You are on page 1of 4

THẢO LUẬN

1. Phân biệt HP nhờ thu và HP tín dụng. Giải thích vì sao có sự khác biệt.
Trả lời:
HP Nhờ thu HP Tín dụng
- Mục "Drawn under..." và mục - Mục "Drawn under..." và mục "To:..
"To:..." điền Người nhập khẩu. " điền Ngân hàng đại diện cho nhà
nhập khẩu.
- Không ghi số và ngày phát hành - Ghi số và ngày phát hành L/C.
L/C.
=> Giữa 2 HP có sự khác biệt này vì HP Nhờ thu ký phát đòi tiền Người nhập
khẩu còn HP tín dụng ký phát đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C đảm bảo thanh
toán cho lô hàng.

2. Phân biệt HP trả ngay và HP trả sau.


HP Trả ngay HP Trả sau
- Thể hiện bằng dòng chữ “At - Thể hiện bằng dòng chữ “At x
sight…..” days after….” (số ngày được
ghi cụ thể trên hối phiếu)
- Người Xuất khẩu muốn Người - Người Xuất khẩu muốn Người
Nhập khẩu trả ngay trong thanh Nhập khẩu trả tiền sau X days
toán nhờ thu trả ngay D/P. trong nhờ thu trả sau D/A.
- Hoặc Người Xuất khẩu muốn - Hoặc Người Xuất khẩu muốn
Ngân hàng mở trả ngay trong Ngân hàng mở trả tiền sau X
thanh toán L/C at sight. days trong thanh toán L/C trả
sau.

3. Vai trò NH “Bank of Tokyo” sau mục “Drawn under” và mục “To” là NH
phát hành L/C No.0123 ngày 12/07/200x và sẽ phải thanh toán cho Nhà xuất
khẩu số tiền là 32,829 USD dựa trên số L/C đã phát hành.

4. Ý nghĩa của người thụ hưởng và người ký phát.


- Người ký phát là người lập và ký phát hành hối phiếu.
(i) Quyền lợi

– Tạo lập hối phiếu đòi nợ để đòi tiền Người bị ký phát hoặc bất cứ người nào
do anh ta chỉ định.

– Tạo lập hối phiếu đòi nợ quy định việc trả tiền theo lệnh của Người ký phát
hoặc theo lệnh của bất cứ người nào do Người ký phát chỉ định.

– Nhận tiền từ Người bị ký phát.

– Xin chiết khấu hối phiếu đòi nợ tại ngân hàng để nhận được tiền trước khi hối
phiếu đòi nợ đến hạn trả tiền.
– Xin thế chấp hối phiếu đòi nợ tại ngân hàng để vay tiền.

– Chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu đòi nợ cho một hay nhiều người
khác hoặc hủy bỏ tờ hối phiếu đòi nợ.

– Các quyền pháp lý đối với các lợi ích tương lai khác của hối phiếu đòi nợ như
quyền khiếu nại trước tòa án hoặc trọng tài khi bị vi phạm.

(ii) Nghĩa vụ

- Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chuyển nhượng cho một
người khác mà người khác đó không thu được tiền, thì Người ký phải có
nghĩa vụ trả tiền cho người đó.
- Người ký phát đã ký tên không phải là tên của chính mình sẽ phải chịu
trách nhiệm như thể là ký tên của mình.
- Người ký phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng
lời văn ghi trên hối phiếu đòi nợ. Tuy nhiên, điều quy định này chỉ có
giá trị ràng buộc riêng đối với người ký phát hối phiếu đòi nợ.

- Người thụ hưởng


(i) Quyền lợi

– Không chịu trách nhiệm đối với hối phiếu trước khi ký chấp nhận thanh toán
hối phiếu đòi nợ.

– Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền hối phiếu đòi nợ.

– Thu lại hoặc hủy bỏ hối phiếu đòi nợ sau khi đã trả tiền hối phiếu đòi nợ.

– Thực hiện nghĩa vụ quy định trên hối phiếu đòi nợ chỉ khi nào hối phiếu đòi
nợ đến hạn thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

– Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay không
trước khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền hối phiếu đòi nợ.

(ii) Nghĩa vụ

● Trả tiền đối với hối phiếu trả tiền ngay khi xuất trình.
● Chấp nhận trả tiền đối với hối phiếu đòi nợ trả chậm khi xuất trình.
● Thực hiện các nghĩa vụ khác do luật hối phiếu đòi nợ quy định.
5. Hình thức ký hậu nào cho hối phiếu mất tính lưu thông
Ký hậu hạn chế: là việc ký hậu chỉ định rõ ràng người được hưởng lợi hối
phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “chi trả cho ông X” và ký
tên. Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông X mới nhận được tiền của hối phiếu,
do đó ông X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng
thủ thủ ký hậu nữa.

Thảo luận 2:
1. Phân biệt Séc và Ủy Nhiệm Chi

Séc Ủy nhiệm chi

Là chứng từ thanh toán ghi nhận lệnh Là phương tiện thanh toán mà người
trả tiền của chủ tài khoản hoặc người trả tiền lập lệnh theo mẫu (do tổ chức
đại diện của chủ tài khoản, được lập cung ứng dịch vụ thanh toán quy
trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định), gửi cho tổ chức cung ứng dịch
định, theo đó, tổ chức quản lý tài vụ thanh toán (nơi mình mở tài
khoản trích một khoản tiền (từ tài khoản), yêu cầu tổ chức đó trích một
khoản tiền gửi thanh toán) vô điều số tiền nhất định để trả cho người thụ
kiện để trả cho người thụ thưởng có hưởng.
tên ghi trên séc

2. Điều kiện Séc được thanh toán

- Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền
ký phát hành séc.
- Người ký phát hành phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại trung gian thanh
toán (ngân hàng, kho bạc nhà nước)
- Người thụ hưởng là người có tên ghi trên séc (đối với séc ký danh) hoặc người
cầm séc (đối với séc vô danh)
- Xuất trình Séc đúng thời hạn được thể hiện trên Séc (Tờ séc phát hành có giá
trị thanh toán trong khoảng thời gian nhất định)

3. Số dư TK: 100tr, số tiền trên séc 150tr. Cách giải quyết?

- Ngân hàng sẽ phát thông báo cho người thụ hưởng và người ký séc.
- Sau 5 ngày làm việc, TK vẫn chưa đủ khả năng thanh toán thì người thụ
hưởng sẽ có 2 cách giải quyết:
+ Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán toàn bộ số tiền trên séc là 150tr
và trả lại tờ séc gốc cho người thụ hưởng. Sau đó Người bị ký phát là
NH sẽ gởi chứng từ thanh toán và Yêu cầu Người ký phát chịu trách
nhiệm với số tiền chưa được thanh toán trên séc.
+ Yêu cầu thanh toán 1 phần tờ séc bằng số dư tối đa của TK là 100tr và
lập giấy xác nhận từ chối thanh toán 50tr chưa được thanh toán trên
séc. Sau đó Người bị ký phát là NH sẽ gởi chứng từ thanh toán và Yêu
cầu Người ký phát chịu trách nhiệm với số tiền chưa được thanh toán
trên séc.
4. Số dư TK: 100tr, Hạn mức thấu chi: 50tr. số tiền trên séc 130tr. Cách giải quyết?

- Người bị ký phát sẽ thông báo đến người ký phát về việc không đủ số dư tài
khoản.
- Người ký phát sẽ làm một đơn yêu cầu cung cấp tiện ích thấu chi và cung cấp
các thông tin cần thiết để đề nghị ngân hàng cho vay thấu chi 30tr.
- Sau khi phê duyệt, người ký phát sẽ nhận được giấy nhận nợ và chi tiết lãi cho
khoản vay thấu chi cần được thanh toán.

You might also like