danh mục được xây dựng để miễn nhiễm với ∆E sẽ có đặc tính duration khác
với danh mục được xây dựng để miễn nhiễm với ∆(E/A); cũng có nghĩa là, ban
quản trị ĐCTC có thể làm hài lòng cổ đông hoặc nhà điều tiết, nhưng không thể
cả hai bên cùng lúc.
Khó khăn trong việc áp dụng mô hình
duration
Khó khăn trong việc áp dụng mô hình
duration
 Điều chỉnh duration ăn khớp có thể rất tốn kém.
 Về nguyên tắc, giám đốc ĐCTC có thể điều chỉnh DA và DL để ĐCTC miễn nhiễm với
rủi ro lãi suất, tái cơ cấu bản cân đối kế toán của một ĐCTC lớn và phức tạp có thể
tốn nhiều tiền và thời gian.
 Miễn dịch là vấn đề không cố định.
 Lãi suất có thể thay đổi theo thời gian, làm duration thay đổi theo.
 Thay đổi lãi suất lớn và convexity.
 Duration có thể đo lường chính xác độ nhạy cảm của giá chứng khoán thu nhập cố
định khi thay đổi lãi suất nhỏ. Ở mức thay đổi lãi suất lớn hơn, độ chính xác của
duration suy giảm.
 Convexity là độ cong của đường giá-yield quanh một mức lãi suất. Convexity có lợi
nhưng khi nó càng lớn, càng gia tăng sai số ước tính thay đổi giá dựa trên duration.
Buổi 3: Rủi ro tín dụng
Chương 10-11
Các loại hình cho vay
Cho vay doanh nghiệp

 Đối tượng vay là các công ty, doanh nghiệp.


 Các loại hình cho vay:
▪ Ngắn hạn: thời hạn một năm trở xuống, phục vụ vốn lưu động (working capital) và
các nhu cầu tài trợ ngắn hạn khác.
▪ Dài hạn: tài trợ nhu cầu tín dụng nhiều hơn một năm, ví dụ mua tài sản thực hay chi
phí startup doanh nghiệp mới.
▪ Hợp vốn (syndicated loan): cho vay doanh nghiệp số lượng lớn, do một nhóm ĐCTC
cung cấp thay vì chỉ một.
▪ Có thế chấp (secured loan): có quyền đầu tiên trên tài sản được người vay đem ra
thế chấp nếu vỡ nợ.
▪ Không thế chấp (unsecured loan): chỉ có quyền trên tài sản nói chung của người vay
nếu vỡ nợ.
Cho vay doanh nghiệp

 Spot loan: người vay sử dụng khoản tiền vay ngay lập tức.
 Loan commitment (line of credit): ĐCTC đưa ra một khoản tiền người vay có
thể sử dụng (ví dụ 20 triệu đô) và người vay có quyền sử dụng số tiền bất kỳ
không quá 20 triệu vào bất cứ lúc nào trong thời gian có hiệu lực.
 Lãi suất cố định (fixed-rate):
▪ Lãi suất được thiết lập từ lúc bắt đầu hợp đồng.
▪ Lãi suất sẽ giữ nguyên trong suốt thời hạn của hợp đồng, không phụ thuộc lãi suất
thị trường. Do đó, ĐCTC chịu toàn bộ rủi ro lãi suất.
 Lãi suất thả nổi (floating-rate):
▪ Lãi suất có thể được điều chỉnh định kỳ theo một công thức đã thống nhất trước đó,
để chuyển một phần lớn rủi ro lãi suất từ ĐCTC sang người vay.
Cho vay doanh nghiệp

 ĐCTC có thể sử dụng số lượng tín dụng, lãi suất, và các giao ước (covenant) để
quản trị rủi ro tín dụng của các khoản vay nói trên. Thông thường, người vay
rủi ro cao hơn phải chịu khoản phần bù rủi ro tín dụng (credit risk premium)
cao hơn.
 Giao ước: điều khoản hạn chế hoặc khuyến khích hành động của người vay có
ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
Cho vay bất động sản

 Chủ yếu là vay mortgage cho cá nhân và gia đình, phục vụ việc mua nhà.
 Dài hạn, thời hạn trung bình lên tới 30 năm.
 Quy mô nhỏ so với danh mục đầu tư tổng thể của đa số ĐCTC.
 ĐCTC áp dụng lãi suất chung cho các khoản vay này, do chi phí thu thập thông
tin từ đối tượng hộ gia đình là cao.
 ĐCTC thường quản trị rủi ro tín dụng trên các khoản vay này thông qua các
giao ước và credit rationing (hạn chế số lượng khách hàng cá nhân được vay).
Cho vay cá nhân/tiêu dùng

 Các ĐCTC (và nhà bán lẻ) có thể cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng thông qua
thẻ tín dụng.
 Các khoản vay từ thẻ tín dụng có tính xoay vòng (revolving loan), tức người
vay có một line of credit để rút tiền và trả nợ, tới một mức tối đa nào đó
trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.
 Các loại khoản vay không xoay vòng (non-revolving loan) gồm cho vay mua xe
và các khoản vay tiêu dùng lãi suất cố định chẳng hạn như vay 24 tháng.
 Rủi ro tín dụng của cho vay tiêu dùng (đặc biệt là thẻ tín dụng) cao hơn cho
vay doanh nghiệp, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro
của khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay.
Tỉ suất sinh lợi (TSSL) từ
khoản vay
TSSL cam kết theo hợp đồng của
khoản vay
 Các yếu tố sau đây có thể tác động lên TSSL (return) cam kết theo hợp đồng
mà ĐCTC có thể hưởng trên một khoản vay:
▪ Lãi suất của khoản vay
▪ Các loại phí liên quan tới khoản vay
▪ Credit risk premium của khoản vay
▪ Tài sản thế chấp của khoản vay
▪ Các yếu tố không liên quan tới giá khác:
• Yêu cầu số dư bù đắp (compensating balance requirement): phần trăm của một khoản vay
bắt buộc phải gửi tại ĐCTC, không được dùng để chi tiêu, thường dưới dạng demand
deposit không trả lãi. Đây cũng là một nguồn thu nhập từ cho vay của ĐCTC.
• Yêu cầu dự trữ bắt buộc (reserve requirement) do ngân hàng trung ương quy định trên các
demand deposit, bao gồm cả số dư bù đắp.
TSSL cam kết theo hợp đồng của
khoản vay
 TSSL cam kết theo hợp đồng của một khoản vay, tức k (hay ROA) trên một đơn
vị tiền tệ được cho vay:

f + ( BR +  )
1+ k = 1+
1 − b (1 − RR ) 
 Tử số là tổng số tiền ĐCTC có thể nhận theo cam kết trên một đơn vị tiền tệ
được cho vay:
▪ Phí giao dịch (f) đánh trực tiếp vào người đi vay
▪ Lãi suất của khoản vay (BR + 𝜙)
▪ Lãi suất cho vay cơ bản (BR): có thể là LIBOR hay WACC của ĐCTC
▪ Credit risk premium (𝜙)
TSSL cam kết theo hợp đồng của
khoản vay
 Mẫu số:
▪ b: tỉ lệ cho số dư bù đắp. Cứ mỗi $1 cho vay, ĐCTC giữ lại $b cho khoản này.
▪ Tuy nhiên, do số dư bù đắp được giữ ở ĐCTC dưới dạng demand deposit, ĐCTC phải
trích một phần khoản này làm dự trữ theo tỉ lệ RR.
▪ Do đó dòng tiền đi ra khỏi ĐCTC trên $1 cho vay là 1 – [b(1 –RR)], tức 1 trừ đi yêu
cầu số dư bù đắp đã điều chỉnh theo dự trữ.
 Trường hợp đặc biệt: khi f = b = 0, 1 + k = 1 + (BR + 𝜙)
TSSL kỳ vọng của khoản vay

 TSSL theo cam kết có thể rất khách với TSSL kỳ vọng và thực tế, do rủi ro vỡ
nợ/tín dụng.
 Vào thời điểm bắt đầu cho vay, mối quan hệ giữa TSSL kỳ vọng E(r) trên một
đơn vị tiền tệ được cho vay với TSSL theo cam kết như sau:

E (r ) = p (1 + r ) − 1
▪ với p là xác suất khoản vay được thanh toán toàn bộ và 1 – p là xác suất vỡ nợ (khi
ĐCTC không nhận được gì), ta có:

1 + E (r ) = p(1 + r ) + (1 − p)0 = p(1 + r )


Phân tích rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng

 Quy trình cho vay có thể bao gồm các bước sau:
▪ Bước 1: Tìm khách hàng vay tiềm năng
▪ Bước 2: Đánh giá tư cách và tính trung thực trong mục đích của khách hàng
▪ Bước 3: Thị sát và đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng tiềm năng
▪ Bước 4: Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng tiềm năng
▪ Bước 5: Đánh giá tài sản thế chấp và ký thỏa thuận cho vay
▪ Bước 6: Giám sát việc tuân thủ thỏa thuận cho vay và các nhu cầu khác của khách
hàng
Rủi ro tín dụng

 Rủi ro tín dụng là rủi ro các dòng tiền theo cam kết của khoản vay không được
thanh toán đầy đủ.
 Để giảm thiểu rủi ro tín dụng:
▪ ĐCTC cần phải phân tích thấu đáo rủi ro tín dụng thông qua 6 bước của quy trình
cho vay (rà soát và giám sát người đăng ký cho vay để bảo đảm những ai đủ điều
kiện/đủ khả năng trả nợ được vay).
▪ ĐCTC cũng có thể đa dạng hóa danh mục cho vay.
 ĐCTC có thể dùng các mô hình tín dụng khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng
của người đi vay. Có thể chia làm hai loại:
▪ Định tính
▪ Định lượng
Định tính

 Phân tích định tính cân nhắc các yếu tố thuộc về người đi vay lẫn thị trường
trong quyết định tín dụng.
 Các yếu tố thuộc người đi vay mang tính đặc thù của từng đối tượng cụ thể,
bao gồm: danh tiếng, đòn bẩy, độ biến động thu nhập, và tài sản thế chấp.
 Danh tiếng (reputation):
▪ Dựa trên lịch sử vay và cho vay của người đi vay. Nếu người đi vay đã có tiếng là trả
lời đúng hạn, nó làm tăng tính hấp dẫn của đối tượng với ĐCTC.
▪ Danh tiếng tốt hơn làm credit risk premium thấp hơn.
Định tính

 Đòn bẩy:
▪ Tỉ lệ đòn bẩy (tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần) ảnh hưởng đến xác suất vỡ nợ vì số lượng nợ lớn
làm gia tăng chi phí lãi suất của người vay, từ đó làm giảm dòng tiền có thể dùng để trả
tiền vốn.
▪ Đòn bẩy cao hơn làm credit risk premium cao hơn.
 Độ biến động thu nhập:
▪ Biến động thu nhập lớn làm tăng khả năng người vay không thanh toán được tiền vốn và
lãi cố định ở bất cứ cấu trúc vốn nào.
▪ Thu nhập càng ổn định, credit risk premium càng thấp.
 Tài sản thế chấp:
▪ Tài sản thế chấp được sử dụng để cung cấp cho bên cho vay thay cho khoản vay trong
trường hợp vỡ nợ.
▪ Khi có tài sản thế chấp, credit risk premium giảm.
Định tính

 Các yếu tố thuộc thị trường ảnh hưởng tới tất cả người đi vay vào thời điểm ra
quyết định tín dụng, gồm chu kỳ kinh tế và mức lãi suất.
 Chu kỳ kinh tế: Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong
việc đánh giá xác suất vỡ nợ.
▪ Ví dụ, vào giai đoạn kinh tế suy thoái, các công ty thuộc các ngành như ô tô, điện
gia dụng, hay xây dựng có kết quả kinh doanh kém hơn so với các ngành như thực
phẩm, quần áo.
▪ Các bên cho vay sẽ khó cho vay hơn khi có dự báo kinh tế suy thoái.
 Mức lãi suất: Mức lãi suất cao hơn có thể dẫn đến khả năng vỡ nợ cao hơn,
khiến các bên cho vay ngại cho vay hơn.
Định lượng

 Mô hình chấm điểm tín dụng:


▪ Mô hình xác suất tuyến tính và logit
▪ Mô hình biệt thức tuyến tính (linear discriminant model)
 Các mô hình mới hơn:
▪ Mô hình RAROC
▪ Đạo hàm từ cấu trúc kỳ hạn
▪ Đạo hàm từ tỉ lệ vỡ nợ (mortality rate)
▪ Mô hình option của rủi ro vỡ nợ
Mô hình chấm điểm tín dụng

 Mô hình chấm điểm tín dụng là mô hình định tính sử dụng các đặc tính được
quan sát của đối tượng vay để tính điểm số đại diện cho khả năng vỡ nợ, hoặc
phân loại đối tượng vay theo các nhóm rủi ro khác nhau.
▪ Mô hình sử dụng dữ liệu quá khứ của đặc tính của đối tượng vay (như thu nhập,
tuổi, lịch sử thanh toán nợ) làm đầu vào để giải thích kinh nghiệm trả nợ của những
đối tượng vay trước đó.
▪ ĐCTC giả định rằng các đối tượng vay mới sẽ hành xử giống đối tượng cũ, nên mô
hình này có thể dùng để ước tính điểm tín dụng hoặc khả năng vỡ nợ của đối tượng
vay mới.
 Lợi thế của mô hình này là chất lượng tín dụng của đối tượng được thể hiện
bằng một con số đơn lẻ, thay vì một báo cáo đánh giá.
Mô hình xác suất tuyến tính và logit

 ĐCTC có thể chia các khoản vay cũ thành hai nhóm: nhóm đã vỡ nợ (PDi = 1)
và nhóm không vỡ nợ (PDi = 0), sau đó tạo mối quan hệ giữa các quan sát trên
với một tập hợp các đặc tính đã quan sát (Xij) của đối tượng vay thông qua
phương trình hồi quy:

PDi =  j =1  j X ij + 
n

 ĐCTC có thể nhân hệ số βj với các đặc tính của đối tượng đăng ký vay để tính
xác suất vỡ nợ kỳ vọng của đối tượng.
Mô hình xác suất tuyến tính và logit

 Nhược điểm lớn của mô hình vừa rồi là giá trị xác suất có thể nằm ngoài phạm
vi từ 0 tới 1.
 Mô hình logit giải quyết vấn đề trên bằng cách giới hạn giá trị ước lượng xác
suất vỡ nợ từ mô hình hồi quy tuyến tính trong phạm vi từ 0 tới 1.
 Ta có thể đưa giá trị PDi ước lượng bằng mô hình tuyến tính vào công thức sau:

1
F ( PDi ) =
1 + e − PDi
▪ với F(PDi) là giá trị của PDi chuyển đổi theo mô hình logit.
Mô hình biệt thức tuyến tính

 Mô hình biệt thức (discriminant) chia đối tượng vay theo nhóm rủi ro cao hoặc thấp
dựa trên các đặc tính quan sát (Xj).
 Phương trình biệt thức của Altman:

Z = 1.2 X 1 + 1.4 X 2 + 3.3 X 3 + 0.6 X 4 + 1.0 X 5


 Với
Phân loại kết quả:
 X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản
➢ Z-score < 1.81 = Rủi ro vỡ nợ cao
 X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản ➢ Z-score > 2.99 = Rủi ro vỡ nợ thấp
 X3 = EBIT/Tổng tài sản ➢ Z-score giữa 1.81 và 2.99 = Có thể vỡ nợ
 X4 = Giá trị thị trường của vốn cổ phần/Tổng giá trị sổ sách của nợ hoặc không
 X5 = Doanh thu/Tổng tài sản
Mô hình biệt thức tuyến tính

 Vấn đề của mô hình biệt thức tuyến tính:


▪ Chỉ xem xét hai trạng thái tận cùng: vỡ nợ/không vỡ nợ.
▪ Không có lý do để kỳ vọng rằng các tỉ trọng trong mô hình chấm điểm tín dụng sẽ
giữ cố định trong dài hạn; nhạy cảm với tỉ trọng thay đổi.
▪ Bỏ qua các yếu tố khó định lượng, trong đó có hiệu ứng từ chu kỳ kinh tế và danh
tiếng.
▪ Không có cơ sở dữ liệu các khoản vay vỡ nợ để làm chuẩn cho mô hình.
Mô hình RAROC

 Mô hình RAROC (risk-adjusted return on capital) đo thu nhập kỳ vọng (thay vì


thực tế hay cam kết) của khoản vay bằng lãi suất trừ đi chi phí tài trợ so với
một phép đo rủi ro kỳ vọng của khoản vay.

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑚ộ𝑡 𝑛ă𝑚 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑣𝑎𝑦


𝑅𝐴𝑅𝑂𝐶 =
𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑣𝑎𝑦 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑣ố𝑛 𝑐ℎị𝑢 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜

 Khoản vay chỉ được chấp nhận nếu RAROC đủ cao so với mức ROE chuẩn của
ĐCTC.
 Tử số = (Spread + phí) * Số tiền nợ hiện hành
Mô hình RAROC

 Mẫu số: có thể dùng mô hình duration để ước tính rủi ro của khoản vay hay số lượng lỗ.
LN R
= − DLN
LN 1+ R
R
LN = − DLN ( LN )
1+ R

 Trong đó:
▪ ΔLN là số vốn chịu rủi ro
▪ DLN là duration của khoản vay
▪ LN là số tiền cho vay
▪ ΔR là thay đổi kỳ vọng tối đa của credit risk premium
▪ R là lãi suất cho vay
▪ ΔR/(1+R) là thay đổi kỳ vọng tối đa của lãi suất cho vay do thay đổi credit risk premium
Mô hình RAROC

 Có thể dễ dàng tính duration (DLN) và số tiền vay (LN), nhưng tính thay đổi tối
đa credit risk premium (ΔR) thì khó hơn.
 Do dữ liệu công khai về credit risk premium không nhiều, ĐCTC thường sử
dụng thông tin từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (được công khai) để ước
tính credit risk premium.
▪ Trước tiên, đối tượng vay được cho xếp hạng tín dụng bởi các tổ chức xếp hạng như
S&P,.
▪ Thay đổi chất lượng tín dụng hay credit risk premium (ΔR) được đo lường bằng thay
đổi yield spread giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có cùng loại
rủi ro với khoản vay. Con số được chọn là thay đổi yield spread lớn nhất.
▪ Do đó, ΔLN đại diện cho thay đổi giá trị khoản vay hoặc thay đổi vốn cho trường hợp
thay đổi yield spread bất lợi nhất có thể xảy ra.
Các mô hình khác

 Đạo hàm từ cấu trúc kỳ hạn


 Đạo hàm từ tỉ lệ vỡ nợ (mortality rate)
 Mô hình option của rủi ro vỡ nợ
Mô hình đơn giản về rủi ro tập trung
khoản vay
Mô hình đơn giản về rủi ro tập trung
khoản vay
 Các ĐCTC hay sử dụng hai loại mô hình đơn giản để đo lường độ tập trong rủi
ro tín dụng trong danh mục cho vay:
▪ Phân tích chuyển trạng thái (migration analysis)
▪ Giới hạn tập trung (concentration limits)
Phân tích chuyển trạng thái

 Phân tích chuyển trạng thái (migration analysis) đo lường rủi ro tập trung
khoản vay bằng cách theo dõi xếp hạng tín dụng của các công ty trong một
ngành hay nhóm xếp hạng xác định, xem xét các đợt rớt hạng bất thường để
xác định xem các công ty thuộc nhóm ngành đó có gặp vấn đề về trả nợ hay
không.
▪ ĐCTC theo dõi xếp hạng tín dụng do các tổ chức xếp hạng cung cấp hoặc tự mình
đánh giá trên các nhóm khoản vay hay nhóm ngành nhất định.
▪ Nếu xếp hạng tín dụng của các công ty thuộc một nhóm ngành hay xếp hạng đi
xuống nhanh hơn mức đã từng xảy ra, ĐCTC có thể áp dụng biện pháp:
• Ngừng cho nhóm đó vay
• Tăng lãi suất và/hoặc giảm kỳ hạn cho nhóm đó
Phân tích chuyển trạng thái

 Ma trận chuyển trạng thái khoản vay: đo lường xác suất một khoản vay được
nâng hạng, rớt hạng hay vỡ nợ trong một khoảng thời gian xác định.
▪ Mục đích là để phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ của một nhóm khoản vay dựa
theo việc chuyển trạng thái qua thời gian.
▪ Có thể được sử dụng làm mốc để so sánh với mẫu hình chuyển trạng thái của các
khoản vay mới.
Phân tích chuyển trạng thái

 Vấn đề của phân tích chuyển trạng thái là thông tin có thể là quá cũ, do các tổ
chức xếp hạng tín dụng thường chỉ đánh rớt hạng sau khi tình hình công ty
hoặc ngành xấu đi.
 Do đó, khi đến lúc ĐCTC quyết định hạn chế cho vay, nó có thể đã cho một số
công ty thuộc ngành đã có chất lượng tín dụng kém đi.
Giới hạn tập trung

 Rủi ro tập trung khoản vay là rủi ro đến từ việc có quá nhiều khoản vay tập
trung vào một công ty hoặc ngành.
 Mô hình giới hạn tập trung yêu cầu ĐCTC phải lập một số giới hạn tối đa số
lượng cho vay đối với một đối tượng vay, ngành, hay khu vực địa lý cụ thể.
Giới hạn tập trung

 ĐCTC có thể xác định giới hạn tập trung bằng cách đánh giá danh mục hiện tại,
kế hoạch kinh doanh, dự báo kinh tế và chiến lược của đối tượng vay.
▪ Thông thường, ĐCTC thiết lập lập giới hạn tập trung để giảm tiếp xúc với một số
ngành, và tăng tiếp xúc với một số ngành khác.
▪ Khi có hai nhóm ngành có kết quả kinh doanh tương quan lớn với nhau, ĐCTC có
đưa ra mức giới hạn gộp thấp hơn tổng hai mức giới hạn của hai ngành cộng lại.
▪ ĐCTC cũng xác lập giới hạn về địa lý, bằng cách thiết lập giới hạn danh mục tổng
hay kết hợp các giới hạn ngành và địa lý.
 Tính giới hạn tập trung của một danh mục cho vay:
𝐿ỗ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ố𝑖 đ𝑎 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑣ố𝑛
𝐺𝑖ớ𝑖 ℎạ𝑛 𝑡ậ𝑝 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 =
𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑙ỗ
Đa dạng hóa danh mục cho vay và
lý thuyết danh mục hiện đại (MPT)
Đa dạng hóa danh mục cho vay và MPT

 Theo MPT, bằng cách tận dụng quy mô của mình, ĐCTC có thể đa dạng hóa
đáng kể rủi ro tín dụng, miễn là TSSL trên các loại tài sản khác nhau không
tương quan hoàn hảo với TSSL điều chỉnh theo rủi ro vỡ nợ của chúng.
▪ ĐCTC có thể giảm đáng kể rủi ro của danh mục tài sản và cải thiện đánh đổi risk-
return bằng cách tận dụng đúng cách các quan hệ tương quan giữa các tài sản của
mình.
 Nếu nhiều khoản vay có tương quan TSSL âm (một khoản vay của người này
đang xấu đi còn một khoản vay của người khác vẫn tốt), thì kết hợp các khoản
vay của cả hai người có thể làm giảm rủi ro tín dụng tổng thể của ĐCTC.
▪ Nói cách khác, nếu có tương quan âm, danh mục cho vay có thể có rủi ro thấp hơn
một khoản vay riêng lẻ.
Đa dạng hóa danh mục cho vay và MPT

 Giả sử ĐCTC có thể tính TSSL kỳ vọng của từng khoản vay hoặc trái phiếu (Ri)
trong danh mục của mình, TSSL kỳ vọng của danh mục là:
R p =  i =1 X i Ri
n

▪ Trong đó:
• Ri là TSSL kỳ vọng của mỗi khoản vay hoặc trái phiếu
• Xi là tỉ trọng của tài sản thứ i trong danh mục

 Phương sai hay rủi ro của TSSL của danh mục (2𝑖 ):
n n n
 =  X  +  X i X j ij i j
2
p i
2
i
2

i =1 i =1 j =1
i j
▪ Trong đó:
• 2𝑖 là phương sai của tài sản thứ i
• ρij là tương quan TSSL giữa tài sản i và j
• ij là hiệp phương sai TSSL của tài sản i và j
Mô hình quản lý danh mục
Moody’s Analytics
TSSL của khoản vay (Ri)

 TSSL của khoản vay:

Ri = AISi − E ( Li ) = AISi − ( EDFi * LGDi )

▪ AIS: All-in-spread, đo lường phí hàng năm thu về từ khoản vay cộng với spread hàng
năm giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động vốn của ĐCTC.
▪ E(Li): lỗ kỳ vọng của khoản vay, bằng xác suất kỳ vọng người vay vỡ nợ trong 1 năm
tới, hay tần suất vỡ nợ kỳ vọng (EDFi) nhân cho số tiền định chế mất đi nếu người
vay vỡ nợ (LGDi).
Rủi ro của khoản vay (σi)

 Rủi ro của khoản vay:

 i = ULi =  Di * LGDi = EDFi (1 − EDFi ) * LGDi

▪ Rủi ro của khoản vay bằng độ biến động của xác suất vỡ nợ (σDi) xung quanh giá trị
kỳ vọng nhân cho khoản lỗ khi vỡ nợ (LGDi).
▪ Giá trị này cũng được gọi là lỗ “ngoài dự kiến” của khoản vay (ULi).
▪ Để đo lường độ biến động của xác suất vỡ nợ, giả định rằng khoản vay có thể vỡ nợ
hoặc được thanh toán (không vỡ nợ), có nghĩa là vỡ nợ được phân phối theo nhị
phân, và độ lệch chuẩn của xác suất vỡ nợ của người vay thứ i (σDi)
bằng: 𝐸𝐷𝐹𝑖 (1 − 𝐸𝐷𝐹𝑖 ).
Áp dụng một phần lý thuyết
danh mục
Mô hình dựa trên khối lượng cho vay

 ĐCTC không dễ áp dụng trực tiếp MPT do thiếu thông tin về giá thị trường.
Nguyên nhân là do nhiều khoản vay không thể dễ dàng mua bán trên thị trường
chính thống.
 Tuy nhiên, có thể có đủ dữ liệu khối lượng cho vay để có thể áp dụng có điều
chỉnh hay một phần MPT để phân tích độ tập trung hay rủi ro tín dụng tập thể
của ĐCTC. Dữ liệu đến từ:
▪ Báo cáo cho ngân hàng trung ương
▪ Dữ liệu tín dụng quốc gia chung
▪ Cơ sở dữ liệu thương mại
Mô hình dựa trên khối lượng cho vay

 Dữ liệu cung cấp các mốc làm chuẩn để ĐCTC so sánh danh mục cho vay.
Chênh lệch so với mức chuẩn cho thấy mức độ tập trung khoản vay tương đối.
 Chênh lệch so với mức chuẩn quốc gia không hẳn là xấu. Một ngân hàng có thể
chuyên về một lĩnh vực cho vay nhất định vì lợi thế so sánh trong việc thu thập
thông tin và giám sát các khoản vay cá nhân (có thể do quy mô và vị trí).
Mô hình dựa trên khối lượng cho vay

 Đo lường chênh lệch phân phối khoản vay tương đối:

 ( X ij − X i )
N
2

j = i =1

 where:
▪ σj = độ lệch chuẩn của phân phối tài sản của ngân hàng j so với mức chuẩn quốc gia
▪ Xij = phân phối tài sản của ngân hàng j
▪ Xi = phân phối tài sản theo chuẩn quốc gia
▪ N = số lượng quan sát hay loại khoản vay
Mô hình dựa trên tỉ lệ thâm hụt khoản vay

 Mô hình này tính rủi ro thâm hụt khoản vay mang tính hệ thống của một ngành nào
đó so với rủi ro thâm hụt cho vay của toàn bộ danh mục cho vay của ĐCTC.
 Thâm hụt mang tính hệ thống này có thể được ước tính bằng cách hồi quy chuỗi
thời gian tỉ lệ thâm hụt hàng quý của ngành thứ i, trên tỉ lệ thâm hụt hàng quá của
toàn bộ các khoản cho vay của ĐCTC:

𝑇ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 ở 𝑛𝑔à𝑛ℎ 𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑣𝑎𝑦


= α + β𝑖
𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔à𝑛ℎ 𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

▪ Trong đó:
• α = tỉ lệ thâm hụt khoản vay của một ngành không có nhạy cảm với thâm hụt trên toàn bộ danh
mục cho vay
• βi = độ nhạy cảm của thâm hụt mang tính hệ thống của các khoản vay của ngành i với toàn bộ
danh mục cho vay
Buổi 4: Rủi ro thanh khoản
Chương 12
Mở đầu
Rủi ro thanh khoản là gì?

 Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi có tăng đột biến rút tiền nợ, có thể khiến
ĐCTC buộc phải thanh lý tài sản trong thời gian rất ngắn với giá rẻ.
 Các ĐCTC đối mặt rủi ro này với các mức độ khác nhau:
▪ Nguy cơ cao: ngân hàng thương mại (định chế tiền gửi)
▪ Nguy cơ trung bình: công ty bảo hiểm nhân thọ
▪ Nguy cơ thấp: mutual fund, hedge fund, công ty bảo hiểm tài sản-tai nạn.
Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản

 Rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ hai hướng:


▪ Rủi ro thanh khoản bên nợ: xảy ra khi các chủ nợ của ĐCTC, như người gửi tiền hay
khách hàng bảo hiểm, yêu cầu được nhận tiền ngay lập tức.
▪ Rủi ro thanh khoản bên tài sản: bắt nguồn từ các giao dịch dẫn đến di chuyển tiền
sang tài sản khác. Ví dụ, loan commitment cho phép người vay có thể vay từ ngân
hàng bất cứ lúc nào trong một khoảng thời gian xác định. Khi người vay muốn sử
dụng, ngân hàng phải cung cấp đủ, từ đó tạo ra yêu cầu thanh khoản.
▪ Một ĐCTC có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng cách:
• Sử dụng tài sản tiền (cash asset)
• Bán các tài sản có tính thanh khoản cao khác
• Vay thêm vốn
Rủi ro thanh khoản ở ngân hàng
Rủi ro thanh khoản bên nợ

 Tiền gửi là thành phần chủ đạo của nợ ngân hàng.


▪ Demand deposit hay tài khoản giao dịch là nguồn vốn rẻ và chiếm khối lượng lớn,
nhưng người gửi có thể rút tiền bất cứ lúc nào.
▪ Tiền gửi có kỳ hạn cho lãi suất cạnh tranh, và trên lý thuyết chỉ cho người gửi rút
khi đáo hạn.
Rủi ro thanh khoản bên nợ

 Rủi ro thanh khoản bên nợ có thể đến từ net deposit drain, bằng chênh lệch
giữa khoản tiền gửi được rút ra và khoản tiền gửi được thêm vào.
▪ Đa số demand deposit đóng vai trò khoản tiền gửi khách hàng tiêu dùng chủ chốt
theo ngày, cung cấp nguồn tiết kiệm tương đối ổn định và dài hạn, song song với
tiền gửi có kỳ hạn. Hơn nữa, các lần rút tiền có thể được bù đắp một phần bằng tiền
gửi mới.
▪ Ngân hàng phải giám số lượng rút tiền thuần, hay net deposit drain. Qua thời gian,
ngân hàng có thể dự đoán khá chính xác phân phối xác suất của net deposit drain.
Rủi ro thanh khoản bên nợ

 Ngân hàng có thể quản trị net deposit drain theo hai cách:
▪ Quản trị thanh khoản được mua (purchased liquidity)
▪ Quản trị thanh khoản lưu trữ (stored liquidity)
Quản trị thanh khoản được mua

 Quản trị thanh khoản được mua là điều chỉnh bên nợ của bản cân đối kế toán,
cụ thể là tăng nợ để bù đắp vô deposit drain, bằng cách:
▪ Vay trên thị trường liên ngân hàng
▪ Phát hành thêm CD lãi suất cố định mệnh giá lớn (wholesale)
 Phương pháp này giúp ngân hàng giữ được quy mô của bảng cân đối kế toán
mà không ảnh hưởng đến quy mô và thành phần của tài sản.
 Nhược điểm:
▪ Chi phí vay có thể khá cao
▪ Vốn vay từ ngân hàng khác có thể có giới hạn
Quản trị thanh khoản được mua
Quản trị thanh khoản lưu trữ

 Quản trị thanh khoản lưu trữ là điều chỉnh bên tài sản của bảng cân đối kế toán, cụ
thể là giảm tài sản của ngân hàng để bù đắp cho deposit drain, bằng cách:
▪ Rút tiền từ khoản dự trữ (vượt mức) ở ngân hàng trung ương và/hoặc tiền đang cất trữ
▪ Bán trái phiếu đầu tư
▪ Yêu cầu trả sớm, hoặc không cấp mới các khoản cho vay
 Nhược điểm:
▪ Làm giảm quy mô của bảng cân đối kế toán
▪ Giữ quá nhiều tài sản dưới dạng tiền khá tốn kém do lãi suất thấp
▪ Tài sản có thể chỉ được thanh lý với giá rẻ, gây ra lỗ lớn
▪ Không cấp khoản cho vay mới có thể làm mất đi các quan hệ có lợi, làm ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời trong tương lai
Quản trị thanh khoản lưu trữ
Rủi ro thanh khoản bên tài sản

 Rủi ro thanh khoản bên tài sản xảy ra khi người đi vay nhận tiền vay và/hoặc
sử dụng loan commitment và các credit line khác.
 Rủi ro này cũng có thể phát sinh khi giá trị danh mục đầu tư suy giảm.
▪ Khi lãi suất tăng, giá trị các chứng khoán đầu tư đi xuống, có thể gây tổn thất lớn
cho giá trị danh mục đầu tư. Hơn nữa, tính thanh khoản của thị trường có nguy cơ
suy giảm do các trader không tìm được người mua. Khi bán tháo, thanh khoản kém
đi và trái phiếu đầu tư chỉ có thể được bán với giá rẻ mạt. Kết quả là giảm giá trị
danh mục đầu tư và gia tăng rủi ro thanh khoản cho ĐCTC.
 Ngân hàng có thể quản trị rủi ro này bằng cách áp dụng các phương pháp quản
trị thanh khoản được mua và/hoặc quản trị thanh khoản lưu trữ.
Rủi ro thanh khoản bên tài sản
Rủi ro thanh khoản bên tài sản
Đo lường rủi ro thanh khoản

 Financing gap và yêu cầu tài trợ (financing requirement)


 Nguồn và sử dụng thanh khoản
 So sánh tỉ số theo nhóm đồng đẳng (peer group)
 Chỉ số thanh khoản
 Các phép đo thanh khoản mới do BIS đề xuất
▪ Liquidity coverage ratio (LCR – tỉ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản)
▪ Net stable funding ratio (NSFR – tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng)
Financing gap và yêu cầu tài trợ

 Tuy người gửi tiền có thể rút từ demand deposit ngay lập tức, họ không làm
thế trong điều kiện bình thường. Nhìn chung, đa số demand deposit ở trong
ngân hàng một thời gian khá dài (thường hai năm hoặc hơn).
 Giám đốc ngân hàng thường xem tiền gửi cơ sở trung bình, trong đó có
demand deposit, là nguồn vốn chủ đạo để phục vụ khoản cho vay trung bình.
 Do đó, financing gap bằng chênh lệch giữa mức cho vay trung bình và mức
tiền gửi (chủ đạo) trung bình.
▪ Financing gap = Cho vay trung bình − Tiền gửi trung bình
▪ Financing gap = − Tài sản thanh khoản cao + Vốn vay mượn
▪ Financing gap + Tài sản thanh khoản cao = Yêu cầu tài trợ (vốn vay mượn)
Financing gap và yêu cầu tài trợ

 Financing gap mở rộng có thể là cảnh báo vấn đề thanh khoản trong tương lai của
ngân hàng, do nó có thể hàm ý gia tăng rút tiền gửi (tiền gửi chủ đạo xuống dưới
20 triệu) và/hoặc tăng cho vay (vượt mức 25 triệu) do gia tăng sử dụng loan
commitment.
 Nếu ngân hàng không giảm tài sản thanh khoản cao (giữ nguyên 5 triệu), giám đốc
buộc phải vay trên money market. Khi gia tăng vay mượn, các chủ nợ có hiểu biết
có thể quan ngại về khả năng trả nợ của ngân hàng.
▪ Họ có thể phản ứng bằng cách tính risk premium (phần bù rủi ro) cao hơn cho vốn vay
mượn hay xác lập giới hạn tín dụng nghiêm ngặt hơn bằng cách không xoay vòng vốn đã
cho ngân hàng vay. Nếu yêu cầu tài trợ của ngân hàng vượt giới hạn đó, nó có thể mất
khả năng thanh toán.
Nguồn và sử dụng thanh khoản

 Cách thứ hai để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng là lập báo cáo
thanh khoản thuần (net liquidity statement), liệt kê toàn bộ nguồn và sử dụng
thanh khoản.
 Báo cáo này nhận diện các nguồn thanh khoản bao gồm:
▪ Bất cứ khoản tiền dự trữ vượt mức quy định tối thiểu.
▪ Tài sản dạng tiền có thể được bán với rủi ro giá và chi phí thấp
▪ Nguồn vốn có thể vay từ money market hay thị trường vốn mua (purchased fund)
 Báo cáo này cũng nhận diện số lượng cho mỗi thể loại ngân hàng sử dụng.
 Mức chênh lệch là số lượng thanh khoản ngân hàng đang có. Con số này có thể
được theo dõi hàng ngày.
Nguồn và sử dụng thanh khoản
So sánh tỉ số theo nhóm đồng đẳng

 Cách thức ba để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng là so sánh một số
tỉ số và đặc tính bảng cân đối kế toán chủ chốt của ngân hàng đó với các ngân
hàng khác có cùng quy mô và vị trí địa lý.
 Các tỉ số có thể là:
▪ Tỉ lệ cho vay trên tiền gửi: tỉ lệ càng cao, rủi ro thanh khoản càng lớn, do ngân hàng
phải dựa trên vốn ngắn hạn từ money market hơn là tiền gửi chủ chốt để cho vay.
Từ đó hàm ý vấn đề về thanh khoản trong tương lai nếu ngân hàng đã ở gần hay đến
giới hạn vay mượn.
▪ Tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản: tỉ lệ càng cao, rủi ro thanh khoản càng lớn.
▪ Tỉ lệ tiền gửi trên tổng tài sản: tỉ lệ càng cao, ngân hàng có nguồn tiền gửi ổn định
càng lớn để hạn chế rủi ro thanh khoản.
▪ Tỉ lệ loan commitment chưa sử dụng trên tổng tài sản: tỉ lệ càng cao, nhu cầu thanh
khoản càng cao để đáp ứng việc rút tiền ngoài dự kiến.
So sánh tỉ số theo nhóm đồng đẳng
Chỉ số thanh khoản

 Chỉ số thanh khoản là đo lường lỗ tiềm năng của ngân hàng do phải bất ngờ
thanh lý hay bán tháo tài sản so với khoản có thể nhận được với giá trị thị
trường hợp lý trong điều kiện thị trường bình thường.
𝑛
𝑃𝑖
𝐿𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥 = ෍(𝑤𝑖 ) ∗
𝑃𝑖
𝑖=1
▪ Trong đó wi là phần trăm của mỗi tài sản trong danh mục của ngân hàng
𝑛

෍ 𝑤𝑖 = 1
𝑖=1
 Chỉ số thanh khoản luôn nằm giữa 0 và 1. Chỉ số càng nhỏ, rủi ro thanh khoản
của ngân hàng càng lớn. Nói cách khác, chênh lệch giữa giá tài sản khi bán
tháo (Pi) và giá trị thị trường hợp lý (Pi*) càng lớn, tính thanh khoản của danh
mục tài sản của ngân hàng càng thấp.
Phép đo rủi ro thanh khoản mới của BIS

 Liquidity coverage ratio (LCR) bảo đảm rằng ngân hàng giữ số lượng tài sản
thanh khoản cao và chất lượng cao đủ lớn để có thể chuyển đổi thành tiền
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong vòng 30 ngày, trong điều kiện thanh
khoản ngặt nghèo.

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐𝑎𝑜 𝑣à 𝑐ℎấ𝑡 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜


𝐿𝐶𝑅 = ≥ 100%
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 đ𝑖 𝑟𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 30 𝑛𝑔à𝑦 𝑘ế 𝑡𝑖ế𝑝

▪ BIS cung cấp khuôn mẫu cho dòng tiền ra vào và định nghĩa của tài sản thanh khoản
cao và chất lượng cao. Ví dụ, các loại tài sản đó phải giữ được tính thanh khoản cao
trong điều kiện ngặt nghèo (có thể chuyển thành tiền mà không mất nhiều giá trị, và
có thể dùng làm thế chấp khi vay từ ngân hàng trung ương) và không chịu nghĩa vụ
với chủ nợ (unencumbered).
Phép đo rủi ro thanh khoản mới của BIS

 Net stable funding ratio (NSFR) yêu cầu mức vốn ổn định tối thiểu trong thời
gian một năm dựa trên các yếu tố rủi ro thanh khoản gắn liền với nguy cơ
thanh khoản của các tài sản nội bảng và ngoại bảng cân đối kế toán của ngân
hàng.
 Mục tiêu của NSFR là bảo đảm tài sản dài hạn có thể được tài trợ bởi số lượng
nợ ổn định tối thiểu.
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 ổ𝑛 đị𝑛ℎ ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ó
𝑁𝑆𝐹𝑅 = ≥ 100%
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 ổ𝑛 đị𝑛ℎ 𝑦ê𝑢 𝑐ầ𝑢
▪ BIS cung cấp hướng dẫn về định nghĩa về số lượng vốn ổn định hiện có và yêu cầu. Ví
dụ, vốn ổn định hiện có gồm: vốn ngân hàng, cổ phiếu ưu đãi với thời gian hơn 1
năm, nợ với thời hạn hơn 1 năm, phần tiền gửi (quy mô nhỏ và lớn) dự kiến ở lại
ngân hàng trong thời gian điều kiện ngặt nghèo riêng biệt.
Thanh khoản tối ưu và lập kế hoạch
thanh khoản
Thanh khoản tối ưu và lập kế hoạch
thanh khoản
 Ngân hàng phải đối mặt với đánh đổi giữa chi phí giữ quá nhiều thanh khoản
(hy sinh lợi nhuận) và chi phí giữ không đủ thanh khoản (rủi ro thanh khoản):
▪ Đánh đổi giữa thanh khoản và tỉ suất sinh lợi trên tài sản.
▪ Đánh đổi giữa lợi ích của thu hút nợ mới với chi phí huy động thấp với khả năng rút
vốn cao, và nợ với chi phí huy động cao và thanh khoản thấp.
 Ngân hàng cần hoạt động ở mức thanh khoản tối ưu bằng cách cân bằng rủi ro
và lợi nhuận (giữ cấu trúc tài sản và nợ thanh khoản cao tối ưu)
▪ Thanh khoản cần đủ cao để đáp ứng thay đổi nhu cầu thanh khoản ngoài dự kiến
▪ Thanh khoản không nên quá cao, do làm suy giảm lợi nhuận
Lập kế hoạch thanh khoản

 Lập kế hoạch thanh khoản là phần quan trọng của đo lường và thích nghi với
rủi ro thanh khoản và các chi phí liên quan. Lập kế hoạch giúp ngân hàng:
▪ Đưa ra quyết định vay mượn ưu tiên quan trọng trước khi vấn đề thanh khoản phát
sinh
▪ Giảm chi phí vốn bằng cách nhận diện cấu trúc huy động lý tưởng
▪ Giảm thiểu nhu cầu dự trữ vượt mức
Các bước lập kế hoạch thanh khoản

 Nêu rõ trách nhiệm quản lý. Xác định ai phản hồi cơ quan điều tiết, ai công bố
thông tin cho quần chúng, v.v.
 Xác định danh sách các bên cung cấp vốn với khả năng rút vốn cao nhất khi có
khủng hoảng
 Tính quy mô rút tiền gửi và vốn tiềm năng trong nhiều khoảng thời gian khác
nhay. Nhận diện các nguồn tiềm năng có thể đáp ứng việc rút tiền đó.
 Đưa ra giới hạn tối đa cho hoạt động vay mượn của các công ty con và liên
kết, trong đó có giữa các công ty liên kết, và mức risk premium tối đa phải trả
khi vay mượn trong thời kỳ khủng hoảng.
 Lập trình tự thanh lý tài sản trong các trường hợp rút tiền gửi và vốn với các
mức độ khác nhau.
Bank run, bank panic và yêu cầu điều tiết
Rủi ro thanh khoản trong điều kiện
bình thường và bất bình thường
 Trong điều kiện bình thường, khi lập kế hoạch và quản trị thanh khoản hợp lý,
việc rút tiền gửi hay sử dụng loan commitment không thể gây vấn đề thanh
khoản quá lớn cho ngân hàng, nhờ vốn vay mượn hay dự trữ tiền vượt mức là
đủ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự kiến.
 Tuy nhiên, vấn đề thanh khoản lớn có thể xảy ra nếu deposit drain lớn bất
thường và ngoài dự kiến. Deposit drain có thể xảy ra trong các trường hợp sau
đây:
▪ Quan ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng so với các ngân hàng khác
▪ Ngân hàng liên quan phá sản, dẫn đến gia tăng quan ngại của người gửi tiền về khả
năng thanh toán của các ngân hàng khác (hiệu ứng lây lan).
▪ Thay đổi bất thường của khẩu vị của nhà đầu tư về nắm giữ tài sản tài chính phi
ngân hàng (như trái phiếu chính phủ hay cổ phần mutual fund) so với tiền gửi.
Bank run, bank panic và yêu cầu điều tiết

 Các trường hợp vừa rồi có thể dẫn đến bank run, tức gia tăng rút tiền đột ngột
và ngoài dự kiến.
▪ Tính chất đến trước phục vụ trước (trả đủ hoặc không trả) của demand deposit
khuyến khích tạo ra “vị trí ưu tiên” ở bất cứ cửa phục vụ thanh toán tiền gửi nào.
 Bank panic là lây lan bank run ra cả hệ thống ngân hàng.
Bank run, bank panic và yêu cầu điều tiết

 Bank run và bank panic có thể khiến các ngân hàng vốn dĩ vững mạnh mất khả
năng thanh toán.
 Cơ quan điều tiết của chính phủ đã nhận ra sự bất ổn thường trực của hệ
thống ngân hàng do vấn đề thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cơ chế điều tiết
được đưa ra để giảm nhẹ vấn đề thanh khoản và ngăn chặn bank run và panic.
Một số cơ chế điển hình:
▪ Mức dự trữ tài sản thanh khoản cao tối thiếu
▪ Bảo hiểm tiền gửi
Rủi ro thanh khoản ở các ĐCTC
khác
Công ty bảo hiểm nhân thọ

 Công ty bảo hiểm nhân thọ giữ dự trữ tiền và các tài sản thanh khoản cao khác để
đáp ứng việc chấm dứt hợp đồng của khách hàng và nhu cầu vốn lưu động khác.
 Trong điều kiện bình thường, tiền phí bảo hiểm và lợi nhuận từ danh mục tài sản
của công ty là đủ để đáp ứng dòng tiền đi ra khi khách hàng chấm dứt hợp đồng
sớm. Hình mẫu thu nhập từ phí bảo hiểm trừ tiền thanh lý hợp đồng thường là dễ
đoán.
 Quan ngại về khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm có thể dẫn đến tình trạng
thất thu phí bảo hiểm và policyholder hiện tại đòi bồi thường hay hủy hợp đồng
bằng cách nhận tiền sớm. Để đáp ứng nhu cầu tiền bất thường, công ty bảo hiểm
nhân thọ có thể buộc phải thanh lý tài sản với giá rẻ mạt, dẫn đến mất khả năng
thanh toán.
 Công ty bảo hiểm cần có chiến lược quản trị thanh khoản như đa dạng hóa phân
phối rủi ro trong sản phẩm của họ, hay giữ đủ số lượng tài sản thanh khoản cao.
Công ty bảo hiểm tài sản-tai nạn

 Bảo hiểm tài sản-tai nạn (TSTN) dành cho các trường hợp ngắn hạn, do đó tài
sản của công ty bảo hiểm TSTN thường thiên về ngắn hạn hơn công ty bảo hiểm
nhân thọ, và phí bảo hiểm được điều chỉnh theo định kỳ ngắn hơn. Do đó, mặc
dù mức và thời điểm thanh toán bồi thường bất định hơn, công ty có thể xử lý
áp lực thanh khoản linh động hơn.
 Nguy cơ thanh khoản lớn nhất của công ty bảo hiểm TSTN xảy ra khi
policyholder hủy hay không làm mới hợp đồng, hoặc có số lượng lớn bất
thường yêu cầu bồi thường, cao hơn dòng thu nhập từ phí bảo hiểm và tài sản.
Quỹ đầu tư

 Do giá trị của cổ phần mutual fund phản ánh thay đổi giá trị các tài sản của nó
chia cho số cổ phần hiện hành, mỗi cổ đông tham gia vào suy giảm giá trị tài
sản của quỹ theo tỉ lệ. Do đó, động lực để đòi tiền (thanh lý cổ phần) thấp hơn
ở ngân hàng.
 Hedge fund đã phải trải qua một số cuộc khủng hoảng thanh khoản tồi tệ nhất
mà ĐCTC gặp phải từ trước tới giờ.
 Cơ chế điều tiết, chẳng hạn như công khai vị thế thanh khoản của quỹ, cần
được áp dụng.
Buổi 5: Rủi ro ngoại hối
Chương 13
Tỉ giá hối đoái và giao dịch ngoại hối
Tỉ giá hối đoái

 Tỉ giá hối đoái: mức giá để đổi một đồng tiền này sang đồng tiền khác.
 Direct quote: tỉ giá niêm yết trên một đơn vị ngoại tệ
 Indirect quote: tỉ giá niêm yết trên một đơn vị nội tệ
Giao dịch ngoại hối

 Giao dịch giao ngay (spot transaction):


▪ Trao đổi/thanh toán tức thì, với mức tỉ giá hiện hành/giao ngay (spot exchange
rate)
▪ Có thể thực hiện qua bộ phận ngoại hối của ngân hàng thương mại, hay một foreign
currency dealer phi ngân hàng
▪ Đồng nội tệ lên giá (appreciate) so với đồng ngoại tệ có nghĩa là:
• Hàng hóa trong nước sẽ đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài
• Hàng hóa nước ngoài sẽ rẻ hơn đối với người mua ở trong nước

▪ Đồng nội tệ rớt giá (depreciate) so với đồng ngoại tệ có nghĩa là:
• Hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài
• Hàng hóa nước ngoài sẽ đắt hơn đối với người mua ở trong nước
Giao dịch ngoại hối
Giao dịch ngoại hối

 Giao dịch kỳ hạn (forward transaction):


▪ Trao đổi/thanh toán với tỉ giá và thời điểm giao dịch xác định trước
▪ Ví dụ như hợp đồng kỳ hạn đổi USD lấy GBP, thời hạn 1 tháng với tỉ giá kỳ hạn
$1.5567/£
▪ Thời hạn thường được áp dụng là 1, 3, hay 6 tháng nhưng thực ra có thể áp dụng
bất cứ khoảng thời gian nào.
Giao dịch ngoại hối
Nguồn gốc của rủi ro ngoại hối
Nguồn gốc

 Các ngân hàng thương mại lớn đóng vai trò trung tâm giao dịch ngoại hối (VD:
J.P. Morgan Chase, Citigroup ở Mỹ).
 Bản thân các ngân hàng trên cũng có số lượng đáng kể tài sản và nợ liên quan
tới nước ngoài, được định giá bằng ngoại tệ.
Nguồn gốc
Nguồn gốc

 Vị thế rủi ro thuần (net exposure) có thể được tính như sau:

𝑁𝑒𝑡 𝑒𝑥𝑝𝑜𝑠𝑢𝑟𝑒 = 𝐹𝑋 𝑎𝑠𝑠𝑒𝑡𝑠𝑖 − 𝐹𝑋 𝑙𝑖𝑎𝑏𝑖𝑙𝑖𝑡𝑖𝑒𝑠𝑖 + 𝐹𝑋 𝑏𝑜𝑢𝑔ℎ𝑡𝑖 − 𝐹𝑋 𝑠𝑜𝑙𝑑𝑖


= 𝑁𝑒𝑡 𝑓𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛 𝑎𝑠𝑠𝑒𝑡𝑠 + 𝑁𝑒𝑡 𝐹𝑋 𝑏𝑜𝑢𝑔ℎ𝑡𝑖
Với i đại diện cho đồng tiền thứ i.
 Một ĐCTC có thể điều chỉnh tài sản và nợ theo một đơn vị ngoại tệ sao cho ăn khớp
với nhau, đồng thời làm điều tương tự với giao dịch ngoại tệ trong sổ sách để giảm net
exposure xuống còn zero, từ đó tránh được rủi ro ngoại hối.
 ĐCTC cũng có thể bù đắp chênh lệch trong danh mục tài sản & nợ ngoại tệ bằng chênh
lệch có giá trị tương đương, theo hướng ngược lại ở bên giao dịch.
 Hơn nữa, các financial holding company có thể xử lý rủi ro ngoại hối bằng cách giảm
net exposure thông qua toàn bộ các đơn vị thành viên.
Nguồn gốc

 Net exposure dương = Net long ở một ngoại tệ (vị thế mua nhiều hơn vị thế
bán). Rủi ro đến từ ngoại tệ rớt giá.
 Net exposure âm = Net short ở một ngoại tệ (vị thế bán nhiều hơn vị thế mua).
Rủi ro đến từ ngoại tệ lên giá.
 Độ biến động của ngoại tệ càng lớn, tác động lên giá trị danh mục ngoại hối
của ĐCTC càng lớn.
Nguồn gốc

 Lời/lỗ trên một ngoại tệ có thể được tính như sau:

Lời/lỗ trên đồng tiền i = (Net exposure trên đồng tiền i)


x Thay đổi tỉ giá ở đồng tiền i

 Net exposure và thay đổi tỉ giá càng lớn, lời/lỗ càng lớn.
Hoạt động giao dịch ngoại hối
Hoạt động giao dịch ngoại hối

 Thị trường giao dịch ngoại hối toàn cầu nằm trong nhóm thị trường tài chính
lớn nhất, với khối lượng giao dịch trung bình hơn 6,6 ngàn tỷ USD/ngày, hơn
50 lần NYSE.
 Trong đó khối lượng giao dịch giao ngay chiếm khoảng 30%, còn lại là kỳ hạn và
các loại giao dịch khác.
 London là thị trường giao dịch ngoại hối lớn nhất, kế tiếp là New York và
Singapore.
 Giao dịch trên quy mô toàn cầu, thông qua các thị trường khác nhau, 24/24.
Do đó tỉ giá thay đổi liên tục.
 Giao dịch online chiếm 70% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu.
Hoạt động giao dịch ngoại hối
Hoạt động giao dịch ngoại hối

 Vị thế của một ĐCTC trên thị trường ngoại hối phản ánh bốn hoạt động:
▪ Mua bán ngoại tệ để giúp khách hàng tham gia và hoàn thành giao dịch thương mại
quốc tế.
▪ Mua bán ngoại tệ để giúp khách hàng (hay bản thân ĐCTC) tham gia các vị thế đầu
tư nước ngoài.
▪ Mua bán ngoại tệ phục vụ việc phòng ngừa rủi ro (hedging), nhằm bù đắp rủi ro của
khách hàng (hay ĐCTC) ở bất cứ đơn vị tiền tệ nào.
▪ Mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ thông qua dự báo hay kỳ vọng thay đổi tỉ
giá trong tương lai.
Hoạt động giao dịch ngoại hối

 Ở hai hoạt động đầu tiên, ĐCTC đóng vai trò đại diện (agent) cho khách hàng,
nhưng không chịu rủi ro ngoại hối. Hoạt động thứ ba đóng vai trò giảm rủi ro.
 Do đó, rủi ro ngoại hối của ĐCTC đến từ hoạt động thứ tư, từ các vị thế mở
(open position). ĐCTC tạo open position bằng cách tạo vị thế không có hedge
trong giao dịch ngoại hối với các ĐCTC khác.
 Lời/lỗ chủ yếu đến từ open position hay đầu cơ. Lợi nhuận đến từ vai trò
market maker (tức chênh lệch giá mua vào & bán ra – bid-ask spread) và đại
diện cho khách hàng chỉ là phụ.
Vị thế tài sản và nợ ngoại tệ
Lợi nhuận và rủi ro của đầu tư
nước ngoài

 Lãi suất US CD: 8%


 Lãi suất cho vay US (không có rủi ro vỡ nợ): 9%
 Lãi suất cho vay UK (không có rủi ro vỡ nợ): 15%
Lợi nhuận và rủi ro của đầu tư
nước ngoài
Lợi nhuận và rủi ro của đầu tư
nước ngoài
Lợi nhuận và rủi ro của đầu tư
nước ngoài
Rủi ro và hedging

 Như đã trình bày vừa rồi, vị thế net long $81.25 triệu (hay £62.5 triệu) có rủi
ro, do không thể biết trước tỉ giá giao ngay vào cuối năm.
 Có hai cách để kiểm soát rủi ro ngoại hối:
▪ On-balance-sheet hedging (hedging nội bảng): thay đổi tài sản và nợ trên bảng cân
đối kế toán để bảo vệ lợi nhuận của ĐCTC khỏi rủi ro ngoại hối.
▪ Off-balance-sheet hedging (hedging ngoại bảng): sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc các
công cụ phái sinh khác để hedge.
Rủi ro và hedging
Hedging nội bảng
Hedging nội bảng
Hedging nội bảng
Hedging nội bảng

 Net return vẫn có thay đổi, tức rủi ro ngoại hối không bị loại bỏ hoàn toàn.
 Tuy nhiên, phương pháp này có thể giúp ĐCTC bảo đảm TSSL hay profit spread
dương, không phụ thuộc vào chiều thay đổi tỉ giá.
 Giúp ĐCTC tận dụng spread lớn giữa lãi suất tiền gửi và cho vay ở nước ngoài.
 Tuy nhiên, lợi thế từ chênh lệch giữa spread trong nước và nước ngoài sẽ biến
mất trong tương lai, giả định rằng vốn tự do di chuyển giữa hai nước.
Hedging ngoại bảng

 Vị thế theo hợp đồng kỳ hạn không thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
 Hợp đồng kỳ hạn giải quyết vấn đề bất định của tỉ giá giao ngay tương lai.
 Tỉ giá được thống nhất trên hợp đồng kỳ hạn được gọi là tỉ giá kỳ hạn (forward
exchange rate hay forward rate).
Hedging ngoại bảng
Hedging ngoại bảng
Hedging ngoại bảng

 Việc ĐCTC tiếp tục thực hiện các bước như vừa rồi để kiếm lời sẽ khiến tỉ giá
giao ngay GBP tăng lên và tỉ giá kỳ hạn GBP giảm đi, cho đến khi TSSL thông
qua hedge không còn cao hơn chi phí huy động vốn ở US.
 Sử dụng công cụ ngoại bảng giúp giảm hay loại trừ rủi ro ngoại hối mà không
phải hy sinh các giao dịch có tiềm năng sinh lời.
 Chi phí bỏ ra ban đầu của hedge ngoại bảng thấp hơn nội bảng.
 Hợp đồng kỳ hạn là OTC nên có tính linh động cao.
 Tuy nhiên, các công cụ ngoại bảng có rủi ro tín dụng.
Vị thế tài sản và nợ đa tiền tệ

 Đa dạng hóa danh mục có thể làm giảm rủi ro trên TSSL của danh mục và chi
phí huy động vốn
 Do đó, đa dạng hóa cũng có thể làm giảm rủi ro đến từ chênh lệch tài sản và
nợ ngoại tệ, do lãi suất và TSSL cổ phiếu của các nước có tương quan không
hoàn hảo.
Vị thế tài sản và nợ đa tiền tệ
Tương tác giữa lãi suất, lạm
phát và tỉ giá
Ngang giá sức mua (PPP)

 Ta có lãi suất danh nghĩa hai nước A và B:


rA = iA + rrA
rB = iB + rrB
Với r là lãi suất danh nghĩa, i là lạm phát, rr là lãi suất thực.
 Giả sử rrA = rrB, ta có:
rA − rB = iA − iB
Ngang giá sức mua (PPP)

 Theo lý thuyết ngang giá sức mua (purchasing power parity – PPP), tỉ giá hối
đoái giữa hai đồng tiền sẽ thay đổi theo mặt bằng giá cả của hai nước, do
người tiêu dùng thay thế hàng hóa từ nước có lạm phát cao hơn sang nước có
lạm phát thấp hơn. Cụ thể:
Δ𝑆
𝑖𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ướ𝑐 − 𝑖𝑛ướ𝑐 𝑛𝑔𝑜à𝑖 =
𝑆
Trong đó S là tỉ giá giao ngay giữa nội tệ và ngoại tệ.
 PPP chỉ nên dùng để phân tích theo dài hạn.
 Đằng sau PPP là quy luật một giá (law of one price), cho rằng khi thị trường
hiệu quả, hàng hóa/dịch vụ giống nhau ở các nước phải có cùng một giá.
Ngang giá lãi suất

 Theo lý thuyết ngang giá lãi suất (interest rate parity – IRP), chênh lệch giữa tỉ
giá kỳ hạn và giao ngay sẽ bằng chêch lệch lãi suất giữa hai nước.
 Nói cách khác, TSSL từ giao dịch ngoại tệ có sử dụng hợp đồng kỳ hạn như đã
trình bày ở ví dụ 13-5 sẽ không cao hơn lãi suất đầu tư trong nước. Nếu có, sẽ
có cơ hội kiếm lời từ giao dịch trên, tức covered interest arbitrage.
 Cụ thể:

1+ r D
=
(
Ft 1 + rUK
L
t
)
USt
St
Với St là tỉ giá giao ngay USD/GBP ở thời điểm t, Ft là tỉ giá kỳ hạn USD/GDP ở thời
𝐷 𝐿
điểm t, 𝑟𝑈𝑆 𝑡
là lãi suất tiền gửi ở US vào thời điểm t, và 𝑟𝑈𝐾𝑡
là lãi suất tiền gửi ở UK vào
thời điểm t.
Buổi 6: Rủi ro thị trường
Chương 15
Rủi ro thị trường

 Rủi ro thị trường có thể được định nghĩa là rủi ro liên quan đến sự bất định
(uncertainty) của thu nhập của ĐCTC trên danh mục mua bán do thay đổi,
nhất là thay đổi cực đoan, của điều kiện thị trường, chẳng hạn như:
▪ Giá tài sản
▪ Lãi suất
▪ Độ biến động của thị trường
▪ Tính thanh khoản của thị trường
 Các rủi ro lãi suất, tín dụng, thanh khoản, ngoại hối đều ảnh hưởng đến rủi ro
thị trường.
 Tuy nhiên, rủi ro thị trường chú trọng vào rủi ro của các ĐCTC chủ động giao
dịch mua bán tài sản và nợ (+ phái sinh) hơn là giữ chúng cho mục đích đầu tư
dài hạn, tài trợ hay hedging.
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường

 ĐCTC quan ngại về dao động giá trị (value at risk – VAR) của tài sản và nợ trong tài
khoản giao dịch, nhất là khi nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán.
 Rủi ro thị trường có thể được đo lường trong thời hạn từ 1 ngày đến 1 năm
 Rủi ro thị trường có thể được định nghĩa theo giá trị tuyệt đối (số tiền cụ thể chịu
rủi ro), hoặc tương đối (so với một tiêu chuẩn nào đó).
 Rủi ro thị trường ở các ĐCTC là mối quan tâm ngày càng lớn của các cơ quan điều
tiết (VD: điều luật Volcker, nằm trong đạo luật Dodd-Frank năm 2010).
 Các lợi ích của đo lường rủi ro thị trường:
▪ Thông tin cho ban quản trị
▪ Xác lập giới hạn
▪ Cơ cấu nguồn lực
▪ Đánh giá hiệu quả công việc
▪ Điều tiết
Tính toán rủi ro thị trường
Các phương pháp

 Các phương pháp tính VAR:


▪ RiskMetrics (phương sai/hiệp phương sai)
▪ Lịch sử (back simulation)
▪ Mô phỏng Monte Carlo
 Expected shortfall (conditional value at risk)
RiskMetrics
RiskMetrics

 Giám đốc ĐCTC cần biết một giá trị bằng tiền cụ thể cho thấy rủi ro thị trường
mà ĐCTC có thể đối mặt trong những ngày sắp tới, nhất là khi có diễn biến rất
xấu xảy ra. Đây là mục tiêu của mô hình định giá rủi ro thị trường.
 Rủi ro thị trường = Ước tính lỗ tiềm năng trong điều kiện bất lợi.
 Daily earnings at risk (DEAR): rủi ro thị trường trong 24 giờ tới.
Rủi ro thị trường của chứng khoán
thu nhập cố định
 Giả sử ta nắm giữ trái phiếu zero-coupon với tổng giá trị thị trường 1 triệu
USD, thời hạn 7 năm, mệnh giá 1,631,483 USD. Ta có yield = 7.243%/năm.
 Price sensitivity = modified duration (MD)
 Biến động giá hàng ngày = MD * Thay đổi yield bất lợi
 MD = D/(1 + R) = 7/1.07243 = 6.527
 Ở đây ta xem thay đổi yield bất lợi là mức thay đổi chỉ có xác suất 1% xảy ra.
 Giả sử yield tuân theo phân phối chuẩn, với mức thay đổi yield trung bình
trong năm ngoái là 0, độ lệch chuẩn 10 basis point (bp).
 1% mỗi bên tương ứng với 2.33 lần độ lệch chuẩn, tương ứng với 23.3 bp.
Rủi ro thị trường của chứng khoán
thu nhập cố định
Rủi ro thị trường của chứng khoán
thu nhập cố định
 Price volatility = MD * Thay đổi yield bất lợi
= 6.527 * 0.00233 = 0.01521 = 1.521%
 DEAR = $1,000,000 * 0.01521 = $15,210
 Ta có thể kết luận rằng lỗ thu nhập theo ngày tiềm năng trên vị thế 1 triệu USD
là 15210 USD nếu ngày tiếp theo là “ngày xấu” trong 100 ngày.
 Có thể tính VAR theo N ngày, giả định các cú sốc về yield độc lập với nhau và
độ biến động theo ngày là cố định:
𝑁 − 𝑑𝑎𝑦 𝑉𝐴𝑅 = 𝐷𝐸𝐴𝑅 ∗ 𝑁
 Tuy nhiên, RiskMetrics thường sử dụng hiện giá của thay đổi cash flow hơn là
modified duration cho độ nhạy cảm về giá.
Ngoại hối

 DEAR = Giá trị của vị thế * Độ biến động


Ngoại hối
Cổ phiếu

 Theo CAPM, rủi ro của một vị thế cổ phiếu bao gồm:


𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡ℎể = 𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 + 𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑝ℎ𝑖 ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔
(𝜎𝑖𝑡2 ) = 𝛽𝑖 𝜎𝑚𝑡
2 2
+ (𝜎𝑒𝑖𝑡 )
 Rủi ro hệ thống (systematic risk) phản ánh hướng dao động của cổ phiếu so với
danh mục thị trường, thông qua 𝛽𝑖 , beta của cổ phiếu, và 𝜎𝑚𝑡 , rủi ro của danh
mục thị trường.
 𝜎𝑒𝑖𝑡 đại diện cho rủi ro phi hệ thống, liên quan đến chính công ty.
Cổ phiếu

 Ở các danh mục có tính đa dạng thấp hơn, cần phải tính đến ảnh hưởng của rủi
ro phi hệ thống lên giá trị của vị thế giao dịch.
Danh mục tổng thể

 Để tính rủi ro tổng thể của các vị thể giao dịch đã được đề cập trước đó, không
thể chỉ cộng các giá trị VAR đã tính được. Lý do là vì ta không thể bỏ qua các
yếu tố hiệp phương sai hay tương quan bù trừ nhau giữa các vị thế nói trên.
 Bất cứ tương quan nào trừ tương quan dương hoàn hảo đều có thể giảm rủi ro
danh mục.
Danh mục tổng thể
Danh mục tổng thể
Danh mục tổng thể
Lịch sử (back simulation)
Lịch sử (back simulation)

 Nhược điểm lớn của RiskMetrics là giả định phân phối chuẩn cho TSSL của tất
cả tài sản.
 Trên thực tế, có một số tài sản như option hay chứng khoán ngắn hạn chưa
chắc tuân theo điều đó.
 Các ưu điểm của phương pháp lịch sử: đơn giản, không cần giả định phân phối
chuẩn, không cần tính toán tương quan và độ lệch chuẩn.
 Ở phương pháp này, ta lấy danh mục hiện tại và định giá lại nó dựa trên thông
tin giá/TSSL trong quá khứ.
Lịch sử (back simulation)
Lịch sử (back simulation)
Back simulation so với RiskMetrics

 Lợi thế của back simulation:


▪ Không cần tính độ lệch chuẩn, tương quan, và giả định phân phối chuẩn
▪ Cung cấp số liệu cho trường hợp kết quả xấu nhất.
 Bất lợi của back simulation:
▪ Trong ví dụ vừa rồi, ta sử dụng 500 quan sát. Số lượng này không quá lớn, nên có
dẫn đến sai số lớn trong kết quả tính được.
▪ Có thể thu thập nhiều quan sát hơn (1000, hay 10000), nhưng dữ liệu càng xa trong
quá khứ, càng khó phù hợp cho việc dự đón VAR cho tương lai.
▪ Có thể giải quyết vấn đề trên bằng cách dùng trọng số khác nhau, với các số liệu gần
hiện tại hơn có trọng số cao hơn, hoặc dùng mô phỏng Monte Carlo.
Mô phỏng Monte Carlo

 Để giải quyết vấn đề số lượng quan sát hạn chế, có thể tự tạo thêm quan sát, bằng cách sử
dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để tạo số liệu TSSL/lãi suất phản ánh xác suất chúng
xảy ra trong các thời kỳ gần đây.
 Trong trường hợp ngoại hối vừa rồi, bước đầu tiên là ma trận phương sai – hiệp phương sai (Σ)
của thay đổi ngoại hối.
 Ma trận này sau đó được chia ra làm hai ma trận đối xứng, A và A′, giúp ĐCTC tạo ra các kịch
bản cho vị thế ngoại hối bằng cách nhân ma trận A′, vốn phản ánh độ biến động và tương quan
trong quá khứ, với một vector số ngẫu nhiên z. Ở mỗi tỉ giá, tạo ra 10000 giá trị z ngẫu nhiên
được tạo ra.
 Phương pháp nào tạo nên kịch bản ngoại hối sát thực tiễn, do độ biến động và tương quan giữa
các tỉ giá trong quá khứ được nhân cho các số liệu z ngẫu nhiên.
 VAR của vị thế hiện tại được tính theo cách được trình bày ở Bảng 15-5.
 Do đó, mô phỏng Monte Carlo là công cụ để xem xét định giá danh mục dưới tất cả các kết
hợp khác nhau của các yếu tố xác định giá trị của chứng khoán.
 Mô hình tạo ra các giá trị thị trường ngẫu nhiên từ phân phối chuẩn đa biến đại diện cho từng
biến.
Mô phỏng Monte Carlo
Mô phỏng Monte Carlo
Mô phỏng Monte Carlo
Mô phỏng Monte Carlo
Expected shortfall

 VAR chỉ cho biết mức độ lỗ tiềm năng ở một mức confidence level nhất định,
với giả định phân phối chuẩn. Nói cách khác, VAR chỉ biết một “cột mốc” lỗ,
nhưng không cung cấp thông tin về mức độ lỗ tiềm năng khi đã vượt qua cột
mốc đó.
 Do đó, dự đoán lỗ tiềm năng bằng VAR đánh giá quá thấp lỗ tiềm năng trong
tình huống cực đoan nhất.
 Expected shortfall (ES), hay condition VAR, cho biết lỗ trung bình khi đã vượt
ngưỡng confidence level. Ví dụ, nếu trong 100 ngày có 1 ngày lỗ, ES cho biết
giá trị lỗ trung bình trong 1 ngày lỗ đó.
Expected shortfall
Expected shortfall

 Ta có thể tính ES bằng cách tính diện tích bên dưới phân phối ở khu vực
confidence level từ 99% đến 100%:
1 1
ES (c) =
1− c c
Var (u )du

 Đối với phân phối rời rạc, ta cộng các giá trị quy theo trọng số của các quan
sát trong khu vực bách phân vị thứ 99 và 100:
𝐸𝑆 = −𝐸 ∆𝑉 ∆𝑉 < −𝑉𝑎𝑟
Expected shortfall
Expected shortfall
Khuôn khổ chuẩn của BIS
Khuôn khổ chuẩn của BIS
Khuôn khổ chuẩn của BIS
Khuôn khổ chuẩn của BIS
Khuôn khổ chuẩn của BIS
Khuôn khổ chuẩn của BIS
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
 Quy định yêu cầu vốn của BIS về rủi ro thị trường từ năm 1998 cho phép các
ngân hàng lớn (phải đăng ký) sử dụng mô hình nội bộ để tính rủi ro thị trường
thay vì khuôn khổ chuẩn của BIS.
 Hiện nay, các mô hình nội bộ của ĐCTC tuân theo quy định của Basel 2.5 (áp
dụng từ năm 2012) và Basel III.
 Stressed VAR được đề xuất ở Basel 2.5, với mục tiêu giảm tính chu kỳ của phép
đo lường VAR và cải thiện vấn đề các thời kỳ market stress không được đưa
vào tính toán VAR sau một thời gian.
 Ủy ban Basel cũng đề xuất thay thế VAR bằng ES để tính tail risk toàn diện hơn.
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
 Basel 2.5 yêu cầu các ĐCTC lớn khi sử dụng mô hình nội bộ để tính yêu cầu vốn
cho rủi ro thị trường phải tuân theo quy trình sau:
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
 Tính ES phải tuân theo các quy định sau:
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
Quy định điều tiết của BIS và mô hình nội
bộ của các ngân hàng lớn
Buổi 7: Rủi ro OBS,
hoạt động và công nghệ
Chương 16-17
Rủi ro OBS
Rủi ro OBS

 Yếu tố ngoại bảng (off-balance sheet item – OBS) có thể được định nghĩa là tài sản
và nợ tiềm tàng (contingent) ảnh hưởng tới hình thái của bảng cân đối kế toán của
ĐCTC, từ đó ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng sinh lời và hiệu quả tương lai của
ĐCTC
 Tài sản và nợ OBS có tiềm năng tạo ra dòng tiền dương hoặc âm trong tương lai.
 Phí từ hoạt động OBS là một trong những nguồn thu ngoài lãi suất chủ đạo của
ĐCTC, đặc biệt là các định chế lớn và có uy tín tín dụng lớn nhất.
 ĐCTC sử dụng một số hoạt động OBS (như forward, futures, option, và swap) để
giảm hay quản trị rủi ro lãi suất, ngoại hối và tín dụng mà họ đối mặt.
 Tuy nhiên, OBS cũng có thể làm gia tăng rủi ro của định chế.
 Giá trị thực sự của ĐCTC không chỉ tính đến chênh lệch giá trị thị trường giữa tài
sản và nợ trên bảng CĐKT, mà còn tính đến chênh lệch giá trị thị trường giữa tài sản
và nợ OBS (tiềm tàng).
Rủi ro OBS
Rủi ro OBS

 Một yếu tố hay hoạt động được coi là tài sản OBS nếu khi có một điều kiện
(contingent event) xảy ra, yếu tố/hoạt động đó được đưa vào bên tài sản của
bảng CĐKT. Nếu được đưa vào bên nợ của bảng CĐKT, đó là nợ OBS.
 Mặc dù một phần của rủi ro OBS có liên quan tới các rủi ro khác như lãi suất
hay tín dụng, các yếu tố này cũng đem đến rủi ro đặc thù cần được quản trị.
 Do OBS là tài sản/nợ tiềm tàng, và khả năng được đưa lên bảng CĐKT nhỏ hơn
1, việc định giá chúng khá phức tạp.
 Do nhiều OBS có yếu tố của option, một cách định giá phổ biến là áp dụng mô
hình lý thuyết định giá option.
 Có thể định giá một vị thế OBS trên option bằng cách tính delta – độ nhạy cảm
của giá trị option trên thay đổi một đơn vị giá trị của tài sản cơ sở, rồi nhân
cho giá trị khái toán (notional value) của vị thế.
Rủi ro OBS

 Cam kết cho vay (loan commitment) và thư tín dụng (letter of credit) cũng là
OBS có yếu tố như option.
 Đối với swap, futures, forward, cách phổ biến là chuyển đổi các vị thế này
sang giá trị tương đương của tài sản cơ sở.
 Từ đó, ta có thể ước tính giá trị hiện tại hay thị trường của các tài sản và nợ
OBS và ảnh hưởng của chúng lên khả năng thanh toán của ĐCTC.
Lợi nhuận và rủi ro của OBS

 Bằng cách chuyển các hoạt động ra khỏi bảng cân đối kế toán, các ngân hàng
hy vọng có thể thu thêm phí để bù đắp suy giảm margin hay spread trong hoạt
động cho vay truyền thống.
 Ngoài ra cũng có thể tránh các chi phí điều tiết (regulatory cost) và thuế.
 Hoạt động OBS gia tăng chóng mặt khiến Fed phải đưa ra chương trình theo
dõi vào năm 1983. Trong báo cáo hàng quý, các ngân hàng phải nộp Schedule
L, trong đó liệt kê giá trị khái toán và các thể loại hoạt động OBS.
Lợi nhuận và rủi ro của OBS
Lợi nhuận và rủi ro của OBS

 Các hoạt động OBS chính của một ngân hàng Mỹ:
▪ Loan commitment (cam kết cho vay)
▪ Standby letter of credit, commercial letter of credit
▪ Futures, forward, swap, option
▪ When-issued securities (WIP)
▪ Loans sold (bán khoản vay)
Lợi nhuận và rủi ro của OBS
Loan commitment

 Loan commitment là hợp đồng trong đó ĐCTC cam kết cho vay với một mức
tối đa, cùng với mức lãi suất quy định.
 Hợp đồng cũng quy định khoảng thời gian người vay có quyền rút tiền vay
(take down / draw down)
 ĐCTC có thể tính phí upfront fee (facility fee).
 ĐCTC cũng phải sẵn sàng cấp đủ mức tối đa của khoản vay bất cứ lúc nào trong
thời gian cam kết.
 ĐCTC cũng có thể tính back-end fee (commitment fee), tính trên số dư không
sử dụng khi đáo hạn.
Loan commitment
Rủi ro của loan commitment

 Rủi ro lãi suất: đến từ việc quy định lãi suất của loan commitment là cố định
hay thả nổi. ĐCTC có thể kiểm soát rủi ro này bằng cách gắn lãi suất với lãi
suất spot loan, ví dụ như prime rate.
 Tuy nhiên, biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất của loan
commitment. Ví dụ như chi phí huy động vốn có thể tăng nhiều hơn prime
rate. Đây là rủi ro basis (đến từ thay đổi spread giữa lãi suất cho vay và huy
động vốn, hay spread giữa hai lãi suất hay giá nào khác).
 Rủi ro rút tiền (takedown risk): đến từ việc không xác định thời điểm người
vay rút tiền từ loan commitment.
 Mặc dù back-end fee có thể được xem là động lực để người vay sử dụng hết
tiền trong cam kết, rất nhiều trường hợp chỉ rút một phần.
Rủi ro của loan commitment

 Rủi ro tín dụng: có thể tính thêm risk premium. Tuy nhiên, để đối phó với việc
khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm so với ban đầu, ĐCTC có thể đưa
thêm điều khoản (adverse material change in conditions clause) cho phép
mình có thể định giá lại hay hủy cam kết.
 Aggregate funding risk: trong điều kiện credit crunch, có thể gia tăng tổng nhu
cầu rút tiền của khách hàng sử dụng loan commitment, trong khi việc huy
động vốn của ĐCTC lại khó khăn và tốn kém.
Letter of credit

 Commercial letter of credit (LC): bảo đảm được LC phát hành để bảo lãnh cho
tình trạng thương mại của người mua.
 Standby letter of credit (SLC): bảo đảm cho các biến cố có mức độ ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn, khó dự đoán hơn so với các biến cố được quy định trong LC.
 Khi bán LC hay SLC để thu phí, ĐCTC tự thêm cho mình các khoản nợ tiềm
năng. LC và SLC nói chung là các bảo đảm FI bán để bảo lãnh cho tình trạng
của người mua.
 Nói cách khác, ĐCTC bán LC và SLC tức là bán bảo hiểm đề phòng cho tần suất
hay mức độ của một biến cố trong tương lai. Do đó, các hợp đồng trên khác
nhau tùy theo tần suất và mức độ của rủi ro.
 Rủi ro cho ĐCTC phát hành letter of credit là người mua có thể không thực
hiện đúng cam kết hợp đồng. Trong trường hợp đó, ĐCTC buộc phải đền bù.
Letter of credit
Sản phẩm phái sinh
Sản phẩm phái sinh

 Rủi ro tín dụng tiềm tàng có thể hiện hữu khi ĐCTC mở rộng vị thế trên
forward, futures, option và swap.
 Rủi ro này liên quan đến việc bên đối tác của hợp đồng có thể không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán, làm ĐCTC mất vị thế hedge và phải thay mới hợp đồng
với giá, lãi suất, hay tỉ giá hiện tại.
 Hơn nữa, default có khả năng xảy ra lớn nhất khi bên đối tác lỗ lớn trên hợp
đồng, hay ĐCTC ở vị thế được lợi, tức hợp đồng đang hedge rủi ro đúng như ý
ĐCTC mong muốn.
 Các sản phẩm phái sinh nói trên có rủi ro tín dụng khác nhau.
 Rủi ro vỡ nợ ở các công cụ OTC (ví dụ như CMO, CDO) cao hơn các công cụ
được giao dịch trên sàn, và gia tăng theo độ biến động của tài sản cơ sở.
Giao dịch when-issued (WI)

 Nhiều ngân hàng và các ĐCTC khác, nhất là ngân hàng đầu tư, tham gia cam
kết mua bán chứng khoán trước khi chúng được phát hành. Đây gọi là giao
dịch when-issued (WI).
 Các cam kết OBS này có thể khiến ĐCTC phải đối mặt với rủi ro lãi suất trong
tương lai hay tiềm tàng. Các ngân hàng thương mại thường tính các chứng
khoán này vào các hợp đồng kỳ hạn đang nắm giữ.
 Khi ĐCTC thay mặt khách hàng mua T-bill trước buổi đấu giá trái phiếu, họ đối
mặt với nguy cơ định giá thấp trái phiếu. Khi giá T-bill cao hơn dự kiến, ĐCTC
phải chịu lỗ do phải mua trái phiếu giá cao nhưng vẫn phải thực hiện cam kết
WI với khách hàng.
Bán khoản vay

 Các ngân hàng và ĐCTC khác ngày càng có xu hướng bán các khoản vay mình
tạo ra thật nhanh cho nhà đầu tư bên ngoài, thay vì giữ đến đáo hạn.
 Khi đóng vai trò vừa tạo vừa bán khoản vay, ĐCTC đóng vai trò môi giới cho
vay hơn là biến đổi tài sản truyền thống.
 Khi đối tác bên ngoài mua khoản vay mà không có điều khoản đền bù
(recourse), nếu khoản nợ xấu đi, loan sale không có hàm ý nợ OBS cho ĐCTC,
và người mua phải chịu hoàn toàn rủi ro lỗ, đồng thời không thể hoàn trả lại
cho bên bán hay ngân hàng tạo khoản vay.
 Nếu có recourse, bên bán sẽ chịu rủi ro tín dụng tiềm tàng, do người mua có
thể hoàn trả khoản vay.
Rủi ro OBS không thuộc Schedule L

 Rủi ro thanh toán (settlement risk): rủi ro tín dụng trong ngày liên quan đến
hoạt động chuyển khoản.
 Rủi ro thành viên (affiliate risk): rủi ro thành viên của một tập đoàn phải đối
mặt do nguy cơ phá sản của các thành viên khác.
Rủi ro hoạt động và công nghệ
Rủi ro hoạt động

 Theo định nghĩa của BIS, rủi ro hoạt động, trong đó có rủi ro công nghệ, là “rủi
ro thua lỗ đến từ tính không đầy đủ hay thất bại của các quy trình nội bộ, con
người, hệ thống hoặc từ các biến cố bên ngoài.”
▪ Yếu tố con người: cố ý vi phạm chính sách và quy định, thực hiện ẩu, thiếu kiến
thức và đào tạo, không tuân thủ cam kết với khách hàng, v.v.
▪ Hệ thống và công nghệ: lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, lỗi hệ thống, mất điện, v.v.
▪ Quy trình và chính sách: mục tiêu và động lực bán hàng quá mức, quy trình không
rõ ràng hay mâu thuẫn, phân biệt đối xử, v.v.
▪ Biến cố bên ngoài: thiên tai, dịch bệnh, cướp, lừa đảo từ bên ngoài, tấn công mạng,
thay đổi quy định điều tiết, v.v.
Rủi ro công nghệ

 Theo Deloitte, một số rủi ro về công nghệ đáng chú ý nhất là


▪ Rủi ro chiến lược của IT
▪ An ninh mạng
▪ Từ bên cung cấp công nghệ hay bên thứ ba
▪ Quản lý dữ liệu
▪ Quản trị rủi ro không hiệu quả
Tác động của công nghệ lên lợi nhuận và
chi phí
 Công nghệ đem lại cho ĐCTC nhiều lợi ích: cung cấp sản phẩm & dịch vụ mới
cho khách hàng, thay đổi trải nghiệm của khách hàng, tự động hóa quy trình,
cải thiện việc tuân thủ quy định điều tiết, và có thể gia tăng lợi nhuận.
 Tuy nhiên, việc đầu tư vào công nghệ lại có rủi ro lớn, do có khả năng sáng tạo
mới không thu hút đủ khách hàng để bù đắp cho chi phí bỏ ra ban đầu, và các
chi phí liên quan sau đó.
 Nói cách khác, NPV của đầu tư vào công nghệ có thể âm, do doanh thu và chi
phí bất định, và các đối thủ có thể sao chép hay bắt chước.
 Ngoài ra cũng có mâu thuẫn giữa lãnh đạo (đầu tư theo mục đích tăng trưởng)
và cổ đông (ưu tiên tối đa hóa giá trị công ty). Do đó, lỗ từ đầu tư công nghệ
và sáng tạo có thể làm ĐCTC yếu đi, do phải dùng vốn để đầu tư vào các sản
phẩm làm giảm giá trị.
Tác động của công nghệ lên lợi nhuận và
chi phí
Công nghệ và lợi nhuận

 Một lợi ích tiềm năng của công nghệ là giúp ĐCTC bán sản phẩm mới lẫn hiện
hành cho các khách hàng hiện có.
 Công nghệ cũng làm gia tăng tần suất sáng tạo các sản phẩm tài chính mới.
 Tuy nhiên, không thể bỏ qua yếu tố chất lượng dịch vụ và sự tiện lợi.
Công nghệ và chi phí

 Economies of scale: chi phí trung bình của việc tạo các dịch vụ ĐCTC về tổng
thể sẽ đi xuống khi ĐCTC mở rộng. Chi phí ngoài lãi suất giảm và ROA tăng.
 Diseconomies of scale: rủi ro về chi phí có thể khiến các ĐCTC nhỏ hơn có chi
phí tạo dịch vụ thấp hơn, hay hiệu quả về chi phí cao hơn.
 Economies of scope: ĐCTC có thể tiết kiệm chi phí thông qua việc dùng chung
các đầu vào để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau (synergy).
 Diseconomies of scope: chi phí sản xuất chung lại có thể cao hơn so với làm
riêng lẻ.
Công nghệ và chi phí
Công nghệ và chi phí
Công nghệ và chi phí
Buổi 8: Quản trị nợ và
thanh khoản
Chương 18-19
Quản trị nợ và thanh khoản

 Rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc các tài sản của định chế tài chính có tính
thanh khoản thấp hơn so với các khoản nợ, và các khoản nợ trên có khả năng
bị bất ngờ rút sớm (hoặc không xoay vòng).
 ĐCTC có thể tối ưu hóa tài sản có thanh khoản cao (liquid asset) lẫn cấu trúc
nợ để phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
 Ngoài việc đáp ứng việc rút vốn theo hoặc không theo dự kiến, hai lý do khác
để nắm giữ tài sản thanh khoản cao là: thực thi chính sách tiền tệ, và thuế.
Quản trị tài sản thanh khoản cao
Quản trị tài sản thanh khoản cao

 Tài sản thanh khoản cao có thể được chuyển thành tiền (cash) nhanh chóng với
chi phí giao dịch thấp và giá trị vốn mất đi thấp hoặc không có.
 Cụ thể hơn, tài sản thanh khoản cao được giao dịch ở thị trường sôi động, khiến cho
các giao dịch lớn cũng không ảnh hưởng, hay ảnh hưởng rất ít, lên giá thị trường (ví dụ
như trái phiếu T-bill, T-note và T-bond).
 Tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt.
 Giữ số lượng lớn các loại tài sản trên có thể làm giảm rủi ro thanh khoản, nhưng cũng
giảm thu nhập từ lãi suất. Nguyên nhân là tính thanh khoản cao và rủi ro vỡ nợ thấp
khiến các tài sản đó có TSSL thấp.
 Ngược lại, các tài sản thanh khoản thấp phải tăng TSSL hay tính đến phần bù
(premium) rủi ro thanh khoản để bù đắp cho việc tài sản có rủi ro vỡ nợ cao hơn, và
khả năng sang nhượng thấp hơn.
Quản trị tài sản thanh khoản cao

 Giữ tài sản thanh khoản cao số lượng ít phải đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn, và
nguy cơ rút tiền hàng loạt. Thanh khoản quá thấp sẽ khiến ĐCTC không thể thanh toán
nợ theo yêu cầu, thậm chí dẫn đến insolvency.
 Hơn nữa, nó có thể gây ra hiệu ứng lây lan, tác động tiêu cực tới các ĐCTC khác.
 Từ đó, các nhà điều tiết thường áp đặt quy định dự trữ tài sản thanh khoản cao bắt
buộc lên ĐCTC. Các quy định này có đặc tính và phạm vi khác nhau tùy định chế, thậm
chí tùy quốc gia.
 Quy định dựa trên nguy cơ rủi ro tín dụng cho từng loại ĐCTC và các mục tiêu điều tiết
khác liên quan tới yêu cầu tài sản thanh khoản cao tối thiểu.
Quản trị tài sản thanh khoản cao

 Ngoài ra còn có ít nhất hai mục tiêu khác cho việc quy định tài sản thanh
khoản cao tối thiểu:
▪ Thực thi chính sách tiền tệ:
• Đưa ra tỉ lệ dự trữ tài sản thanh khoản cao tối thiểu làm hạn chế mở rộng cho vay của định
chế tiền gửi và gia tăng khả năng kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương.
• Tăng (giảm) tỉ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement ratio) khiến các định chế cho vay tỉ
lệ cao hơn (thấp hơn) trên tiền gửi, làm tăng (giảm) cung tiền.

▪ Thuế: việc phải giữ một khoản dự trữ bắt buộc có thể xem như một loại thuế không
chính thức, do ĐCTC phải chuyển nguồn lực cho ngân hàng trung ương. Khoản dự
trữ không được hưởng lãi suất, hoặc chỉ hưởng lãi suất thấp, và lạm phát có thể làm
suy giảm giá trị của các khoản đó.
Thành phần của danh mục tài sản
thanh khoản cao
 Ngoài tiền, tỉ lệ dự trữ bắt buộc có thể tính đến trái phiếu chính phủ có tính
thanh khoản cao (ví dụ ở Anh), hoặc không (định chế tiền gửi ở Mỹ).
 Ngay cả khi không được tính vào dự trữ bắt buộc, trái phiếu chính phủ vẫn
được các định chế tiền gửi xem như phương tiện có thể chuyển đổi thành tiền
nhanh chóng (dự trữ thứ cấp hay dự phòng - secondary or buffer reserve).
 Tuy nhiên, hiện nay Fed quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng zero để giải phóng
thanh khoản và kích thích cho vay.
Quản trị tài sản thanh khoản cao
ngoài tiền
 Do tiền mặt không tạo thu nhập, ĐCTC có xu hướng giữ nó ít nhất có thể. Các loại tài sản
thanh khoản cao còn lại nằm trong danh mục chứng khoán của ĐCTC.
 Quản trị danh mục chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong quản trị thanh khoản của
ĐCTC. Cần phải xác định cơ cấu tối ưu, giữa tài sản TSSL thấp nhưng thanh khoản cao, với
tài sản TSSL cao nhưng thanh khoản thấp.
 Các chứng khoán ngắn hạn (không gắn liền với các khoản tiền gửi của chính phủ) được giữ
cho nhu cầu thanh khoản tức thì, và các chứng khoán mortgage và các loại dài hạn khác
được giữ và có thể bán khi nhu cầu thanh khoản lớn hơn dự kiến.
 Khi khủng hoảng thanh khoản xảy ra, khả năng thanh lý các tài sản trên của ĐCTC bị hạn chế
đáng kể, có thể dẫn đến insolvency. Do đó, rủi ro thanh khoản cũng liên quan tới rủi ro hoạt
động, do có yếu tố bên ngoài mà ĐCTC không thể dự báo và kiểm soát làm ảnh hưởng tới
hoạt động của ĐCTC.
Quản trị tài sản thanh khoản cao
ngoài tiền
 Bán và chứng khoán hóa khoản vay cũng là cách để giữ thanh khoản. Các khoản vay có
thể được bán hoặc chứng khoán hóa cho các nhà đầu tư dài hạn (ví dụ như công ty
bảo hiểm), tạo ra dòng thanh khoản cần thiết để đáp ứng các khoản cho vay mới và
rút tiền gửi.
 Việc loại các khoản vay khỏi bảng cân đối kế toán cũng có thể giúp ĐCTC có tiền để trả
cho các khoản tiền gửi, làm giảm quy mô của ĐCTC, từ đó làm giảm số lượng phải giữ
theo dự trữ bắt buộc. Giảm tài sản cũng làm giảm vốn yêu cầu.
 Cân bằng giữa thanh khoản và lợi nhuận là mục tiêu không hề dễ dàng.
Quản trị nợ
Quản trị nợ

 Ngoài việc quản trị tài sản thanh khoản cao, ĐCTC cũng có thể quản trị cấu trúc nợ của mình
để giảm nhu cầu giữ tài sản thanh khoản cao phục vụ việc rút vốn.
 Tuy nhiên, sử dung vốn được mua (purchased fund) quá nhiều có thể dẫn đến khủng hoảng
thanh khoản khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào ĐCTC và quyết định không xoay vòng vốn.
 Tạo một danh mục nợ có chi phí thấp lẫn rủi ro rút vốn thấp là không hề dễ dàng. Nợ có rủi
ro rút vốn cao nhất lại có chi phí rẻ nhất.
 Do đó, ĐCTC phải đánh đổi giữa việc thu hút nợ chi phí thấp, nhưng có nguy cơ rút vốn cao
(như demand deposit), với các khoản nợ có chi phí cao nhưng thanh khoản thấp (như tiền
gửi có kỳ hạn).
 Nói cách khác, chi phí huy động vốn có quan hệ ngược chiều với thời gian khoản nợ có thể
còn trên bảng cân đối kế toán của ĐCTC (hay rủi ro huy động vốn – funding risk).
Quản trị nợ
Lựa chọn cấu trúc nợ

 Demand deposit
 Tài khoản thanh toán có tính lãi (NOW)
 Sổ tiết kiệm (passbook savings)
 Tài khoản money market (Money Market Deposit Account - MMDA)
 Tiền gửi có kỳ hạn/CD quy mô nhỏ (retail)
 CD quy mô lớn (wholesale)
 Federal funds
 Thỏa thuận mua lại (repo- RP)
 Các loại hình vay khác:
▪ Chấp phiếu ngân hàng (bankers’ acceptance)
▪ Thương phiếu
▪ Trái phiếu trung hạn
▪ Vay từ ngân hàng trung ương (discount window loan)
Lựa chọn cấu trúc nợ
Cấu trúc thanh khoản và nợ của các
định chế tiền gửi ở Mỹ
Quản trị nợ và thanh khoản ở các
định chế phi ngân hàng
 Công ty bảo hiểm thực hiện quản trị thanh khoản để bảo đảm chi phí bỏ ra để bồi thường cho khách
hàng có thể được bù đắp bằng tiền phí từ các hợp đồng mới và hiện hành.
 Công ty bảo hiểm có thể giảm rủi ro thanh khoản bằng cách đa dạng hóa phân phối rủi ro trên các hợp
đồng. Ngoài ra, công ty cũng có thể giữ các tài sản dễ mua bán để đáp ứng các khoản bồi thường.
 Các định chế khác như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư và công ty tài chính, có thể chịu rủi ro
thanh khoản nếu dựa vào vốn ngắn hạn và nhà đầu tư quyết định không xoay vòng vốn.
 Quản trị thanh khoản ở các định chế trên cần có đủ tiền và nguồn lực thanh khoản cao khác sẵn có để
bảo lãnh (mua) chứng khoán mới từ các bên phát hành có uy tín rồi bán lại cho các nhà đầu tư khác.
 Quản trị nợ ở ngân hàng đầu tư hay công ty chứng khoán cần họ thực hiện vai trò market maker, tức huy
động vốn phục vụ cho việc mua chứng khoán.
 Công ty tài chính huy động vốn cho tài sản chủ yếu bằng thương phiếu và nợ dài hạn. Quản trị thanh
khoản ở định chế này yêu cầu họ phải bảo đảm cung cấp các khoản vay và loan commitment đúng chất
lượng và đúng hạn.
Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi

 Mặc dù hiện tượng rút tiền hàng loạt ở các ĐCTC yếu kém có lợi ích là đưa các lãnh đạo và
chủ sở hữu về khuôn khổ, rủi ro tiềm tàng là rút tiền hàng loạt ở các ĐCTC yếu kém có thể
gây ảnh hưởng xấu đến các ĐCTC hoạt động tốt.
 Trong tình trạng lây lan nhanh và hoảng loạn, các chủ nợ không phân biệt ĐCTC tốt hay xấu,
mà chỉ ưu tiên chuyển vốn về tiền mặt hay chứng khoán an toàn càng nhanh càng tốt.
 Rút tiền lây lan làm thu hẹp nguồn tín dụng và cung tiền.
 Rút tiền lây lan cũng gây ra hệ lụy xã hội. Ví dụ như các cá nhân bị hạn chế khả năng chuyển
của cải của mình tới tương lai nhằm trang trải cho các rủi ro lớn.
 Do các tác động lớn như trên, các cơ quan hữu trách phải đưa ra các chương trình bảo đảm
cho các chủ nợ, để hạn chế rút tiền hàng loạt.
 Cụ thể, nếu chủ nợ cảm thấy mình vẫn có thể bảo đảm nhận được tiền ngay cả khi ĐCTC
gặp khó khăn, sẽ không có động lực đổ xô rút tiền. Việc đến sớm hay muộn không làm ảnh
hưởng tới khả năng lấy lại vốn. Từ đó hạn chế hiệu ứng lây lan và tình trạng hoảng loạn.
Các nguyên nhân dẫn đến insolvency ở
định chế tiền gửi
 Môi trường tài chính
 Moral hazard: bảo hiểm có thể khiến định chế gia tăng hoạt động rủi ro.
Kiểm soát việc chấp nhận rủi ro của
định chế tiền gửi
 Kiểm soát theo cổ đông:
▪ Liên kết phí bảo hiểm với rủi ro của định chế.
▪ Yêu cầu tỉ số vốn cao hơn/đòn bẩy thấp hơn.
▪ Quy định về đóng cửa định chế nghiêm ngặt hơn.
 Kiểm soát theo người gửi:
▪ Hành vi của người gửi có thể khiến định chế phải gánh thêm rủi ro, do yêu cầu lãi suất và
phần bù rủi ro cao hơn, hay hạn chế tiền gửi ở các định chế rủi ro cao hơn, làm tăng chi
phí huy động vốn của định chế.
▪ Có ý kiến cho rằng các quy định hiện tại chưa tạo đủ động lực cho người gửi kiểm soát các
định chế rủi ro cao hơn.
 Kiểm soát theo điều tiết: bảo đảm việc tuân thủ hai biện pháp kiểm soát trên, tập
trung giải quyết hai vấn đề: kiểm tra và “du di” về vốn (capital forbearance).
Kiểm soát việc chấp nhận rủi ro của
định chế tiền gửi
Kiểm soát việc chấp nhận rủi ro của
định chế tiền gửi
Discount window

 Ngoài cơ chế bảo hiểm tiền gửi, định chế tiền gửi cũng có thể dựa vào ngân
hàng trung ương, vốn đóng vai trò bên cho vay cuối cùng (lender of last
resort).
 Ngân hàng trung ương cung cấp các khoản vay cho các định chế tiền gửi
(discount window) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và tạm thời của
định chế.
 Các khoản vay này bắt buộc phải có thế chấp.
 Trước đây Fed xác lập discount rate thấp hơn lãi suất thị trường, chẳng hạn
như fed funds rate qua đêm. Vào tháng Giêng năm 2003, Fed điều chỉnh
discount rate cao hơn nhưng nới lỏng các quy định.
 Có ba thể loại cho vay: primary credit, secondary credit và seasonal credit.
Discount window
Buổi 9: An toàn vốn
Chương 20
Vốn và rủi ro mất khả năng
thanh toán
Định nghĩa

 Net worth (giá trị tài sản ròng): đo lường vốn (capital) của ĐCTC bằng cách
tính chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thị trường của nợ
của ĐCTC.
 Book value (giá trị sổ sách): dựa trên chi phí trong quá khứ (historical cost),
bằng chênh lệch giữa giá trị sổ sách của tài sản và giá trị sổ sách của nợ.
 Các nhà kinh tế học thiên về dùng định nghĩa theo giá trị thị trường, trong khi
đa số các nhà điều tiết thiên về giá trị sổ sách. Tuy nhiên, phương pháp tính
theo giá trị sổ sách có thể gây ngộ nhận.
Giá trị thị trường của vốn

 Phương pháp điều chỉnh theo thị trường (marking-to-market) cho phép các giá
trị trên bảng cân đối kế toán phản ánh giá hiện nay thay vì trong quá khứ.
 Giả sử vì lý do kinh tế suy thoái, một số đối tượng vay không thể thanh toán
đúng hạn. Giá trị của các khoản cho vay từ $20 triệu xuống còn $8 triệu (số
tiền có thể thu được khi bán các khoản cho vay đó trên thị trường thứ cấp với
mức giá hiện tại). Nói cách khác, giá trị thị trường mất đi $12 triệu.
 Như vậy định chế tài chính lâm vào tình trạng insolvency, do giá trị tài sản ($88
triệu) ít hơn nợ ($90 triệu). Vốn cổ phần thành âm $2 triệu.
 Các cổ đông phải gánh $10 triệu trên $12 triệu sụt giảm giá trị các khoản cho
vay nói trên. Giá trị thị trường của khoản nợ mà các chủ nợ có thể đòi giảm $2
triệu (ở đây chưa tính đến bảo hiểm tiền gửi).
Giá trị thị trường của vốn
Giá trị thị trường của vốn

 Ví dụ vừa rồi cho thấy net worth đóng vai làm “bảo hiểm” cho các chủ nợ, ví
dụ như người gửi tiền, đề phòng rủi ro insolvency.
 Tỉ lệ net worth trên tài sản càng cao, khả năng bảo vệ chống insolvency cho
chủ nợ càng lớn.
 Đây là lý do các nhà điều tiết sử dụng các phép đo về vốn để đánh giá rủi ro
insolvency mà ĐCTC đang phải đối mặt.
Giá trị sổ sách của vốn

 Khi dùng phương pháp giá trị sổ sách (quá khứ), ĐCTC nắm quyền chủ động
nhiều hơn trong việc phản ánh, chọn thời điểm áp dụng lỗ trên khoản cho vay
trên bảng cân đối kế toán, tức ảnh hưởng của khoản lỗ đó lên vốn.

 Bảng cân đối kế toán theo book value vẫn coi net worth là $10 triệu, trong khi
giá trị thực sự là -$2 triệu.
Tầm quan trọng của an toàn vốn
(capital adequacy)
 Hấp thu lỗ không lường trước được.
 Bảo vệ người gửi tiền, trái chủ, người cho vay không được bảo hiểm khi
insolvency và thanh lý (liquidation) xảy ra.
 Bảo vệ quỹ bảo hiểm ĐCTC và người nộp thuế.
 Bảo vệ chủ ĐCTC chống lại gia tăng phí bảo hiểm.
 Làm nguồn tài trợ để mua và đầu tư vào tài sản cần thiết cho việc cung cấp
dịch vụ tài chính.
An toàn vốn ở ngành ngân hàng
Basel I

 Trong quá khứ, quy định vốn tối thiểu ở ngân hàng không gắn liền với mức độ
rủi ro của ngân hàng.
 Basel I: được Bank for International Settlements (BIS) áp dụng vào năm 1993.
Basel I đưa ra các tỉ số vốn dựa trên rủi ro (risk-based capital ratio) để áp
dụng cho tất cả các ngân hàng thuộc các nước thành viên BIS.
▪ Theo Basel I, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động được đưa vào tính
toán tài sản dựa theo rủi ro (risk-based asset) của ngân hàng.
Basel II

 Vào năm 2006, BIS đưa ra Basel II, với các tiêu chuẩn về an toàn vốn được
điều chỉnh lại đáng kể.
 Basel II bao gồm ba trụ cột (pillar) củng cố cho nhau.
▪ Pillar 1: yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động.
▪ Pillar 2: kiểm tra giám sát, nhằm hỗ trợ và bảo đảm thực thi yêu cầu vốn tối thiểu
được tính ở Pillar 1.
▪ Pillar 3: kỷ luật thị trường, thông qua các yêu cầu về công khai cấu trúc vốn, mức
độ rủi ro đang đối mặt, và độ an toàn vốn, để gia tăng tính minh bạch của ĐCTC, và
tăng tính kỷ luật của thị trường và nhà đầu tư.
Basel III

 Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 phơi bày những điểm yếu của Basel II,
trong đó công thức tính an toàn vốn cho rủi ro tín dụng được xem là mang tính
thuận chu kỳ.
 Để giải quyết các vấn đề trên, Basel 2.5 được thông qua vào năm 2009 (có hiệu
lực từ năm 2013), cập nhật yêu cầu vốn trên rủi ro thị trường từ hoạt động
giao dịch mua bán của ngân hàng qua việc đề xuất stressed VAR.
 Basel III được thông qua vào năm 2010 (đưa vào áp dụng trong khoảng thời
gian 2013-2019), với mục tiêu gia tăng chất lượng, tính nhất quán và minh
bạch của vốn cổ phần ngân hàng.
Tính toán tỉ số vốn theo Basel III

 Basel III yêu cầu tính các tỉ số vốn sau đây:


Tính toán tỉ số vốn theo Basel III

 Vốn (capital):
▪ CET1 capital: bao gồm các quỹ vốn cổ phần hiện có để hấp thụ lỗ.
▪ Tier I capital: tổng của CET1 capital và additional Tier 1 capital.
▪ Tier II capital: các nguồn lực vốn thứ cấp gần giống vốn cổ phần.
 Tài sản có trọng số rủi ro (risk-weighted assets): các tài sản nội và ngoại bảng
cân đối kế toán với giá trị được điều chỉnh theo rủi ro tín dụng được ước tính.
Các ngân hàng lớn lẫn nhỏ phải theo cùng quy định về trọng số rủi ro.
Tính toán tỉ số vốn theo Basel III

 Phải thi hành biện pháp khắc phục tức thì (Prompt Corrective Action – PCA) khi
các chỉ số xuống dưới Zone 1 (well capitalized).

You might also like