You are on page 1of 30

BỘ MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1
BỘ MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
CHƯƠNG 3

TÍN DỤNG
CHUẨN ĐẦU RA

❑ HIỂU ĐƯỢC PHẠM TRÙ “TÍN DỤNG”

❑ PHÂN TÍCH ĐƯỢC CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG

❑ PHÂN BIỆT ĐƯỢC CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG

❑ HIỂU ĐƯỢC CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG (Sinh viên tự nghiên cứu)


PART
“TÍN DỤNG”
01
Khái niệm tín dụng
“Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể dư thừa vốn (cho vay) và
chủ thể có nhu cầu về vốn (đi vay) trong đó chủ thể cho vay sẽ chuyển nhượng
tạm thời một lượng giá trị vốn cho chủ thể đi vay kèm theo thỏa thuận sau một
thời gian, chủ thể đi vay phải hoàn trả chủ thể cho vay một lượng giá trị vốn
lớn hơn giá trị ban đầu đã nhận”
PART
BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG
01
❑ Là sự vận động độc lập tương đối các luồng giá trị từ chủ thể
này sang chủ thể khác với điều kiện hoàn trả đúng hạn, có lãi
và bảo đảm giá trị
❑ Sự vận động của giá trị trong quan hệ tín dụng qua 3 giai đoạn:

Cấp phát Sử dụng Hoàn trả


vốn vốn vốn
PART
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
02
PART
02
CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG

Tập trung nguồn Phân phối lại tiền


vốn của xã hội tệ theo nguyên tác
có hoàn trả
PART
02
CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG

Ở KHÂU PHÂN PHỐI

Phân phối trực tiếp: dòng vốn nhàn rỗi được chuyển giao trực
tiếp từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn.

Phân phối gián tiếp: dòng vốn nhàn rỗi được chuyển giao
gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: công
ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại….
PART
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
02

Tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội

Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển hoạt


động sản xuất kinh doanh

Ổn định đời sống và đảm bảo trật tự xã hội


PART CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG
(CĂN CỨ THEO CHỦ THỂ CẤP TÍN DỤNG)
03

TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC


PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
Khái niệm tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại (commercial credit) là quan hệ tín dụng


giữa các doanh nghiệp, thực hiện dưới hình thức mua - bán chịu
hàng hóa.
PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
Đặc trưng của tín dụng thương mại (TDTM)
- Đối tượng: hàng hóa
- Chủ thể tham gia: các nhà SXKD hay cung ứng dịch vụ trực tiếp
- Tiền lãi được tính gộp vào giá bán
- Quy mô tín dụng nhỏ, phạm vi hoạt động bị giới hạn
- Sự vận động của TDTM phù hợp tương đối với quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa
PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
Công cụ của tín dụng thương mại: Thương phiếu

Đặc điểm của thương phiếu:


- Tính trừu tượng
- Tính bắt buộc
- Tính lưu thông
PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
Phân loại thương phiếu
− Căn cứ vào yếu tố người lập phiếu: Lệnh phiếu (Promissory Note) và
hối phiếu đòi nợ (Bill of Exchange).

− Căn cứ vào yếu tố người thụ hưởng và phương thức ký chuyển nhượng:
Thương phiếu vô danh và Thương phiếu đích danh

− Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Thương phiếu trả ngay (at sigh bill) và
thương phiếu có kỳ hạn (time bill)
PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
PART
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
03
PART
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
03
Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và các chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội (có thể là
cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp,..).
PART
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
03
Đặc trưng của tín dụng ngân hàng
- Đối tượng: tiền tệ
- Chủ thể tham gia: các chủ thể được xác định một cách rõ ràng;
NH đóng vai trò trung gian vừa đi vay vừa cho vay trong mối quan
hệ với các chủ thể khác
- Tiền lãi được tính riêng theo tỷ lệ % trên số tiền vay
- Quy mô TD lớn, phạm vi hoạt động không bị giới hạn
- Sự vận động của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quy mô
phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.
PART
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
03
Công cụ của tín dụng ngân hàng

- Công cụ huy động nguồn vốn: kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền
gửi, sổ tiết kiệm, thẻ, trái phiếu, tín phiếu.

- Công cụ cung ứng tín dụng: hợp đồng tín dụng (hợp đồng ký kết
giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và khách hàng có nhu cầu vay
vốn, trong đó thỏa thuận về số tiền vay, thời gian vay, lãi suất vay và
các điều kiện kèm theo nếu có).
PART
TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
03
Khái niệm tín dụng nhà nước:
Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong hay
ngoài nước. Tín dụng nhà nước ra đời bên cạnh hỗ trợ các ngành, khu
vực kinh tế kém phát triển còn là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô
Quan hệ tín dụng nhà nước được hình thành xuất phát từ nhu cầu tìm
nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách khi nguồn thu từ ngân sách không
đủ bù cho nguồn chi ngân sách.
PART
TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
03
Đặc trưng của tín dụng nhà nước
- Đối tượng: hiện vật hay tiền
- Chủ thể tham gia: Nhà nước vừa là người đi vay, vừa là người cho vay
- Thể hiện lợi ích KT mang tính tự nguyện, tính cưỡng chế và tính chính trị -
XH
- Hình thức TD đa dạng, phạm vi huy động rộng
- Có sự kết hợp giữa nguyên tắc TD và chính sách TC-TT của Nhà nước
- Có tác động nhiều mặt đến KT-XH
* Công cụ hoạt động: giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,…); hiệp định,
hiệp ước
PART
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN
04 ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng


2. Nguyên tắc cấp tín dụng
3. Điều kiện cấp tín dụng
4. Giới hạn cấp tín dụng
5. Quy trình cấp tín dụng
6. Bảo đảm tín dụng
Sinh viên tự nghiên cứu
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguồn gốc ra đời của tín dụng liên quan đến sự kiện cơ bản nào

A. Sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

B. Thời kỳ công xã nguyên thủy tan rã

C. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Hình thức tín dụng đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ cổ đại

A. Tín dụng thương mại

B. Tín dụng nặng lãi

C. Tín dụng ngân hàng

D. Tín dụng nhà nước


Câu 3: Trong quan hệ tín dụng
A. Quyền sở hữu và quyền sử dụng được chuyển nhượng tạm thời
B. Quyền sử dụng được chuyển nhượng tạm thời
C. Quyền sở hữu được chuyển nhượng tạm thời
D. Không có sự chuyển nhượng quyền sử dụng mà chỉ có sự chuyển
nhượng tạm thời quyền sở hữu

Câu 4: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa…


A. Các nhà đầu tư
B. Các cổ đông
C. Các nhà sản xuất kinh doanh
D. Các ngân hàng
Câu 5: Mua – bán chịu hàng hóa là hình thức trong
A. Quan hệ tín dụng ngân hàng
B. Quan hệ tín dụng thương mại
C. Quan hệ tín dụng nhà nước
D. Quan hệ tín dụng tư nhân

Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải của tín dụng thương mại
A. Đối tượng: hàng hóa
B. Chủ thể tham gia: các nhà SXKD hay cung ứng dịch vụ trực tiếp
C. Tiền lãi được tính gộp vào giá bán
D. Quy mô TD lớn, phạm vi hoạt động không có giới hạn
Câu 7: Đối tượng của tín dụng ngân hàng là:
A. Hàng hóa
B. Tiền tệ
C. Hàng hóa và tiền tệ
D. Tài sản tài chính
Câu 8: Các hình thức tín dụng cơ bản bao gồm
A. Tín dụng nặng lãi và tín dụng không nặng lãi
B. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
C. Tín dụng mua bán, tín dụng nặng lãi, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng nặng lãi, tín dụng nhà nước
Câu 9: Với hình thức tín dụng ngân hàng thì ngân hàng
đóng vai trò là
A. Chủ thể cho vay
B. Chủ thể đi vay
C. Quản lý vốn
D. Trung gian tài chính

Câu 10: Mục đích chủ yếu của tín dụng nhà nước
A. Bù đắp thâm hụt NSNN
B. Giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
C. Kiếm lời
D. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông
hàng hóa

You might also like