You are on page 1of 22

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- Khái niệm:
+ Tập hợp các nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro trong TMQT
+ Sử dụng nguồn vốn tài chính or uy tín để tạo thuận lợi cho TMQT

- Vai trò:
+ Giảm vốn đầu tư
+ Tăng năng lực cạnh tranh
+ Giảm thiểu rủi ro

- Đặc điểm:
+ Nhu cầu tài trợ thương mại của nhà NK, XK là tất yếu
+ Tài sản đảm bảo hình thành từ giao dịch
+ Tài trợ TM và phi TM
+ Nguồn luật đa dạng
+ Chứng từ phức tạp
+ Tài trợ chuỗi giá trị sản xuất

- Chủ thể tham gia:


+ Người sử dụng: người XK, NK
+ Người cung cấp: NHTM, công ty bảo hiểm, nhà BTT, cơ quan TCQT

* Mô hình tài trợ TMQT:


● Mô hình tập trung: tập trung mọi công việc về trung tâm để xử lý và ra quyết
định vận hành, chỉ thực hiện tại Hội sở chính. Chi nhánh chỉ là trung tâm giữa
trung tâm xử lý giao dịch và KH.
> KH có nhu cầu thực hiện TTQT > Chi nhánh thông báo về trung tâm TTQT >
Thanh toán được thực hiện tại TT TTQT
> Mục tiêu: giảm thời gian giao dịch, giảm chi phí, quản trị rủi ro và phục vụ KH

● Mô hình phân tán: chia việc ra và phân về các bộ phận nhỏ xử lý > Các chi
nhánh trực tiếp thực hiện công việc thanh toán, xử lý giao dịch độc lập > Báo
cáo, tập hợp kết quả về Hội sở chính
> Không chuyên môn hóa

CHƯƠNG II: TÀI TRỢ THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN


Bao gồm:
+ Tài trợ ứng trước hóa đơn
+ Tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán
● Tài trợ ứng trước hóa đơn:
- Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người mua yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để thanh toán hóa đơn cho người bán
> Ngân hàng sẽ thanh toán trước cho người bán những hóa đơn bán hàng theo phương
thức trả tiền trả ngay hoặc trả chậm. Người bán có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền này
cùng lãi suất phát sinh cho ngân hàng tài trợ.

Note:
- Nhà xuất khẩu chỉ nên sử dụng tài trợ này nếu có mối quan hệ tốt với các con nợ và
chắc chắn khả năng thanh toán của các con nợ.
- Hình thức tài trợ tiềm ẩn rủi ro cao bởi không có đảm bảo từ ngân hàng của nhà nhập
khẩu.

● Tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán:


- Khái niệm: Thư tín dụng dự phòng là văn bản cam kết của ngân hàng với người thụ
hưởng bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho người yêu
cầu bảo lãnh.
- Thuật ngữ:
+ SBC: Standby Credit (Tín dụng dự phòng)
+ SBLC: Standby Letter of Credit (Thư tín dụng dự phòng)

CHƯƠNG III: TÀI TRỢ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU


Bao gồm:
+ Chấp nhận thanh toán
+ Ủy quyền nhận hàng và ký hậu B/L
+ D/P kỳ hạn
+ UPAS D/A
+ Ứng trước vốn

- Khái niệm: NXK sau khi giao hàng, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình
bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên NNK để được thanh toán

● Chấp nhận thanh toán:


- Khái niệm: Chấp nhận thanh toán là cam kết bằng văn bản của người chịu trách
nhiệm trả tiền sẽ trả hối phiếu vào ngày đáo hạn
● Ký hậu B/L:
- Khái niệm:
+ Là hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn
theo lệnh của ngân hàng cho NNK
+ Ngân hàng giữ vai trò là người ký hậu

+
● Thư ủy quyền nhận hàng:
- Khái niệm: là nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng đối với NNK trong vận tải hàng
không.

● Bảo lãnh nhận hàng:


- Khái niệm: là sự đảm bảo từ phía ngân hàng cho công ty vận chuyển đối với việc
giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn gốc. (Trường hợp hàng hóa đến mà bộ
chứng từ chưa đến).
> NHTH có trách nhiệm bồi thường cho hãng giao nhận nếu có tranh chấp liên quan
đến việc giao hàng. Điều này hàm ý rằng NHPH bảo lãnh có nghĩa vụ bồi thường giá
trị lô hàng và thanh toán tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng khi
có tranh chấp xảy ra.

● D/P kỳ hạn:
- Khái niệm: Trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, NNK
trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ.
> NNK không phải trả tiền ngay mà được trả tiền trong X ngày sau khi nhìn thấy bộ
chứng từ.
> Bản chất của D/P kỳ hạn là trả tiền và trao chứng từ ở thời điểm trong tương lai. (
Nhà nhập khẩu có X ngày để chuẩn bị khoản thanh toán sau khi nhìn thấy bộ chứng
từ).
● UPAS D/A (Nhớ thu trả chậm cho phép trả ngay):
- Khái niệm:
+ Người ủy thác có thể được ngân hàng trả ngay trên cơ sở nhà nhập khẩu chấp
nhận thanh toán bộ chứng từ
+ Vào ngày đáo hạn hối phiếu, NHTH có trách nhiệm trả cho NHCK giá trị của
hối phiếu và các phí dịch vụ UPAS D/A.
- Đặc điểm:
+ UPAS D/A là sản phẩm tài trợ của NHTM đối với nhà nhập khẩu
+ UPAS D/A là sự kết hợp giữa D/P và D/A ( được kết hợp giữa trả ngay và trả
chậm)
+ NXK được nhận tiền thanh toán ngay, trong khi đó NNK được trả tiền kỳ hạn

- Các khoản phí:


+ Phí chiết khấu: NHTH trả cho NHCK
+ Phí cam kết UPAS D/A: phí NHTH thu được trong cam kết UPAS D/A
+ Phí xử lý giao dịch

● Ứng trước vốn:


- Khái niệm: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thanh toán cho người hưởng khi họ
xuất trình chứng thư đòi tiền theo phương thức thanh toán nhờ thu với điều kiện người
xuất khẩu cam kết hoàn trả số tiền được ứng trước vào ngày đáo hạn.
CHƯƠNG IV: TÀI TRỢ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
- Khái niệm L/C:
+ Là một cam kết dưới dạng văn bản
+ Ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của NNK cam
kết thanh toán cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ
ba một số tiền nhất định

- Các rủi ro:


+ Rủi ro từ người yêu cầu
+ Tội phạm tài chính
+ Sai sót trong việc truyền đạt các yêu cầu
+ Sai sót trong việc soạn thảo lại L/C từ đơn yêu cầu phát hành

- L/C có giá trị bằng các hình thức thanh toán:


+ Thanh toán trả ngay
+ Cam kết trả chậm
+ Bằng cách chấp nhận
- Đặc điểm:
+ Các ngân hàng thực hiện thanh toán khi quyết định bộ chứng từ là xuất trình
phù hợp.
+ Khi xuất trình phù hợp, việc thanh toán là bắt buộc đối với ngân hàng phát
hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng được chỉ định hành động theo
sự chỉ định.
+ Thanh toán thường là miễn truy đòi

● Ký hậu vận đơn đường biển:


+ Là hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn
theo lệnh từ người nhận hàng này qua người nhận hàng khác.
+ Từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và chuyển nhượng nó
sang cho người nhận ký hậu.
>> Ký hậu B/L của ngân hàng trong thanh toán L/C: là hành động chuyển
nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn theo lệnh của ngân
hàng sang người nhập khẩu

NOTE:
+ Ký hậu chỉ được áp dụng đối với vận đơn theo lệnh
+ Thường chỉ ký hậu lên một B/L gốc cho dù B/L có thể được lập nhiều hơn một
bản gốc
● Thư ủy quyền nhận hàng:
- Khái niệm: là sự ủy quyền từ phía ngân hàng cho Công ty vận chuyển đối với
việc giao hàng hóa cho người mua trong trường hợp sử dụng vận đơn hàng
không, vận đơn đường bộ, vận đơn đường sắt và vận đơn đường sông.

- Đặc điểm:
+ Phát hành một bản gốc duy nhất
+ NHPH không chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa
+ Thư ủy quyền nhận hàng tự động hết hạn tại thời điểm hãng tàu/công ty giao
nhận giao lô hàng được ủy quyền

● Thư nhận hàng


- Được phát hành trong trường hợp hàng hóa đến trước chứng từ gốc vận đơn
đường biển

● Xác nhận L/C:


- Khái niệm:
● Chiết khấu chứng từ:
- Khái niệm: ngân hàng chỉ định mua lại hối phiếu (ký phát tại ngân hàng không phải
ngân hàng được chỉ định) và/hoặc bộ chứng từ được xuất trình phù hợp bằng cách ứng
trước hoặc chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng trước hoặc vào ngày ngân hàng
được chỉ định được hoàn trả

TÀI TRỢ THEO CÁC LOẠI L/C ĐẶC BIỆT:


Bao gồm:
+ L/C chuyển nhượng
+ Tín dụng giáp lưng

● L/C chuyển nhượng (Transferable Credit):


- Khái niệm: yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền cho một
hay nhiều người hưởng lợi khác (người hưởng lợi thứ hai).
- Đặc điểm:
+ Chuyển nhượng duy nhất một lần
+ Chuyển nhượng không được vượt quá tổng Số tiền của tín dụng gốc
+ Tín dụng chuyển nhượng thường cho phép sử dụng chứng từ của bên thứ ba
- Lợi ích và hạn chế đối với NNK, NXK và ngân hàng:
Đối với NNK:
+ Lợi ích: Vẫn mua được hàng với số lượng mong muốn dù không có thông tin
về NXK
+ Hạn chế: Không biết rõ về người xuất khẩu
Đối với NXK:
+ Lợi ích: Bán được hàng hoá và có đảm bảo thanh toán bằng L/C được chuyển
nhượng.
+ Hạn chế: Khả năng nhận được tiền thanh toán theo L/C được chuyển nhượng
thấp.

Đối với ngân hàng:


>Ngân hàng phát hành:
+ Lợi ích: Cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng
+ Hạn chế: Quy trình, thủ tục <Đặc biệt trong khâu kiểm tra chứng từ> phức tạp
hơn so với L/C thông thường
>Ngân hàng chuyển nhượng:
+ Lợi ích: Cung cấp được dịch vụ kể cả đối với khách hàng không có/không đủ
hạn mức VS Tăng quy mô kinh doanh do không bị ràng buộc trách nhiệm
thanh toán
+ Hạn chế: Không phải mọi trường hợp đều có thể chuyển nhượng VS Các thủ
tục phức tạp

● Tín dụng giáp lưng:


- Khái niệm:
+ Là tín dụng được mở dựa vào một tín dụng khác
+ Thường được nhà xuất khẩu sử dụng để thanh toán với người cung cấp hàng
cho mình để xuất khẩu
+ NXK trao cho ngân hàng L/C mà nhà NK mở cho mình (L/C thứ nhất) làm cơ
sở để yêu cầu NH mở cho người cung cấp hàng TDGL(L/C thứ hai).
- Đặc điểm:
+ L/C Giáp lưng và L/C gốc độc lập với nhau
- Sử dụng L/C giáp lưng khi:
+ L/C gốc: Không thể chuyển nhượng và nhà trung gian không thể tự cung cấp
hàng
+ Điều kiện hợp đồng mua bán khác nhau

● Tín dụng tuần hoàn:


- Khái niệm:
+ Là thư tín dụng không thể hủy ngang
+ Sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự
động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một
thời hạn nhất định, cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

● Tín dụng điều khoản đỏ:


- Khái niệm: là tín dụng bao gồm một điều khoản cho phép NHTB ứng trước cho
người thụ hưởng trước khi giao hàng hoặc trước khi xuất trình chứng từ theo quy định
trong L/C đó.

● Tín dụng trả chậm có điều khoản trả ngay UPAS L/C:
- Khái niệm:
+ Là thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay
+ Người hưởng lợi có thể được ngân hàng hoàn trả UPAS L/C thanh toán ngay
trên cơ sở ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán bộ chứng từ.
+ Vào ngày đáo hạn hối phiếu, khách hàng thanh toán cho NHPH để ngân hàng
phát hành UPAS L/C trả tiền cho ngân hàng hoàn trả
- Đặc điểm:
+ Là sản phẩm tài trợ của NHTM đối với người nhập khẩu, được kết hợp L/C
giữa trả ngay và L/C kỳ hạn
+ UPAS là sản phẩm tài trợ dựa trên sự tài trợ của ngân hàng đại lý hay còn gọi là
ngân hàng chiết khấu.
+ Người thụ hưởng chỉ nhận được thanh toán trên cơ sở có sự chấp nhận bộ
chứng từ của NHPH UPAS L/C.

- Sự khác nhau giữa L/C trả chậm và UPAS L/C:

- Điều kiện áp dụng:


+ Doanh nghiệp là nhà nhập khẩu theo L/C, khách hàng loại A của NH, đã có hạn
mức tín dụng, không phát sinh nợ quá hạn trong vòng 12 tháng, đã được NH
cấp hạn mức tín dụng.
+ Về thời hạn trả chậm, thông thường khách hàng được hạn mức tối đa 90 ngày,
một số trường hợp đặc biệt là 360 ngày

CHƯƠNG V: BAO THANH TOÁN QUỐC TẾ


● Factoring - Bao thanh toán tương đối
- Khái niệm:
+ Là một sự dàn xếp tài chính
+ Công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua bán nợ - Factor firm) mua lại
các khoản nợ của một công ty với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó

- Chức năng:
+ Quản lý sổ sách kế toán
+ Thu nợ
+ Tài trợ ngắn hạn
+ Tư vấn
+ Bảo hiểm rủi ro

- Phân loại Factoring:


+ Theo phạm vi
+ Theo trách nhiệm đối với rủi ro
+ Theo số lượng hóa đơn của một người bán hàng cụ thể
+ Theo phạm vi giao dịch của Factor với người mua

- Quy trình thực hiện Factoring:


● Forfaiting - Bao thanh toán tuyệt đối
- Khái niệm: là một dạng tài trợ thương mại quốc tế liên quan tới việc người xuất khẩu
bán miễn truy đòi với mức giá chiết khấu cho các đơn vị bao thanh toán

- Đặc điểm:
+ Chiết khấu chứng từ thu nợ
+ Giá trị chiết khấu
+ Miễn truy đòi
+ Công cụ đòi nợ
+ Trung và dài hạn
+ Thị trường giao dịch

- Phân loại:
+ Forfaiting sơ cấp
+ Forfaiting thứ cấp

- Quy trình:
CHƯƠNG VI: BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TRONG TMQT
- Khái niệm:
+ Là hình thức cấp tín dụng
+ Bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh
+ Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
- Phân loại:
+ Bảo lãnh ngân hàng độc lập
+ Bảo lãnh ngân hàng phụ thuộc

+ Bảo lãnh thương mại


+ Bảo lãnh tài chính

>Mục đích sử dụng:


+ Bảo lãnh XK
+ Bảo lãnh NK
+ Các loại BL khác

You might also like