You are on page 1of 56

Chương 5

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
NỘI DUNG
5.1. NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
5.2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
5.3. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NH
5.4. NGHIỆP VỤ NH QUỐC TẾ
5.5. NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
5.6. CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
2

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.1. NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
5.1.1. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA NH
+ Đầu tư tài chính của NH chủ yếu là đầu tư CK
+ Mục tiêu NH đầu tư CK:
- Ổn định thu nhập của NH: hạn chế những biến động lớn có thể xảy ra đối
với thu nhập của NH trong chu kỳ kinh doanh (khi nguồn thu từ cho vay
giảm, thu nhập từ CK có thể tăng);
- Góp phần cân bằng rủi ro TD trong danh mục cho vay của NH;
- Tạo sự đa dạng đầu tư về mặt địa lý;
- Tạo nguồn thanh khoản; - Giảm nhẹ tác động của thuế đến hoạt động NH,
giảm bớt thuế đánh vào các khoản thu nhập từ cho vay (tùy thuộc quy định
pháp lý);
- CK có thể đóng vai trò là vật bảo đảm cho những khoản đi vay của NH;
- CK có thể là vật bảo đảm cho những khoản tiền gởi của các tổ chức Liên
bang, chính quyền địa phương; (tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
3

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
- Giúp NH ngăn ngừa tổn thất gây ra bởi những thay đổi lãi suất;
- Tạo sự mềm dẻo trong việc quản lý danh mục TS của NH: CK
đầu tư có thể được mua bán nhanh chóng để cấu trúc lại danh
mục TS (các khoản cho vay khó bán lại);
- Góp phần củng cố BCĐKT của NH: làm cho NH lành mạnh
hơn về mặt TC bởi vì hầu hết các CK trong danh mục đều có
chất lượng cao. v.v…
Tóm lại có 3 mục tiêu quan trọng: lợi nhuận, thanh khoản, phân
tán RR; trong đó thường ưu tiên mục tiêu thanh khoản

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
4

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.1.2. CÁC CÔNG CỤ ĐẦU TƯ CỦA NH
5.1.2.1. CÁC CÔNG CỤ TRÊN TT TIỀN TỆ
+ Tín phiếu kho bạc
- Là loại giấy nợ do Chính phủ phát hành có thời hạn trong
vòng 1 năm, thường lãi trả trước
- Đây là công cụ đầu tư đặc biệt hấp dẫn đối với NH vì nó
có mức độ an toàn cao, giá trị thị trường tương đối ổn định,
được trao đổi tự do trên thị trường và được Chính phủ miễn
thuế.
- Là TS cầm cố khi NH vay vốn của các NH khác thông
qua hợp đồng mua lại hay khi NH phát hành các công cụ
vay nợ khác.
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
5

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+Trái phiếu kho bạc
- Trái phiếu kho bạc có kỳ hạn kỳ hạn tương đối dài, từ 1 đến
10 năm là trái phiếu trung hạn và trên 10 năm là trái phiếu dài
hạn, thường lãi trả sau (lãi coupons). Tuy nhiên, những loại
trái phiếu này còn thời gian đáo hạn dưới 1 năm thì chúng
được coi là các công cụ trên thị trường tiền tệ.
-Trái phiếu kho bạc nhạy cảm với lãi suất và khả năng trao
đổi trên thị trường hạn chế hơn tín phiếu kho bạc nhưng tỷ lệ
thu nhập của trái phiếu kho bạc cao hơn.
- Trái phiếu kho bạc là công cụ tài chính hưởng lãi, tạo cho
nhà đầu tư tỷ lệ thu nhập cố định mặc dù thu nhập mong đợi
có thể giảm thấp hơn hoặc tăng cao hơn do biến động lên
xuống của lãi suất thị trường.
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
6

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+Chứng khoán của cơ quan liên bang:
- Là loại trái phiếu hay tín phiếu do cơ quan thuộc chính quyền
liên bang phát hành (như Hiệp hội cho vay mua nhà liên bang, Hệ
thống tín dụng nông thôn, Ngân hàng nhà đất liên bang, Công ty
cho vay mua nhà liên bang, Công ty cầm cố cho vay mua nhà liên
bang, Hiệp hội tạo vốn cho sinh viên).
- Hầu hết các chứng khoán này không được chính phủ chính thức
bảo lãnh nhưng các tổ chức trên nếu gặp rắc rối thì Quốc hội sẽ can
thiệp. Vì vậy, loại chứng khoán này cũng có tính thanh khoản cao.
Tỷ lệ thu nhập của các chứng khoán này xấp xỉ tỷ lệ thu nhập của
các chứng khoán kho bạc.
- Trái phiếu chiết khấu là loại chứng phổ biến nhất thuộc loại này.
Đây là những khoản vay ngắn hạn của các cơ quan liên bang được
bán dưới mệnh giá và có kỳ hạn từ 1 đêm đến 1 năm. Thu nhập từ
trái phiếu liên bang phải chịu thuế
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
7

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Chứng chỉ tiền gởi
- NH thường phát hành 2 loại chứng chỉ tiền gởi
* Chứng chỉ tiền gởi loại nhỏ cho dân cư
* Chứng chỉ tiền gởi loại lớn cho các tổ chức
kinh doanh
- Kỳ hạn thường cố định, người gởi tiền không được
rút trước hạn, lãi suất có thể cố định hay điều chỉnh.
- NH mua những chứng chỉ tiền gởi do các tổ chức
nhận tiền gởi khác phát hành, là công cụ đầu tư có hiệu
quả và ít rủi ro

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
8

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Tiền gởi đô la châu âu
- Đây là loại tiền gởi có kỳ hạn cố định (không phải là tiền gởi
giao dịch) do những NH lớn có trụ sở tại tất cả các trung tâm
tiền tệ quốc tế phát hành.
- Các khoản tiền gởi này có đơn vị giá trị là triệu USD và được
yết giá trên cơ sở đồng tiền khác với đồng tiền của quốc gia có
NH nhận tiền gởi.
- Hầu hết các khoản tiền gởi này có kỳ hạn ngắn, 30, 60, 90
ngày để phù hợp với nhu cầu tài trợ cho thương mại quốc tế.
Loại tiền gởi này không được bảo hiểm, có độ rủi ro TD cao,
tính thanh khoản thấp, và nhạy cảm với sự thay đổi của tình hình
kinh tế, chính trị thế giới. Tỷ lệ thu nhập của các khoản tiền gởi
này cao hơn các khoản tiền gởi có kỳ hạn do NH Mỹ có quy mô
tương đương phát hành.
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
9

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Thương phiếu chấp nhận thanh toán:
- TP chấp nhận thanh toán thể hiện cam kết của NH chấp nhận trả cho
NSH một khoản tiền xác định tại 1 ngày nhất định ghi trên thương
phiếu;
- Thông qua chấp nhận thanh toán, NH sử dụng danh tiếng của mình
tạo điều kiện cho KH nhận được những khoản TD từ các TC khác dễ
dàng hơn với chi phí thấp hơn;
- Đây là loại công cụ có độ an toàn cao trên thị trường tiền tệ. Công
cụ này có thể được NHTW chấp nhận chiết khấu nếu hội đủ các điều
kiện (yết giá bằng USD, kỳ hạn thường không quá 6 tháng và phát
hành trên cơ sở tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu hoặc trên cơ sở hàng
hóa dự trữ có khả năng bán lại trên thị trường) nên nhiều NH muốn
nắm giữ;
- Tỷ lệ thu nhập của công cụ này thường cao hơn tín phiếu kho bạc
nhưng thấp hơn các khoản tiền gởi đô la châu âu
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
10

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Giấy nợ ngắn hạn:
- Là loại giấy nợ ngắn hạn do các công ty lớn, uy tín phát hành,
thường có kỳ hạn rất ngắn (không quá 90 ngày), nên rất hấp dẫn
đối với những NH nhỏ vì an toàn hơn các khoản cho vay.
- Hầu hết các giấy nợ ngắn hạn được phát hành trên cơ sở chiết
khấu mệnh giá (giống tín phiếu kho bạc và thương phiếu chấp
nhận thanh toán). Ngoài ra, một số giấy nợ ngắn hạn mang tỷ lệ
thu nhập cố định (dưới dạng lãi suất) vẫn được phát hành.
- Trong những năm gần đây, các giấy nợ ngắn hạn do các công
ty nhỏ, có chất lượng thấp phát hành và được NH bảo lãnh thanh
toán phát hành rất nhiều. Điều này cho phép giấy nợ ngắn hạn
được phát hành với chi phí thấp hơn

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
11

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Trái phiếu ngắn hạn của chính quyền địa phương:
- Là loại công cụ nợ ngắn hạn do chính quyền địa phương phát
hành để bù đắp cho những thiếu hụt ngân sách tạm thời.
- Có khá nhiều loại TP phát hành nhưng 2 loại TP phổ biến là trái
phiếu thuế (được thanh toán từ nguồn thu về thuế) và trái phiếu
doanh thu (được phát hành để bù đắp những chi phí cho những dự
án đặc biệt như cầu đường, sân bay và được thanh toán từ nguồn
thu nhập của các dự án nhận tài trợ hoặc từ những nguồn thu đã
được xác định trước).
- TP này rất hấp dẫn đối với NH vì thu nhập từ trái phiếu này được
miễn thuế. Tuy nhiên, hiện nay một số chính quyền địa phương gặp
phải vấn đề tài chính nghiêm trọng đã làm giảm chất lượng TD của
các trái phiếu mà họ phát hành. Vì vậy, các NH đã phải cân nhắc kỹ
trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
v.v...
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
12

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
- Các công cụ Ưu điểm Nhược điểm
TTTT
1-Tín phiếu -An toàn và có tính thanh khoản cao -Tỷ lệ thu
KB -Có thể bán lại trên thị trường nhập tương
-Là vật thế chấp chất lượng cao đối thấp so
-Là vật bảo lãnh cho tiền gởi của các cơ với các công
quan chính phủ cụ khác
2-Trái phiếu -An toàn và có tính thanh khoản cao -Rủi ro biến
KB -Là vật thế chấp chất lượng cao động giá cao
-Tỷ lệ thu nhập thường cao hơn tín phiếu hơn tín
kho bạc phiếuKB
3-Chứng -An toàn và có tính thanh khoản cao -Khó trao đổi
khoán của cơ -Là vật thế chấp chất lượng cao trên thị
quan LB -Tỷ lệ thu nhập thường cao hơn CK CP trường hơn
Faculty of Banking - University of Economics CKCP
Chương 5
13

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
Ưu điểm Nhược điểm
- 4-Chứng chỉ tiền -An toàn (được đảm bảo tối đa 100000 USD) -Khả năng bán
gởi -Tỷ lệ thu nhập thường cao hơn tín phiếu kho lại của các CDs
bạc trung dài hạn
-Những CDs trên 100000USD thường được trao thấp
đổi qua người KD chứng khoán
5-Tiền gởi đô la -Rủi ro thấp -Rủi ro lãi suất
châu âu -Tỷ lệ thu nhập thường cao hơn CDs trong nước cao

6-Thương phiếu -Rủi ro thấp vì được nhiều tổ chức bảo đảm -Hạn chế về
CNTT thanh toán mặt kỳ hạn

7-Giấy nợ ngắn -Rủi ro thấp vì những người đi vay có chất -Khó bán lại
hạn lượng TD cao trên TT
-TP ngắn hạn -Được miễn thuế thu nhập -Rất khó bán lại
của CQĐP trên thị trường
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
14

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.1.2.2. CÁC CÔNG CỤ TRÊN TT VỐN
Các công cụ này có kỳ hạn trên 1 năm, có tỷ suất thu nhập
cao, bao gồm:
+ Trái phiếu kho bạc:
- TP này được phát hành với nhiều loại kỳ hạn khác nhau từ
1 năm đến trên 10 năm và có quy mô lớn.
- TP có thời hạn trên 10 năm là công cụ đầu tư dài hạn an
toàn, nhưng được trao đổi khá hạn chế trên thị trường và
thường có sự biến động giá cả lớn hơn so với trái phiếu trung
hạn (dưới 10 năm).
- Trái phiếu kho bạc mang tỷ lệ thu nhập cao hơn so với tín
phiếu KB nhưng NH phải đối mặt với rủi ro về giá và rủi ro
thanh khoản cao hơn.
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
15

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Trái phiếu của chính quyền địa phương:
- Là các giấy nợ dài hạn của chính quyền địa phương
phát hành. Thu nhập từ TP này thường được miễn thuế,
song thu nhập từ tăng giá TP vẫn phải chịu thuế.
Có 2 loại TP chính quyền địa phương như sau:
- Trái phiếu có mang trách nhiệm trả chung: được
Chính phủ bảo đảm thanh toán và có thể được thanh
toán bất kỳ nguồn thu nào. (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
16

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
- Trái phiếu thu nhập: được phát hành để tài trợ cho
những dự án mang lại thu nhập dài hạn và sẽ được
thanh toán từ một số nguồn thu được xác định. Các NH
được phép mua bán và bảo lãnh phát hành đối với
TPCQĐP, nhưng không được bảo lãnh phát hành đối
với hầu hết các trái phiếu thu nhập vì những trái phiếu
này có tỷ lệ rủi ro cao.
- NH mua TP được xem là hình thức tài trợ cộng đồng
địa phương và giúp cho NH có thể thu hút những hoạt
động KD khác. NH cũng có thể mua TP này để hạn chế
tác động của thuế và giảm rủi ro bởi TP này có tỷ lệ thu
hồi cao và có thể bán lại dễ dàng trên thị trường.
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
17

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Trái phiếu công ty:
- Là những chứng khoán nợ dài hạn do công ty phát
hành.
- Có nhiều loại trái phiếu công ty khác nhau phụ thuộc
vào mục đích phát hành, kỳ hạn, TS dùng làm vật bảo
đảm cho TP.
- Trái phiếu công ty thường có thu nhập cao hơn, song
RR cao hơn so với TPCP

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
18

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.1.2.3. CÁC CÔNG CỤ ĐẦU TƯ KHÁC (MỚI).
+ Trái phiếu tái cấu trúc:
- Là loại trái phiếu được các nhà môi giới và KDCK, CTCK, NHĐT
phát hành trên cơ sở đóng gói và chế biến một tập hợp những CK của
các cơ quan liên bang có uy tín (như NH cho vay mua nhà liên bang)
nhằm bảo vệ cho nhà đầu tư trước những thay đổi về lãi suất. - Các
nhà môi giới và KD chứng khoán đã cung cấp cho NH một khoản đầu
tư trọn gói có lãi suất được điều chỉnh định kỳ (tháng, quý, năm) theo
sự thay đổi của lãi suất tham chiếu
- Tổ chức phát hành có thể đưa ra tỷ lệ thu nhập sàn và trần để giới
hạn thu nhập cho nhà đầu tư. Một số TP tái cấu trúc có thể mang nhiều
loại lãi suất để tạo ra thu nhập hợp lý cho nhà đầu tư, một số trái phiếu
khác có lãi suất được điều chỉnh theo những cơ sở nhất định.
- CK kết hợp: một dạng mới của TP tái cấu trúc, xuất hiện từ những
năm 80 của TK 20
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
19

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Trái phiếu chứng khoán hóa
- Là loại TP được phát hành dựa trên cơ sở một TS hay một danh mục TS
gốc.
- Các loại TPCKH:
* MBS (Mortgage Backed Secureties): TP có TSBĐ là DMCVTCMN, do
một số TC liên bang phát hành có mức tín nhiệm rất cao
* MPT (Mortgage Pass – Through): TP hình thành từ DMCVTCMN trên
chuẩn của các TCLB trên
* CMO (Collateralised Mortgage Obligations) là dòng MBS với nhiều gói
TP khác nhau nhằm giải quyết RR thanh toán sớm
* CDO (Collateralised Debt Obligations): giống CMO nhưng TP có TSBĐ là
DMTSRR
* ABS (Assets Backed Securities): TP hình thành từ CKH các khoản phải thu
thương mại, cho vay thẻ TD, cho thuê tài chính, cho vay trả góp mua ô tô,
cho vay SV, các khoản phạt thuế chưa thanh toán, khoản tiền phạt ngành
thuốc lá v.v…
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
20

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
-
Các công cụ Ưu điểm Nhược điểm
TT vốn
1-Trái phiếu -An toàn -Tỷ lệ thu nhập tương đối
KB -Dễ bán lại trên thị trường thấp
-Là vật thế chấp chất lượng
cao
-Tỷ lệ thu nhập thường cao
hơn tín phiếu kho bạc
2-Trái phiếu -Được miễn thuế thu nhập -TT hay biến động.
của chính -Chất lượng TD cao -Một số trường hợp bị hạn
quyền địa -Một số trái phiếu có tính chế khả năng bán lại
phương thanh khoản cao

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
21

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
-Các công cụ Ưu điểm Nhược điểm
TT vốn
3-Trái phiếu -Tỷ lệ thu nhập thường cao hơn -Khả năng bán lại trên thị
công ty chứng khoán chính phủ trường thấp
-Giúp cố định tỷ lệ thu nhập trong -Kỳ hạn không linh hoạt
dài hạn

4- MBS, -Tỷ lệ thu nhập trước thuế thường -Khả năng bán lại trên thị
MPT, cao hơn TPKB trường thấp hơn và biến động
CMO -An toàn về giá cao hơn chứng khoán
-Không khó khăn trong việc bán kho bạc
lại -Kỳ hạn không ổn định và tỷ lệ
-Là vật thế chấp chất lượng cao thu nhập thực tế phụ thuộc vào
thu nhập của những TS được
chứng khoán hóa

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
22

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.1.3. RỦI RO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NH
Quá trình đầu tư CK, NH có khả năng gặp những loại RR sau
5.1.3.1. RR LÃI SUẤT
+ LSTT tăng làm giảm GTTT của TP có dòng tiền cố định.
+ NH có thể bán CK thu hồi vốn để cho vay nhưng sẽ chịu tổ thất vốn
giảm giá
5.1.3.2. RR TÍN DỤNG
+ Về lý thuyết đầu tư TP đều có khả năng chịu RRTD nhất định
+ NH có khả năng đối mặt RRTD cao khi đầu tư TP dưới chuẩn
5.1.3.3. RR KINH DOANH
- Sự biến động theo chiều hương suy thoái của nền kinh tế gây khó
khăn cho các chủ nợ có trách nhiệm thanh toán TP
- TPCKH có nhiều khả năng chịu tác động của RRKD (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
23

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.1.3.4. RR THANH KHOẢN
- CK thanh khoản có tính TK cao, giúp NH bổ sung nguồn cung
TK khi cẩn
- Một số CK đầu tư có tính thanh khoản thấp, có thể gây RRTK
cho NH
5.1.3.5. RR THANH TOÁN SỚM
+ Một số loại TP cho phép trái chủ thanh toán trước hạn ( một số
TPCT, TPCQĐP, TP MBS, MPT….)
+ NH phải nhận dòng tiền vào thời điểm không như dự tính (sớm
hơn) có tính bất lợi.
5.1.3.6. RR LẠM PHÁT, RR TỶ GIÁ
- LP gây ra sự suy giảm giá trị thực của TS, đặc biệt là TSTC

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
24

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.2. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
5.2.1. TÀI KHOẢN TGTT
+ Về phương diện pháp lý cũng như theo thông lệ, tài khoản TGTT
được định nghĩa là “một bảng kê có mang họ tên, địa chỉ…của
khách hàng và có số thứ tự, trong đó NH tuần tự ghi chép tất cả các
nghiệp vụ của NH thực hiện giúp cho khách hàng chủ tài khoản
TGTT”, trên đó lưu trữ, bảo quản các ‘dấu vết’ của các nghiệp vụ
và cho kết quả tình hình kết số tiền gởi của khách hàng
Bên PS Có của TK theo dõi dòng tiền từ bên ngoài chạy vào TK
(nộp tiền mặt vào TK, người khác chuyển khoản thanh toán cho chủ
TK......). Bên PS nợ theo dõi dòng tiền từ TK chạy ra bên ngoài
(chủ TK rút tiền mặt, chủ TK ra lệnh chuyển khoản thanh toán cho
người khác....) (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
25

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Có 2 loại TKTGTT:
- TKTGTT thông thường: chỉ có số dư Có, không có số dư Nợ
- TK vãng lai: có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ (tại một thời
điểm)
*Tài khoản vãng lai: Là một tài khoản tương phản do sự thỏa thuận
giữa NH và KH. NH cam kết cho KH vay tiền và KH cam kết sẽ
gởi vào tài khoản những khoản tiền thu được trong việc kinh doanh
của mình. Do đó có sự đóng góp hỗ tương giữa NH và KH, mối
quan hệ tương hỗ này thường xuyên phát sinh xen kẽ nhau
*Sự khác biệt của TK vãng lai và TKTG thanh toán thông thường:
Tài khoản này vừa thể hiện tiền gởi của KH vừa thể hiện các khoản
NH cho vay, vì vậy tài khoản này có khi có số dư Có, có khi có số
dư Nợ. Tài khoản này là một khế ước có tính cách đặc biệt, trong
đó KH và NH cam kết trả nợ lẫn nhau bằng phương pháp bù trừ.
(tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
26

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
TK TGTT thông thường được mở cho KH sử dụng các
phương tiện thanh toán làm phương tiện chi trả. Tài khoản
này còn được gọi là tài khoản séc. Tài khoản này chỉ có số
dư Có, tức là KH không được sử dụng quá số tiền có trên
tài khoản.
*Hợp đồng tài khoản vãng lai bao gồm những nội dung:
Muốn sử dụng tài khoản vãng lai, KH phải ký kết 1 hợp
đồng tài khoản vãng lai với NH. Hợp đồng này ngoài
những điều khoản thông thường, còn có những đặc điểm
mang tính riêng có: Thời hạn hợp đồng; Hạn mức dư nợ
của tài khoản; Thời hạn dư nợ liên tục bình quân; Lãi suất
tiền gởi và lãi suất tiền vay; Phí quản lý tài khoản. Cách
thức bảo đảm cho hạn mức dư nợ của tài khoản, v.v..
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
27

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Nghiệp vụ tài khoản TGTT NH bao gồm các giai
đoạn: mở tài khoản, sử dụng tài khoản và đóng tài
khoản. Chủ TK phải đáp ứng đầy đủ các qui định pháp

- Mở TK: tự nguyện, đủ điều kiện pháp lý, xác định
pháp lý người đại diện pháp nhân làm chủ TK, đăng ký
chữ ký mẫu và khuôn dấu (nếu có), cấp khóa mã (nếu
có).
- Sử dụng TK: Chủ TK điều hành TK và (hoặc) ủy
quyền (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
28

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
Có hai phương thức ủy quyền:
* Ủy quyền tổng quát: người được ủy nhiệm có thể thực
hiện tất cả những nghiệp vụ để điều hành như chủ TK.
* Ủy quyền đặc biệt: chủ tài khoản chỉ ủy quyền cho
người thụ ủy làm một số nghiệp vụ nhất định được ghi
trong văn bản ủy quyền.
- Đóng TK
* Đóng TK do quyết định của Tòa án
* Đóng TK do thỏa thuận
* Đóng TK bắt buộc (đương nhiên): Chủ TK chết, mất
năng lực pháp lý....

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
29

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.2.2. CÁC THỂ THỨC THANH TOÁN
+ Thể thức thanh toán là toàn bộ các qui định, quy trình, thủ tục,
chứng từ…… phải thực hiện nhằm hoàn thành việc thanh toán từ
bên chi trả sang bên thụ hưởng theo một phương tiện thanh toán
nhất định
+ Thề thức thanh toán bằng séc
-Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể
hiện dưới dạng chứng từ theo mẫu in sẵn của người chủ tài
khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả
cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc
trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay
bằng chuyển khoản
- Việt Nam: séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc rút tiền mặt…..
(tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
30

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Thể thức thanh toán ủy nhiệm chi
- Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người
trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi
cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền
nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
- UNC- chuyển tiền
+ Thề thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu
- Ủy nhiệm thu (hay nhờ thu) là chứng từ đề nghị của bên thụ
hưởng đối với ngân hàng nhờ thu hộ một số tiền nhất định trên tài
khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên
cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả
tiền và bên thụ hưởng .
- Việt Nam: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
31

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Thề thức thanh toán bằng thẻ NH
Thẻ thanh toán hay còn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả
năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị
chấp nhận thanh toán loại thẻ đó, hoặc (và) có thể dùng nó
để rút tiền mặt trực tiếp từ ngân hàng hay các máy rút tiền
tự động
Việt Nam: TT 19/2016-NHNN: Thẻ ngân hàng là phương
tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực
hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được
các bên thỏa thuận.

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
32

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Thể thức thanh toán thư tín dụng
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam
kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức
tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ
hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người
cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất
trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được
quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư
tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín
dụng chứng từ (ISBP).
v.v......
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
33

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
+ Phương thức thanh toán là cách thức thanh toán giữa
NH chi hộ và NH thu hộ
+ Các phương thức thanh toán
- Thanh toán liên hàng
- Thanh toán bù trừ
- Thanh toán qua TK tiền gởi tại NHNN
- Thanh toán qua NH đại lý
- Thanh toán qua ủy nhiệm thu chi hộ
- Thanh toán kết hợp giữa các phương thức trên
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
34

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.3. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NH
5.3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM BLNH
+ Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét theo khía cạnh học thuật và pháp lý, bảo lãnh ngân hàng
là một hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt động ngoại bảng của
ngân hàng
- Theo Luật Việt Nam (TT 07-2015-NHNN)
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo
lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam
kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và
hoàn trả cho bên bảo lãnh. (tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
35

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba chủ thể và
các mối quan hệ phát sinh:
- Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh cho
bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo
lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao
gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
- Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín
dụng, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo
lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
- Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín
dụng, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ
hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh
phát hành (tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
36

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh
hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách
hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh
ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
- Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh
đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các
hình thức sau:
* Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận
bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh
bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo
lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh; (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
37

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
* Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên
bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan
(nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì
hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận giữa
bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên
quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên
nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).
+ Quy trình bảo lãnh
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
38

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.3.2. PHÂN LOẠI BLNH
+ Theo bản chất (trách nhiệm của bên BL) của BL
- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: ngân hàng và người được bảo lãnh
được xem là đồng nghĩa vụ. Tuy nhiên, khách hàng có nghĩa vụ
đầu tiên, còn ngân hàng có nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung
được thực hiện khi có các bằng cớ nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
- Bảo lãnh độc lập: cơ chế hoạt động của loại bảo lãnh này dựa
trên 2 quy tắc là độc lập và hoàn toàn phù hợp. Theo đó, nghĩa
vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người
được bảo lãnh. Việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện,
điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn. Tuy
nhiên, tính độc lập của loại bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt
đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định
trong văn bản bảo lãnh. (tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
39

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Theo mục đích bảo lãnh
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: nhằm chống đỡ rủi ro
cho người thụ hưởng trong trường hợp người cung cấp
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán: đây là loại bảo lãnh mà
ngân hàng cam kết sẽ trả lại số tiền cho người mua đã
ứng cho người bán hay người cung cấp dịch vụ khi
người bán vi phạm hợp đồng.
- Bảo lãnh trả chậm (BL thanh toán): loại bảo lãnh này
được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng
hoá trả chậm hay còn gọi bảo lãnh thanh toán. (tt)

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
40

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
- Bảo lãnh dự thầu: mục đích của bảo lãnh này nhằm bù
đắp những thiết hại về thời gian và chi phí cho người tổ
chức đấu thầu do những vi phạm của bên tham gia dự
thầu như rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau
khi trúng thầu, bổ sung các điều kiện khi ký hợp đồng
so với bản đăng ký dự thầu. Đây là phương tiện thay
thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu nên giá
trị của bảo lãnh được quy định theo mức ký quỹ do
người tổ chức thầu đưa ra.
- Các loại bảo lãnh khác: BL bảo đảm chất lượng SP,
công trình, BL tiến độ thi công, BL bảo hành, BL vay
vốn v.v......
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
41

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh
- Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng
chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu
của người được bảo lãnh. Sau khi ngân hàng bồi thường
cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng trực tiếp đòi bồi
hoàn từ người được bảo lãnh.
- Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng,
theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về
việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh
trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên
bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn
trả cho bên bảo lãnh đối ứng. (tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
42

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
- Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng,
theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh
về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh
đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh
phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời
bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh
- Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có
từ 02 (hai) tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện bảo lãnh;
hoặc tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng
thực hiện bảo lãnh.

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
43

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh
- Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của
nó là người thụ hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán
cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu thanh toán có thể là văn bản yêu
cầu thanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự
vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh (các văn bản này do người
thụ hưởng lập và không xác nhận của bên thứ ba độc lập hoặc người
được bảo lãnh)
- Bảo lãnh kèm chứng từ: Điều kiện thanh toán ở đây là phải có chứng
từ xác nhận của bên thứ ba (thường là 1 bên độc lập có đủ tư cách
chuyên môn để xác nhận)
- Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc của toà án: Điều kiện
thanh toán ở đây là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyết
của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người
được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng .
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
44

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.3.3. THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG
L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp
tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới
người thụ hưởng trong việc:
- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C
dự phòng đã vay hoặc được ứng trước;
- Thanh toán khoản nợ của người yêu cầu phát hành
L/C dự phòng;
- Bồi thường những thiệt hại do người yêu cầu phát
hành L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
45

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.4. NGHIỆP VỤ NH QUỐC TẾ
5.4.1. NGHIỆP VỤ MUA BÁN NGOẠI TỆ
5.4.2. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
5.4.3. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
46

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.5. NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
5.5.1. HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ, LÃI SUẤT, TRÁI
PHIẾU
+ HĐ kỳ hạn ngoại tệ: cam kết mua bán một lượng ngoại tệ
xác định với tỷ giá thỏa thuận trước, thanh toán vào một thời
điểm trong tương lai thỏa thuận trước
+ Hợp đồng kỳ hạn lãi suất áp dụng cho một khoản tiền vay
hay tiền gởi tham chiếu trong một thời hạn xác định. Người
mua thanh toán theo LS cố định và nhận LS tham chiếu, người
bán nhận LS cố định và thanh toán theo LS tham chiếu
+ HĐ kỳ hạn TP: cam kết mua bán một lượng TP xác định với
giá thỏa thuận trước, thanh toán vào một thời điểm trong
tương lai thỏa thuận trước.
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
47

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.5.2. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI NGOẠI TỆ, LS, TP
+ HĐ cam kết mua bán một gốc PS cụ thể, với mức giá
cụ thể, theo những điều kiện chuẩn hóa của thị trường
(SGD), việc thanh toán được xác định hàng ngày trên
cơ sở chênh lệch giữa mức giá thị trường và mức giá
thỏa thuận, thực hiện trên TK ký quỹ
+ Gốc PS: ngoại tệ, lãi suất, tráí phiếu

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
48

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.5.3. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ, HỐI ĐOÁI,
LÃI SUẤT, TÍN DỤNG, RRTD
+ HĐ hoán đổi tiền tệ
- Hợp đồng hoán đổi dòng tiền liên quan đến gốc phái sinh và lãi
của 2 đồng tiền
- Số tiền hoán đổi vào ngày hiệu lực và ngày đáo hạn như nhau,
nghĩa là TG áp dụng giống nhau. Thực chất là giao dịch đi vay
và cho vay đồng thời với 2 đồng tiền khác nhau
- Thời hạn HĐ thường từ 1-15 năm. Hai bên sẽ thanh toán dòng
tiền lãi hàng tháng
- Hai bên có thể thỏa thuận: nhận LS cố định đồng tiền này và
trả LS cố định hoặc LS thả nổi đồng tiền kia; nhận LS thả nổi
đồng tiền này và trả LS cố định hay LS thả nổi đồng tiền kia
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
49

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Hợp đồng hoán đổi hối đoái
- Thỏa thuận hoán đổi dòng tiền thông qua một HĐ
giao ngay kết hợp với HĐ kỳ hạn ngoại tệ, hoặc kết
hợp giữa 2 HĐ kỳ hạn ngoại tệ với kỳ hạn khác nhau
- Các TG đều xác định tại thời điểm ký HĐ
- HĐ hoán đổi hối đoái không được hủy ngang hay gia
hạn

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
50

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ Hợp đồng hoán đổi lãi suất
- Hợp đồng trao đổi dòng tiền lãi theo LS thỏa thuận trên cơ
sở số tiền gốc danh nghĩa nhất định, theo lịch thanh toán cố
định
- Lãi suất thỏa thuận có thể chọn từng cặp:
* Nhận LSCĐ, trả LSCĐ (khác đồng tiền hoặc cùng đồng
tiền nhưng số tiền khác nhau);
*Nhận LSCĐ, trả LS thả nổi;
*Nhận LS thả nổi, trả LS cố định;
*Nhận LS thả nổi, trả LS thả nổi
- Thường giao dịch trên TT OTC, có tính linh hoạt, rất
thông dụng
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
51

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ HĐ hoán đổi tín dụng
- Hợp đồng hoán đổi tín dụng là hợp đồng trong đó hai tổ
chức cho vay thỏa thuận trao đổi cho nhau một phần các
khoản thanh toán theo các hợp đồng TD của mỗi bên.
- Ví dụ: NH A và NH B tìm được 1 trung gian là công ty bảo
hiểm, đồng ý lập 1 hợp đồng trao đổi TD cho 2 bên. Sau đó,
NH A sẽ tiến hành chuyển 1 lượng tiền (100 triệu USD) bao
gồm cả lãi và vốn mà NH thu từ những người vay vốn cho tổ
chức trung gian. Tương tự, NH B sẽ tiến hành chuyển 1 lượng
tiền (100 triệu USD) bao gồm cả lãi và vốn mà NH thu từ
những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tổ chức trung
gian cuối cùng chuyển những khoản tiền này cho các bên ký
kết hợp đồng
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
52

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ HĐ hoán đổi toàn bộ lợi ích (Total Return Swaps)
- HĐ cho phép NĐT nhận toàn bộ lợi ích giống như sở hữu TS
nhưng không cần nắm giữ TS thực tế, song bắt buộc phải
thanh toán chi phí theo LS thỏa thuận trước (VD LIBOR +
biên độ tín dụng)
- NĐT có khả năng chịu mọi RR liên quan TS: RRTD (liên
quan đến sự kiện tín dụng) và RR thị trường
- Dòng tiền thanh toán
* Trong thời gian hiệu lực HĐ: bên mua Lợi ích TS nhận lãi
suất TS và trả LS thỏa thuận cho bên bán Lợi ích TS
* Khi đáo hạn HĐ: bên mua Lợi ích TS nhận phần tăng giá
TS hay trả phần giảm giá TS cho bên bán Lợi ích TS

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
53

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ HĐ hoán đổi RRTD ( Credit Default Swap)
Bên mua bảo vệ sẽ thanh toán cho bên bán bảo vệ
một khoản phí bảo hiểm cố định hoặc định kỳ và ngược
lai; sẽ được nhận khoản bồi thường RRTD khi sự kiện
tín dụng xảy ra đối với TSTD tham chiếu

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
54

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
5.5.4. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN NGOẠI TỆ, LÃI
SUẤT, TÍN DỤNG, TRÁI PHIẾU
+ HĐ quyền chọn
- HĐ trong đó bên mua có quyền nhưng không bắt buộc
thực hiện quyền mua hay quyền bán với những điều kiện đã
thỏa thuận.
- Có 2 dạng quyền chọn: HĐ quyền chọn mua và HĐ
quyền chọn bán
- Một số kiểu HĐ QC: QC kiểu Châu Âu, QC kiểu Mỹ, QC
kiểu Mỹ hoãn lại (có quyền thực hiện sau một khoảng thời
gian nhất đinh), QC kiểu Bermuda (có quyền thực hiện vào
một số ngày nhất định trong thời gian hiệu lực của HĐ (tt)
Faculty of Banking - University of Economics
Chương 5
55

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ HĐ quyền chọn ngoại tệ
+ HĐ quyền chọn trái phiếu
+ HĐ quyền chọn tín dụng
+ HĐ quyền chọn lãi suất
- HĐ cho phép bên mua có QCM hay QCB một LS
tham chiếu nào đó với mức LS thỏa thuận, dựa trên số
tiền gốc danh nghĩa với khoảng thời gian xác định
- Thường được quy định theo kiểu Châu Âu

Faculty of Banking - University of Economics


Chương 5
56

Nghiệp vụ đầu tư tài chính & các


nghiệp vụ kinh doanh khác
+ HĐ quyền chọn hoán đổi (Swaption)
- HĐ cho phép bên mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc
thực hiện một HĐ hoán đổi nào đó.
- Thường HĐ hoán đổi là hoán đổi lãi suất
- Có 2 loại: HĐQC thanh toán LS cố định (Bên mua quyền có
quyền thanh toán LSCĐ và nhận LS thả nổi) và HĐQC nhận LS
cố định (Bên mua quyền có quyền thanh toán LS thả nổi và nhận
LSCĐ)
- Giao dịch trên TT OTC
5.6. CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC
Tư vấn, Môi giới, Ủy thác, Định giá, Tái sắp đặt v.v…..
HẾT
Faculty of Banking - University of Economics

You might also like