You are on page 1of 7

1.

khái niệm tín dụng


- Tín dụng xuất phát từ chữ latinh “ Creditium” có nghĩa là sự tin tưởng. Theo
ngôn ngữ dân gian của Việt Nam là sự vay mượn.
- Về mặt hình thức, tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể dư thừa
vốn (cho vay) và chủ thể có nhu cầu về vốn (đi vay) trong đó chủ thể cho vay sẽ
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị vốn cho chủ thể đi vay kèm theo thỏa
thuận sau một thời gian, chủ thể đi vay phải hoàn trả chủ thể cho vay một lượng
giá trị vốn lớn hơn giá trị ban đầu đã nhận.

- Về mặt nội dung kinh tế, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử
dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể
này sang chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo những thỏa thuận trước
giữa hai bên. Nội dung chính của sự thỏa thuận đó là thời hạn hoàn trả, lãi phải
trả, cách thức trả lãi.

2. bản chất của tín dụng


- Tín dụng là quá trình vận dụng độc lập tương đối các luồng giá trị từ chủ thể
này sang chủ thể khác với điều kiện hoàn trả đúng thời hạn, có lãi và bảo đảm
giá trị.
- Sự vận động của vốn chia thành 3 giai đoạn:
+ Cấp phát vốn: là giai đoạn chuyển giao vốn từ chủ thể thừa vốn ( cho vay)
sang chủ thể thiếu vốn (đi vay)

+ Sử dụng vốn: là giai đoạn chủ thể đi vay sử dụng vốn vay vào mục đích của
mình
+ Hoàn trả vốn: là giai đoạn chủ thể đi vay hoàn trả vốn vay (bao gồm vốn gốc
ban đầu kèm theo lãi)

3. Chức năng của tín dụng


Bao gồm 2 chức năng:
-Tập trung lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả: thu hút được những
nguồn vốn ( tiền hoặc hiện vật) tạm thời nhàn rỗi và sau đó phân phối lại cho
những đối tượng có nhu cầu về vốn.

-Phân phối lại vốn tiền tệ theo nguồn vốn


Gồm 2 hình thức:
-Phân phối trực tiếp: là dòng vốn nhàn rỗi được chuyển giao trực tiếp từ chủ thể
thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn. Hình thức này giúp chủ thể thừa vốn có thể xác
định vốn của mình được dùng bởi đối tượng nào và mục đích gì.

-Phân phối gián tiếp: là dòng vốn nhàn rỗi được chuyển giao gián tiếp thông qua
các tổ chức tài chính trung gian như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân
hàng thương mại,... Hình thức này không giúp chủ thể vốn xác định được vốn sẽ
được sử dụng bởi đối tượng và với mục đích gì.

Sau một thời gian sử dụng, đối tượng nhận vốn sẽ trả cả vốn lẫn lãi cho chủ thể
vốn.
=> Chủ thể có vốn nhàn rỗi sẽ nhận được lãi còn chủ thể có nhu cầu về vốn sẽ
được đáp ứng vốn kịp thời cho mục đích sử dụng của mình.
4. Vai trò của tín dụng
-Tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội
+ Dòng vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Tín dụng còn
là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là
phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển.
+ Sự phát triển của tín dung kéo theo sự phát triển của hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt góp phần làm giảm đi chi phí lưu thông cho xã hội.

- Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp có thể xảy ra tình trạng thừa thiếu
vốn tạm thời. Hoạt động tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền
kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục.
+ Tín dụng ra đời góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa nhiều hơn, không bị bó
hẹp trong nguyên tắc “ tiền trao cháo múc” mà mở rộng hơn giúp các doanh
nghiệp vẫn hoạt động bình thường mặc dù chưa kịp thu hồi vốn.

- Ổn định đời sống và đảm bảo trật tự xã hội


+ Khi cơ cấu kinh tế mất cân đối, Nhà nước điều hóa lại bằngg cách sử dụng
hoạt động tín dụng để điều tiết nguồn lao động và nguồn nguyên liệu một cách
hợp lí giúp góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự
xã hội.

+ Góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo thông qua
các chính sách hỗ trợ cho vay của nhà nước.

You might also like