You are on page 1of 4

Chương 1.

Cơ sở lý thuyết về tín dụng và thị trường tín dụng


1.1 Những vấn đề chung của tín dụng
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng
- Quá trình ra đời của quan hệ tín dụng:
Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất là cơ sở sự ra đời quan hệ tín dụng. Khi thay đổi các quan hệ kinh tế dẫn đến sự
ra đời của chế độ tư hữu (tư hữu về tư liệu sản xuất). Của cải có xu hướng tập trung vào
những người giàu, có quyền trong xã hội, người lao động lại ít sở hữu của cải. Với điều
kiện như vậy, để duy trì cuộc sống và hoạt động sản xuất đòi hỏi sự ra đời của quan hệ tin
dụng để giải quyết như cầu phát sinh của xã hội.
- Quá trình phát triển của tín dụng:
Quan hệ tín dụng xuất hiện kể từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan dã là tín
dụng nặng lãi (phổ biến trong chế độ chiễm hữu nô lệ và phong kiến) thông qua vay
mượn “hiện vật – hàng hóa”, lãi cao.
Chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện hình thức tín dụng mới là tín dụng thị trường
(lãi suất hợp lý). Nó là biểu hiện của sự phân chia quyền lực kinh tế một cách bình
đnagwr giữa các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Dưới sự bảo hộ của Nhà nước, quan
hệ tín dụng thị trường được thống nhất trên phạm vi cả nước.
Lịch sử phát triển kinh tế đã cho thấy tín dụng là một phạm trù kinh tế và là sản
phẩm của kinh tế hàng hóa. Đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế hàng hóa
phát triển.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tín dụng
a, Khái niệm:
Tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát triển trong quá trình chuyển quyền
sử dụng một lượng giá trị nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác dựa trên nguyên tắc
hoàn trả.
(1) cho vay

Người cho vay Người đi vay


(Người sở hữu nguồn vốn) (Người sử dụng vốn)

(2) trả nợ

(Quá trình vận động của tín dụng)


Ba nội dung cơ bản của tín dụng:
 Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác
 Sự chuyển giao mang tính tạm thời
 Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả vốn, gốc và lãi.

b, Đặc điểm:
 Tín dụng mang tính hoàn trả: là dấu hiệu phân biệt phạm trù tín dụng với các
phạm trù kinh tế khác, xuất hiện dựa vào quá trình vận động và sự kết thúc tuần
Phân phối
tín dụng
Làm xuất hiện Tính
hoàn
trả
Hoàn trả Sử dụng
tín dụng tín dụng

hoàn vốn
 Trong quan hệ tín dụng, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau:
+ Quyền sử dụng vốn: người cho vay cho người đi vay mượn quyền
+ Quyền sở hữu: luôn thuộc về người cho vay
 Lợi tức tín dụng là một loại giá cả đặc biệt: giá cả của vốn vay (lợi tức tín dụng)
phản ánh giá trị sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.3. Phân loại tín dụng
 Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng:
+ Tín dụng hàng hóa: đối tượng cấp tín dụng thể hiện dưới các hình thức
hiện vật, như vật tư, thiết bị,…
+ Tín dụng tiền tệ: đối tượng cấp tín dụng được thể hiện dưới hình thái tiền
tệ
 Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng:
+ Tín dụng thương mại: do các cơ sỏ kinh doanh cung cấp
+ Tín dụng ngân hàng: do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng cung cấp cho các tổ chức, cá nhân
+ Tín dụng Nhà nước: do Nhà nước cung cấp
+ Tín dụng cá nhân: do các cá nhân cung cấp cho nhau
 Căn cứ vào thời hạn của tín dụng:
+ Tín dụng ngắn hạn: thời hạn cho vay vốn không quá 1 năm
+ Tín dụng trung và dài hạn: thời hạn cho vay vốn trên 1 năm
 Căn cứ vào phạm vi phát sinh quan hệ tín dụng:
+ Tín dụng trong nước: phát sinh giữa các chủ thể trong phạm vi một quốc
gia
+ Tín dụng quốc tế: phát sinh giữa các chủ thể quốc gia này với các quốc
gia khác hoặc với một tổ chức tài chính quốc tế
 Căn cứ vào cơ chế bảo đảm của tín dụng:
+ Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: được đảm bảo dưới hình thức thế chấp,
cầm cố tài sản, bảo lãnh; người cho vay được đảm bảo chắc chắn về khả
năng thu hồi nợ
+ Tín dụng tín chấp: bên nhận cấp tín dụng khônng phải thế chấp, cầm cố
tài sản hay bảo lãnh bởi bên thứ ba; thường được thực hiện bởi các ngân
hàng.
 Căn cứ vào lãi suất:
+ Tín dụng ưu đãi: lãi suất tín dụng phải trả thấp hơn lãi suất thị trường
+ Tín dụng thông thường: lãi suất tín dụng được xác định dựa trên quan hệ
cung ứng cầu vốn trên thị trường
1.1.4. Vai trò của tín dụng
 Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng
nền kinh tế
+ Nhờ nguồn vốn tín dụng các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh
doanh được đảm bảo, mở rộng sản xuất, phát triển
+ Tín dụng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa, duy trì mối liên hệ giữ sản xuất – lưu thông – tiêu dùng
+ Tín dụng quốc tế giúp thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia
một cách nhanh chóng
 Tín dụng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước
+ Nhà nước sử dụng tín dụng để cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước và
huy động vốn
+ Thông qua thay đổi và điều hành lãi suất, Nhà nước thay đổi được quy
mô tín dụng và chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng
+ Nhà nước sử dụng tín dụng điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia, điều tiết
lưu thông tiền tệ, đảm bảo cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa
 Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông của xã hội
+ Thông qua hoạt động tín dụng, tốc độ lưu thông tiền tệ gia tăng
+ Sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, nhanh chóng nhờ vốn tín
dụng được chu cấp kịp và đủ
+ Nguyên tắc bắt buộc hoàn trả
+ Tính toán cụ thể để hoạt động tín dụng mang lại lợi ích cao nhất và an
toàn
 Tín dụng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân
+ Cho vay ưu đãi với hộ nghèo, tổ chức kinh tế - xã hội
+ Các hộ nông dân, cá nhân được sử dụng tin dụng để cải thiện và nâng cao
cuộc sống
 Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
+ Nhờ tín dụng các nước đang phát triển, còn nghèo có thể vay vốn, mua
bán hàng hóa, nhập khẩu các thiết bị , tiếp cận với thành tựu KHKT mới,…
+ Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ở các nước nhập khẩu
+ Tạo dựng môi trường đầu tư quốc tế trực tiếp

You might also like