You are on page 1of 4

NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Theo em, hiểu biết về kinh tế học có vai trò quan trọng không thua kém gì
so với hiểu biết về toán học hay vật lí. Và việc nắm được cách các học thuyết
kinh tế tác động lên những chính sách kinh tế thế nào và tiếp đó các chính sách
này đang hằng ngày ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta ra sao càng
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Qua video How The Economic Machine Works by Ray Dalio em đã hiểu được
một cách khái quát về vấn đề: Nền kinh tế vận hành như thế nào?
Nội dung video trình bày lại những học thuyết kinh tế và khái niệm kinh tế
học cơ bản nhất, hiểu được cách vận hành và mối tương quan giữa những thành
phần kinh tế quan trọng như Chính Phủ, Ngân Hàng Trung Ương, Doanh
Nghiệp và Cá nhân. Những bài học trong lịch sử được phân tích rất chi tiết và
logic. Từ đó giúp ích cho ta tăng khả năng tư duy về kinh tế, phân tích và hiểu
được những tác động kinh tế trong và ngoài nước…
Nền kinh tế vận hành như một cỗ máy ĐƠN GIẢN nhưng nhiều người lại
không hiểu, hoặc hiểu mơ hồ về nó khiến chúng ta đau đầu một cách vô ích,
mặc dù nền kinh tế nhìn có vẻ phức tạp nhưng thực chất nó hoạt động theo một
cơ chế đơn giản.
Nền kinh tế được tạo nên từ một vài bộ phận đơn giản cùng rất nhiều giao
dịch đơn giản được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, các giao dịch này chủ yếu thực
hiện dựa trên bản chất con người, điều này đã tạo ra ba nhân tố chính để vận
hành nền kinh tế.
Thứ 1: Tăng trưởng năng suất
Thứ 2: Chu kì nợ ngắn hạn
Thứ 3: Chu kì nợ dài hạn
Khi chúng ta thống nhất chúng trên một biểu đồ và xem xét chúng, sẽ tạo ra một
mô hình hiệu quả trong việc theo dõi sự vận động của nền kinh tế và nhận biết
được những gì đang diễn ra.

Đầu tiên, ta sẽ nhắc đến giao dịch, là nền tảng cơ bản làm nên một nền kinh
tế, hay nói cách khác một nền kinh tế đơn giản là tổng các giao dịch tạo nên nó.
Giao dịch là một hoạt động thực tế vô cùng đơn giản, bạn thực hiện giao dịch
mọi lúc, mọi nơi, mỗi khi bạn mua một thứ gì đó bạn đã tạo nên một giao dịch,
mỗi một giao dịch bao gồm người mua trao đổi tiền (hoặc tín dụng) với một
người bán để nhận hàng hóa, dịch vụ hay tài sản tài chính. Tín dụng được chi
tiêu như tiền nên khi bạn cộng tiền mặt với lượng tín dụng chi tiêu bạn biết
được tổng chi tiêu. Tổng lượng chi tiêu dẫn dắt nền kinh tế. Nếu bạn chia tổng
số tiền chi tiêu cho tổng số lượng bán, bạn sẽ có giá của sản phẩm. Đó là một
giao dịch. Tất cả chu kì và động lực của một nền kinh tế được điều khiển bởi
giao dịch, cho nên một chúng ta hiểu được các giao dịch, chúng ta có thể hiểu
được toàn bộ nền kinh tế.
Thị trường: Một thị trường bao gồm tất cả người mua và người bán cùng
giao dịch trên một sản phẩm, ví dụ như thị trường gạo, thị trường điện tử, hay
hàng triệu thị tường khác.
Một nền kinh tế bao gồm các giao dịch đến từ tất cả các thị trường. nếu bạn
cộng tổng chi tiêu với tổng số lượng bán ở tất cả thị trường bạn sẽ có tất cả
những thứ bạn cần biết để hiểu một nền kinh tế.
Trong đó người dân, doanh nghiệp, chính phủ, ngân hàng đều tham gia vào
các giao dịch để trao đổi tiền và tín dụng để lấy hàng hóa, dịch vụ và tài sản tài
chính. Người mua và người bán lớn nhất là chính phủ, bao gồm hai bộ phận
quan trọng, chính phủ thu thuế và chính phủ chi tiêu tiền. Ngân hàng nhà nước
không giống như những người mua hay người bán khác, bởi ngân hàng điều
khiển lượng tiền và tín dung trong nền kinh tê, họ làm điều này bằng cách thay
đổi các mức lãi suất và in tiền mới. =>Ngân hàng nhà nước là nhân tố quan
trọng trong dòng tín dụng
Tín dụng – phần quan trọng nhất của nền kinh tế.
Vì nó là phần lớn nhất và dễ bị tác động nhất.
Tín dụng (credit) là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong quá trình cho vay,
nhất là các khoản vay ngắn hạn. Có nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Khi
ngân hàng cung cấp cho khách hàng các khoản vay mua xe, thế chấp, khoản vay
chữ ký và hạn mức tín dụng, tất cả đều là hình thức tín dụng. Về cơ bản, ngân
hàng đã giao một khoản tiền cho người vay và người vay phải trả lại tiền vào
một ngày trong tương lai. Tuy nhiên, các khoản vay không phải là hình thức tín
dụng duy nhất. Khi nhà cung cấp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho một cá
nhân nhưng không yêu cầu thanh toán ngay cho đến tận mãi một khoảng thời
gian sau, đó là cũng là một hình thức tín dụng. Ví dụ: nếu nhà hàng nhận được
một lượng thực phẩm từ một nhà cung cấp nhưng nhà cung cấp không yêu cầu
thanh toán cho đến một tháng sau đó, nhà cung cấp chính là đang đem lại cho
nhà hàng một hình thức tín dụng.
Ngay khi tín dụng được tạo ra, nó lập tức biến thành nợ nần. Nợ là tài sản bên
cho vay cũng là tiêu sản bên vay. Trong tương lai, khi người đi vay trả khoảng
nợ + lãi suất thì giao dịch sẽ kết thúc. Vậy sao tín dụng lại quan trọng? Vì khi
người đi vay sẽ gia tang chi tiêu, mà chi tiêu của 1 người là thu nhập của người
khác, chi tiêu nhiều -> thu nhập nhiều => thúc đẩy nền kinh tế. Tăng thu nhập
sẽ vay được nhiều tiền hơn, và cũng sẽ chi tiêu được nhiều hơn, vì chi tiêu của
người này cũng là thu nhập của người khác, khi người khác tang thu nhập thì có
nghĩa họ cũng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, vay được nhiều tiền hơn-> chi tiêu
nhiều hơn. Mô hình tự củng cố này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và nó cũng
giải thích vì sao kinh tế có tính chu kì.
 Năng suất ảnh hưởng nền kinh tế trong dài hạn.
 Tín dụng ảnh hưởng nền kinh tế trong ngắn hạn.
Do năng suất không biến động nhiều nên nó không phải là động lực chính tác
động đến nền kinh tế , vay mượn mới là nhân tố chính. Khi đi vay, chúng cho
phép ta chi tiêu nhiều hơn thu nhập hiện tại kiếm được, điều này cũng có nghĩa
là khi trả nợ chúng ta phải chi tiêu ít hơn thu nhập lúc này.
Sự tang trưởng trong ngắn hạn không phụ thuộc vào sự sáng tạo hay sự chăm
chỉ mà là do tín dụng. Giả sử nền kinh tế không có tín dụng thì ta phải dựa vào
thu nhập, muốn tang thu nhập thì cũng chỉ có cách tang năng suất hiện tại, giả
sử có tín dụng, ta đã tạo ra một chu kì, là cách bạn mượn tiền của bạn trong
tương lai.
- Trong chu kì nợ ngắn hạn, sự chi tiêu chỉ bị hạn chế bởi sự sẵn sàng của
người cho vay, và người vay để chung cấp và nhận tín dụng
. Khi tín dụng có sẵn một cách dễ dàng, nền kinh tế trải qua một đợt phát
triển, khi tín dụng không cso sẵn một cách dễ dàng, ta có một cuộc suy
thoái.( Chu kì này thươngg chủ yếu được điều khiển bởi ngân hàng trung
ương).
Bởi vì con người có xu hướng chi tiêu nhiều hơn thu nhập, vì vậy sau một
khoảng thời gian dài, khoảng nợ tang nhanh hơn thu nhập, và điều đó tạo ra
các chu kì nợ dài hạn.
Khi vấn đề nợ nần quá cao, và chúng cần được phải giảm xuống. Có bốn
cách để đạt được điều đó.
Một là: Người dân, doanh nghiệp, chính phủ phải cắt giảm chi tiêu của họ.
Hai là: Các khoảng nợ được giảm thiểu thông qua vỡ nựo vài tái cấu trấu
Ba là: Tài sản được tái phân phối từ người giàu chia cho người nghèo
Bốn là: Ngân hàng trung ương phải in thêm tiền mới

Qua những phân tích và cách Dalio xem xét, có 3 thứ được rút ra:
Thứ nhất: Đừng để nợ xấu tăng nhanh hơn thu nhập
(Bởi vì những món nợ nần cuối cùng sẽ đè bẹp bạn.)
Thứ hai: Đừng để thu nhập tăng nhanh hơn năng suất.
(Bởi vì cuối cùng bạn sẽ mất tính cạnh tranh)
Thứ ba: Hãy làm tất cả những gì để có thể nâng cao năng suất.
(Bởi vì trong dài hạn, đó là điều quan trọng nhất)

You might also like