You are on page 1of 15

Chương 1: Tổng quan lý thuyết Phương thức thanh toán thư tín dụng

1.1. Khái niệm và đặc điểm


1.1.1. Khái niệm
a) Khái niệm về Thư tín dụng
Thư tín dụng thương mại (Letter of Credit - L/C) là một chứng thư (điện
hoặc chứng chỉ) trong đó Ngân hàng phát hành L/C sẽ cam kết trả tiền cho
người hưởng lợi nếu họ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản
của L/C, với các điều khoản có thể áp dụng của UCP 600 và các tập quán
Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế 681 ICC.
Thư tín dụng thương mại hình thành trên cơ sở của hợp đồng cơ sở,
nhưng sau khi được phát hành nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở.
Đây là tính chất quan trọng của L/C. Tính chất của L/C được quy định rất chặt
chẽ trong UCP 600 2007 ICC “ Về bản chất, L/C là những giao dịch riêng biệt
với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có
thể làm cơ sở của L/C và các ngân hàng không bị liên can đến hoặc bị ràng
buộc vào các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong L/C có bất cứ sự dẫn
chiếu nào đến các hợp đồng đó.”
Nội dung chủ yêu của L/C gồm
(1)Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C(No of L/C, place and date of
issuing).
(2) Loại thư tín dụng.
(3) Tên địa chỉ của người thụ hưởng.
(4) Số tiền của thư tín dụng.
(5)Thời hạn hiệu lực (Expiry date).
(6)Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date).
(7)Thời hạn giao hàng (Shipment date).
(8)Những nội dung về hàng hóa (Description of goods).
(9) Những nội dung về vận tải(Shipment term).
(10) Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình (Document for
payment).
(11) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.
(12) Những điều kiện đặc biệt khác.
(13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C.

b) Khái niệm về phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thỏa thuận, trong
đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) theo yêu cầu của
khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối
phiếu đòi nợ do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này
thực hiện việc xuất trình phù hợp.
Các bên tham gia trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng gồm
có:
- Người yêu cầu (Applicant) phát hành thư tín dụng là người nhập khẩu
hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing Bank) là ngân hàng của
người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Ngân hàng yêu cầu (Applicant bank) là chi nhánh của Ngân hàng phát
hành. Ở Việt Nam người yêu cầu thanh phát hành L/C phải thông qua chi
nhánh của Ngân hàng phát hành để đệ đơn yêu cầu phát hành L/C. Ngân
hàng phát hành ủy thác cho chi nhánh của mình thích nhận đơn yêu cầu phát
hành L/C. Chi nhánh này gọi là Ngân hàng yêu cầu .Đây là mấu chốt dẫn đến
sự khác biệt một số thao tác trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
theo tập quán quốc tế (UCP 600) và theo tập quán của các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary) là người xuất khẩu hay bất
cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank) là ngân hàng đại lý
của Ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi.

1.1.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng
– L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và nhà
xuất khẩu, mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành
đại diện.
– L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết
thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất
trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng
sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
– L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng
từ: Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết
định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp theo yêu
cầu của L/C hay không. Khi chứng từ được xuất trình là phù hợp thì ngân
hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
– L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Yêu cầu tuân thủ chặt
chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Bộ chứng từ phải
tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng và nội
dung của chúng.
– L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ
chối thanh toán và lừa đảo: Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng
từ và khi kiểm tra lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị
lạm dụng thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ
để gian lận, lừa đảo.

1.2. Quy trình nghiệp vụ Phương thức thanh toán thư tín dụng theo
tập quán của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1/ Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ
2/ Phát hành thư tín dụng qua ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu
hưởng lợi
3/ Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo và chuyển bản gốc thư tín
dụng cho người hưởng lợi
4/ Giao hàng
5/ Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành thư tín dụng
6/ Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người
yêu cầu
7/ Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
8/ Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán

1.2.1. Quy trình 1: Yêu cầu phát hành thư tín dụng
- Người nhập khẩu cứ vào hợp đồng viết đơn yêu cầu phát hành thư tín
dụng gửi đến ngân hàng chỉ định trong hợp đồng.
- Bản chất pháp lý của đơn yêu cầu phát hành là một loại hợp đồng dịch
vụ ký kết giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu.
- Nội dung của hợp đồng là cơ sở thiết lập đơn yêu cầu phát hành thư tín
dụng
- Người yêu cầu phải ký quỹ phát hành thư tín dụng tại ngân hàng phát
hành.

1.2.2. Quy trình 2: Phát hành thư tín dụng


Ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước
người hưởng lợi và ngân hàng đại lý này có vai trò ngân hàng thông báo.
Trong trường hợp ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý với ngân
hàng phát hành thì phải qua một ngân hàng thứ ba có quan hệ đại lý với cả
hai ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo

Sơ đồ phát hành thư tín dụng qua ngân hàng thứ 3


1/ Ngân hàng phát hành thư tín dụng qua ngân hàng thông báo là đại lý
2/ Ngân hàng đại lý thông báo cho ngân hàng thông báo thứ hai

Có ba hình thức phát hành thư tín dụng do người yêu cầu lựa chọn:
-Phát hành bằng thư
-Phát hành bằng điện
-Phát bằng hỗn hợp: Vừa bằng thư vừa bằng điện

1.2.3. Quy trình 3: Thông báo thư tín dụng


(1) Ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư
tín dụng mà mình thông báo. Thư tín dụng đảm bảo được tính chân thật thì
ngân hàng mới được phép thông báo thư tín dụng cho người hưởng lợi.
Ngược lại, nếu ngân hàng cứ thông báo mà không báo cho người thụ hưởng
L/C biết rằng mình không thể xác minh được tính chân thật bề ngoài của L/C
thì hậu quả gây nên thiệt hại cho người hưởng lợi từ việc thông báo đó sẽ do
ngân hàng thông báo gánh chịu.
(2) Ngân hàng thông báo không có trách nhiệm phải giải thích dịch thuật
nội dung thư tín dụng
(3) Người hưởng lợi kiểm tra nội dung thư tín dụng. Nếu chấp nhận thì
tiến hành giao hàng, ngược lại, thì yêu cầu ngân hàng phát hành tu chỉnh thư
tín dụng cho phù hợp với hợp đồng và luật lệ có liên quan mà hai bên đang
áp dụng.

1.2.4. Quy trình 4: Giao hàng


1.2.5. Quy trình 5: Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành
1.2.5.1. Bộ chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành
-Hối phiếu đòi nợ hoặc hóa đơn
-Các chứng từ thương mại
-Thư yêu cầu đòi tiền theo thư tín dụng
1.2.5.2. Các cách đòi tiền
a) Người hưởng lợi đòi tiền ngân hàng thông báo
Trong thư tín dụng ghi: “Available with the advising bank by payment”
b) Người hưởng lợi đòi tiền ngân hàng thứ ba
Trong thư tín dụng ghi: “Available with bank A by payment”
c) Người hưởng lợi yêu cầu ngân hàng thương lượng tại ngân hàng
thương lượng chỉ định.
Trong thư tín dụng ghi: “ Available with the bank A by negotiation”

d) Người hưởng lợi đòi tiền bằng điện


Trong thư tín dụng ghi: “Available with the issuing bank by T.T.R”
e) Người hưởng lợi xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành
Trong thư tín dụng ghi: “Available with the issuing by
payment/acceptance”
1.2.5.3. Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ

- Kiểm tra bề mặt của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề
mặt của chúng có tạo thành sự xuất trình phù hợp hay không. Nếu phù
hợp thì thanh toán, nếu xuất trình không phù hợp thì từ chối thanh toán
hay thương lượng thanh toán
- Ngân hàng phát hành không có trách nhiệm kiểm tra hình thức, nội
dung, hiệu lực pháp lý, tính thật giả tính chính xác, sự hoàn bịị của bất
cứ chứng từ nào.
- Ngân hàng phát hành có một thời gian không quá 5 ngày làm việc của
ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày xuất trình để kiểm tra chứng từ.
Quá hạn đó ngân hàng mất quyền từ chối thanh toán.
- Khi phát hiện chứng từ có sai biệt so với các điều khoản và điều kiện
của thư tín dụng, so với các điều khoản có thể áp dụng của UCP 600
và các quy tắc kiểm tra chứng từ quy định trong tập quán ngân hàng
tiêu chuẩn quốc tế, ngân hàng phát hành:
+ Thông báo không chậm trễ các sai vượt cho người hưởng lợi biết, giữ
chứng từ lại và chờ ý kiến định luật của người hưởng lợi
+ Có thể tranh thủ ý kiến của người yêu cầu bỏ qua về các sai biệt đó
+ Có thể được người hưởng lợi ủy quyền thương thảo về các sai biệt đó
với người yêu cầu
+ Trong trường hợp không thể bỏ qua các sai biệt, ngân hàng phát hành
phải trả lại chứng từ cho người xuất trình chứng từ nếu không sẽ mất
quyền từ chối chứng từ có sai biệt.

1.2.6. Quy trình (6,7,8): Chấp nhận hoặc từ chối thanh toán
Căn cứ vào văn bản trả lời của người yêu cầu chấp nhận hay từ chối
thanh toán, ngân hàng phát hành sẽ tiến hành trả tiền hay từ chối trả tiền bộ
chứng từ của người hưởng lợi xuất trình.

1.3. Phân loại các loại Thư tín dụng


a) Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
Là loại L/C sau khi được phát hành thì ngân hàng phát hành có quyền
sửa, đổi bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần có sự đồng ý của người hưởng
lợi L/C. L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho người hưởng
lợi. Do đó nó ít được giới thương gia sử dụng và UCP 600 ICC 2007 đã loại
bỏ.
b) Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng sau khi đã được phát hành thì ngân hàng phát hành
L/C không được sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội
dung trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C không thể hủy bỏ là một sự cam kết
trả tiền rõ ràng của Ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi. Vì vậy L/C
này được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.
c) Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)
Là thư tín dụng không thể hủy bỏ được của một ngân hàng khác xác
nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. L/C loại này đã được hai
ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Do vậy độ an toàn
trong thanh toán rất cao.
d) Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse
L/C)
Là loại L/C sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát
hành không còn quyền đòi lại tiền người hưởng lợi trong bất cứ trường hợp
nào.
e) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là thư tín dụng trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất
có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chuyển nhượng toàn bộ hay một phần
quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ
được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người
hưởng lợi đầu tiên chịu.
f) Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại LC không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có
giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp
đồng được thực hiện.
g) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Người hưởng lợi dùng L/C như là một tài sản thế chấp để yêu cầu phát
hành một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng. L/C phát hành sau gọi
là L/C giáp lưng
h) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng
với nó đã mở ra.
i) Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau (Deferred payment
L/C)
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng phát hành L/C
cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C
trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó. Đây là một loại L/C trả chậm
từng phần
j) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Là loại L/C ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi L/C trước khi
giao hàng. Ngân hàng phát hành L/C điều khoản đỏ quy định, người hưởng
lợi L/C trước ngày giao hàng X ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn
đòi tiền ngân hàng phát hành kèm với một L/C của ngân hàng cam kết hoàn
trả tiền ứng trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ hoặc một L/C dự
phòng hoặc một khối phiếu nhận nợ có ký bảo lãnh của ngân hàng

You might also like