You are on page 1of 27

Đại Học UEH - Trường Kinh Doanh

Ngành Kế Toán Doanh Nghiệp - Khoa Lý Luận Chính Trị

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

KINH TẾ CHÍNH TRỊ


MÁC-LÊ NIN
LHP: 23C1POL51002407

Phân Tích Hoạt Động Tư Bản Cho Vay, Thị trường


chứng khoán. Ý Nghĩa Lý Luận, Thực Tiễn.

GIẢNG VIÊN: Nguyễn Minh Tuấn


SINH VIÊN: Nhóm 2
Mã Hoàng Thiện – 31221021224
Vương Khánh Duy - 1221023000
KHÓA: K48
Mục lục
LỜI CẢM ƠN .................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................... 3
TƯ BẢN CHO VAY VÀ LỢI TỨC ..................................................4
1.Tư bản cho vay ............................................................................. 4
2. Lợi tức: ........................................................................................ 6
1. Thị trường chứng khoán ............................................................10
2. Cổ phiếu và trái phiếu: .............................................................. 12
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008: .................................... 17
Ý NGHĨA LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ...............................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 25

1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tuấn trong 3 tuần qua đã tâm huyết
và giảng những kiến thức hay ho truyền đạt đến lớp chúng em. Riêng em thì em
cảm thấy thầy giảng rất hay và những kiến thức thầy truyền đạt rất thu hút. Những
kiến thức thầy giảng rất hữu ích và hỗ trợ cho chủ đề tiểu luận này của em. Tuy
nhiên, vì kỹ năng viết còn chưa tốt cũng như lời văn diễn giải vẫn còn nhiều thiếu
xót đôi khi có phần hơi lang mang và không đúng trọng tâm đề tài. Rất mong thầy
có thể bỏ qua cũng như có thể góp ý vào bài tiểu luận lần này để em có thể rút kinh
nghiệm cho những bài luận sắp tới.

2
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay các vấn đề về cung cầu vốn vay thị trường đã và đang là chủ đề được các
nhà kinh tế học cũng như các nhà chính trị hết sức quan tâm. Sự cần thiết của việc
cung cấp nguồn vốn vay cũng đã được khẳng định trong chương 3. Cho rằng sự
cạnh tranh giữa cách doanh nghiệp với nhau là sự cạnh tranh về nguồn vốn. Vậy thì
nguồn vốn mà các doanh nghiệp này cạnh tranh từ đâu mà có? Từ ngân hàng, các
nhà đầu tư thiên thần, hay từ chính phủ? Trong nền kinh tế tư bản thì các hoạt động
cho vay diễn ra như thế nao? Người đi vay và người cho vay cần lưu ý và chú ý
điều gì khi đưa ra quyết định? Tư bản cho vay đã dẫn đến kết cục thị trường ra sao?

Mặt khác, thị trường chứng khoán là nơi cung cấp cơ hội đầu tư và làm giàu cho
những người có tiền nhàn rỗi tham gia vào, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro mà người
tham gia vào thị trường này phải gánh phải. Vậy rủi ro mà họ phải gánh chịu là gì?
Bản chất của thị trường chứng khoán có liên hệ gì với tư bản cho vay? Cuộc khủng
hoảng kinh tế 2008 đã phản ánh thế nào về tư bản cho vay và thị trường chứng
khoán?

Trong bài tiểu luận “phân tích hoạt động tư bản cho vay, thị trường chứng khoán. Ý
nghĩa lý luận thực tiễn” lần này ta sẽ đi làm rõ những vấn đề trên để phần nào hiểu
được bản chất tư bản cho vay, cách mà thị trường chứng khoán hoạt động trong nền
kinh tế từ đó rút ra được những bài học hữu ích cho mình.

3
TƯ BẢN CHO VAY VÀ LỢI TỨC

1.Tư bản cho vay


1.1 Định nghĩa:

Tư bản cho vay là một khái niệm của kinh tế chính trị Mác-Lênin và
là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác
sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi
tức). Hiểu đơn giản là người có tiền đem tiền cho người cần vốn để kinh
doanh vay và sau đó thì người vay họ sẽ trả ta lại số tiền gốc và cộng thêm
một số tiền nữa và số tiền đó gọi là lợi tức.

1.2 Nguồn gốc hình thành:

Tư bản cho vay là hình thức tư bản đã tồn tại trước cả chủ nghĩa tư
bản từ rất lâu. Nó ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ,
lúc này sự phân công lao động xã hội bắt đầu trở nên rõ rệt, chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng về việc sở hữu tài sản ngày càng trở nên
gay gắt. Dẫn đến sự dư thừa và thiếu hụt của cải hình thành nên giai cấp và
các hình thức cho vay trong xã hội.

Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức đặc trưng của tư bản cho vay là tư
bản cho vay nặng lãi. Với hình thức cho vay lấy lãi đánh nặng nề lên con nợ,
lãi mẹ đẻ lãi con.

Lúc này giai cấp tư sản, trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị đã
đấu tranh chống thứ tư bản cho vay nặng lãi này và họ đứng ra nói rằng sự
vay mượn của mình là để thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
và dần tư bản cho vay nặng lãi được chuyển thành tư bản cho vay. Trong quá
trình chu chuyển tư bản, nhiều lúc các nhà tư bản công nghiệp có những số

4
tiền nhãn rỗi, chưa dùng vào xí nghiệp hay các hoạt động tài chính nhằm tạo
thêm tiền điều này tạo nên sự lãng phí về tiền và dần nếu số tiền này không
được sử dụng cho mục đích cụ thể thì giá trị của nó sẽ giảm dần theo thời
gian.

Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm trở thành hàng hóa
và tiền tệ đã phát triển các chức năng của mình hay nói cách khác là chúng
có cho mình giá trị sử dụng.

1.3 Đặc điểm của tư bản cho vay:

Tư bản cho vay là một loại hàng hóa đặc biệt vì:

Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản trong thời gian cho vay.
Đối với tư bản cho vay là tư bản sở hữu; Tư bản đi vay là tư bản sử dụng.

Tư bản cho vay là người sở hữu vì khi cho vay người cho vay không
mất quyền sở hữu, còn tư bản đi vay là người đi vay chỉ được quyền sử dụng
trong một thời gian nhất định sau đó phải trả lại quyền sở hữu cho tư bản cho
vay cộng thêm phần tiền trả thêm gọi là lợi tức (z). Vì vậy, khi tư bản cho
vay được bán đi thì giá trị sở hữu và giá trị của chính nó không bị mất đi mà
tăng thêm theo thời gian và giá cả của hàng hóa này chính là lợi tức.

Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, do vận động theo công
thức:

� − �'(�' = � + �)

Trong đó T là tiền nhàn rỗi, T’ là tiền gốc phải trả (T) cộng với phần
lợi tức (z).

Chính vì vậy mà tư bản cho vay được cho là tư bản được sùng bái
nhất. Vì khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên. Giá
cả của tư bản cho vay không do giá trị quyết định mà do giá trị sử dụng của
tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định.

5
Điều này có thể xem như lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản
cho vay.

Nhìn vào công thức trên (T-T’) ta thấy sự vận động của tư bản cho
vay dường như chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa hai đối tượng là tư bản cho
vay và tư bản đi vay. Điều này đã che đậy kín đáo bản chất bốc lột của tư bản
chủ nghĩa từ việc lợi tức trích ra chính từ thặng dư lao động của người lao
động song vẫn đạt được hiệu quả tối đa đó chính lượng tiền tăng thêm từ tiền
gốc.

Tư bản cho vay ra đời, góp phần vào việc tích tụ tư bản, tập trung tư
bản, mở rộng sản xuất,... giảm tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi đẩy nhanh tốc
độ chu chuyển của tư bản góp phần tăng thêm tổng giá trị thặng dư cho xã
hội.

2. Lợi tức:
2.1 Khái niệm:

Trong kinh tế chính trị Mác- Lênin, lợi tức là một thuật ngữ dùng để
chỉ một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho
vay để sở hữu tư bản trong một thời gian nhất định và được kí hiệu là z.

Giới hạn của lợi tức nằm trong khoảng 0< z< p (p là lợi nhuận bình
quân). Giới hạn này nói lên việc tư bản đi vay họ chỉ có thể trả phần lợi tức
thấp hơn lợi nhuận mà họ đạt được.

Tỷ suất lợi tức (kí hiệu z’) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số
tư bản tiền tệ cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này sẽ
được tư bản cho vay và tư bản đi vay thỏa thuận mức tỷ suất phù hợp với cả
2 bên.

�' = × 100 %

Trong đó:

6
z là lợi tức

k là số tư bản cho vay: k=c+v = Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa*

Ví dụ: Tư bản A đang có 10 triệu đồng và tư bản B là người cần tiền


để kinh doanh. Tư bản B vay tư bản A và nói là sẽ trả đủ số tiền mượn và
cộng thêm 10%, tức là tư bản B sẽ phải trả 10 triệu và cộng thêm 1 triệu nữa.
Tổng số tiền mà tư bản B phải trả cho tư bản A là 11 triệu đồng và tỉ suất lợi
tức là 10%.

Giới hạn của tỉ suất lợi tức nằm trong khoản: 0< z’< p’

Trong đó p’ là tỷ suất lợi nhuận bình quân: �' = � × 100 %

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu tỷ suất lợi tức lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ suất
lợi nhuận? Ta có thể dễ dàng thấy được tỷ suất lợi tức sẽ nhỏ hơn tỷ suất lợi
nhuận. Vì cơ bản là tỷ suất lợi nhuận cao nghĩa là tư bản đi vay họ có lợi
nhuận. Có lợi nhuận thì họ mới có thể có khả năng trả lợi tức, nếu không có
lợi nhuận thì tư bản đi vay họ không thể có khả năng trả lợi tức với mức tỷ
suất lợi tức đã thỏa thuận ban đầu với tư bản cho vay được. Và tất nhiên là tư
bản cho vay cũng rất cân nhắc về điều này. Vì cái họ muốn sau cùng là lợi
tức. Nên họ sẽ chỉ hướng đến những tư bản đi vay có khả năng trả cho họ
phần lợi tức mà họ mong muốn.

2.2. Bản chất và nguồn gốc của lợi tức:

Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản chất của lợi tức ta cần xem xét
dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay
và ngược lại.

Về phía nhà tư bản cho vay: họ cho tư bản đi vay vay tiền nhàn rỗi
của họ trong một thời gian nhất định với mục đích thu về lợi tức.

Về phía tư bản đi vay: Tiền nhàn rỗi khi vào tay tư bản đi vay sẽ dùng
nó cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà mục đích sau cùng của họ là sẽ
7
thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng để có được số lợi nhuận này, trước đó
anh ta đã phải di vay, nên nhà tư bản đi vay không được hưởng toàn bộ lợi
nhuận bình quân mà phải trích ra một phần lợi nhuận bình quân để trả cho
nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức. Phần còn lại của lợi nhuận bình
quân chính là thu nhập của tư bản đi vay gọi là lợi nhuận doanh nghiệp.

Như vậy, lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản
đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản trong một
khoảng thời gian nhất định.

Công thức vận động của tư bản cho vay là T=T’ (T’=T+z). Ở công
thức này không có tư bản hàng hóa cũng không có tư bản sản xuất. Do đó khi
người ngoài nhìn vào công thức này sẽ tạo ra ảo tưởng lợi tức sinh ra bên
ngoài, tự bản thân tiền sinh ra tiền. Nếu như trong công thức chung của tư
bản là T-H-T’ người ta còn có thể thấy số tiền lãi đó có được từ tư bản sản
xuất mà ra. Còn trong công thức T-T’ của tư bản cho vay thì không có khâu
trung gian nào. T đem lại T’, T’ được sinh ra từ T. Nhưng thực chất thì sự vận
động của tư bản cho vay hoàn toàn dựa trên công thức vận động tuần hoàn
của tư bản. Và công thức T-T’ chỉ là sự tóm gọn của công thức vận động tuần
hoàn của tư bản mà thôi. Ta có:

� − � (��Đ, ����). . . �� − �' − �'

Theo công thức trên ta sẽ thấy T để tạo thành T’ cần phải qua quá
trình mua hàng hóa là sức lao động và tư liệu sản xuất đây là giai đoạn đầu
tiên tư bản tiền tệ chuyển thành tư bản sản xuất.

Chính sức lao động và tư liệu sản xuất sẽ tạo ra hàng hóa có giá trị
hơn các yếu tố sản xuất ban đầu vì trong nó có giá trị thặng dư mà lao động
tạo ra đây là giai đoạn thứ hai tư bản sản xuất chuyển thành tư bản hàng hóa

8
Giai đoạn cuối cùng chính các nhà tư bản bán hàng hóa đó ra và từ đó
sẽ tạo thêm tiền. Lúc này tư bản hàng hóa lại trở thành tư bản tiền tệ. Và
vòng tuần hoàn này cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Ta có thể thấy rõ rằng rằng T’ > T. Điều này có nghĩa là bản chất của
lợi tức có được chính là do giá trị thặng dư mà người lao động thực hiện
trong quá trình sản xuất. Mà thứ mà tư bản chú trọng nhất chính là việc sản
xuất ngày càng nhiều giá thặng dư.

Vậy nên công thức T-T’ chỉ là sự che dấu bản chất bốc lột bên trong
của tư bản thông qua tư bản đi vay.

9
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU

1. Thị trường chứng khoán


1.1 Thị trường chứng khoán là gì?

Chứng khoán: là một loại tài sản, nó bao gồm các chứng chỉ tài chính
mà có thể đổi ra được tiền như là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái
sinh,...

Thị trường chứng khoán: là bao gồm tất cả thị trường cổ phiếu, thị
trường trái phiếu gộp lại,... gọi chung là thị trường chứng khoán.

1.2. Sự hình thành của thị trường chứng khoán:

Cuối năm 1400 tại Antwerp (Bỉ) các giao dịch trái phiếu cơ bản được
hình thành. Lúc này đây chưa có cổ phiếu xuất hiện. Các nhà môi giới và
người cho vay tập trung tại đây để giao dịch các món nợ của công ty, chính
phủ và cá nhân.

Những năm 1600 có một công ty tên Đông Ấn Hà Lan công ty này đi
buôn bán rất nhiều các loại hàng hóa như vàng, lụa, đồ sứ, gia vị,... trên khắp
toàn cầu thông qua đường biển. Và chi phí của những chuyến đi này rất lớn
bao gồm lương cho các thủy thủ, chi phí tàu, chi phí lương thực,... rất nhiều.
Họ cần tiền để thực hiện những chuyến đi buôn của họ, lúc này họ mới nghĩ
ra một cách đó là họ đi kêu gọi những nhà giàu, quý tộc có tiền đầu tư vào

10
chuyến đi của họ và hứa là sẽ trả cho họ một phần lợi nhuận thu được từ
những chuyến đi buôn này ngày nay hình thức kêu gọi đầu tư này chính là cổ
phiếu. Và thế là họ có tiền để thực hiện những chuyến đi đắt đỏ của họ, họ
thu được nhiều lợi nhuận hơn và các nhà đầu tư đã được họ kêu gọi đầu tư
trước đó cũng được hưởng phần lợi nhuận mà công ty này trả cho họ. Sau đó
họ tiếp tục kêu gọi như thế đến những cảng vận chuyển trên khắp lục địa. Và
vô tình Công ty Đông Ấn Hà Lan đã tạo nên thị trường chứng khoán đầu tiên
trên thế giới cũng đồng thời là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu.

Đến năm 1611 thì sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên được xuất hiện
tại Amsterdam. Cũng chính Công Ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên
công khai giao dịch trên sàn chứng khoán này.

Thị trường chứng khoán cứ thế phát triển qua những thế kỷ sau đó.
Cùng với sự hình thành của các sở giao dịch lớn trên thế giới như Sở giao
dịch Newyork, , Sở giao dịch London,… Người ta bắt đầu tham gia vào thị
trường chứng khoán nhiều hơn với mong muốn làm giàu cho bản thân. Tuy
nhiên đây cũng được cho là thị trường mang nhiều rủi ro tài chính nhất, nên
chính bản thân những nhà đầu tư tham gia vào thị trường này cũng chịu phần
lớn rủi ro cho mình song song với việc cơ hội làm giàu kiếm thêm tiền cho
mình.

1.3 Đặc điểm

Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp và người cần vốn,
người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và giữa họ không
có trung gian tài chính.

Thị trường liên tục. Sau khi các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp. Nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ
cấp. Ví dụ thị trường trái phiếu chẳng hạn ban đầu công ty phát hành trái
phiếu ta mua nó thì đó gọi là thị trường sơ cấp. Còn đối với thị trường thứ
cấp nghĩa là sau khi ta đã mua trái phiếu từ công ty ban đầu ta đem nó đi bán
11
lại cho người khác đây ta gọi là thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán
đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền
mặt bất cứ lúc nào mà họ muốn.

Tính công khai. Giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh
bạch trong giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên những người tham gia
đều nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị
trường. Vì khi họ phát hành cổ phiếu, hay trái phiếu họ sẽ phải cho người
khác biết được báo cáo tài chính của họ.

Khả năng thanh khoản cao.

Rủi ro theo thị trường.

1.4 Bản chất của thị trường chứng khoán

Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán chính là nơi tập trung
và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi, nơi giao dịch
các công cụ tài chính của thị trường vốn.

Nghe đến đây ta lại thấy nó có hơi hướng của tư bản cho vay. Người
nó tiền nhàn rỗi dùng số tiền đó để cho người cần vốn để hoạt động sản xuất
kinh doanh của họ. Thực chất tư bản cho vay và thị trường chứng khoán là
một. Thị trường chứng khoán là nơi kết nối giữa tư bản cho vay và tư bản đi
vay với nhau.

2. Cổ phiếu và trái phiếu:


Trước hết ta sẽ đề cập đến một khái niệm mà có liên quan đến phần sắp tới
đó là công ty cổ phần. “Công ty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình
thành từ việc liên kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân thông qua
việc phát hành cổ phiếu”. Về mặt tổ chức và quản lý, đại hội cổ đông là cơ quan tối
cao bầu ra hội đồng quản trị và quyết định phương hướng kinh doanh cùng những
vấn đề quan trọng khác trong hoạt động của công ty.

2.1 Cổ phiếu
12
Cổ phiếu hay còn được biết đến với cái tên là vốn cổ phần. Là một
loại chứng khoán đại diện cho một phần sở hữu của tổ chức phát hành. Đến
đây ta sẽ lấy công ty cổ phần làm ví dụ. Để có cổ phiếu trước hết công ty
phải trích một phần nhỏ của miếng bánh doanh nghiệp mình ra gọi là cổ phần.
Cổ phần hiểu đơn giản là việc công ty đang bẻ một miếng bánh nhỏ, đứa con
tinh thần của họ ra cho những người đưa tiền cho họ để sở hữu một phần
công ty. Người nắm giữa cổ phần được gọi là cổ đông. Về sau khi công ty
làm ăn có lãi họ sẽ trả cho những người nắm cổ phần hoặc cổ phiếu một
khoản tiền gọi là cổ tức.

Về cơ bản thì cổ phiếu là một công cụ vốn. Nó cho phép những người
có tiền nhãn rỗi đầu tư tiền của mình vào một tổ chức họ tin tưởng mà sau
này họ sẽ nhận được khoản cổ tức từ việc làm ăn khấm khá của tổ chức đó.
Đồng thời những tổ chức phát hành cổ phiếu cũng chính là để họ có thêm
vốn để đầu tư vào tư liệu sản xuất, đầu vào để thúc đẩy việc kinh doanh của
họ phát triển.

Vậy khi công ty có lợi nhuận thì họ sẽ sử dụng khoản lợi nhuận ấy
cho mục đích gì? Họ sẽ có hai cách một là họ sẽ trả cổ tức cho những người
đang nắm giữ cổ phần của họ, hai là họ dùng số tiền đó để tái đầu tư.

Đối với những cổ đông thì thường họ sẽ có hai nguồn thu từ cổ phiếu.
Một là, họ nhận từ cổ tức, hai là họ có thể bán lại cổ phiếu đó để lấy phần
chênh lệch.

Ví dụ: Nếu ta mua một cổ phiếu của một công ty A nào đó 3 năm
trước với giá là 1 tỷ thì sau 3 năm giá trị của giá cổ phiếu của công ty A đó
có thể lên 2 tỷ thì khi ta bán cổ phiếu này đi ta lãi được 1 tỷ đồng mà chưa
tính đến phần cổ tức.

Trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại cổ phiếu ở đây ta sẽ chỉ nói
sơ qua một vài cổ phiếu tiêu biểu là cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. Đối
với luật thì họ gọi cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi là cổ phần phổ thông
13
và cổ phần ưu đãi. Về cổ phần phổ thông thì cơ bản nó là cổ phiếu bình
thường việc ta nắm giữ cổ phần của công ty và có quyền biểu quyết tương
đương với số cổ phần đang nắm giữ. Việc biểu quyết này có ý nghĩa quan
trọng đối với công ty vì người nắm giữ nhiều cổ phiếu sẽ có khả năng thao
túng mọi hoạt động của công ty ấy, đối với cổ phần ưu đãi thì nó còn thêm
một đặc điểm nữa đó là ngoài việc trả cổ tức ta sẽ còn nhận thêm một khoản
cố định nữa nhưng đổi lại đối với loại cổ phiếu này thì người sở hữu nó sẽ
không có quyền biểu quyết. Ngoài ra thì còn rất rất nhiều loại cổ phiếu trên
thị trường như cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu giá trị,… rất nhiều tùy vào
cách mà người ta phân loại chúng.

2.2. Trái phiếu:

Trái phiếu là một loại chứng khoán mà doanh nghiệp hoặc chính phủ
phát hành ra để tăng vốn.

Trái phiếu về cơ bản nó giống như một hình thức gửi tiền tiết kiệm
nhưng nó rủi ro hơn, phức tạp hơn và song song với những điều đó thì nó lãi
cao hơn. So với gửi tiết kiệm thì trái phiếu có mức độ an toàn thấp nghĩa là
rủi ro cao, đổi lại lợi nhuận từ trái phiếu cũng cao hơn hẳn so với gửi kiệm.
Người mua trái phiếu được gọi là trái chủ, lợi nhuận thu về từ trái phiếu gọi
là trái tức. Khác với cổ phiếu ở chỗ trái phiếu nó như một giấy nợ nghĩa là
người phát hành trái phiếu phải trả đúng kỳ hạn và trả đủ số tiền được niêm
yết trên trái phiếu.

Trái phiếu gồm 4 đặc điểm cần chú ý. Hiện nay trái phiếu đã không
còn được định dạng với dạng giấy như hồi xưa mà ngày nay người ta đã quy
nó thành trái phiếu điện tử hết rồi. Nhưng về cơ bản 4 đặc điểm của trái sẽ là:
ngày phát hành, mệnh giá, kỳ hạn và lãi suất. Trái phiếu không phụ thuộc
vào kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành nên nó vì nó cơ bản
là giấy nợ mà nợ thì nhất định phải trả. Đặc điểm này cũng làm cho trái

14
phiếu có một cái tên gọi riêng trong thị trường chứng khoán đó là “Fixed
Income Securities” hay chứng khoán có thu nhập cố định.

Người mua trái phiếu cần phải hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của trái
phiếu. Thứ nhất, trái phiếu có thể mua đi bán lại. Thứ hai, người nắm giữ trái
phiếu khi bán trái phiếu đó đi thì người đó vẫn hưởng lãi tới ngày mà mình
bán.

Ví dụ: ngày 1/1/2023 ta mua trái phiếu, ngày 1/6/2023 ta bán lại trái
phiếu đó cho người khác thì ta vẫn hưởng được phần lãi đến ngày 1/6.

Có một số điều cần lưu ý về trái phiếu như sau:

+ Giá của trái phiếu bằng giá trị thị trường trái phiếu

+ Giá phát hành có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng mệnh giá trái phiếu

+ Thị giá là giá trị thị trường khi người mua trái phiếu mua bán lại trái phiếu

+ Mệnh giá là giá trị mà bên phát hành trái phiếu phải trả ở thời điểm đáo
hạn

Đến đây ta có thể nhận thấy một số điều như sau. Mệnh giá của trái
phiếu không phải là giá của trái phiếu mà ban đầu ta mua. Giá của trái phiếu
nó phụ thuộc vào thị trường và nó có thể lên xuống bất kỳ. Vậy câu hỏi đặt ra
là điều gì ảnh hưởng đến giá của trái phiếu? Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá
trái phiếu như sau:

+ Kỳ hạn dài thì giá trái phiếu càng thấp. Sở dĩ điều này xảy ra là vì đứng
dưới gốc độ của một nhà đầu tư khi thì khi họ bỏ tiền ra để mua trái phiếu này họ sẽ
muốn nhận được tiền lại càng sớm càng tốt. Vì biết đâu kỳ hạn trả trái phiếu kéo dài
doanh nghiệp có thể thua lỗ hoặc đem nhằm mục đích gì đấy khác. Vậy nên thông
thường kỳ hạn dài thì giá trái phiếu sẽ thấp là như thế.

+ Sự thay đổi của lãi suất. Thường lãi suất giảm thì giá trái phiếu sẽ tăng. Ta
sẽ lấy một ví dụ cho việc này. Giả sử một công ty A phát hành trái phiếu với lãi 10%
15
nhưng đột nhiên nhà nước lại tăng lãi suất lên 10% thì lúc này đây thay vì người ta
đi mua trái phiếu cho rủi ro thì họ đi gửi tiết kiệm ngân hàng cho nó an toàn. Và
việc công ty A này nếu vẫn giữ lãi thì đây quả là món hời dành cho họ vì thứ nhất
lãi họ trả thấp thôi nhưng kỳ hạn của trái phiếu lại dài thì giá trị tiền lúc đó cũng
không đáng là bao nên đây đối với công ty A là quá lãi. Vì thế mà lúc này đứng
dưới gốc độ nhà đầu tư thì họ đang lỗ vì họ đang cho vay với lãi suất thấp mà lãi
suất gửi tiền tiết kiệm nó lại tăng đến như thế nên họ sẽ không muốn giữ cái trái
phiếu hay mua cái trái phiếu đó làm gì cả và vì vậy mà giá trái phiếu sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên vì công ty họ cần vốn mà lúc này chả có ai mua vì người ta đi gửi tiết
kiệm hết rồi thì họ phải tăng lãi suất lên để thu hút người mua trái phiếu của họ ví
dụ là 15% chẳng hạn thì lúc này đây người ta mới bắt đầu người ta đi mua trái phiếu
trở lại. Và đó cũng chính là lý do tại sao lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và ngược
là như vậy.

+ Xếp hạng tín dụng. Một công ty với mức xếp hạng tín dụng tốt nghĩa là họ
có khả năng trả nợ tốt thì thông thường lãi suất trái phiếu sẽ thấp và ngược lại. Hãy
tưởng tượng nếu một công ty, doanh nghiệp phát hành trái phiếu vãi lãi suất cực cao
thì thật sự mà nói ta cần xem xét kỹ cái công ty đó có vấn đề gì mà họ lại để lãi cao
đến thế. Xếp hạng tín dụng của họ có cao không? Tình hình kinh doanh của họ thế
nào? Thông thường đối với lãi suất cao đến thế cũng đi kèm với rủi ro cao.

+ Lãi suất trái phiếu có thể biến đổi hoặc bằng 0%. Ví dụ về lãi suất có thể
bằng 0% như giả sử một trái phiếu với mệnh giá là 10 triệu, kỳ hạn là 10 năm, lãi
suất thị trường là 15% vậy giá trái phiếu lúc bấy giờ sẽ là 2 triệu 500 nghìn đồng.
Thì ta có thể không nhận lãi vào 10 năm sau ta sẽ lấy 10 triệu đồng.

Một điều khác với cổ phiếu nữa đó là người mua trái phiếu không được tham
gia đại hội cổ đông.

Tóm lại, sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần cùng với các công cụ
vốn đại diện là cổ phiếu và công cụ vay là trái phiếu hai công cụ này là nguồn lợi
lớn đối với các nhà tư bản. Nhờ nó mà tư bản được tập trung nhanh chóng và xuất
16
hiện những xí nghiệp khổng lồ mà không một tư bản riêng lẻ nào đủ sức tạo nên.
Đồng thời nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tư bản đầu tư, tăng tính
linh hoạt và cạnh tranh trong nền kinh tế.

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008:

Vào những năm 2000, 2001, 2002,... thì cuộc khủng hoảng kinh tế này này
đã nhen nhóm xuất hiện. Trước sự chuyển giao giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX lúc
này đây mạng Internet cực kỳ phát triển với những cái tên lớn trong ngành như
Apple, Microsoft, IBM, Nescape, Yahoo,… lớn đến nhỏ. Những công ty công nghệ
lúc bấy giờ họ đều muốn có cho mình một trang web “.com” và cố gắng để nhảy lên
sàn chứng khoán NASDAQ vào thời điểm đó. Bất kỳ công ty nào có trang web
“.com” thì người dân, các nhà đầu tư đều đi mua cổ phiếu của những công ty này.
Thứ nhất là vì ai cũng mua cũng mua nó nên số đông họ sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu
mặc cho công việc kinh doanh của những công ty này bị lỗ. Thứ hai, là lúc bấy giờ
tiềm năng phát triển của Internet lớn các nhà đầu tư họ rất tin vào điều này và vì thế
mà họ có niềm tin rằng việc đầu tư của họ sẽ lãi lớn. Thứ ba, những khi những công
ty dotcom đã lên được sàn NASDAQ (một trong những sàn giao dịch chứng khoán
lớn nhất thế giới ở New York) có một số lượng công ty chỉ sau một thời gian ngắn
cổ phiếu của họ x2 lần và điều này càng khiến các nhà đầu tư thích thú. Các công ty
lúc này họ có cho mình vốn luyến nhất định và họ dùng nó cho việc xây dựng và
phát triển dotcom của mình. Hầu hết doanh thu của các công ty nào cũng khá cao
nhưng lợi nhuận thì lại không thấy đâu vì lúc này họ đều tập chung dùng tiền để mà
17
martketing về cái phần mềm của họ, họ nói rằng hãy sử dụng trang web của tôi đi
nó có những cái tính năng đột phá và khác biệt so với những trang web khác và họ
đỗ hết dòng tiền vào marketing và quảng cáo cho thương hiệu dotcom của mình để
cạnh tranh với các đối thủ dotcom khác. Và chính điều này nó dần dần hình nên một
bong bóng Dotcom, bong bóng này được thổi đầy bằng tiền của những người mua
cổ phiếu. Các ngân hàng lúc này thì tự tin thái hóa vì họ nghĩ đây là một thị trường
tiềm năng thế là họ cứ cho các công ty vay để đầu tư cơ sở trang thiết bị,… nhà đầu
tư thì họ thậm chí còn cần quan tâm đến lợi nhuận mà họ chỉ cần biết được là doanh
thu tăng trưởng cao như thế nào thôi. Về phía các công ty thì hễ mà có vốn thì họ lại
đập hết vào việc quảng cáo. Mọi người trở nên quá mức tự tin và rồi đến năm 2000
giá cổ phiếu bắt đầu giảm tụt dốc. Có ba nguyên dẫn đến đến điều này thứ nhất là
bug Y2K, thứ hai là chính phủ tăng lãi suất cho vay lên, thứ 3 là tình hình tài chính
toàn cầu có những tin tức xấu. Kết quả là vốn ban đầu đã tăng gấp 5 lần từ năm

1995 đến năm 2000, giảm từ mức đỉnh 5.048,62 vào ngày 10 tháng 3 năm 2000
xuống còn 1.139,90 vào ngày 4 tháng 10 năm 2002, giảm 76,81% dẫn đến khoản lỗ
lên đến hàng nghìn tỷ đô la. Những người bỏ tiền đi mua cổ phiếu họ mất tiền họ lỗ,
hàng loạt các công ty bị phá sản, việc làm về mảng công nghệ biến mấ và nền kinh
tế Mỹ bấy giờ bị lao xuống tụt dốc. Hơn hết thảy vào ngày 11/9/2001 công dân Mỹ
lại chứng kiến tòa tháp đôi bị đánh đổ bởi khủng bố lúc này đây tâm lý người dân
rơi vào cảnh hoang mang tột độ họ vừa mất tiền lại còn bị khủng bố. Khiến cho họ
mất lòng tin và không còn động lực để đi đầu tư nữa.

Lúc này, Nhà nước mới can thiệp vào bằng cách bơm tiền vào ngân hàng và
FED (cục dữ trữ liên bang Mỹ) hạ lãi suất từ 6,5% năm 2000 xuống còn 1% vào
năm 2003. Việc FED giảm lãi xuất đơn giản là để kích cầu người dân đi vay, đi mua
sắm, đi đầu tư làm cho nền kinh tế phát triển trở lại. Lúc này người dân họ thật sự
thích điều này vì chính sách liên bang rõ ràng cũng ủng hộ giấc mơ sỡ hữu nhà đất
của người Mỹ từ những năm 1930 và việc FED hạ lãi suất thế này thật sự là một sự
thúc đẩy lớn đối với thị trường nhà đất. Vì lãi thì rất là thấp cứ như thể là nhà nước
cho không vậy. Và thế là người dân Mỹ họ bắt đầu đổ xô ra ngân hàng vay tiền để
18
mà đi mua nhà. Tuy nhiên với những khoảng vay lớn lên đến vài tỷ đô thì ngân
hàng họ cần một thứ gọi tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm sẽ bảo đảm việc dù cho
người đi vay có trốn thì ngân hàng cũng có thứ để mà quy thành tiền. Cụ thể ở đây
những người vay tài sản bảo đảm của họ chính là căn nhà mà họ vay tiền để mua
chúng. Kiểu cho vay này lúc bấy giờ gọi là những Mortgage nghĩa là vay thế chấp
hiểu đơn giản người đi vay vay tiền để mua nhà và họ phải cho ngân hàng tài sản
bảo đảm việc đi vay đó.

Tuy nhiên không phải ngân hàng lúc nào cũng có tiền mà cho vay mãi. Vì
nhà nước chỉ bơm tiền cho ngân hàng một số tiền nhất định mà thôi. Vậy nếu có rất
nhiều người đến vay mà khoản vay của họ người nào cũng đến vài tỷ thì ngân hàng
sẽ hết tiền không còn tiền cho vay nữa. Đến đây thì có một tổ chức tên Investment
Bankings (ngân hàng đầu tư) hiểu hôm na ngân hàng này là trung gian kết nối giữa
người cần tiền và người có tiền. Người cần tiền ở đây là ngân hàng và người có tiền
ở đây chính là nhà đầu tư (quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ,...). Ngân hàng
lúc này họ làm việc với Investment Bankings họ chuyển cho Investment Bankings
mấy cái mortgage này và Investment Bankings đem nó đi bán cho người khác để họ
có tiền họ cho vay tiếp. Và thế là Investment Bankings họ mới gôm hết mấy cái
mortgage lại thành những cái MBS (Mortgage Backed Securities) nó là một loại
chứng khoán và họ đem nó đi bán cho các nhà đầu tư. Thì bây giờ về bản chất hàng
tháng hàng quý người đi vay trả tiền cho ngân hàng nhưng thực chất là họ đang trả
tiền cho các nhà đầu tư vì nhà đầu tư họ đã mua MBS từ Investment Bankings gôm
lại bởi các mortgage mà trước đó ngân hàng đã chuyển qua cho các Investment
Bankings.

Cảm thấy thị trường MBS tiềm năng thì chính phủ cũng bắt đầu tham gia vào.
Hai ngân hàng thuộc chính phủ Mỹ lúc bấy giờ chuyên đi bán MBS là Fanie Mae và
Freddy Mac cũng tham gia vào thị trường này và họ bán MBS cho nhà đầu tư. Lúc
này đây có một tổ chức cảm thấy rằng mình nhất định phải tham gia vào thị trường
này để kiếm được chút tiền lời và họ chính là các công ty bảo hiểm. Công ty bảo
hiểm làm việc với ngân hàng họ bán cho ngân hàng một thứ gọi là CDS (Credit
19
Default Swaps) hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Nghĩa là khi ngân hàng mua
CDS thì thay vì đối với những khoảng nợ có rủi ro cao, những mortgage xấu hay
còn gọi là Sub-prime mortgage (nợ thế chấp dưới chuẩn) tức là những tài sản thế
chấp không được chất lượng lắm và khả năng trả nợ của họ cũng không cao thì lúc
này thay vì ngân hàng là người sẽ gánh chịu những rủi ro mất tiền thì khi mà những
người đó vỡ nợ công ty bảo hiểm sẽ chi trả hết cho họ đổi lại ngân hàng sẽ phải đưa
cho công ty bảo hiểm một số tiền cố định hàng quý hoặc hàng tháng. Ngân hàng
mua những cái CDS mà các công ty bảo hiểm bán cho họ vì họ nghĩ rằng đối với
những sub-prime mortgage thì khi họ mua CDS từ công ty bảo hiểm những cái
mortgage mà họ đẩy qua cho cho Investment Bankings nó sẽ tự nhiên trở thành
những mortgage tốt. Vì lúc này họ không còn sợ rủi ro từ những khoản vay ấy nữa
bởi công ty bảo hiểm đã đứng ra bảo hiểm cho những khoản vay đó rồi.

Câu chuyện này thật sự không hề đơn giản, vì chỉ sau một khoảng thời gian
ngắn các hợp đồng bảo hiểm đã bán ra nó đã lên đến con số 62 nghìn tỷ đô. Đây là
một con số cực kỳ kinh khủng nó còn hơn cả GDP của cả thế giới cộng lại lúc đấy.
Câu hỏi đặt ra là tại sao công ty bảo hiểm họ lại có thể dễ dàng bán CDS như thế?
Nó chả khác gì họ ôm hết tất cả rủi ro vào mình cả, giả sử những CDS mà họ bán
cho ngân hàng đó khoản nợ bị vỡ nợ thì họ sẽ phải trả hết cái đống nợ đó sao? Câu
trả lời là vì Investment Bankings một cái tên có tiếng đó là Ledman Brothers ngân
hàng này đã thành lập từ năm 1850 và nó đã sống cả trăm năm, trải qua rất nhiều
cuộc khủng hoàng rồi và nó vẫn sống. Nên cớ gì các công ty họ phải sợ vì cơ bản họ
cho rằng các cái khoản nợ mà họ bảo hiểm nó không thể chết được các khoản vay
đó không thể chết nên họ cứ bán và lấy tiền hàng tháng hàng quý mà ngân hàng trả
cho họ thôi.

Câu chuyện đến thế là đã rất phức tạp rồi, tuy nhiên câu hỏi quan trọng ở đây
là các nhà đầu tư làm sao họ biết được và họ tin rằng mấy những chứng khoán MBS
kia giá trị của chúng sẽ tăng lên? Và làm sao họ biết là nó tốt hay xấu mà họ mua?
Thì lúc này để giải quyết vấn đề về niềm tin và tính minh bạch của thị trường MBS
một tổ chức tên là Credit Rating Agencies (CRA) đây là tổ chức xếp hạng tín dụng
20
tổ chức này tạo ra vì lợi ích của người dân. Tổ chức này sẽ xếp hạng những khoản
vay, từ AAA⟶ D mức tốt nhất là AAA mức thấp nhất D. Những tổ chức được xếp
hạng tín dụng cao ở mức AAA trong đó có các công ty bảo hiểm, lúc này có một
điều thú vị ở đây với những sub-prime mortgage thì nó chỉ được xếp hạng thấp thôi.
Tuy nhiên ở đây có một cái thủ thuật mà Investment Banking họ nghĩ ra nếu một
công ty bảo hiểm được xếp hạng tín dụng ở mức cao và họ bán những CDS cho
ngân hàng thì những khoản mortgage có xếp hạng tín dụng thấp sẽ được nâng lên
rất nhiều lần như đã nói trước đó tự nhiên nó sẽ trở nên tốt hơn. Và điều này khiến
cho các nhà đầu tư họ nghĩ rằng những khoảng mortgage mà đáng lý ra xếp hạng tín
dụng không được cao lắm và họ tin là nó vẫn tốt và họ mua nó. Đây chính là một
cách để đánh bóng khoản vay khiến cho các nhà đầu tư họ nghĩ rằng những cái
MBS mà họ mua là tốt thật nhưng thật chất xếp hạng tín dụng của nó ở mức rủi ro
cao. Và Investment Bankings họ trả rất nhiều tiền cho CRA để mà xếp hạng những
cái khoản vay này.

Chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó Investment Bankings họ còn muốn kiếm
được thêm nhiều tiền hơn nữa, họ muốn nhiều hơn là việc chỉ bán những MBS cho
nhà đầu và họ tạo ra một thứ gọi là CDO (Collateralised Debt Obligations) những
cái CDO này bao gồm những sub-prime mortgage cộng thêm chứng khoán tài sản
bảo đảm (ABS- Asset Backed Securities) nó có thể là ô tô, thẻ tín dụng hay nợ
doanh nghiệp,... và những các khoản khác. Họ gôm hết lại thành CDO và họ bán
cho các nhà đầu tư, để bán được thì tất nhiên họ cần một công cụ xếp hạng để xếp
hạng những cái đống CDO này và CRA được Investment Bankings trả rất nhiều tiền
để xếp hạng những thứ đấy. Các Investment Bankings trước khi đưa cho các tổ chức
xếp hạng tín dụng (CRA) họ chia những cái CDO này thành 3 hạng mục: tốt, trung
bình, xấu. Những CDO mà họ xếp vào hạng mục tốt thì họ gán với phần kỳ hạn
ngắn, lãi thấp. Hạng mục trung bình thì kỳ hạn vừa, lãi vừa, hạng mục xấu thì kỳ
hạn dài nhưng lãi cao. Và những nhà đầu tư họ vẫn mua những CDO ở những hạng
mục khá và xấu vì nó lãi cao. Đến đây công ty bảo hiểm họ nghĩ ra rằng họ gôm hết
những CDS lại thành một thứ gọi là Synthetic CDO bán cho nhà đầu tư. Vậy là bây
21
giờ từ rủi ro mà ngân hàng chịu chuyển sang cho công ty bảo hiểm, công ty bảo
hiểm lại chuyển hết sang cho nhà đầu tư.

Lúc này đây bong bóng nhà đất người dân đỗ xô đi vay, những khoản nợ xấu
mà ngân hàng chấp nhận cho vay cùng với những tác động của các tổ chức khác bắt
đầu đỗ vỡ dần. Những khoản nợ xấu, những sub-prime mortgage bắt đầu vỡ nợ. Và
nhà đầu tư mất tiền thêm vào đó họ còn phải trả những khoản vỡ nợ đấy cho ngân
hàng vì họ đã mua những cái Synthetic CDO từ công ty bao hiểm trước đó rồi. Lúc
này, Investment Bankings họ nghĩ rằng vẫn không sao, vì họ vừa có nhà và giá trị
nhà vẫn đang tăng vừa có tiền vỡ nợ từ các nhà đầu tư trả cho họ vẫn được. Tuy
nhiên đến năm 2006 FED bắt đầu tăng lãi suất cộng thêm với việc có quá nhiều
người cùng vỡ nợ như vậy thì Investment Banking lúc này họ ôm rất nhiều nhà đất
trong tay. Quy luật cung cầu lúc này đập thẳng vào mặt Investment Banking nhà thì
nhiều, giá thì cao họ muốn bán nó đi nhưng mà lúc này chả có ai có tiền để mua nhà
cả và thế là giá nhà đất rơi tự do lao thẳng xuống dốc. Những nhà đầu tư ban đầu họ
mua những MBS, CDO với hi vọng giá nhà tăng lên thì cũng hết sạch tiền rồi vì giá
trị nhà bị hạ do quy luật cung mà họ còn phải trả nợ cho những khoản vay bị vỡ nợ
nữa thị trường các loại chứng khoán MBS cũng từ đó lao thẳng xuống dốc. Về phía
những người đã vay tiền đi mua nhà giá trị căn nhà lúc này thì quá thấp mà họ lại
phải trả lãi suất quá cao thì tội gì họ phải trả và thế là họ tuyên bố vỡ nợ với ngân
hàng. Điều hiển nhiên là công ty bảo hiểm sẽ đứng ra bảo hiểm nhưng vì công ty
bảo hiểm đã bán những cái Synthetic CDO cho các nhà đầu tư mà nhà đầu tư lúc
này chết rồi. Công ty bảo hiểm cũng kéo theo đó mà chết. Ngân hàng cũng chết vì
không còn ai trả cái khoản nợ ấy cho họ. Investment Bankings lúc này nắm rất
nhiều nhà mà giá của chúng thì như rơm rạ, như rác mà cũng chẳng có ai có tiền để
mà mua. Thế là Investment Bankings cũng chết theo nốt. Và đến ngày 15/9/2008
một trong những ngân hàng đầu tư lẫy lừng của Mỹ Ledman Brothers sụp đỗ, phá
sản khiến cho toàn bộ nền kinh tế nước mỹ lao xuống tụt dốc. Giá cổ phiếu của các
công ty giảm mạnh vì thiếu thốn về nguồn vốn vì lúc này ngân hàng chết hết rồi
không có ai có tiền để cho vay để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của họ. Mọi
22
thứ sụp đỗ cùng lúc ảnh hưởng các vấn đề xã hội bên trong nước Mỹ cũng như nền
kinh tế thế giới vì những nhà đầu tư mà ta nói ở trên họ đến từ khắp các nước trên
thế giới.

Qua sự kiện khủng hoảng kinh tế 2008 này ta có thể thấy cách thức mà tư
bản cho vay họ kiếm tiền với mục đích thu lại lượng lợi tức của mình nó tham vọng
đến mức độ như thế nào. Việc ngân hàng không đánh giá, kiểm định và chấp nhận
cho vay những khoản vay mà họ biết là xấu đến cực xấu, sự đánh bóng các khoản
vay từ Investment Banking khiến nhà đầu tư họ gián tiếp chịu những rủi ro cực lớn
cùng với những câu chuyện về CDS và CDO. Sau cùng chính sự tham vọng của họ
đã kéo cả một nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Sau đây là một vài con số biết nói
cho thấy hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 này mang lại:

+ 8,8 triệu việc làm bị mất.


+ Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 10% vào tháng 10 năm 2009.

+ 8 triệu nhà bị tịch thu.

+ 19,2 nghìn tỷ USD tài sản hộ gia đình bốc hơi.

+ Giá nhà giảm trung bình 40% - thậm chí còn mạnh hơn ở một số thành
phố.

+ S&P 500 (chỉ số thị trường chứng khoán) giảm 38,5% trong năm 2008.

+ 7,4 nghìn tỷ đô la tài sản chứng khoán bị mất từ năm 2008-2009, hoặc
trung bình 66.200 đô cho mỗi hộ gia đình.

+ Số dư tài khoản tiết kiệm / hưu trí do nhân viên tài trợ đã giảm 25% trở lên
trong năm 2008.

+Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh (ARM)
đã tăng lên gần 30% vào năm 2010.

23
Ý NGHĨA LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

Qua tất cả các đợt khủng hoảng trên từ bong bóng Dotcom đến cuộc khủng
hoảng kinh tế ta có thể thấy được cách mà thị trường chứng khoán và tư bản cho
vay khiến cho nền kinh tế khôi phục và phát triển như thế nào. Không thể phủ nhận
vai trò của chúng đối với nền kinh tế. Chính những khoản vay từ các tư bản cho vay
và thị trường chứng khoán kết nối người có tiền với người cần tiền lại nhau. Đã
khiến cho các công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân đổi mới, cải tiến và làm cho nền
kinh tế đi lên rất rất nhiều. Song với điều đó những tham vọng, bản chất của nó
cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế lớn. Rất nhiều bài học
lịch sử từ khác cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới, nhưng chưa bao giờ là đủ. Luôn
có một nghịch lý rằng là những người dân tiền họ kiếm được ra thì không hề dễ
dàng chút nào cả nó là mồ hôi, xương máu, công sức nhưng họ lại rất dễ dàng đưa
tiền của họ cho những thứ mà không biết liệu nó sẽ đi về đâu mà họ lại luôn mong
muốn rằng cái lượng tiền của họ lên gấp 2, gấp 3 lần. Như đã nói thì tư bản cho
vay vận động theo công thức T-T’ nó tạo ra một cái ảo tưởng cực lớn cho các nhà
đầu tư, người dân bỏ tiền vào cái thị trường chứng khoán ấy. Tham vọng kiếm tiền
từ các nhà tư bản cho vay sau cùng khiến họ phải trả cái giá đắt đỏ.

Vì vậy để tránh bị mất tiền, ta cần phải nắm được những thứ cơ bản nhất.
Phải hiểu về thứ mà ta đang đổ tiền vào. Những lầm tưởng về thị trường, xu hướng
chạy theo số đông để rồi mất tiền hoang phí. Đồng thời cũng nhận thức việc sử
dụng chính đồng tiền của chúng ta để đi đầu tư vào công ty nào đó cũng là gián tiếp
làm cho đất nước phát triển. Ta có vốn luyến ta đi đầu tư công ty doanh nghiệp dùng
số tiền đó để mà phát triển công ty của họ để họ làm ăn có lợi nhuận họ trả lại tiền
lãi cho mình. Mà công ty phát triển thì đất nước sẽ phát triển.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2006). NXB Giáo dục.
Kosakowski, P. (2021, November 30). The Fall of the Market in the
Fall of 2008. Investopedia.
https://www.investopedia.com/articles/economics/09/subprime-market-
2008.asp
Perry, B. (2022, March 26). Components of the 2008 Bubble.
Investopedia.
https://www.investopedia.com/articles/economics/09/investment-bubble.asp
Singh, M. (2023, March 19). The 2007-08 Financial Crisis in Review.
Investopedia. https://www.investopedia.com/articles/economics/09/financial-
crisis-review.asp
Silver, C. (2022, December 2). 10 Years Later, Lessons from the
Financial Crisis . Investopedia. https://www.investopedia.com/news/10-
years-later-lessons-financial-crisis/
Hayes, A. (2022, July 6). Stocks: What they are, main types, how they
differ from bonds. Investopedia.
https://www.investopedia.com/terms/s/stock.asp
Fernando, J. (2023, March 9). Bond: Financial meaning with
examples and how they are priced. Investopedia.
https://www.investopedia.com/terms/b/bond.asp
Dương, L. sư N. V. (2022, December 25). Thị trường chứng khoán là
gì? Đặc điểm và chức năng TTCK? Luật Dương Gia.
https://luatduonggia.vn/thi-truong-chung-khoan-la-gi-co-nen-dau-tu-vao-thi-
truong-chung-khoan-khong/#google_vignette
Rauchway, E. (2018, September 14). The 2008 Crash: What
Happened to All That Money? HISTORY.
https://www.history.com/news/2008-financial-crisis-causes
Hayes, A. (2019, June 25). What Ever Happened to the Dotcom
Bubble? Investopedia. https://www.investopedia.com/terms/d/dotcom-
bubble.asp

25
KAGAN, J. (2021, October 28). Mortgage-Backed security (MBS).
Investopedia. https://www.investopedia.com/terms/m/mbs.asp

26

You might also like