You are on page 1of 14

CHỨNG TỪ HỐI PHIẾU THEO UCP 600 VÀ ISBP 745

1. Khái niệm hối phiếu

● Hối phiếu được định nghĩa trong Luật Hối phiếu các nước tuy có cách hành văn khác
nhau nhưng đều bao gồm những nội dung chính như sau:
● Là lệnh đòi tiền vô điều kiện
● Trên bề mặt của hối phiếu có thể ghi “Tiêu đề” hoặc không tùy theo nguồn luật của mỗi
nước quy định.
● Người ký phát cho Người bị ký phát
● Người thụ hưởng
● Thời hạn và địa điểm thanh toán
● Ngày và địa điểm ký phát

Theo luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, hối phiếu được định nghĩa như sau:

Hối phiếu (Hối phiếu nhận nợ/ Bill of exchange) là giấy tờ có giá do người ký phát lập,
yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu
hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Cần phân biệt với Hối phiếu nhận nợ (Promissory Note) là giấy tờ có giá do người phát
hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Một loại hối phiếu đặc biệt chính là tín phiếu kho bạc. Hối phiếu này được phát hành bởi Chính
phủ, mục đích cho việc trả nợ ngắn hạn.

2. Các nguồn luật điều chỉnh

● Luật hối phiếu Anh BEA 1882 (Bill of Exchange Act of 1882)

Một đạo luật để soạn thảo luật liên quan đến hối phiếu, séc và hối phiếu (18 tháng 8 năm
1882). Mặc dù rất nhiều nước áp dụng ULB 1930 nhưng nước Anh vẫn dùng luật BEA
1882 của mình. 

● Luật Thương mại thống nhất của Mỹ UCC 2002 (Uniform Commercial Code of 2002)
UCC 2002 – Uniform Commercial Code of 2002 được ban hành năm 2002, áp dụng
trong phạm vi nước Mỹ và các nước châu Mỹ La-tinh khi sử dụng các công cụ thanh toán
quốc tế để giao dịch 

● Luật Các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12 năm 2001 của Quốc hội
khóa X, luật này quy định về công cụ chuyển nhượng như hối phiếu, kì phiếu và séc.
Luật này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước
ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

3. Các đặc điểm của hối phiếu

● Tính trừu tượng: trong hối phiếu không ghi nội dung của quan hệ tín dụng, nguyên nhân
phát sinh ra hối phiếu;
● Tính bắt buộc trả tiền: người bị ký phát bắt buộc phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên
hối phiếu. Người trả tiền không được viện những lý do riêng giữa mình và người ký phát
hoặc với người ký hậu hối phiếu để từ chối thanh toán;
● Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong
thời hạn của nó.

4. Chức năng của hối phiếu 


Hối phiếu có 3 chức năng:

● Phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người bán đòi tiền người mua và
giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán;
● Phương tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể mua bán, cầm cố, thế
chấp, v.v
● Phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó có thể là công
cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.

5. Phân loại hối phiếu 


Có một số cách phổ biến phân loại như sau:
Thời hạn trả tiền:
● Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill of Exchange): Người trả tiền khi nhìn thấy hối
phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
● Hối phiếu có kỳ hạn (Unsance Bill of Exchange): Sau một thời hạn nhất định (thường lớn
hơn 7 ngày) kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc ngày chấp nhận hối phiếu, người trả tiền
phải thanh toán tiền trên hối phiếu.

Chứng từ kèm theo:

● Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange): Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối
phiếu này không kèm theo chứng từ thương mại. Thường được sử dụng để thu cước phí
vận tải, đòi nợ cũ... 
● Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange): Là loại hối phiếu được gửi
kèm theo chứng từ thương mại đến người có nghĩa vụ trả tiền. 

Phương thức thanh toán:

● Hối phiếu sử dụng phương thức nhờ thu


● Hối phiếu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ

Tính chất chuyển nhượng:

● Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, loại hối phiếu này
không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu.
● Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu yêu cầu người thanh toán trả tiền theo lệnh của
người thụ hưởng hối phiếu. Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng bằng hình thức ký
hậu theo luật định.

Người ký phát:

● Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập
khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ.
● Hối phiếu Ngân hàng: Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh cho Ngân hàng đại lý
của mình thanh toán tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ định trên hối phiếu
(loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng).

Ngoài 5 cách phân loại hối phiếu ở trên, thì có một số loại hối phiếu được phân biệt vào các
nhóm khác nhau như:
Phân loại theo nghiệp vụ chấp nhận: 
+ Hối phiếu đã được ký chấp nhận: đã được người trả tiền chấp nhận và ký chịu trách nhiệm theo
đúng thời hạn;
+ Hối phiếu chưa được ký chấp nhận.
Phân loại theo loại tiền tệ: Hối phiếu nội tệ và Hối phiếu ngoại tệ

6. Các đối tượng liên quan đến hối phiếu

Để phát hành hối phiếu trong một hoạt động kinh doanh, thương mại, đặc biệt là thương mại
quốc tế, cần có rất nhiều các bên cùng tham gia, cụ thể:
● Người ký phát hối phiếu (Drawer): Người nhận tiền. Thông thường là người bán, đại
diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.
● Người bị ký phát (Drawee): Người trả tiền. Là người mà hối phiếu gửi đến cho họ, đòi
tiền họ (có thể là người mua/người NK, Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thanh toán, ...)
● Người chấp nhận (Accepter): là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối phiếu, thường
là Ngân hàng.
● Người thụ hưởng (Beneficiary): Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người hưởng lợi
là các Ngân hàng kinh doanh đối ngoại được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. Là
người được nhận khoản tiền thanh toán với tư cách của một trong những người sau đây: 
- Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định của
người ký phát, người phát hành;
- Người chuyển nhượng (Endorser) - hay người ký hậu: là người chuyển quyền hưởng lợi
hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu. Bị ràng buộc
trách nhiệm với những người ký hậu phía sau và người cầm phiếu. Người chuyển
nhượng hối phiếu đầu tiên chính là người ký phát hối phiếu.
- Người cầm phiếu (Holder or Bearer): người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được
thanh toán.

● Người bảo lãnh (Guarantor): là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ người
ký phát và mở người bị ký phát, thường là Ngân hàng nổi tiếng.
7. Quá trình lưu thông của hối phiếu

1) 2 bên XNK hàng hóa ký kết hợp đồng, đàm phán các điều khoản trong HĐ
2) Bên nhà XK xuất hàng cho đối tác là nhà NK 
3) Bên nhà XK xuất trình HP đã được ký phát của mình cho Ngân Hàng được ủy quyền
4) Ngân hàng (NH) bên nhà XK thông báo về việc xác nhận HP cũng như giá trị chiết khấu của
HP
5) NH bên nhà XK thông báo cho NH bên nhà NK về HP cũng như quyền đại diện của mình
trong việc thu tiền từ HP
6) NH bên nhà NK thông báo cho nhà NK việc xác nhận HP cũng như quyền đại diện thực hiện
thanh toán
7) Nhà NK thanh toán cho NH đại diện
8) NH bên nhà NK thanh toán tiền cho NH bên nhà XK

8. Nội dung hối phiếu


(1). Tiêu đề hối phiếu:
Phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft).
Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh.
(2). Số tiền và loại tiền:
Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả
bằng số và bằng chữ. Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn
và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C)
(3). Người trả tiền hối phiếu:
Họ tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới
bên trái của hối phiếu, tức là ghi vào chỗ chữ “To…………….” Trong phương thức thanh toán
nhờ thu: người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu. Trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ: người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/C.
(4). Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng
+ Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối
phiếu này” (at ……. Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange).

+ Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận


- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu (At…X days…. after sight of
this……….)
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu (At ….X days…after signed
of this…….)
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn (At….X days…. after bill of lading
date of this….)
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng (At….X days…. after shipment date
of this…….)
- Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai (On……(date)…. of this…….)

(5). Địa điểm trả tiền của hối phiếu:


Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa
điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác,
thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu.
(6). Người được hưởng lợi hối phiếu:
Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người
ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký
hậu hay trao tay. Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là
ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(7). Nơi và ngày lập hối phiếu:
– Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu)
– Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và
nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.
(8). Người ký phát hối phiếu:
Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu. Chữ ký
của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực
pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu
phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và
đóng dấu…mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.
Sau đây là ví dụ về mẫu hối phiếu về phương thức nhờ thu:

Ví dụ về mẫu hối phiếu theo phương thức tín dụng chứng từ


9. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu
1. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance):
+ Chấp nhận hối phiếu là một thủ tục pháp lý nhằm xác nhận việc đồng ý (đảm bảo) thanh toán
của người trả tiền hối phiếu.
+ Hình thức chấp nhận (accepted) ký góc dưới bên trái, mặt sau, đóng dấu ngay giữa, chấp nhận
bằng tờ giấy rời.
2. Ký hậu hối phiếu (Endorsement):
+ Đây là thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
+ Người ký hậu chỉ cần ký vào chỗ quy định để ký hậu và trao hối phiếu cho người được chuyển
nhượng.
+ Hình thức ký hậu chuyển nhượng: 

- Ký hậu để trắng (Blank endorsement): là việc ký hậu không chỉ định người hưởng lợi hối
phiếu. Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu.
- Ký hậu theo lệnh (To order endorsement): là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra
người hưởng lợi hối phiếu.
- Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người
hưởng lợi hối phiếu và chỉ là người này.
- Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là loại ký hậu khi hối phiếu bị từ
chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truy đòi.

Hối phiếu có thể được bán với giá chiết khấu (mức giá thấp hơn mệnh giá trên hối phiếu) với
mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường với điều kiện hối phiếu được chấp nhận và ký hậu.

3. Bảo lãnh hối phiếu (Aval):


+ Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ 3 (thông thường là các tổ chức tài chính) nhằm đảm bảo
trả tiền cho người hưởng lợi nếu như đến kỳ hạn mà người trả tiền không thanh toán; thường là
một ngân hàng lớn có uy tín. 
+ Thủ tục bảo lãnh thực hiện bằng cách ghi “bảo lãnh (Aval)” vào mặt trước hay mặt sau tờ hối
phiếu và ký tên.
+ Hình thức: Bảo lãnh bí mật hay bảo lãnh công khai.
4. Chiết khấu hối phiếu (Discount):
Là nghiệp vụ cho vay của NHTM. Người bán hoặc người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối
phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để nhận trước một khoản tiền thấp hơn số tiền ghi trên
hối phiếu.
5. Kháng nghị (Protest)
Là khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước
pháp luật.

Dựa theo ISBP 745, có quy định về thời hạn và ngày đáo hạn của hối phiếu như sau:

● Thời hạn: Phải phù hợp với các điều kiện trong L/C:
a. Nếu một hối phiếu được ký phát có thời hạn, thì ngày đáo hạn của nó phải được xác định
từ bản than hối phiếu đó.
b. Nếu L/C quy định hối phiếu có thời hạn 60 ngày kể từ ngày vận tải đơn; nếu ngày vận
tải đơn là 28/8/2022, thì thời hạn:
60 ngày sau ngày vận tải đơn 28/8/2022
60 ngày sau ngày 28/8/2022
27/10/2022

c. Nếu thời hạn là xxx ngày sau ngày vận tải đơn thì ngày hàng bốc lên tàu được coi là
ngày vận tải đơn, ngay cả khi ngày bốc hàng lên tàu là trước hoặc sau ngày vận tải đơn.
d. Cách tính ngày đáo hạn là ngày tiếp theo, ví dụ 10 ngày sau hoặc từ ngày 1/3 là ngày
11/3.
e. Nếu một vận tải đơn thể hiện nhiều ghi chú bốc hàng lên tàu xuất trình theo một L/C yêu
cầu hối phiếu ký phát, ví dụ 60 ngày sau ngày vận tải đơn, thì ngày sớm nhất được dùng để
tính ngày đáo hạn.
f. Nếu L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, và nhiều bộ vận đơn được xuất trình theo một hối
phiếu, thì ngày vận tải đơn cuối cùng được dùng để tính ngày đáo hạn.

● Ngày đáo hạn:


- Nếu một hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một ngày cụ thể thì nó phải phù hợp trong
L/C
- Nếu một hối phiếu được ký phát xxx ngày sau ngày xuất trình: 
+Chứng từ phù hợp hay không nhưng ngân hàng trả tiền không thông báo từ chối, thì ngày
đáo hạn là xxx ngày từ ngày ngân hàng nhận được chứng từ
+Nếu NH trả tiền từ chối và sau đó chấp nhận thì ngày đáo hạn là xxx ngày là muộn nhất
sau ngày NH chấp nhận hối phiếu.
+NH trả tiền phải thông báo ngày đáo hạn cho người xuất trình, việc tính ngày đáo hạn
cũng sẽ áp dụng với L/C thanh toán về sau.
- Ngày NH, ngày gia hạn, chuyển tiền chậm:
Việc thanh toán phải được thực hiện ngay vào ngày đến hạn tại nơi mà hối phiếu đòi tiền,
miễn là trong ngày làm việc của NH, nếu ngoài thì là ngày làm việc đầu tiên sau ngày đến
hạn.
- Ký hậu: Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần
- Số tiền: 
+Tên bằng chữ và bằng số phải bằng nhau, ghi bằng đơn vị tiền tệ trong L/C
+Phù hợp với hóa đơn
- Hối phiếu ký phát:
+HP phải được ký phát đòi tiền bên đã được quy định trong L/C ISBP 745
+Người thụ hưởng ký phát
+Hối phiếu đòi tiền người yêu cầu
+Sửa chữa và thay đổi nếu có thì phải được người ký phát ký xác nhận

  
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO UCP 600 và ISBP 745

1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O)

Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp ở Việt
Nam, thường là Phòng Thương mại & Công nghệ Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.

2. Mục đích của việc cấp C/O

● Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa từ đó có thể phân biệt đâu là hàng
nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo thoả thuận thương mại đã
được ký kết giữa các quốc gia.

● Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước
được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động
chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

● Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc
biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ
hàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

● Xúc tiến thương mại.

3. Đặc điểm

● C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng. Tức là chỉ được cấp cho hàng
hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu.

● C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác nhận theo một quy tắc xuất xứ cụ thế và quy
tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận.

● Yêu cầu cơ bản đối với giấy chứng nhận xuất xứ theo ISBP 745 sẽ được đáp ứng khi xuất
trình chứng từ đã ký và ghi ngày tháng xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

4. Những người phát hành giấy chứng nhận xuất xứ (Theo ISBP 745)
Giấy chứng nhận phải do người được qui định trong thư tín dụng phát hành. Tuy nhiên
nếu thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận xuất xứ do người thụ hưởng, người xuất khẩu
hoặc nhà sản xuất phát hành thì một chứng từ do phòng thương mại cấp có thể được chấp nhận.
Nếu một thư tín dụng không qui định ai là người phát hành giấy chứng nhận, thì một giấy chứng
nhận do bất kỳ người nào phát hành vẫn có thể chấp nhận.

5. Nội dung cơ bản của C/O Theo ISBP 745

Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là có liên quan đến hàng hóa trong hóa đơn. Mô tả hàng
hóa có thể mô tả chung chung nhưng không mâu thuẫn với mô tả đến hàng hóa ở các chứng từ
được yêu cầu.

● Thông tin về người nhận hàng phải không mâu thuẫn với chứng từ vận tải. Tuy nhiên, nếu
thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải phát hành “theo lệnh” thì giấy chứng nhận xuất
xứ có thể ghi tên người yêu cầu phát hành thư tín dụng hoặc người nào khác được chỉ
định đích danh như người nhận hàng.

● Giấy chứng nhận xuất xứ có thể qui định người gửi hàng, hoặc là người xuất khẩu là một
người mà không phải là người hưởng thụ của thư tín dụng hoặc người gửi hàng trong thư
tín dụng.

6. Phân loại C/O

Thông thường C/O được phân loại theo 02 cách sau đây:

● C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể
là nước xuất khẩu.

● C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là
nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ.

Theo UCP 600 (các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ):

● Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều 38);

● Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong Điều 38);

● Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng;

● Không cần phải ký

You might also like