You are on page 1of 22

CHƯƠNG 3: TÍN DỤNG

Credit

ThS. NCS. NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN


NỘI DUNG CHƯƠNG 3
• 3.1. Cơ sở hình thành và phát triển tín dụng

• 3.2. Bản chất của tín dụng

• 3.3. Các loại hình tín dụng

• 3.4. Vai trò của tín dụng


3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KHÁI NIỆM
Tín dụng (Credit) là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức
tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn
trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
Đặc trưng
• Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn.
• Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên
• Chủ sở hữu vốn được nhận đủ vốn và kềm theo một phần thu nhập dưới dạng lợi tức
tín dụng
3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TÍN DỤNG
3.2. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG
Quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở sự
tin tưởng, tín nhiệm

Quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở có


hoàn trả

Sự vận động của tư bản cho vay


3.3. CÁC HÌNH THỨC CỦA TÍN DỤNG

Tín dụng thương mại

Tín dụng ngân hàng

Tín dụng nhà nước


TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau dưới hình
thức mua bán chịu hàng hóa
Đặc điểm:
• Vốn được luân chuyển từ doanh nghiệp tạm thời thừa đến doanh nghiệp tạm thời
thiếu.
• Thời hạn tín dụng ngắn
• Đặc điểm sản xuất phù hợp với nhau
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
Công cụ tín dụng: Thương phiếu – là xác nhận nợ đặc biệt phát sinh trong quan hệ tín
dụng thương mại
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
Thương phiếu vô danh là loại thương phiếu không ghi tên người thụ hưởng. Người
nắm giữ thương phiếu hợp pháp là người thụ hưởng. Khi chuyển nhượng không cần làm
thủ tục ký hậu.
Thương phiếu ký danh là loại thương phiếu có ghi tên người thụ hưởng nhưng trong
thời gian chưa đến hạn thanh toán vẫn có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
Thương phiếu đích danh là loại thương phiếu ghi tên người thụ hưởng và chỉ có người
có tên trong thương phiếu mới nhận được sự thanh toán khi đáo hạn. Loại này không
chuyển nhượng được.
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng thương mại có những ưu điểm:
• Đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi.
• Đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
• Cung ứng kịp thời nguyên vật liệu, hàng hóa cho những doanh nghiệp thiếu vốn.
• Sự xuất hiện của thương phiếu làm giảm nhu cầu tiền mặt trong lưu thông, giảm chi
phí lưu thông cho xã hội.
TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng thương mại có những hạn chế:
• Hạn chế về quy mô tín dụng.
• Hạn chế về thời gian tín dụng.
• Hạn chế về phạm vi tín dụng.
• Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp không phù hợp với
nhau.
• Tín dụng thương mại được cấp dưới hình thức hàng hóa vì vậy doanh nghiệp bán chịu
chỉ có thể cung cấp được cho một số doanh nghiệp nhất định.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
• Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể trong nền kinh
tế. Trong đó, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay.
• Với mục đích khác nhau, mỗi hình thức tín dụng sẽ có đặc điểm khác nhau ( thời hạn,
đảm bảo tín dụng, hình thức vốn, phương pháp hoàn trả, tính chất hoàn trả)
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế.
Nhà nước huy động vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu của ngân sách.
Trong đó, nhà nước tham gia với tư cách là bên đi vay bằng cách phát hành các giấy tờ
có giá để huy động vốn, phục vụ cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.
TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
Phân loại trái phiếu nhà nước:

−TrP quốc nội


✓ Căn cứ vào phạm vi phát hành −TrP quốc tế

−TrP ngắn hạn −TiP kho bạc


✓ Căn cứ vào thời hạn −TrP dài hạn −TrP kho bạc
−TrP đầu tư
✓ Căn cứ vào mục đích phát hành −TrP chiết khấu
−TrP coupon
−TrP tích lũy
✓ Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
−TrP vô danh
−TrP ký danh
✓ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng −TrP đích danh
3.3. CÁC HÌNH THỨC CỦA TÍN DỤNG
Các loại hình tín dụng khác
• Tín dụng doanh nghiệp là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các
hộ gia đình thông qua việc bán chịu hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc có thể
là người đi vay khi doanh nghiệp phát hành các loại trái phiếu trên thị trường tài chính
• Tín dụng tư nhân là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các hộ gia đình, cá nhân trong xã
hội.
SO SÁNH TNTM, TDNH, TDNN
Tiêu chí TDTM TDNH TDNN

Khái niệm

Đối tượng tín dụng

Thời hạn tín dụng

Phạm vi tín dụng

Qui mô tín dụng

Đảm bảo tín dụng

Thủ tục

Công cụ lưu thông


3.4. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
Thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Hoạt động tín dụng thúc đẩy sự vận động của
các nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng các nguồn cầu vốn, buộc người đi vay phải thật sự
quan tâm đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn nay.

Truyền tải ảnh hưởng của nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô. Nhà nước điều tiết hoạt
động tín dụng thông qua việc điều tiết lãi suất, quy trình cho vay, kiểm soát nguồn cung
tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm ổn định giá cả, thúc đẩy tang trưởng
kinh tế, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
3.4. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
Công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước. Tài trợ bằng chính sách tín
dụng ưu đãi cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính
sách, cho vay đối với học sinh sinh viên.

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu
vốn tín dụng nước ngoài => thúc đẩy hoạt động ngoại thương và các quan hệ kinh tế
quốc tế khác, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

You might also like