You are on page 1of 6

HỐI PHIẾU (BILL OF EXCHANGE)

TẠO LẬP HỐI PHIẾU:


Khi tạo lập hối phiếu cần lưu ý cả về mặt nội dung lẫn hình thức
Về hình thức:
- Hối phiếu phải làm thành văn bản; hối phiếu nói, điện tín, điện thoại…đều không có giá
trị pháp lý.
 Thep pháp lệnh Thương phiếu Việt Nam, hình mẫu hối phiếu có thể do Ngân hàng
nhà nước ban hành
 Theo luật các nước thì do người phát hành tự định đoạt bởi vì hình mẫu hối phiếu
không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu
- Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu
được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Tuy nhiên, nội dung in ấn phải
đúng luật qui định.
No. ………. BILL OF EXCHANGE
For .……… ………….,……/…../200…

At …….. sight of this FIRST bill of exchange (SECOND

Trong thương mại, hối phiếu thường được lập bằng cách điền vào mẫu hối phiếu in sẵn.
- Nếu lập hối phiếu bằng cách viết tay thì phải dùng loại mực không phai và không được
dùng mực đỏ
- Nếu lập hối phiếu bằng cách điền vào mẫu in sẵn thì ngôn ngữ điền vào phải cùng loại
với ngôn ngữ in sẵn.

Về nội dung:
Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung
sau:
- Tiêu đề hối phiếu: BILL OF EXCHANGE hay EXCHANGE for.
Nếu sử dụng tiêu đề Exchange for thì số tiền bằng số được ghi ngay sau đó thay vì ghi ở góc
bên trái trên cùng. Theo ULB 1930, một hối phiếu sẽ không có giá trị nếu thiếu tiêu đề. Tuy
nhiên, theo BEA 1882 và UCC 1962 hối phiếu vẫn có giá trị dù thiếu tiêu đề, điều quan trọng
là nội dung của hối phiếu chứ không phải tiêu đề.
- Số hiệu của hối phiếu
- Địa điểm ký phát: thông thường là địa chỉ của người ký phát. Trong trường hợp hối
phiếu không ghi địa điểm ký phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm
thành lập hối phiếu. Nếu trên hối phiếu thiếu cả địa chỉ ký phát thì hối phiếu vô giá trị.
Ví dụ: Tokyo, March 27, 1997
- Ngày ký phát: được ghi tiếp theo sau địa điểm ký phát và nó có ý nghĩa rất quan trọng
để xác định thời hạn trả tiền trong trường hợp hối phiếu ghi trả tiền X ngày sau ngày ký
phát.
- Lệnh đòi tiền vô điều kiện: Trên hối phiếu phải ghi rõ Pay to order of hoặc Pay to ngoài
ra không ghi bất cứ điều kiện gì.
- Số tiền của hối phiếu: số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đơn vị tiền tệ phải rõ ràng và
đầy đủ (ví dụ Dollar thì là dollar Mỹ hay Dollar Canada…), được ghi cả bằng số và bằng
chữ
Số tiền bằng số được ghi ở góc bên trái trên cùng và sau chữ For, ví dụ For.US$ 20,400
Số tiền bằng chữ ghi trong văn bản hối phiếu và sau chữ: The sum of, ví dụ The sum of
TWENTY THOUSAND FOUR HUNDRED US.DOLLARS ONLY
Chú ý:
 Nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ
 Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi
trên L/C
- Thời hạn trả tiền của hối phiếu:
+ Trả tiền ngay: Cách ghi thời hạn trả tiền ngay có thể như sau: At sight of this first Bill
of Exchange…, At XXX sight of this first Bill of Exchange…, After sight of this first Bill
of Exchange…
+ Trả tiền sau:
Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: tùy theo mốc tính thời hạn trả tiền mà có
cách ghi thích hợp.
Ví dụ: mốc tính thời hạn trả tiền kể từ ngày chấp nhận và thời hạn trả tiền là 90 ngày: At 90 days
sight of this first Bill of Exchange… Còn nếu mốc tính thời hạn trả tiền kể từ ngày ký vận tải đơn
và thời hạn trả tiền là 180 ngày thì ghi 180 days from Bill of Lading date…
- Người hưởng lợi hối phiếu: có thể là một người cụ thể ghi trên hối phiếu, ví dụ Pay to
The Tokai Bank Ltd…, hoặc trả cho một người nào đó mà người ký phát chỉ định, ví dụ
Pay to the order of Krung Thai Bank Public Company Limited…
- Người trả tiền hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu vào
góc dưới bên trái sau chữ To của hối phiếu
- Địa điểm trả tiền: nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh
chữ ký của người ký phát là địa điểm trả tiền của hối phiếu.
- Số bản của hối phiếu: thông thường hối phiếu được ký phát hai bản có giá trị như nhau,
người trả tiền nhận bản nào thì trả tiền bản đó và không phải trả tiền bản kia
- Chữ ký người ký phát hối phiếu: người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phải
của tờ hối phiếu bằng chữ kỹ thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in,
photocopy và đóng dấu, …mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.
- Tham chiếu với chứng từ làm cơ sở ký phát: Nếu dùng trong phương thức nhờ thu thì
tham chiếu với hợp đồng hoặc hóa đơn, còn dùng trong tín dụng chứng từ tham chiếu với
L/C bằng cách ghi câu: “ký phát theo L/C số … ngày … mở bởi …”
Ví dụ: DRAWN UNDER L/C No M03036SS00178 DATED AUG 10, 1996 ISSUED BY
ASIA COMMERCIAL BANK, HOCHIMINH CITY, VIETNAM”.
CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LƯU THÔNG HỐI PHIẾU
a. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)
- Chấp nhận là sự đồng ý và cam kết trả tiền của người trả tiền khi hối phiếu đến hạn. Hối
phiếu sau khi ký phát trong một thời hạn nhất định phải được xuất trình cho người trả tiền
để người này ký chấp nhận.
- Nếu không có quy định gì khác thì thời hạn xuất trình để được chấp nhận là 12 tháng kể
từ ngày ký phát. Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này ký
chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu.
 Hình thức chấp nhận
- Ký chấp nhận trên mặt trước của hối phiếu dòng chữ “Accepted” sau đó người chấp nhận
ký tên bên cạnh.
- Chấp nhận bằng một văn thư riêng biệt
Việc ghi ngày tháng chấp nhận trên hối phiếu được xác định theo 2 trường hợp:
+ Trong trường hợp hối phiếu trả tiền ngay khi ký chấp nhận xong người trả tiền phải trả tiền
ngay nên không cần ghi ngày chấp nhận vì không cần xác định mốc thời gian để tính thời hạn
trả tiền.
+ Nếu hối phiếu ghi “90 days sight of the FIRST Bill of Exchange…” thì ngày ký chấp nhận
rất quan trọng vì nó dùng làm mốc xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu.
MẪU HỐI PHIẾU ĐÃ CHẤP NHẬN

Hối phiếu sau khi được chấp nhận sẽ trở thành chứng từ có giá trị trong thanh toán  có thể
chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu.
b. Ký hậu hối phiếu (Endosement)
- Là thủ tục chuyển nhượng hối phiếu bằng cách ký vào mặt sau của tờ hối phiếu theo đúng
thủ tục quy định và trao tờ hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
- Hành vi ký hậu có hai ý nghĩa pháp lý rất quan trọng:
 Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng
Sự ký hậu này mang tính chất trừu tượng, có nghĩa là người ký hậu không cần phải nêu lý do của
sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển
nhượng đó, mà người được chuyển nhượng hiển nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối
phiếu đó.
 Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền của hối phiếu được chuyển
nhượng nhằm bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng kế tiếp.
Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối
phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng
nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
Các loại ký hậu:
- Thứ nhất, ký hậu để trắng (Blank endosement): hình thức này thì người chuyển nhượng
chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối
phiếu
 Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối
phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu
nữa, chỉ cần trao tay là đủ
 Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức ký hậu để trắng này sang hình thức ký hậu
khác bằng cách ghi thêm câu “trả theo lệnh ông (bà)…” nếu là ký hậu theo lệnh;
hoặc “chỉ trả cho ông (bà)…” nếu là ký hậu hạn chế,...
- Thứ hai, ký hậu theo lệnh (Order endosement): là hình thức ký hậu không chỉ định cụ
thể mà chỉ định suy đoán người thụ hưởng số tiền của hối phiếu.
Chẳng hạn người ký hậu ghi câu “Pay to the order of Mr. A…”, trong trường hợp này
người thụ hưởng phải suy luận theo chỉ định của ông A. Nếu ông A chỉ định rõ ra người nào
thì người đó là người thụ hưởng, còn nếu ông A im lặng thì người thụ hưởng chính là ông A.
 Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào
người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng phải trước khi
hối phiếu đến hạn trả tiền
- Thứ ba, ký hậu hạn chế (Restrictive endosement): là hình thức ký hậu chỉ định rõ người
thụ hưởng và chỉ có người đó mà thôi.
Hình thức ký hậu này thể hiện bằng câu “Pay to Mr. A only…”, rõ ràng với hình thức ký
hậu này hối phiếu sẽ không còn chuyển nhượng được nữa.
- Thứ tư, ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endosement): là hình thức ký hậu mà
người thụ hưởng không được đòi tiền người ký hậu trong trường hợp người trả tiền thất
bại trong việc trả tiền. Hình thức ký hậu này được thực hiện bằng cách thêm chữ
“Without recourse” vào một trong ba hình thức ký hậu trên.
Bảo lãnh hối phiếu (Aval) là sự cam kết của người thứ ba về việc trả tiền cho
người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. Người đứng ra bảo lãnh thường là những ngân
hàng lớn, có uy tín theo yêu cầu của người trả tiền.
Về hình thức, bảo lãnh thường được thực hiện bằng văn tự riêng. Sở dĩ như vậy là vì
người trả tiền không muốn cho người thụ hưởng hoài nghi về khả năng tài chính của
mình.
Từ chối trả tiền và kháng nghị (Protest): Khi đến hạn trả tiền mà người trả tiền
vì lí do gì đó không thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng thì người thụ hưởng có
quyền kháng nghị hối phiếu, tờ kháng nghị do người thụ hưởng lập trong vòng 2 ngày
làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán và phải chuyển đến cho người chuyển nhượng
trực tiếp trong vòng 4 ngày làm việc để người này đòi tiền người chuyển nhượng trước
nữa hoặc đòi tiền người ký phát.
Ví dụ:
A là người ký phát hối phiếu.
B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo
E là người được chuyển nhượng cuối cùng
Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền
của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy
đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.

You might also like