You are on page 1of 31

ĐỀ CƯƠNG NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG VIỆT NAM


1. Tiền đề xuất hiện Hoạt động NH:
- Sự xh của đồng tiền (-> nhu cầu trao đổi tiền tệ)
- Nhu cầu gửi giữ của cải
- Nhu cầu đầu tư tài sản để sinh lời
2. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một
số nghiệp vụ sau đây:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng; (cho vay, chiết khấu, cho thuê bảo lãnh, bao thanh toán +hình thức tín
dụng khác)
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (séc, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng).

Đây là dịch vụ kinh doanh trực tiếp lq đến tiền tệ ->rủi ro cao + tính dây chuyền =>
đòi hỏi chủ thể thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng cao
HĐNH có sự hợp tác và tính quốc tế sâu sắc

PL NH xây dựng dựa trên nguyên tắc:


- Bảo đảm bình đẳng mọi thành phần kinh tế
- Coi trọng sự an toàn hệ thống ngân hàng + quyền tự chủ kinh doanh TCTD
- Thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực NH

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự pt hđ NH VN


- Chính sách kinh tế của Đảng và NN
- Xu hướng hội nhập và quốc tế hoá HĐ NH
- Sự pt KHKT và CN tin học
3. Hai mô hình pt trong hệ thống ngân hàng;
- Mô hình HT NH một cấp: thời kỳ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung
(NHNN là NH duy nhất thực hiện mọi lĩnh vực ngân hàng)
- Mô hình HT NH hai cấp: pt từ khi Đảng và NN chuyển sang cơ chế kt thị trường
(NHNN giữ vai trò là NH trung ương và cơ quan QLNN, hđ NH thực hiện bởi các
TCTD, cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh)
4. Vị trí NH NN VN: giữ 2 chức năng:
- Là cơ quan CP về quản lý nhà nước về lĩnh vực Ngân hàng
- Là NHTW của VN
5. NHNN đảm trách nhiều hđ như
- Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Phát hànhh tiền
- Hoạt động tín dụng
- Tổ chức hệ thống dịch vụ thanh toán
- Quản lý hoạt động ngoại hối
- Giám sát, thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Khái niệm
Là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặt tất cả HĐNH
Chỉ TCTD ms có quyền thực hiện HĐNH
Gồm:
- NH
- TCTD phi NH
- TC tài chsinh vi mô
- Quỹ tín dụng nd
2. Điều kiện cấp giấy phép thành lập TCTD
- Có vốn điều lệ (vốn được cấp tối thiểu bằng vốn pháp định)
- Chủ sở hữu hoặc tv sáng lập phải có NLHVDS đầy đủ và có khả năng tài chính để
góp vốn
- Người quản lý, người điều hành, thành viên ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều
kiện theo quy định Luật các TCTD
- Phải có điều lệ phù hợp Luật các TCTD + các luật khác
- Phải có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, ko gây ảnh hưởng đến sự an
toàn và ổn định của hệ thống tctd, ko tạo ra độc quyền hay hạn chế cạnh tranh or cạnh
tranh ko lành mạnh trong các TCTD
3. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức tín dụng
- Trụ sở chính: nơi đặt bộ máy quản trị và điều hành cao nhất - >Địa điểm xác định
nghĩa vụ tài chính, thẩm quyền xét xử của Toà
- Chi nhánh: đơn vị ko có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc
- VP đại diện: ko có tư cách pn, ko hđ nh
4. Hoạt động của Tổ chức tín dụng
4.1. Hoạt động ngân hàng
a) Nhận tiền gửi
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy
đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
TCTD phi NH ko được nhận tiền gửi của cá nhân mà chỉ được nhận của Tổ chức
b) Cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam
kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ cấp tín dụng khác. Đặc trưng
- TCTD phải được hoàn lại vốn TD đã cấp sau 1 khoảng thời gian theo thoả
thuận
- Việc cấp tín dụng dựa trên sự tín nhiệm về khả năng hoàn trả mà TCTD dành
cho bên được cấp TD (phai chứng minh khả năng trả nợ->có được sự tin tưởng
TCTD để cấp vốn)
- Nguồn vốn dùng chủ yếu là vốn huy động ->TCTD phải đảm bảo khả năng
hoàn trả cho người gửi tiền
Cụ thể:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa
thuận.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh
toán.
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh
toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,
thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua
tài khoản của khách hàng.
Lợi ích:
- TCTD có thêm thu nhập qua thu phí thanh toán + lãi từ việc cung cấp dịch vụ
tín dụng trong quá trình thanh toán
- TCTD có thể huy động vốn ko kỳ hạn từ khách hàng qua TK Thanh toán
4.2. Các hđ khác của TCTD
Dc tiến hành nếu được NHNN cấp phép
Lý do được hđ khác vì:
- TCTD là DN, có quyền tối đa hoá lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hđ ngân hàng
đúng luật, có quyền sd nguồn vốn + năng lực chuyên môn để tìm kiếm lợi
nhuận từ hđ kinh doanh khác: góp vốn, cổ phần, quản lý ts nhưng phải đảm bảo
các quy định pl và trách nhiệm của mình tring hđ ngân hàng.
- TCTD tiến hành các hđ khác nhằm hỗ trợ cho hđ chính là hđ ngân hàng.
- Nhu cầu về các sp tài chính hỗn hợp ngày càng gia tăng đòi hỏi TCTD cần đáp
ứng cho nền kinh tế
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA TCTD
Ý nghĩa hđ huy động vốn:
- Tạo nguồn vốn kinh doanh để cấp tín dụng + cung ứng dv tt qua tk
* Các loại TCTD khác nhau thì quyền năng HĐV khác nhau
1. Khái niệm:
HĐV là TCTD sd các nghiệp vụ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, thanh toán
+ các nghiệp vụ NH khác để huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tỏng
nền kinh tế.
Vai trò:
- Mang lại nguồn vốn để tiến hành hđ kinh doanh cho TCTD
- Ý nghĩa với khách hàng (được cung cấp 1 kênh tiết kiệm và đầu tư, làm cho tiền
của họ sinh lời, gia tăng tiêu dùng trong xh)
- TCTD là nơi cất trữ và tích luỹ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
2. Các hình thức HĐV của TCTD
Ngoài huy động vốn thông thường, tctd có thể huy động vốn qua các hình thức:
- Nhận tiền gửi từ cá nhân, tổ chức
- Phát hành giấy tờ có giá
- Nhận vốn góp hoặc phát hành cổ phần
- Vay vốn từ NHNN
- Vay vốn từ TCTD khác
Nhận tiền gửi gồm:
- Tiền gửi ko có kỳ hạn: ng gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào ->lãi suất rất
thấp hoặc k có lãi suất.
- Tiền gửi có kỳ hạn: người gửi cam kết chỉ rút tiền khi đến hạn, gồm:
+ Tiền gửi ngắn hạn (<1 năm)
+ Trung hạn (1 năm <5 năm)
+ Dài hạn (>5 năm)
Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy
tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện
trả lãi và các điều kiện khác.
- GTCG ngắn hạn: thời hạn < 1 năm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín
phiếu + GTCG ngắn hạn khác
- Phát hành giấy tờ có giá:
+ TCTD vay vốn của tổ chức cá nhân thông qua việc phát hành GTCG
+ Hình thức giao dịch: TCTD bán GTCG cho các tổ chức cá nhân hợp đồng mua
bán (nhưng bản chất là hợp đồng vay nợ, khi đến hạn thanh toán, TCTD sẽ thanh
toán cho KH)
+ Chủ thể giao dịch: TCTD+Khách hàng: cá nhân/tổ chức sinh sống và hđ hợp
pháp ở VN
+ Phương thức phát hành: trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành
và đấu thầu GTCG
+ Mục đích: được quyền sd số tiền nhận được từ việc phát hành, phải hoàn trả tiền
mà mình đã nhận của KH từ việc bán GTCG đến hạn và trả lãi. KH mua GTCG để
kiếm lời
HĐV bằng vay vốn NHNN
Vay vốn NHNN vừa là 1 hình thức HĐV của TCTD vừa là 1 công cụ để NHNN
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thông qua công cụ tái cấp vốn.
- Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng
theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY
ND chủ yếu của Hợp đồng tín dụng bao gồm các thoả thuận về: điều kiện vay,
mục đích sd vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức cho vay và
trả nợ, ts bảo đảm và các thoả thuận khác
1. Khái niệm cho vay:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó, TCTD chuyển giao cho khách
hàng 1 khoản tiền để KH sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định với nguyên
tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Đặc trưng
- Chủ thể cho vay là TCTD
- Đối tượng cho vay là vốn (tiền tệ)
- Thời hạn cho vay đa dạng: ngắn, trung, dài
- Quan hệ cho vay được điều chỉnh bởi quy định PL Ngân hàng
2. Hợp đồng tín dụng
Là sự thoả thuận bằng vb giữa 1 bên là TCTD (bên cho vay) với 1 bên là Tổ chức cá
nhân (bên đi vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình chuyển
giao, sd tiền vay và thanh toán tiền nợ gốc và lãi vay.
Chủ thể HĐ tín dụng
Bên cho vay:
- Có giấy phép thành lập do NHNN cấp
- Có điều lệ do NN chuẩn y
- Có GCN dky kinh doanh hợp pháp
- Người đại diện p có nLHVDS + thẩm quyền dể giao kết HĐTD vs KH
Đk khác:
- Chỉ được cho vay = ngoại tệ khi tctd được cấp phép hđ ngoại hối
Bên vay:.
- Có NLPL +NLHVDS + chịu TNDS
- Mục đích sd vay vốn hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thgian cam kết
- Có dự án đầu tư, pp sx kd dvu khả thi và hiệu quả
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo qđ của CP và NHNNVN:
gồm các bp bảo đảm tiền vay = TS: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
Quyền và nghĩa vụ các bên
Quy trình:
Đề nghị giao kết hđ ->thẩm định hồ sơ vay vốn -> Thương lượng & giao kết -> Thực
hiện hđ
Một số sửa đổi thường gặp: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thay đổi bp bảo đảm
= ts, điều chỉnh lãi suất
III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TS
Ý nghĩa: tránh thất thoát nguồn vốn, đây ko phải bp tiên quyết, là bp phòng ngừa,
gồm:
1. Các bp
a) Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản vay vốn Nh là việc bên vay vốn có nghĩa vụ giao ts thuộc qsh của mình
cho bên vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Chủ thể:
- Bên nhận cầm cố: NHTMNN, NHTM cổ phần, NH đầu tư, NH pt, NH liên doanh,
NH 100% vốn nc ngoài, chi nhánh NH nước ngoài tại VN, cty tài chính, HTX tín
dụng, quỹ tín dụng nd.
- Bên cầm cố: TC cá nhân có qh vay vốn vs bên nhận cầm cố
(giao ts thuộc quền sh cua rmifnh cho bên vay để đảm bảo khoản tiền mà mình xin
vay)
Việc cầm cố ts có Hiệu lực pháp lý kể từ thờ điểm bên đi vay chuyển giao ts cầm cố
cho bên vay
b) Thế chấp ts
Thế chấp ts vay vốn NH là việc bên vay vốn dùng ts thuộc QSH của mình để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ trả nợ (nợ gốc, lãi +phạt quá hạn) với bên cho vay và ko chuyển
giao ts cho bên nhận thế chấp.
Những ts có nguy cơ rủi ro cao như: công trình xd gần cây xăng, nhà cửa, tàu thuyền ở
những vùng thường xuyên có bão lụt,… TCTD có thể yc bên đi vay mua bảo hiểm
cho ts thế chấp.
c) Bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn NH là việc chủ thể thứ ba dùng 1 ts cụ thể thuộc quyền sở hữu của
mk hoặc toàn bộ khả năng tài chính để cam kết thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ 1 phần
hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi, tiền phạt quá hạn) nếu bên vay ko thực hiện nghĩa vụ
này.
Nv, vp bảo lãnh có 2 dạng:
- Bảo lãnh = toàn bộ khả năng tài chính
- bảo lãnh = cầm cố thế chấp ts của bên bảo lãnh
d) Mối quan hệ giữa GDBĐ và HĐ tín dụng
Quan hệ giữa gddb vs hđ tín dụng là qh giữa hđ phụ và hđ chính do nếu k có hđtd thì
cũng k cần gdbđ
Nếu hđtd vô hiệu, huỷ bỏ or đơn phươngn chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực
hiện quyền nghĩa vụ ->gdđb chấm dứt. Nếu hđtd đã dc thực hiện 1p hoặc toàn bộ thì
gddm ko chấm dứt, trừ khi các bên thoả thuận
Nếu hđtd có hiệu lực mà thoả thuận bảo đảm vô hiệu, huỷ bỏ or đơn phg chấm dứt -
>ko ảnh hg đến hiệu lực hđ td, trừ th các bên thoả thuận gd đảm bảo là 1 trong những
điều kiện phát sinh hiệu lc hđtd
2. TS đảm bảo tiền vay
TS đảm bảo tiền vay là TS có thực vào thời điểm thoả thuận giao dịch bảo đảm hoặc
có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
- vật:
 Có thực tại thời điểm ký kết or hình thành trong tương lai
 Phải được phép gd và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
 TS cho thuê, hoa lợi, lợi tức từ việc cho thuê ts cũng là tsbđ:
 Đối với nhà ở làm tsbđ phải có: GCN QSH nhà ở; ko có tranh chấp về QSH, ko
bị kê biên để thi hành án. Việc thế chấp phải có sự đồng ý = vb của chủ sở hữu
chung.
- Giấy tờ có giá:
Gồm cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và các loại GTCG khác được sd để đảm bảo
NVDS.
Nếu đến hạn ko trả nợ được, TCTD được quyền bán (nếu là cổ phiếu) hoặc nhận thanh
toán theo cam kết trong GTCG từ chủ thể phát hành GTCG đó
- Quyền ts, gồmL
Quyền TS thuộc sở hữu của bên bảo đảm gồm quyền TS phát sinh từ QTG, Quyền
SHCN, Quyền vs giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiệm vs vật
bảo đảm, quyền ts với phần vốn góp trong DN, quyền TS phát sinh từ HĐ và các
quyền TS khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm
Quyền sd đất (phải có GCN, ko được kê biên tranh chấp, đang trong thgsd)
Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên
Để đảm bảo khả năng thanh khoản khi xử lí tsbđ:
TCTD ko đc nhận cầm cố, thế chấp ts mà NN quy định cấm kd, mua bán, chuyển
nhượng; TS ko thuộc QSH hợp pháp của bên nhận cầm cố, TS đang đi thuê, đi mượn
or sd để đảm bảo 1 nghĩa vụ khác, TS bị cơ quan nn phong toả, niêm phong
Thông thường, TCTD sẽ chấp nhận TS thuận lợi cho việc bảo quản, giá cả ít biến
động trên thị trường
3. Hình thức gd đảm bảo tiền vay + thủ tục công chứng, chứng thực, dky giao
dịch đảm bảo
GDBĐ tiền vay phải được lập thành VB. Hìh thứuc: VB riêng or ghi trong HĐ chính
TS gddb đơn giản: cầm cố ts là GTCG, động sản ->GDBĐ đc ghi trong HĐTD
TS gddb phức tạp: thế chấp qsd đất, quyền đòi nợ, ts thế chấp có dky quyền sở hữu ->
lập thành v riêng để đảm bảo thuận tiện thủ tục công chứng và đăng ký gđbđ
TS cầm cố ->ko phải công chứng chứng thực; TS thế chấp _> nếu PL quy định phải
thì p làm
Các GDBĐ phải đky thì ms có hiệu lực:
Thế chấp QSD Đất, thế chấp tàu bay tàu biển; Thế chấp QSD rừng; Thế chấp 1 TS để
đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ
4. Xử lí ts bảo đảm
Nếu bên vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc + lãi =>TCTD trả TSBĐ
If not: (kể cả 1 phần nghĩa vụ nợ vay) => TCTD có quyền xử lí tsbđ để thu hồi nợ
hoặc yc người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Các phương thức:
- TCTD nhận chính TSBĐ để bù trừ vs khoản nợ còn thiếu
- TCTD tự mình bán để thu nợ
- Bán đầu giá TDBĐ tại Trung tâm bán đấu giá mà các bên lựa chọn
Xử lí theo nguyên tắc:
- thực hiện theo thoả thuận, nếu ko có thoả thuận thì bán đầu giá ts
- Nếu TS dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ ->thực hiện theo thoả thuận,
nếu ko có tt thì ts đc bán đầu giá
- Việc xử lí tsbđ: thực hiện khách quan, công khai, mnh bạch, bảo đảm quyền lợi
các bên, tc liên quan
- Người xử lí ts: bên nhận ts bảm đảo or người được uỷ quyền, trừ TH khác
- Việc xử lí tsbđ ko phải hđ kinh doanh của bên nhận đảm bảo
Trật tự thanh toán ưu tiên của ts bảo đảm để thu hồi nợ:
- Thanh toán chi phí xử lí ts
- Thanh toán nợ gốc còn thiếu
- Nợ lãi
- Khoản tiền phạt + CP khác
CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP TÍN DỤNG KHÁC
I. Bảo lãnh ngân hàng
1. Khái niệm và phân loại
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với
bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Đặc trưng:
(1) Bản chất pháp lý Bảo lãnh NH là 1 hoạt động TM (hành vi thương mại) đặc thù
(do chính các TCTD thực hiện nhằm mục tiêu thu lợi nhuận vừa chuyên nghiệp
như 1 nghề nghiệp kinh doanh
(2) Chủ thể: chủ thể đặc biệt: TCTD . Sở dĩ vì bản thân hđ bảo lãnh NH vốn dĩ là
loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao, có chuyên nghiệp, đủ dk vốn, kinh
nghiệm kinh doanh thương trường để hđ dịch vụ này,
(3) TCTD ko chỉ có tư cách người bảo lãnh mà còn có tư cách 1 nhà kinh doanh
NH =>quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh ko giống trong Dân sự
(4) GD bảo lãnh có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch
vụ bảo lãnh và hđ bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.
(5) GD bảo lãnh NH là giao dịch “kép”. TCTD phải tiến hành theo thứ tự 2 loại
HĐ là HĐ dịch vụ bảo lãnh ký trước và HĐ bảo lãnh ký sau => đạt được mục
đích chung là phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh theo yc của bên
được bảo lãnh để nhận thù lao dịch vụ (phí bảo lãnh)
(6) Theo thông lệ qte, bảo lãnh NH là giao dịch ko thể đơn phương huỷ ngang bởi
nhữg ng đại diện có thẩm quyền của TCTD bảo lãnh (Khi cma kết bảo lãnh hay
thư bảo lãnh đã được phát hành hợp lệ bởi TCTD thì ko một cơ quan nào có thể
lấy danh nghĩa đại diện TCTD để tuyên bố đơn phương huỷ bỏ cam kết nhận
bảo lãnh=> đảm bảo cho người nhận bảo lãnh có thể yên tâm đòi tiền TCTD
bảo lãnh khi đến hạn của nghĩa vụ được bảo lãnh mà người được bảo lãnh ko
thực hiện nghĩa vụ của họ bằng cách xuất trình chứng cứ về việc người được
bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ với mình. Nếu có thể dễ dàng huỷ ngang thì
quyền lợi của người nhận bảo lãnh sẽ ko được bảo đảm và việc bảo lãnh của
TCTD trở lên vô nghĩa, ko cần thiết.
(7) Bảo lãnh NH là gd được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ . eg Cam kết
bảo lãnh (thư bảo lãnh), vb để có căn cứ thu phí bảo lãnh (yêu cầu trả tiền), vb:
tuyên bố vi phạm
(8) Bảo lãnh NH là bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh độc lập). TCTD phải thực hiện
nghĩa vụ nga khi ng này xuất trình chứng từ phù hợp vs nd thư bảo lãnh do
TCTD phát hành mà ko phụ thuộc việc ng đc bảo lãnh có khả năng tự thực hiện
nghĩa vụ của họ hay ko
=>> TÍNH CHẤT ĐỘC LẬP, VÔ ĐIỀU KIỆN + KO THỂ HUỶ NGANG
CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
2. Phân loại
- Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay: hứa thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay
- Bảo lãnh thực hiện hđ: hứa thực hiện nghĩa vụ ts
- Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán (điển hình): hứa thực hiện nghĩa vụ thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu” cam kết vs bên mời thầu để bảo đảm nghĩa vụ của KH khi
tham gia dự thầu
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm:
- Bảo lãnh đối ứng: TCTD bảo lãnh đối ứng lập cam kết bảo lãnh đối ứng thực
hiện nghĩa vụ TC: cả bên bảo lãnh đối ứng và bên nhận bảo lãnh đối ứng là các
TCTD được phép hđ NH. 2 chủ thể đều có chung 1 khách hànng là bên được bảo
lãnh, nghĩa vụ mỗi TCTD trong bảo lãnh là khác nhau.
3. Hợp đồng trong hđ bảo lãnh
a) Mối quan hệ 3 bên giữa
- Người bảo lãnh (TCTD)
- Người được bảo lãnh (KH)
- Người nhận bảo lãnh
 HĐ dịch vụ bảo lãnh (TCTD vs KH)
 HĐ bảo lãnh (TCTD bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh – bên có quyền)
 QH NVU (phát sinh giữa KH dc bảo lãnh vs bên nhận bảo lãnh)
b) HĐ dịch vụ bảo lãnh NH (HĐ cấp bảo lãnh)
là sự thoả thuận = vb của tctd bảo lãnh vs KH được bảo lãnh, TCTD bảo lãnh chấp
nhận yc bảo lãnh của KH và cam kết phát hành thư bảo lãnh cho ng thụ hưởng,
theo yc + quyền lợi KH được bảo lãnh.
KH phải trả phí dvu cho TCTD bảo lãnh
Trình tự thủ tục
B1: KH lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh gửi TCTD
B2: TCTD nhận hồ sơ + thẩm định ký hồ sơ đề nghị bảo lãnh để chấp nhận hoặc từ
chối yc bảo lãnh KH
B3: các bên tiến hành ký kết hđ dịch vụ bảo lãnh nếu hồ sơ đề nghị đc chấp thuận.
(HĐ mẫu)
c) HĐ bảo lãnh
là sự thoả thuận = vb của tctd bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh
TCTD cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho KH nếu đến hạn mà KH ko
thực hiện or thực hiện ko đúng nvu với bên nhận bảo lãnh
Trình tự thủ tục
B1: TCTD phát hành bảo lãnh cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh đúng theo yc
của KH được bảo lãnh.
B2: Bên nhận bảo lãnh xem xét ND và hình thứuc để tl chấp nhận toàn bộ or yc sửa
đổi nd bảo lãnh
B3: Khi đến hạn thanh toán, tuỳ thuộc vào loại hình bảo lãnh do TCTD phát hành là
có điều kiện hay vô điều kiện mà bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đòi tiền trc từ KH
hoặc đòi TCTD
Nếu việc đòi tiền của bên nhận bảo lãnh ko đúng điều kiện đòi tiền đã mô tả trong thư
bảo lãnh  TCTD bảo lãnh có quyền từ chối trả tiền.
II. Chiết khấu GTCG
1. Khái niệm và phân loại
Chiết khấu GTCG là hình thức cấp tín dụng, TCTD mua GTCG chưa đến hạn thanh
toán của KH
Là hđ cấp tín dụng bởi:
(1) TCTD đã ứng trc một khoản tiền và chỉ thu hồi được sau 1 khoảng thgian nhất
định
(2) TCTD chiết khấu chủ yếu = nguồn vốn huy động từ nhữg ng gửi tiền
(3) Nghiệp vụ chiết khấu dựa trên sự tín nhiệm mà TCTD dành cho KH ( cần phải
có những đánh giá về khả năng thu hồi số tiền đã mua GTCG (tương tự thẩm
định cho vay nhưng khác là TCTD ko chỉ đánh giá mức độ tín nhiệm mà còn
đánh giá mức độ tín nhiệm đối với TC phát hành GTCG đó
(4) HĐ chiết khấu TCTD chịu sự điều chỉnh trực tiếp của PLNH, ko phải BLDS
Lưu ý: HĐ chiết khấu của TCTD có nhiều điểm khác vs hđ chiết khấu của NHNN. Dù
bản chất nghiệp vụ là giống nhau nhưng những điểm khác biệt quan trọng: NHNN
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vs tư cách là một hình thức tái cấp vốn ngắn hạn, nhằm
mục đíhc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia chứ ko phải mục đích kinh doanh như
TCTD
b) Phân loại chiết khấu GTCG
- Theo thgian
+ Chiết khấu dài hạn: thời gian nắm giữ GTCG của TCTD là 1 năm trở lên
+ Ngắn hạn: dưới 1 năm (ưa chuộng hơn vì đảm bảo tốt hơn khả năng thanh khoản
cho TCTD, KH cũng phải trả lãi chiết khấu thấp hơn)
- Tính chất rủi ro:
+ Ck có quyền truy đòi: TCTD có quyền truy đòi của khách hàng đã ck nếu
GTCG k đc tổ chức phát hành thanh toán
+ ck miễn truy đòi: TCTD k có quyền truy đòi nếu tổ chức phát hành GTCG từ
chối thanh toán
- Quyền mua lại GTCG của khách hàng:
+ Ck có thời hạn: Khách hàng cam kết mua lại GTCG sau 1 thời gian nhất định
trước khi GTCG đến hạn thanh toán với mức giá thỏa thuận
+ Ck vĩnh viễn: Việc chuyển quyền sở hữu GTCG đc thực hiện ngay và hoàn
toàn tại thời điểm ck mà k kèm cam kết mua lại GTCG của khách hàng
- Số lần ck:
+ Ck
+ Tái ck
4. Nội dung PL về HĐ ck GTCG
4.1. Chủ thể tham gia:
- Bên ck: TCTD và chi nhánh ngân hàng nc ngoài:
+ NHTM, NH hợp tác xã
+ Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
+ Chi nhánh NH nước ngoài
- Bên xin ck: tổ chức, cá nhân có nhu cầu:
+ Cá x trong nước, Tổ chức trong nước ( k bao gồm TCTD, chi nhánh NH nc
ngoài)
+ Pháp nhân, cá x nc ngoài đang HĐ, cư trú hợp pháp tại VN, có năng lực PL dân
sự theo quy định BLDS
4.2. Đối tượng ck
- Công cụ chuyển nhượng phát hành ở VN: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc,
các loại công cụ chuyển nhượng khác
- Công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở nước ngoài được
chuyển nhượng ở Việt Nam :
+ Được phát hành hợp pháp
+ Thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, k có tranh chấp, k sử dụng
để cầm cố, bảo đảm cho nvu khác
+ Trên CCCN ko ghi cụm từ “ k đc chuyển nhượng”,”cấm chuyển nhượng”,”k
trả theo lệnh”
+ Chưa đến hạn thanh toán
+ Còn nguyên vẹn,k tẩy xóa, sửa chữa
- Giấy tờ có giá : Tín phiếu ngân hàng nhà nước , Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương, Kỳ phiếu, tín phiếu,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do ….
+ Được phát hành hợp pháp
+ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, k có tranh chấp, k sử dụng để
cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác
+ Được phép giao dịch theo quy định PL
+ Chưa đến hạn thanh toán
+ Còn nguyên vẹn, k tẩy xóa, sửa chữa
4.3. Hợp đồng ck GTCG
- Văn bản thỏa thuận giữa TCTD, chi nhánh NH nước ngoài và khách hàng nhằm xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc ck: HĐ cấp tín
dụng, HĐ mua bán GTCG
4.4. Phương thức ck
- Mua có kỳ hạn:
+ TCTD mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu GTCG chưa đến kỳ hạn
thanh toán từ khách hàng
+ KH cam kết sẽ mua lại GTCG đó sau 1 khoảng tg đc xác định tại HĐ ck
- Mua có bảo lưu quyền truy đòi:
+ TCTD mua và nhận quyền SH GTCG chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng
+ Khách hàng có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền ck, lãi ck và các chi phí hợp
lí khác liên quan trong TH TCTD k nhận đc đầy đủ số tiền thanh toán từ người
có trách nhiệm thanh toán
4.5. Giá, thời hạn, lãi suất ck
- Giá ck: ( ảnh)
- Thời hạn ck: thỏa thuận:
+ K vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của GTCG
+ GTCG do TCTD, chi nhánh NH khác phát hành, thời hạn ck tối đa 01 năm
- Lãi suất ck và chi phí hợp lý liên quan: thỏa thuận mức lãi suất với khoản tiền ck quá
hạn cho TCTD ấn định, k lớn hơn 150 % lãi suất ck đã áp dụng trong thời hạn ck
4.6. Trình tự, thủ tục ck
- Khách hàng đề nghị ck GTCG; TCTD thẩm định đánh giá, yêu cầu khách hàng
chứng minh GTCG đủ đk ck
- Khách hàng chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng CCCN,
chuyển quyền sở hữu GTCG cho TCTD
- Khách hàng hoàn thành cam kết mua lại GTCG, TCTD chuyển giao ngay và thực
hiện các thủ tục chuyển nhượng CCCN, chuyển quyền sở hữu GTCG cho khách hàng
CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Là hđ tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương
tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở HĐ cho thuê theo đó bên cho thuê
cam kết mua ts thuê theo yc của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các ts này
trong suốt thời hạn thuê, bên thuê sd ts thuê và thanh toán tiền thuê theo thoả thuận
(trang 156)
Đặc trưng:
- Là một hình thức cấp Tín dụng trung và dài hạn (thời hạn cho thuê > 1 năm do
ts thuê có giá trị cao, thgian sd lâu dài, nhiều năm -> việc thuê với thời hạn dài
sẽ đạt hiệu quả kinh tế hơn, bên thuê có khả năng trả tiền thuê dễ dàng hơn. ảnh
hg đến khả năng huy động vốn của tctd cho thuê. TCTD cho thuê sẽ ko dc sd
nguồn vốn huy động ngắn hạn để mua ts cho thuê tc
- Đối tượng HĐ cho thuê TC là động sản
- Cho thuê TC phải do công ty cho thuê TC thực hiện
BAO THANH TOÁN
Là hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng hoá dịch vụ thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hoá dịch vụ đã được bên bán và
bên mua thoả thuận trong hđ mua bán hàng hoá dịch vụ.
Bản chất bao thnh toán là chuyển nhượng quyền đòi nợ theo HĐ mua bán hàng hoá,
dịch vụ từ bên bán (or bên xuất khẩu) cho tổ chức tín dụng). TCTD sẽ có quyền đòi nợ
từ bên mua hàng (hoặc nhà nhập khẩu) theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng
hoá, dịch vụ
Đặc trưng:
(1) Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng…
(2) Bao thanh toán là hình thức cấp td ngắn hạn. TCTD chỉ được cấp tín dụng bao
thanh toán nếu thời hạn còn lạ của khoản thu tính từ thời điểm bao thanh toán
ko quá 180 ngày
(3) HĐ Bao thanh toán luôn gắn liền với hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ
giữa bên đc bao thanh toán với bên mua hàng.
Bao thanh toán đem lại nhiều giá trị lợi ích cho các bên trong quá trình thanh toán.
Với bên bán hàng, họ sẽ nhận được 1 khoản tiền
CHƯƠNG 6: PL VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN
CHƯƠNG 7: PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI HỐI
1. Kn:
Ngoại hối là các phương tiện thanh toán được định giá theo tiền nước ngoài
hoặc được chấp nhận trên thị trường quốc tế. Ngoại hối bao gồm các trường hợp:
- Ngoại tệ
- Phương tiện thanh toán = ngoại tệ: séc, thẻ thanh toán, hối phiều đòi nợ, hối
phiều nhận nợ
- GTCT = ngoại tệ: Trái phiếu CP, trái phiếu cty, kỳ phiếu, cổ phiểu
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước
- Tiền nước VN trong trường hợp chuyển vào và ra khỏi lãnh thổ VN or sd trong
thanh toán quốc tế
Kiều hối: tiền do Huyền em mag về nc
Ngoại hối dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế: ngoại tệ,
vàng tiêu chuẩn qte, các GTCG ghi bằng ngoại tệ
- Hoạt động ngoại hối xét theo pháp lí: Tổng hợp các hành vi pháp lý do các
chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tài
sản được coi là ngoại hối: gồm đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua bán và các gd khác
về ngoại hối
- Đặc trưng ngoại hối:
+ Chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú và người k cư trú, trực tiếp
tham gia vào các giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt
động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan.
+ Đối tượng của hoạt động ngoại hối: các loại ngoại hối được phép lưu thông trên
lãnh thổ VN, các dịch vụ về ngoại hối.
+ Nội dung của hoạt động ngoại hối: các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, các
hành vi sử dụng ngoại hối, cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ VN.
- Đặc điểm thị trường ngoại hối:
+ Thực chất là nơi diễn ra các hđ mua bán ngoại hối
+ Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt 24 giờ trên phạm vi toàn cầu với
lưu lượng khổng lồ các ngoại tệ được lưu chuyển qua thị trường ( Do sự khác
nhau về múi giờ giữa các quốc gia )
+ Đối tượng chủ yếu được mua bán: các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các
NH, ngoại tệ hiện hữu, các loại ts khác có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.
(đối tượng đặc biệt: công cụ thanh toán của các quốc gia khác nhau trong đó
đồng tiền của các quốc gia giữ vai trò quan trọng nhất)
+ Thị trường ngoại hối ở một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình KT-
ctri và XH trong nước và quốc tế (giá trị ko chỉ phụ thuộc vào cung cầu mà
còn phụ thuộc vào các quốc gia phát hành công cụ thanh toán đó)
+
- NH NN VN tham gia vào hđ ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc
tế với hai tư cách:
+ Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước
+ Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường
trong nước và quốc tế nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Vai trò thị trường ngoại hối với nền kinh tế:
(1) Cân đối cung - cầu về ngoại hối, đặc biệt là ngoại tệ
(2) Góp phần tích cực với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
(3) Tăng cường khả năng sử dụng ngoại hối để thanh toán quốc tế. Ngoại hối càng
được giao dịch nhiều thì lợi ích nó đem lại càng lớn.
2. PL về ngoại hối
- Các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngoại hối:
+ Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc thực hiện vai trò thống
nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên toàn lãnh thổ
VN
+ NH NN VN trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý NN về ngoại hối trên
lãnh thổ VN. ( Điều 31,32)
- PL điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai:
+ Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không
vì mục đích chuyển vốn.
3. TCTD tiến hành kinh doanh ngoại hối
3.1. Lý do
(1) Có nhu cầu -> TCTD có thể mở tài khoản ngoại tệ và thực hiện các hành vi kinh
doanh Ngoại hối nhằm mục đích thu lợi nhuận
(2) TCTD đáp ứng đk tiến hành: nhân lực, cơ sở vật chất, mối quan hệ trên thị trường
tiền tệ trong nước và quốc tế
(3) NN có thể quản lí tốt hơn thị trường ngoại hối nếu để TCTD thực hiện, từ đó điều
tiết thị trường này một cách hiệu quả (TCTD có quyền mở tk để giao dịch)
Điều kiện để các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đủ điều
kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:
a) Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước
được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng quản trị
thông qua, trong đó xác định rõ nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ
ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;
b) Có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dịch vụ
ngoại hối trong nước;
c) Có đủ cán bộ am hiểu về hoạt động ngoại hối, được đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối
và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.
Điều kiện để các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đăng
ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế:
a) Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế được
Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng Quản trị thông
qua, trong đó xác định rõ các nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ
ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;
b) Có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu cung ứng các dịch vụ
ngoại hối trên thị trường quốc tế;
c) Đủ cán bộ có năng lực và am hiểu nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị
trường quốc tế;
d) Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ được thiết lập và thực hiện
nhiệm vụ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng;
không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm
đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét đủ điều kiện;
e) Kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ
ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đủ điều kiện, các ngân hàng được
cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước cho khách hàng trong
phạm vi dưới đây:
a) Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán
đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ
quốc tế;
b) Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước;
c) Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế;
d) Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thành toán (trong nước và quốc tế); nhận và
chi, trả ngoại tệ;
đ) Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;
e) Ủy nhiệm cho tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số
dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và
các dịch vụ khác;
g) Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;
h) Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo
lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ…);
i) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
k) Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp
luật Việt Nam.
2. Hình thức kinh doanh Ngoại hối cơ bản của TCTD
a) Giao dịch hối đoái
là gd mua bán ngoại hối nhằm chuyển nhượng qsh ngoại hóoi từ chủ thể này sang chủ
thể khác (ngoại tệ đc sd nhiều nhất). Chủ thể gồm TCTD, Cá nhân tổ chức, NHNN.
Có thể được tiến hành giữa đồng VN với ngoại tệ hoặc giữa hai ngoại tệ vs nhau.
b) Thanh toán và hỗ trợ đầu tư bằng ngoại hối
thanh toán + chuyển tiền bằng ngoại hối cho cá nhân tổ chức có nhu cầu
c) Huy động vốn bằng ngoại tệ: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn
bằng ngoại tệ +hình thức khác
d) Cấp tín dụng bằng ngoại tệ
Cấp tín dụng thông qua ngoại hối là TCTD chuyển giao ngoại tệ cho khách hàng
thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán
II. Một số hoạt động kinh doanh khác của TCTD
- Đầu tư: mua bán trái phiếu CP, trái phiếu DN trên thị trường vốn, đấu thầu tín
phiếu kho bạc, mua bán công cụ chuyển nhượng, tín phiếu kho bạc, tín phiếu
NHNN, giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ
- Kinh doanh vàng
III. Lưu ký, thanh toán chứng khoán và ngân hàng giám sát
IV. Một số hd kinh doanh khác
- Tư vấn tài chính: sd năng lực chuyên môn của mình để tư vấn phù hợp. Thực
hiện trên nguyên tắc khách quan, trung thực, vì lợi ích KH và tôn trọng quy
định PL
- Quản lý tài sản: cung cấp dịch vụ quản lý TS cho khách hàng: giá trị ts, bảo
quản ts, quyền khác theo uỷ thác kh, mua bán ts theo yêu cầu,…
- Môi giới tiền tệ: TCTD là NHTM làm trung gian thu phí môi để thu xếp thực
hiện hđ NH và hđ kinh doanh khác giữa các TCTD, TC tài chính khác
- Uỷ thác và đại lý: uỷ thác, nhận uỷ thác đại lý trong lĩnh vực lq đến hđ ngân
hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lí ts theo quy định NHNN: VD đại lý phân
phối sp bảo hiểm,…
CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
I. Các hạn chế và hoạt động bảo hiểm tiền gửi
1. Các hạn chế
- Những TH k đc cấp tín dụng
- Hạn chế cấp tín dụng
- Giới hạn cấp tín dụng
- Giới hạn góp vốn,mua cổ phần
- Các tỉ lệ bảo đảm an toàn
- Dự phòng rủi ro
- Kinh doanh bất động sản
- Quan hệ giữa cty kiểm soát với cty con, cty liên kết
I. Rủi ro
Khái niệm: tình trạng bất ổn, gây thiệt hại cho 1 chủ thể nhất định. Có tính xác suất
Đặc điểm:
- Có khả năng gây thiệt hại khi xảy ra
- Tính ko chắc chắn của rủi ro: có thể or not xả ra ->có thể làm cho các vp phòng
ngừa trở lên tốn kém + thiếu hiệu quả
- Tính tương lai của rủi ro. Rủi ro mới có thể đc phòng ngừa từ trc để ngăn xảy ra,
oặc khi xảy ra có thể hạn chế bớt thiệt hại
Phân loại rủi ro:
- Rủi ro khách quan: ko do ý chí 1 chủ thể nào trong qh giữa TCTD và KH:
- Rủi ro chủ quan: từ ý 1 chí 1 or nhiều chủ thể
- Rủi ro bên ngoài:
- Rủi ro bên trong:
- RỦI RO TÍN DỤNG: KH được cấp tín dụng ko thực hiện đúng việc trả nợ. Chỉ
cần 1 tỷ lệ nhỏ nguồn vốn thất hoát khiến mất khả năng thanh toán các khoản nợ
- RỦI RO THANH KHOẢN: TCTD khan hiếm tiền mặt để chi trả cho KH, đặc
biệt là người gửi tiền ->nguy cơ rút tiền ồ ạt từ người gửi -> phản ứng dây chuyển
->mất khả năng thanh toán
- RỦI RO THỊ TRƯỜNG: nếu chứng khoản giảm giá -> giá trị thực tài sản TCTD
sẽ giảm->ảnh hg đến khả năng thanh toán
- RỦI RO LÃI SUẤT: thay đổi lãi suất trên thị trường ảnh hg đến thu nhập và chi
phí TCTD
- RỦI RO phá sản: quy mô nợ khó đòi quá lớn or các khoản thua lỗ đáng kể dẫn
đến giảm sút nguồn vốn tự có. Tỷ lệ này ko nên thấp hơn 8%
- RỦI RO thu nhập: TCTD hđ hiệu quả hay ko đc xđ dựa trên lợi nhận sau thuế, là
kq của các dạng rủi ro trên ->phải nâng cao khả năng cạnh tranh và tiết giảm chi
phí kinh doanh hợp lí
- RỦI RO về tỷ giá hối đoái: tỷ lệ trao đổi giữa đồng nội tệ với ngoại tê, phát sinh
do thay đổi tỷ giá hối đoái
 Để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro:
- Khách quan: NN xây dựng thực hiện hiệu quả chính sách pl về đảm bảo an
toàn trong hđ ngân hàng
- Chủ quan: TCTD tuân thủ các quy định pl về bảo đảm an toàn trong hđ NH
- TCTD xd cơ chế giám sát phfong ngừa xử lí rủi ro hiệu quả, phù hợp pl và
thông lệ qte
2. Sự cần thiết PL về bảo đảm an toàn trong hđ ngân hàng
(1) PL cần phải có quy định bảo vệ ng gửi tiền
(2) PL cần quy định nhằm ngăn chặn hành vi “phi đạo đức” làm gia tăng rủi ro
trong hđ ngân hàng
(3) Hạn chế đổ vỡ HT TCTD, nâng cao trách nhiệm TCTD vs xh. (LQ đến Nhà
nước điều hành chính sách vĩ mô).
(4) Hạn chế tình trạng “bất cân xứng thông tin” -> làm hạn chế khả năng đánh giá,
phán đoán rủi ro -> chủ thể có thể đưa ra các quyết định thiếu cẩn trọng -> gây
thiệt hại -> Thực hiện chức năng giám sát kịp thời để bảo đảm an toàn cho TCTD
(5) Tăng khả năng cạnh tranh giữa TCTD VN vs TCTD nc ngoài. TCTD đc đánh
giá tốt về khả năng quản lí rủi ro sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn vì dc KH ưa
chuộng hơn
2. Bảo hiểm tiền gửi
2.1. Kn: Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012
1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền
gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm
vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
2. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền
gửi của cá nhân.
4. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn
định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh
của hoạt động ngân hàng.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải
nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo
hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Bản chất:
- Là hình thức bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của TCTD
- Đối tượng đc bảo hiểm chi trả là trách nhịe mcủa tctd đối với những người gửi
tiền
- Nếu TCTD ko có khả năng thanh toán tiền gửi dc bảo hiểm thì Bảo hiểm tiền gửi
VN sẽ chi trả thay, vs mức tối đa ko quá 50 triệu VNĐ
2.2. Nội dung:
- Chủ thể:
+ Chủ thể nhận bảo hiểm: tổ chức Bảo hiểm tiền gửi VN (DIV) là TCTD NN, do
NN thành lập,cấp vốn, điều hành. K vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo đảm
an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, miễn nộp thuế
+ Người tham gia bảo hiểm:các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành
lập và hoạt động theo luật các TCTD đc nhận tiền gửi bằng đồng VN của các
khách hàng cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc
- Tiền gửi được bảo hiểm: VNĐ
- Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tiền gửi của TCTD: nộp mức 0.15%/năm. Nộp 4
lần trong năm tài chính
- Việc chi trả bảo hiểm cho ng gửi tiền. Nếu TC tham gia bảo hiểm tiền gửi bị
CQNN xác đinh ko có khả năng thanh toán khoản nợ khi đến hạn thì trong
vòng 60 ngày TC bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chi trả bảo hiểm cho ng
gửi tiền theo nguyên tắc số tiền bảo hiểm dc trả tối đa ko quá 50 triệu đồng
- Bảo hiểm tiền gửi VN còn tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của
TCTD, hỗ trợ cho vay, bảo lãnh or mua lại khoản nợ nếu NH NN nhận định
TCTD ohas sản sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thống NH và nền kinh tế
3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định
lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ
sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.
Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là :
“Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự
phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức
tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”. Cụ thể:
+ “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản
nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra.
+ “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong
các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các
khoản nợ suy giảm.
Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được hiểu là những biện pháp mà
các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra do khách hàng
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.
2. Quy định về phân loại nợ:
Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định
lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ
sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
các tổ chức tín dụng được quy định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật Việt Nam,
cụ thể:
+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng;
+ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà
nước: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN;
+ Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN.
Các văn bản trên quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, được thể
hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro;
phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro.
+ Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về đối tượng phải
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc là các tổ chức tín dụng hoạt động tại
Việt Nam trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH).
Phân tích quy định này cho thấy hoạt động của các tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi
nhuận nên luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, còn đối với NHCSXH thực hiện các
nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ cho các
mục đích xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng là người nghèo không vì mục
tiêu lợi nhuận. Toàn bộ rủi ro trong hoạt động của NHCSXH được Ngân sách Nhà
nước bảo đảm, do vậy NHCSXH không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN.
Ngoài ra, trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện
việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định
của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà
nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân
hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
+ Phương pháp phân loại nợ
Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết
định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:
“a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn;
– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp,
tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy
đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
Xem thêm: Mua nhà chỉ có sổ hống có rủi ro gì không?
– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
3. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro:
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định
về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:
– Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%
b) Nhóm 2: 5%
c) Nhóm 3: 20%
d) Nhóm 4: 50%
đ) Nhóm 5: 100%.
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng
cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
-Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A – C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ
trong các trường hợp sau đây:
– Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp
luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
– Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ
chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.
Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý
một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
a) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến
hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định
của pháp luật để thu hồi nợ.
c) Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì
được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.
Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ
cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo
dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.
Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển
các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại
bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín
dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng.
Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực
hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ
nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận bằng văn bản.
4. Kiểm soát nội bộ
5. Kiểm soát đặc biệt
6. Tỷ lệ an toàn trong hđnh

You might also like