You are on page 1of 17

TIỀN TỆ: TÀI CHÍNH VÀ

DỊCH CHUYỂN VỐN


Nhóm 10 – Lớp 64B Logistics & QLCCU
I. Table of Contents
II. Hệ thống tài chính..............................................................................2
A. Các khái niệm và định nghĩa về hệ thống tài chính..........................2
B. Vai trò của tài chính trong sản xuất (nguồn: google, giáo trình trang
251, mục 8.2)............................................................................................4
III. SỰ TRỖI DẬY CỦA NỀN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU.............................6
IV. DÒNG DI CHUYỂN VỐN, QUÁ TRÌNH VỐN HÓA.............................7
II. Hệ thống tài chính
A. Các khái niệm và định nghĩa về hệ thống tài chính
Các cụm từ thường gặp về tài chính:
Asset-backed securities: (Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản):
khi các chứng khoán tài chính (trái phiếu, chứng phiếu) mà
được đảm bảo bởi các nguồn tài sản như các khoản vay, thuê,
nợ tín dụng hay các khoản phải thu.
Capital market (thị trường vốn): Là thị trường để giao dịch các
loại chứng khoán hoặc các khoản nợ.
Collateralized debt obligations (Nghĩa vụ nợ thế chấp): Nghĩa
vụ nợ thế chấp là một loại chứng khoán được bảo đảm bằng tài
sản và khoản vay khác. Những tài sản này sẽ trở thành tài sản
thế chấp nếu khoản vay không được thanh toán.
Credit default swaps (giao dịch hoán đổi không trả được nợ tín
dụng): cho phép các nhà đầu tư hoán đổi hoặc bù đắp rủi ro tín
dụng của mình với một nhà đầu tư khác hoặc các cơ quan tài
chính khác.
Derivatives (phái sinh): Một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của
các tài sản cơ sở khác nhau như tài sản, chỉ số, lãi suất hay cổ
phiếu, trong khi bản thân nó không có giá trị nội tại.
Hedge funds (quỹ phòng hộ): Quỹ phòng hộ là một khoản đầu
tư thay thế, được tạo ra nhằm bảo vệ danh mục đầu tư khỏi
những biến động khôn lường của thị trường.
Insurance funds (quỹ bảo hiểm): cung cấp chính sách bảo hiểm
nhân thọ cho người sở hữu chính sách.
Mutual funds (quỹ tương hỗ): khoản đầu tư được tạo thành bởi
các nhà đầu tư cùng có hứng thú và đồng sở hữu các chứng
khoán.
Pension funds (quỹ hưu trí): khoản tiền người lao động chi trả
định kỳ để chuyển thành lương hưu của họ khi về già.
Private equities (vốn chủ sở hữu tư nhân): là hình thức quỹ
chuyên đầu tư vốn dành cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc
một số loại công ty đại chúng đang dần trở thành công ty tư
nhân.
Securities (chứng khoán): là một bằng chứng tài sản hoặc phần
vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành, bao gồm các loại cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…
Securitization ( chứng khoán hóa): là quá trình các khoản nợ
được đóng gói và giao bán qua dạng chứng khoán và được
định giá dựa trên các yếu tố như rủi ro và hoàn vốn.
Unit trusts (ủy thác đơn vị): tương tự như quỹ tương hỗ, ngoại
trừ việc lợi nhuận sẽ đi trực tiếp đến từng cá nhân sở hữu.
Liquidity (tính thanh khoản): thể hiện khả năng chuyển đổi
thành tiền của 1 sản phẩm.
Reserve ratio (dự trữ bắt buộc): Một quy định của các ngân
hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân
hàng thương mại buộc phải tuân theo để đảm bảo tính thanh
khoản. Các ngân hàng thương mại này có thể giữ tiền mặt cao
hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không được phép
giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.
Case study: Nợ sinh viên năm 2017 ở một số hệ thống giáo
dục.
Mục đích: đưa ra một ví dụ cụ thể về một thành phần của hệ
thống tài chính
Số liệu:
- Cuối tháng 3 năm 2017, có 3.9 triệu tài khoản nợ là của sinh
viên đại học, và lần đầu tiên số tiền nợ này vượt mốc 100 tỷ
bảng và được dự đoán là sẽ chạm mốc 200 tỷ trước năm
2023.
- Cùng thời gian thì tại hoa kỳ, số nợ chưa trả của sinh viên
đại học thậm chí lớn hơn gấp 10 lần (1050 tỷ bảng).
Ứng phó của các chính phủ:
- Chính phủ Anh đã bán một giá trị nợ sinh viên lên đến 12 tỷ
bảng như là một nhóm tài sản tài chính cho những nhà đầu
tư trong thị trường tài chính toàn cầu.
(Bộ trưởng bộ đại học ở Anh đã tuyên bố rằng họ chỉ bán
những “tài sản” này khi giá trị của những đồng tiền của
những người đóng thuế được đảm bảo và sẽ không có tác
động nào đối với những người mang nợ sinh viên.)
- Tại Mỹ, việc bán những tài khoản sinh viên được bảo đảm
bởi chính quyền liên bang cũng được thực hiện khi mà ngân
hàng JPMorgan Chase đã nhượng 6.9 tỷ đô giá trị nợ sinh
viên cho Navient Corp, công ty dịch vụ lớn nhất về nợ sinh
viên và một hãng có tên trên sàn NASDAQ.
 Trong những trường hợp trên thì dù sinh viên có vay nợ ở
thể chế nào thì những món nợ đó đều có thể được giao bán
giữa các thể chế, tổ chức này.
 Có thể thấy, qua các thể chế tài chính thì những nhà đầu tư
có thể kiếm lời từ việc mua bán các loại chứng khoán. Một
vài trong số đó được đảm bảo bởi các giá trị như lợi nhuận
được kỳ vọng trong tương lai, hay số tiền gốc trong nợ sinh
viên. Có thể thấy, món nợ sinh viên không chỉ còn đơn thuần
thuộc về mối quan hệ giữa sinh viên đó với các cơ quan
thuộc tiểu bang hay liên bang mà sau khi được chứng khoán
hóa thì chúng có thể trở thành một loại chứng khoán đảm
bảo bằng tài sản, từ đó trở thành cơ hội đầu tư cho người
khác. Quá trình chứng khoán hóa được bắt đầu từ thời điểm
các tài liệu của ngân hàng được ký.
 Cùng với các loại nợ tiêu dùng và trái phiếu doanh nghiệp
khác thì nợ sinh viên đã đổ vào hệ thống tài chính toàn cầu
(được định giá 69100 tỷ đô la vào năm 2016).
 Hệ thống tài chính là mạng lưới gồm bên cho vay, bên vay,
các trung gian tài chính và thị trường tài chính mà ở đó diễn
ra việc giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác
nhau, có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn.
Hệ thống tài chính hoạt động ở cấp quốc gia và toàn cầu
gồm các dịch vụ, thị trường và thể chế tài chính liên kết chặt
chẽ với nhau nhằm cung cấp mối liên kết hiệu quả, tối ưu
giữa nhà đầu tư và người gửi tiền.
B. Vai trò của tài chính trong sản xuất (nguồn: google, giáo trình trang
251, mục 8.2)
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền kinh tế đã cung
cấp hàng hóa và dịch vụ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Vậy
điều gì đã liên kết những thực thể như các thể chế, người lao
động, người tiêu dùng?
Câu trả lời là vốn sản xuất.
Vốn sản xuất đóng vai trò như một đầu vào sản xuất cho các
quá trình kinh tế. Cụ thể hơn, thông qua hệ thống ngân hàng
dưới vai trò như các trung gian tài chính giữa người tiết kiệm
và các nhà đầu tư. Các ngân hàng sẽ đổ những nguồn tiền tiết
kiệm thành vốn và sử dụng những khoản vốn này cho các hoạt
động kinh tế tạo ra giá trị gia tăng (VD: sự sản xuất của các
mặt hàng thiết yếu, các loại dịch vụ…)
Trong thời đại ngày nay, nhiều người sẽ cho rằng “Tài chính là
những thứ mà được giải quyết bởi các ngân hàng.” Vậy câu hỏi
đặt ra là: Những thứ đó là gì?
Bản chất của hệ thống này là nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được điều
động một cách hợp lý bởi các đại diện kinh tế trong nền kinh tế
để trở thành vốn phục vụ sản xuất hàng hóa dịch vụ.
Trên lý thuyết, các ngân hàng là nơi những người có nguồn
tiền nhàn rỗi đổ về và những người đầu tư sản xuất sẽ mượn
những nguồn vốn đó. Trên thực tế, các ngân hàng cho mượn
nhiều hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt hay còn gọi là gọi là
“dự trữ bắt buộc”. Trong mối quan hệ “đầu tư - tiết kiệm” này thì
người gửi sẽ nhận được một khoản lãi trong khi người mượn
tiền sẽ trả “phí” để sử dụng nguồn tiền đó bởi cùng 1 ngân
hàng. Chênh lệch giữa “lãi” của người gửi và “phí” của người
vay sẽ rất lớn và các ngân hàng sẽ hưởng lợi từ khoản chênh
lệch này như một khoản phí cho việc cung cấp dịch vụ trung
tâm tài chính và chấp nhận rủi ro của việc cho mượn tiền.
Có thể thấy, cả 3 bên đều thu lợi tương ứng với các đầu vào
của họ.
Dưới góc nhìn địa lý, 3 nhân tố này không nhất thiết phải ở
cùng một khu vực để những giao dịch tài chính có thể diễn ra.
Điều này cho phép tư bản phát triển tại nhiều vùng, song song
với việc mở rộng về mặt không gian của hệ thống ngân hàng.
Cơ chế tiết kiệm và đầu tư thông qua hệ thống các ngân hàng
đã sinh ra hai dạng tài chính: tiêu dùng và doanh nghiệp.
Với tài chính tiêu dùng, định nghĩa người cho vay có phạm vi
tới từng cá nhân có sở hữu với các tài sản hữu hình như các
khoản nợ mua nhà hoặc các dịch vụ như nợ sinh viên.
Với tài chính doanh nghiệp, các khoản đầu tư hoặc những hoạt
động sản xuất mới trở nên khả thi và đóng góp vào quá trình
phát triển kinh tế.
Từ đây, những doanh nhân ở những nơi khác nhau với những
ý tưởng đột phá có thể biến những ý tưởng đó thành hàng hóa,
dịch vụ ngay cả khi nguồn vốn huy động tại địa phương không
đủ để họ thực hiện. Họ có thể vay tiền từ các ngân hàng để sản
xuất và kỳ vọng lợi nhuận sẽ trả được khoản vay ban đầu và
lãi.
Case study: VPBank là một trong những ngân hàng huy
động nhiều nhất nguồn vốn quốc tế.
Ngày 11/11, VPBank công bố việc ký kết thành công thỏa
thuận vay hợp vốn trị giá 500 triệu USD (tương đương gần
12.500 tỷ đồng) từ 5 định chế tài chính lớn, gồm Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui
Banking Corporation (SMBC), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA), Ngân hàng ANZ và Công ty Chứng khoán
Maybank Securities Pte. Ltd. Trong khi đó, SeABank cho biết
vừa ký kết với Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC)
về khoản vay 200 triệu USD trong 7 năm.
Được biết, tháng 4/2022, VPBank được giải ngân khoản vay
hợp vốn 600 triệu USD của các định chế tài chính lớn của châu
Á.
 Trong bối cảnh nguồn vốn trong nước khan hiếm, đắt đỏ,
việc huy động vốn từ nước ngoài là cơ hội cho những ngân
hàng, doanh nghiệp có uy tín.
Các ngân hàng sẽ huy động nguồn vốn của mình cho những
doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn trả cao nhất, từ đó một nguồn tiền
có hạn sẽ được sử dụng hiệu quả nhất. Đồng thời, hệ thống
ngân hàng cũng chuyển dòng vốn từ một lĩnh vực trong nền
kinh tế sang lĩnh vực khác, thúc đẩy sự ra đời của các lĩnh vực
mới tại các khu vực kinh tế khác nhau.

III. SỰ TRỖI DẬY CỦA NỀN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU


Nền kinh tế hiện đại chứng kiến sự toàn cầu hóa một cách toàn
diện và nhanh chóng. Các quốc gia tiến tới việc phát triển
không biên giới mà EU là ví dụ điển hình. Điều này đã dẫn tới
việc hệ thống tài chính- xương sống của các nền kinh tế đã có
những sự thay đổi hoàn toàn mà đặc biệt nhất là sự trỗi dậy
của nền tài chính toàn cầu. Khác với trong quá khứ, các ngân
hàng hay các tổ chức tài chính- nơi nắm giữ phần lớn nguồn
tiền nhàn rỗi ngày càng giữ nguồn tài chính của họ trong các
hệ thống tài chính thay vì cho vay hay đầu tư vào sản xuất hay
các hoạt động gia tăng giá trị trong nền kinh tế thực. Ví dụ điển
hình là việc các ngân hàng đang ngày càng có xu hướng
chứng khoán hóa bằng cách phát hành chứng khoán với giá trị
tài sản cơ bản thay vì cho vay trực tiếp đến người đi vay như
trong quá khứ. Nhiều ngân hàng hiện nay còn thành lập các
quỹ đầu tư riêng để kiếm lợi nhuận từ việc leo thang giá cổ
phiếu. Điều này dẫn đến kết quả là ngân hàng không còn đơn
thuần là trung gian tài chính mà còn hoạt động rất tích cực
trong việc đầu tư. Một ngành nghề mới cũng được phát triển từ
đây là ngành dịch vụ tài chính. Nó giúp chúng ta liên kết ngân
hàng với các bên liên quan như công ty quản lỹ quỹ, công ty
bảo hiểm, các công ty về bảo mật, … Sự phát triển của công
nghệ thông tin cũng giúp cho nền tài chính đang được toàn cầu
hóa một cách nhanh chóng với các ứng dụng smart banking.
Giờ đây, các nguồn vốn không còn bị giới hạn nhiều như trước
trong việc đầu tư ra nước ngoài bởi nền tài chính toàn cầu đã
phần nào giúp gỡ bỏ đi các rào cản về địa lý trong đầu tư.
Nhiều người nghĩ rằng nền tài chính toàn cầu sẽ khiến các
trung tâm tài chính sụp đổ nhưng không, điều này làm tăng sự
cạnh tranh giữa các địa điểm trên với nhau góp phần làm thúc
đẩy hơn nữa toàn cầu hóa tài chính.( nguồn là giáo trình của
thầy huấn hoa hồng)
Case study 1: việc điều chỉnh lãi suất của FED và ảnh
hưởng của nó lên các nền kinh tế.
Đồng USD đang là đồng tiền quyền lực nhất thế giới vì nó là
đồng tiền chung cho nhiều trao đổi thương mại quốc tế cũng
như là để định giá hàng hóa. FED là cục dữ trự liên bang mỹ có
vai trò điều tiết nền kinh tế mỹ thông qua việc điều chỉnh lãi
suất.
Khi FED thay đổi lãi suất thì giá của đồng USD sẽ thay đổi. Vì
vậy, các quốc gia đều cố gắng nắm bắt để đưa ra chính sách
phù hợp để giảm tác động tiêu cực của việc này.
 Nền tài chính toàn cầu đã tác động rất lớn đến các chính
sách cũng như sự phát triển của nền kinh tế của mỗi một
quốc gia.
Case study 2: thu hút vốn FDI ở việt nam.
Dịch covid đã gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Một số quốc
gia tiến hành đóng cửa nền kinh tế dẫn đến việc sản xuất bị
ngưng trệ. Điều này tạo ra một dòng dịch chuyển vốn đầu tư
lớn đến các nước đang phát triển trong đó có việt nam.
Chính phủ đã có những chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho việc này ví
dụ như tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông hỗ trợ cho sản xuất, nới lỏng thuế quan, tích cực chống
dịch.
Kết quả là một phần không nhỏ vốn fdi đã được dịch chuyển
đến việt nam giúp cho đất nước có cơ hội phát triển ngày càng
nhanh hơn.
 Nền tài chính toàn cầu góp phần giúp các quốc gia đang
phát triển có thêm cơ hội để vươn mình mạnh mẽ hơn.

IV. DÒNG DI CHUYỂN VỐN, QUÁ TRÌNH VỐN HÓA


A. Khái niệm, xu hướng dịch chuyển vốn
1. Khái niệm
- Dịch chuyển vốn (Capital Movements) là hình thức di
chuyển các luồng vốn quốc tế do tư nhân hoặc chính phủ
thực hiện.
- Dịch chuyển vốn là một mục quan trọng trong cán cân thanh
toán.
- Di chuyển vốn cho phép triển khai hiệu quả nguồn vốn vật
chất và tài chính xuyên biên giới cho các mục đích đầu tư và
tài trợ.
- Bản chất của di chuyển vốn:
 Đối với cá nhân, di chuyển vốn là thực hiện nhiều giao dịch
cùng lúc, bao gồm:
+ Mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài
+ Mở cổ phần ở các công ty ngoài nước
+ Đầu tư vào thị trường tốt nhất
+ Mua bất động sản ở một quốc gia khác
- Hình thức
+ Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
+ Đầu tư hoặc mua bất động sản
+ Đầu tư chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ủy thác
đơn vị)
+ Cho vay tín dụng
+ Ngoài ra là các hoạt động khác của tổ chức tài chính, bao
gồm các hoạt động vốn hóa cá nhân như của hồi môn, di sản,
tài sản tặng cho…
- Phân loại
+ Vốn trong và ngoài nước: Các khoản đầu tư được thực hiện
bởi các cư dân của nước sở tại ở nước ngoài biểu thị vốn trong
nước. Ngược lại, các khoản đầu tư do người nước ngoài thực
hiện ở nước sở tại biểu thị vốn nước ngoài. Trong tài khoản
BOP, dòng vốn từ nước ngoài vào là khoản ghi có trong khi
dòng vốn ra nước ngoài là khoản ghi nợ. Chênh lệch giữa các
khoản ghi nợ và ghi có do luân chuyển vốn thể hiện vốn đầu tư
nước ngoài ròng có thể dương hoặc âm
+ Vốn chính phủ và tư nhân: Vốn chính phủ đề cập đến việc
cho vay và đi vay từ nước ngoài của chính phủ của một quốc
gia nhất định. Ngược lại, các khoản cho vay của các cá nhân
và tổ chức tư nhân đối với người nước ngoài và việc họ vay từ
nước ngoài biểu thị vốn tư nhân. Việc chuyển vốn tư nhân từ
nước này sang nước khác thường được bảo lãnh bởi chính
phủ hoặc ngân hàng trung ương của nước đi vay.
+ Vốn ngắn hạn và dài hạn: Vốn luân chuyển quốc tế ngắn hạn
bao gồm các công cụ tín dụng có thời gian đáo hạn dưới một
năm. Sự luân chuyển vốn ngắn hạn có thể diễn ra thông qua
tiền tệ, tiền gửi không kỳ hạn, hối phiếu, thương phiếu và tiền
gửi có kỳ hạn đến một năm
+ Vốn trực tiếp và danh mục đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là đầu tư trực tiếp của các nhà tư bản nước ngoài
và các tổ chức kinh doanh ở các nước khác. Bản chất của đầu
tư trực tiếp nước ngoài là quyền sở hữu, kiểm soát và quản lý
kinh doanh được trao cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có các hình
thức khác nhau:
(a) Hình thành mối quan tâm trong đó các nhà đầu tư nước
ngoài hoặc các công ty nước ngoài có cổ phần lớn.
(b) Việc hình thành công ty con do nước đầu tư quan tâm tại
nước nhập khẩu vốn.
(c) Tổ chức của một công ty ở nước nhập khẩu vốn được tài
trợ toàn bộ bởi một số cơ quan có thẩm quyền tại nước đầu tư.
(d) Việc tạo ra tài sản cố định của công dân nước đầu tư tại
nước nhập khẩu vốn.
(e) Việc quốc gia đầu tư thành lập một công ty tự chủ với mục
đích cụ thể để điều hành các vấn đề khác.
2. Xu hướng của dịch chuyển vốn
a) Xu hướng dịch chuyển dòng vốn
Thập kỉ sau cuộc Đại khủng hoảng tài chính (GFC) đã chứng
kiến những thay đổi đáng kể về khối lượng và thành phần của
dòng vốn toàn cầu.
Cơ cấu các chủ nợ chuyển dịch khỏi các ngân hàng và hướng
tới các nguồn tài trợ trên thị trường, với sự tham gia ngày càng
tăng của nước ngoài vào thị trường địa phương của nền kinh tế
thị trường mới nổi (EMES) nói riêng. Tương tự, những người đi
vay cũng chuyển từ ngân hàng sang các doanh nghiệp và các
tổ chức khu vực công. Thành phần tiền tệ đa dạng hơn, mặc
dù đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền chủ đạo để vay và đầu tư
quốc tế.
Xu hướng dòng chảy tổng hợp
- Luồng ròng so với tổng
Kể từ GFC, phân tích dòng vốn và hậu quả kinh tế của chúng
đã thay đổi trọng tâm từ dòng chảy ròng sang dòng chảy gộp
3 nguyên nhân:
+ Vị thế ròng của một quốc gia có thể không phải là một chỉ báo
đáng tin cậy về các lỗ hổng tài chính của quốc gia đó.
+ Liên quan đến việc tập trung vào dòng vốn gộp là dòng vốn
chảy vào của người nước ngoài và dòng vốn chảy ra của cư
dân trong nước có thể lớn và không ổn định.
+ Phân tích dòng chảy ròng không tính đến sự khác biệt trong
hành vi của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (ví dụ:
sự gia tăng dòng vốn ròng do đầu tư của những người không
cư trú tăng lên có thể có những hàm ý chính sách rất khác so
với việc hồi hương của những người không cư trú.
Thay đổi mô hình dòng vốn
Các khoản vay, nợ danh mục đầu tư và dòng vốn chủ sở hữu
cũng thấp hơn so với giai đoạn 2009-19. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tăng tốt hơn
Phản ánh dòng chảy vào các nền kinh tế vào các nền kinh tế
tiên tiến (AEs)
Dòng vốn vào EMES được duy trì khá tốt sau GFC. Chúng
chậm lại rõ rệt trong 1 số năm. Tuy nhiên, sự chậm lại có xu
hướng tồn tại trong thời gian ngắn
Xu hướng dịch chuyển vào những ngành hàng giá trị cao
Một báo cáo vừa được Savills Việt Nam công bố cho rằng, từ
một nền kinh tế với các ngành công nghiệp thâm dụng lao
động, Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công
nghiệp có giá trị cao. Savills đã viện dẫn các số liệu thống kê
về xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong các sản
phẩm điện tử, điện thoại, linh kiện những năm gần đây, để
chứng minh điều này.
Đây thực sự là một xu hướng ngày càng trở nên rõ nét ở Việt
Nam, đặc biệt kể từ khi hàng loạt đại gia công nghệ lớn có đầu
tư tại Việt Nam. Samsung, LG của Hàn Quốc là những ví dụ
điển hình. Cả hai “ông lớn” này vẫn đang tiếp tục mở rộng đầu
tư tại Việt Nam. Samsung đang nỗ lực hoàn thiện việc xây
dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội.
Còn LG chỉ trong năm nay đã hai lần tăng vốn đầu tư, với tổng
vốn tăng thêm lên tới 2,15 tỷ USD.
Xu hướng dịch chuyển là khá rõ ràng. Với việc Việt Nam công
bố các chính sách ưu đãi đầu tư cao hơn vào các lĩnh vực
công nghệ cao, công nghệ hiện đại, đặc biệt là các dự án R&D,
tới đây, nhiều khả năng vốn đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển
nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực và ngành hàng có giá trị cao.
b) Những thay đổi nổi bật trong mô hình dòng vốn
Chuyển từ tài trợ ngân hàng sang phi ngân hàng
Vai trò của các ngân hàng suy giảm kể từ cuộc Đại khủng
hoảng tài chính
1.3 Biến động và dừng đột ngột
- Một số ý kiến cho rằng giai đoạn sau GFC đã chứng kiến sự
biến động “rất vừa phải”. Tuy nhiên,trong phản hồi của họ đối
với cuộc khảo sát của Nhóm làm việc, các ngân hàng trung
ương đã xác định mức độ biến động của dòng vốn cao hơn là
một xu hướng chính sau GFC
- Tần suất tăng và dừng đột ngột không tăng sau GFC: đột biến
xảy ra khi tổng dòng vốn vào rất thấp. Như một mô hình chung,
các điểm dừng có xu hướng theo sau các đợt tăng giá
1.4. Khủng hoảng covid 19
- Gây ra sự đảo ngược mạnh mẽ của dòng vốn sang EMES và
một số AES từ tháng 3 năm 2020.
- Dòng đầu tư danh mục đầu tư ở đỉnh điểm của cuộc khủng
hoảng Covid 19 cho thấy nhu cầu tài trợ bằng đô la Mỹ phát
triển kể từ GFC. Họ đã chuyển hướng khỏi các ngân hàng ở
Hoa Kì và châu Âu.
Case study:
Kể từ năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, xu hướng
bảo hộ sản xuất trong nước,… khiến dòng vốn đầu tư trên thế
giới sụt giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự
dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Trong xu thế
đó, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như
là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng
vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ
Trung Quốc. Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018
đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc tế rời Trung
Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 doanh
nghiệp chọn Việt Nam, 11 doanh nghiệp sang Đài Loan, 11 DN
sang Thái Lan, 3 DN lựa chọn Ấn Độ,... Theo Công ty Tư vấn
đầu tư A.T. Kearney (2019), Trung Quốc đã xuống hạng, từ thứ
3 (năm 2017) xuống thứ 7 (năm 2019) trong số các địa điểm
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tốt nhất thế giới (là mức
thấp nhất từ trước đến nay); phản ánh sự suy giảm sức hấp
dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư, do chi phí nhân
công tăng nhanh, tác độKể từ tháng 8/2019 đến nay, Ấn Độ và
Indonesia đã đẩy mạnh việc thu hút các tập đoàn quốc tế đang
có kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Đến nay, đã có
nhiều thông tin về việc các nhà đầu tư có kế hoạch dịch chuyển
đầu tư tới Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển sẽ không ngay
lập tức, mà thường có lộ trình khoảng 2 đến 5 năm, do các
chuỗi cung ứng toàn cầu đã được hoàn thiện nên không thể
nhanh chóng chuyển dịch. Ngoài ra, sự dịch chuyển này mang
tính đa dạng hóa thị trường, chỉ chuyển dịch một phần chuỗi
cung ứng chứ không phải là di dời toàn bộ khỏi Trung Quốc.
Do đây vẫn là thị trường có quy mô rất lớn, vẫn là một điểm
đến quan trọng bởi Trung Quốc có cơ sở hạ tầng, logistics,
công nghiệp phụ trợ tốt, đội ngũ công nhân lành nghề, cũng
như hệ sinh thái cung ứng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng của Mỹ, châu u,… và quy mô sản xuất lớn.
Đối với Việt Nam, trong năm 2019, vốn FDI đăng ký từ Trung
Quốc tăng 17% so với năm trước, cao hơn so với mức tăng
chung là 7,2%, và là mức tăng cao nhất trong số các đối tác
đầu tư lớn của Việt Nam (Hồng Kông tăng 9,1%, Singapore
tăng 6,4%, Hàn Quốc tăng 3,7%, Nhật Bản tăng 2,12%). Trong
5 tháng đầu năm 2020, một số tập đoàn đã lên kế hoạch dịch
chuyển đầu tư đến Việt Nam. Cụ thể, theo Nikkei, Google có kế
hoạch sản xuất smartphone giá rẻ (Pixel 4a) tại Việt Nam, trong
khi Microsoft dự định sản xuất notebook và máy tính để bàn
trong quý II năm 2020, còn Apple sẽ sản xuất tai nghe không
dây (AirPods) tại Việt Nam thay vì Trung Quốc (3-4 triệu đơn
vị, tương đương 30% lượng sản phẩm AirPods). Hãng trò
chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần sản xuất máy
chơi game Switch Lite sang Việt Nam của căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung và năm nay là đại dịch Covid-19.
B. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng dịch chuyển vốn
C. Vai trò, tác động của dòng dịch chuyển vốn
Vai trò của dòng dịch chuyển vốn:
Các dòng dịch chuyển vốn luôn được coi là đóng vai trò quan
trọng vì chúng giúp hỗ trợ duy trì trạng thái cân bằng cán cân
thanh toán (BOP). Một quốc gia khi đạt được sự thặng dư về
cán cân thanh toán quốc tế, sẽ đầu tư hoặc cho nước ngoài
vay vốn, và do đó bù đắp lại sự thặng dư này. Ngược lại, khi
thâm hụt BOP, nó có thể vay vốn từ nước ngoài và loại bỏ sự
thâm hụt. Nói cách khác, sự luân chuyển vốn có vai trò quan
trọng cụ thể trong việc cân bằng các khoản thu và chi thanh
toán quốc tế. Trong bối cảnh của các quốc gia kém phát triển
như Ấn Độ, dòng vốn quốc tế hay viện trợ nước ngoài đóng vai
trò hết sức quan trọng.
Tác động của dòng vốn quốc tế:
1. Tác động đến tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư
+Tích cực: Tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư.
Tình trạng kém phát triển ở các nước nghèo về cơ bản là do họ
thiếu vốn hoặc tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp.
Ví dụ: Ở Ấn Độ:
Trước ngày độc lập: tỷ lệ tiết kiệm chỉ khoảng 5%, tỷ lệ đầu tư
gộp cũng lơ lửng quanh khoảng đó
 Đất nước không thể mong đợi, trong điều kiện dân số tăng
nhanh và đã tính đến khấu hao, tăng trưởng với tốc độ hơn
2 đến 2.5% mỗi năm.
4 thấp kỷ vừa qua: Với sự đầu tư của nước ngoài, tỷ lệ đầu tư
và tiết kiệm có thể tăng lên hơn 20% mỗi năm và tăng trưởng
với tốc độ trung bình 3.5% mỗi năm.
Tiêu cực:
Việc tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng thông qua hỗ trợ nước
ngoài và ưu tiên nhiều hơn cho sản xuất hàng xa xỉ và bán xa
xỉ gây ra sự gia tăng tiêu dùng và do đó làm giảm tiết kiệm
trong nước. Dòng vốn nước ngoài lớn đổ vào khiến người dân
và Nhà nước ở các nước kém phát triển ít nỗ lực hơn trong
việc đẩy mạnh tiết kiệm trong nước. Nhiều khi vốn nước ngoài
không bổ sung
mà thay thế vốn trong nước.
VD: 1 nghiên cứu được thực hiện bởi KB Griffin và JL Enos liên
quan đến 32 nước kém phát triển cho thấy chỉ 25% viện trợ
nước ngoài dẫn đến tăng đầu tư và nhập khẩu, 75% còn lại
được sử dụng cho tiêu dùng. Nó gợi ý rằng viện trợ nước ngoài
không khuyến khích tiết kiệm trong nước. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu thực nghiệm khác đã bác bỏ quan điểm này.
Tác động lao động và việc làm:
Tích cực:
Khi vốn nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thiết lập
các ngành công nghiệp nặng, cơ bản và then chốt, khai thác
các nguồn nguyên liệu thô, mở ra thị trường mới, cơ hội việc
làm ở các nước đang phát triển sẽ mở rộng đáng kể. Hiện đại
hóa nông nghiệp thông qua việc giới thiệu máy móc nông
nghiệp mới và phân bón hóa học với sự giúp đỡ của vốn nước
ngoài giải phóng nhân lực dư thừa từ lĩnh vực đó.
Việc mở rộng công nghiệp nhờ vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm
tăng nhu cầu về lao động, đảm bảo tiền lương thực tế của lao
động tăng lên. Mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều giống mới làm hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
lao động.
Tiêu cực:
Khi tình trạng việc làm ở các nước đầu tư đạt dưới mức đảm
bảo, việc chuyển dịch vốn sẽ làm giảm mức việc làm. Tuy
nhiên, ở các nước tiếp nhận đầu tư, việc làm có thể mở rộng.
Chính vì lý do này mà lao động có tổ chức ở Hoa Kỳ phản đối
việc Hoa Kỳ đầu tư ra nước ngoài.
Tác động tới Cán cân thanh toán:
Sự luân chuyển vốn quốc tế ảnh hưởng đến BOP của nước
đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Năm chuyển vốn được thực
hiện, thâm hụt BOP xuất hiện đối với quốc gia đầu tư. Mặt
khác, có sự cải thiện về BOP của nước tiếp nhận đầu tư trong
năm đó. Chương trình đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ trong
những năm 1960 đã gây ra thâm hụt BOP lớn cho nó dẫn đến
những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ từ năm
1965 đến năm 1974.
Tuy nhiên, việc chuyển vốn ban đầu và chi tiêu ra nước ngoài
của nước đầu tư dẫn đến tăng xuất khẩu tư liệu sản xuất, phụ
tùng và các sản phẩm khác. Ngoài ra còn có dòng lợi nhuận
tiếp theo đến quốc gia đầu tư sau khoảng thời gian trung bình
từ 5 đến 10 năm. Nhưng về lâu dài cũng có thể có khả năng
thay thế xuất khẩu và nhập khẩu của nước đầu tư.
Điều đó làm cho tác động lâu dài của việc chuyển vốn đối với
quốc gia đầu tư là không chắc chắn trong khi tác động ngắn
hạn hoặc tức thời của nó là tiêu cực đối với quốc gia đó. Đối
với nước tiếp nhận, tác động của chuyển dịch vốn lên BOP là
tích cực.

You might also like