You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN HIỆU VĨNH LONG


- ---

TIỂU LUẬN
Môn học : QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài : PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN CHỨNG TỪ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Mã lớp học phần: 23D9BUS50301201


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thùy Linh
Khóa - Lớp: K47 - Kinh doanh quốc tế
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3

TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN


Đào Hồng Huệ 31211572202
Võ Thị Như Ý 31211572235
Trần Ngọc Hân
Trần Minh Phương 31211572220
Phan Ngọc Trinh
Bùi Ngọc Bích 31211572192

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 02 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA

Họ và tên Công việc Mức độ tham gia


Đào Hồng Huệ Khuyến nghị, tổng chỉnh
100%
(Nhóm trưởng) hình thức, nội dung
Cơ sở lý luận, thực trạng, lời
Võ Thị Như Ý 100%
mở đầu

Trần Ngọc Hân Cơ sở lý luận, mục lục 100%

Lưu ý khuyến nghị, tài liệu


Trần Minh Phương 100%
tham khảo

Phan Ngọc Trinh Thực trạng, ví dụ, bìa 100%

Bùi Ngọc Bích Thực trạng, ví dụ, kết luận 100%


MỤC LỤC

1|Page
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, cùng với đó
là sự phát triển của giao lưu thương mại trong và ngoài nước. Chính vì thế, các phương thức
thanh toán quốc tế được xem là cầu nối vô cùng quan trọng trong quan hệ đối ngoại và
thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Với sự khác biệt về địa lý chế độ chính trị, kinh
tế và xã hội giữa các chủ thể mà việc đưa ra một công cụ thanh toán nhanh chóng, thuận
tiện, hiệu quả là một việc vô cùng bức thiết. Điều đó sẽ làm cho hoạt động thanh toán quốc
tế giữa các nước giảm được những rủi ro đến mức tối thiểu. Và sự ra đời phương thức tín
dụng chứng từ trở thành một tất yếu khách quan, nó đã đáp ứng được những mong muốn,
nhu cầu từ cả hai phía người mua và người bán. Chính vì những ưu điểm vượt trội mà
phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức được sử dụng rộng rãi và
phổ biến trên toàn thế giới.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi áp dụng
phương thức tín dụng chứng từ. Trên thực tế, các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao về sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán trong các giao dịch thương mại
xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, sự thiếu hiểu biết từ phía đối tác xuất nhập khẩu về phương
thức tín dụng chứng từ là một trong những nguyên nhân làm gây ra sự thiếu hiệu quả trong
quá quá trình thanh toán quốc tế. Ngoài ra cơ chế chính sách của nhà nước vẫn còn gặp phải
nhiều vướng mắc... Do đó việc tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ là một điều cấp bách cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài:
“Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng tại
Việt Nam".

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Thông qua bài tiểu luận chúng em sẽ được hiểu thêm về phương thức thanh toán
quốc tế L/C. Hiểu được khái niệm thanh toán tín dụng chứng từ, những vấn đề cũng như các
giải pháp mà các doanh nghiệp, ngân hàng Việt Nam áp dụng..

3. Phạm vi nghiên cứu


Bài tiểu luận xoay quanh các vấn đề về thanh toán chứng từ tại các doanh nghiệp,
ngân hàng Việt Nam với các đối tác trên thế giới trong quan hệ giao thương quốc tế. Tiểu
luận được thực hiện từ ngày 12 / 01 / 2023 đến ngày 06 /02/ 2023

4. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu bằng phương pháp phân tích - tổng hợp, đưa ra minh chứng cụ thể. Kết
hợp giữa thực tiễn doanh nghiệp và các tài liệu tham khảo, các nguồn web có chọn lọc

2|Page
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm
Thư tín dụng thương mại (Letter of Credit - L/C) là một văn bản do một Ngân hàng
phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định
với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong quy định của lá
thư đó - xuất trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ.

 Thư tín dụng hoạt động theo 2 nguyên tắc:


Độc lập: L/C hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nghĩa là phải căn cứ vào
nội dung và các điều khoản trong hợp đồng để người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C.
Nhưng sau khi tài khoản đã được mở, thư tín dụng thương mại L/C lại độc lập với hợp đồng
mua bán. Ngân hàng mở tài khoản thư tín dụng thương mại L/C thì chỉ căn cứ vào đó để
thực hiện. Vấn đề này được quy định rõ trong UCP600.
 Điều 4: Thư tín dụng thương mại so với hợp đồng:

Về bản chất các hợp đồng kinh doanh hoặc các hợp đồng khác là nền tảng cho sự ra
đời của L/C. Các Ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi các điều khoản trong hợp đồng kinh
doanh. Do đó, sự đảm bảo của một Ngân hàng để trả tiền hoặc hoàn thành bất cứ nghĩa vụ
nào theo thư tín dụng thương mại quy định thì không phụ thuộc vào hợp đồng giữa người
mua và người bán.

 Điều 5: Chứng từ so với hàng hoá, dịch vụ hoặc các giao dịch

Ngân hàng thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào điều dựa trên chứng từ chứ không căn cứ
vào hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ khác mà các chứng từ có liên quan
- Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng chỉ thực hiện quy trình thanh toán khi các chứng
từ giao hàng phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua.
2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ
- Quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu được xác lập bằng hợp đồng mua
bán hàng hóa.

Các bên tham gia trong hợp đồng mua bán sẽ thống nhất phương thức thanh toán tiền
hàng: tín dụng chứng từ, nhờ thu, ghi số, chuyển tiền…Trong trường hợp lựa chọn thư tín
dụng thương mại là phương thức thanh toán thì tài khoản L/C sẽ được mở. Mặc dù hợp
đồng mua bán là nền tảng hình thành tín dụng chứng từ nhưng giữa chúng lại hoàn toàn độc
lập với nhau. Vì vậy, bất cứ dẫn chiếu nào trong hợp đồng mua bán đến điều khoản của tín
dụng thư đều không được coi là bộ phận cấu thành L/C và ngân hàng sẽ không xem xét
chúng.

Để mở tài khoản thư tín dụng thì người nhập khẩu phải làm đơn yêu cầu gửi đến Ngân
hàng phát hành xin mở tài khoản LC. Căn cứ vào đơn yêu cầu Ngân hàng sẽ mở thư tín

3|Page
dụng cho người xuất khẩu, và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản phí để mở LC. Theo
đó khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp, Ngân hàng sẽ thanh toán tiền hàng
cho họ và tiến hành thu phí đối với người nhập khẩu. Việc kiểm tra bộ chứng từ sẽ do ngân
hàng chịu trách nhiệm thực hiện trước khi quyết định thành toán hay từ chối thanh toán.

- Thư tín dụng: Quan hệ giữa Ngân hàng, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu được xác
lập bằng chính LC do Ngân hàng phát hành. Không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào
thư tín dụng. Việc phát hành thư chứng từ sẽ dựa trên hợp đồng mua bán do người nhập
khẩu thực hiện. Và dựa vào thư tín dụng người xuất khẩu sẽ giao hàng và lập chứng từ.

- Trong phương thức thanh toán L/C, các bên giao dịch căn cứ vào chứng từ không
căn cứ vào hàng hóa: Chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định trả
tiền hay từ chối thanh toán cho người được hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất
cho người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng.

3. Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ:
- Người yêu cầu phát hành L/C (Applicant): Người nhập khẩu hàng hóa hoặc là người
do người nhập khẩu ủy thác.
- Ngân hàng phát hành L/C (Opening bank): Ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu
- Người được hưởng lợi L/C (Beneficiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào mà
được hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng ở nước được hưởng lợi.

 Ngoài ra còn có một số chủ thể khác như: Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng được chỉ
định, Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng thương lượng.

4. Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ:
Hình 1: Sơ đồ thể hiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

4|Page
5|Page
 Sơ đồ quy trình thanh toán tín dụng chứng từ gồm:

(1) Hợp đồng thương mại được ký kết bởi người xuất khẩu và người nhập khẩu.

(2) Người nhập khẩu thực hiện các thủ tục yêu cầu Ngân hàng mở tài khoản L/C. Đồng
thời khoản phí mở L/C sẽ do người nhập khẩu trả cho ngân hàng. Thêm vào đó, Người nhập
khẩu sẽ phải ký quỹ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị L/C, tùy theo mỗi ngân hàng mà hạn mức ký
quỹ sẽ khác nhau.

(3) Theo yêu cầu của người nhập khẩu Ngân hàng sẽ tiến hành mở L/C và chuyển L/C
sang Ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu về việc mở thư tín dụng.

(4) Ngân hàng tiến hành thông báo L/C đã mở cho người xuất khẩu và chuyển ngay cho
người xuất khẩu khi nhận được bản gốc của thư tín dụng.

(5) Dựa vào thư tín dụng mà người xuất khẩu tiến hàng giao hàng khi chấp nhận thư tín
dụng hoặc đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh thư tín dụng cho
phù hợp với hợp đồng.

(6) Sau khi giao hàng người nhập khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán gửi cho
Ngân hàng thông báo để được thanh toán.

(7) Ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở L/C xem xét trả
tiền.

(8) sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì Ngân hàng mở L/C tiến hành trả tiền
cho người xuất khẩu. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng
từ cho người xuất khẩu.

(9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

(10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.

(11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ
để người nhập khẩu có thể nhập hàng.

5. Ưu và nhược điểm:
a. Ưu điểm:
● Đối với Nhà xuất khẩu

Sự cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành qua tín dụng chứng từ sẽ làm cho người
xuất khẩu an tâm hơn. Khi người mua không có khả năng thanh toán hoặc muốn trì hoãn,
ngăn cản việc thanh toán thì Ngân hàng phát hành tín dụng chứng từ vẫn cam kết thanh toán
cho người xuất khẩu nếu họ thực hiện đúng các điều kiện, điều khoản mà L/C quy định.

Nếu nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C thì người mua và người
bán có thể áp dụng tín dụng chứng từ xác nhận. Trong trường hợp ngân hàng phát hành

6|Page
không đủ khả năng thanh toán tín dụng chứng từ thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo khoản
thanh toán L/C.

● Đối với Nhà nhập khẩu

Khi vận dụng phương thức thanh toán L/C thì nhà nhập khẩu có thể yên tâm hơn vì
người xuất khẩu sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện theo quy định của L/C. Ngân
hàng mở L/C thay mặt người mua kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán

b. Nhược điểm:
● Thủ tục trải qua nhiều giai đoạn, phức tạp, chi phí cao.
● Việc vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm… có thể là nguyên nhân xuất phát rủi ro
● Sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ không đảm bảo an toàn tuyệt
đối trong thanh toán, vì nếu ngân hàng mất khả năng thanh toán, yếu kém về trình độ
hoặc bên mua và bên bán cố tình lừa đảo sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách
hàng.

6. Nội dung của thư tín dụng L/C:


Giấy tờ của thư tín dụng phải bao gồm các thông tin sau: số, địa chỉ và ngày phát
hành; loại thư tín dụng; số tiền của thư tín dụng; thời hạn hiệu lực, thời hạn thanh toán và
thời hạn giao hàng; quy định về vận chuyển, giao nhận hàng hóa; chứng từ người xuất khẩu
phải xuất trình; cam kết thanh toán của ngân hàng từ khi phát hành L/C; các điều kiện đặc
biệt khác.. ; chữ ký của Ngân hàng phát hành L/C, nếu mở L/C bằng thư.

7. Phân loại thư tín dụng L/C:


Trên thực tế, có rất nhiều loại thư tín dụng được sử dụng trong thanh toán quốc tế,
thư tín dụng thương mại sẽ được tiến hành phân loại theo những tiêu chuẩn nhất định. Chủ
yếu theo những tiêu chuẩn sau:

- Theo phương thức sử dụng (Uses), gồm một số loại sau:


+ Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Straight L/C)
+ Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị chiết khấu (Negotiation L/C)
+ Thư tín dụng không hủy ngang và không chấp nhận (Unconfirmed L/C)
+ Thư tín dụng không không hủy ngang và có xác nhận (Confirmed L/C)
+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).
+ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
+ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
+ Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
- Theo loại (Types): Gồm 2 loại chính:
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang/ có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang/ không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C)
- Thư tín dụng theo thời hạn thanh toán, có 2 loại:
+ Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)
+ Thư tín dụng trả chậm.

7|Page
- Bên cạnh đó, còn có một số loại thư tín dụng khác được sử dụng trong thực tế,
như:
+ Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse)
+ Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment)
+ Thư tín dụng ứng trước (Packing)
+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal) hay còn gọi là thư tín dụng dùng cho mua bán
đối lưu (L/C for a Counter Trade – Transaction)
+ Thư tín dụng có và không có điều khoản cho phép hoàn trả bằng điện
( Telegraphic Transfer Reimbursement & Non – Telegraphic Transfer
Reimbursement)

8. Vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Khi mua bán hàng hóa, người mua luôn muốn trả tiền cho món hàng khi họ nhận
được nó; còn người bán lại muốn nhận tiền trước khi đưa món hàng đó. Do đó, bắt buộc
người mua và người bán phải tìm ra phương thức thanh toán đôi bên cùng có lợi. Bên thứ ba
này, được gọi là người được trả tiền, cần thiết cho cả hai bên tham gia giao dịch. Những tài
liệu này sau đó được xuất trình cho người được thanh toán, người thanh toán và giao chúng
thay mặt cho cả hai bên. Các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín có trách nhiệm
trung gian nói trên, hứa hẹn có điều kiện với người bán là nếu họ xuất trình bộ chứng từ và
đáp ứng đủ các yêu cầu thì ngân hàng sẽ thanh toán theo mọi quy định mà người xuất khẩu
quy định.

a) Đối với nhà xuất khẩu:


- Thư tín dụng chứng từ là một hợp đồng độc lập tách biệt với bất kỳ hợp đồng nào
khác liên quan đến việc bán hàng. Điều này có nghĩa là một khi nhà xuất khẩu giao
hàng và nhận bộ chứng từ L/C thì việc thanh toán được đảm bảo. Bất kể điều gì xảy
ra với hàng hóa được vận chuyển, chẳng hạn như hư hỏng hoặc mất mát, việc giải
quyết tích cực không thể ngăn cản ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nhiều
khả năng, nhà nhập khẩu phải đối mặt với tình trạng phá sản tài chính hoặc giá cắt cổ
tạm thời; họ có thể từ chối chấp nhận thanh toán. Điều này gây bất lợi cho nhà xuất
khẩu vì nó khuyến khích họ trì hoãn việc nhận thanh toán từ ngân hàng. Và ngay cả
khi điều này xảy ra, tất cả vẫn chưa bị mất— bởi vì các ngân hàng vẫn sẽ thanh toán
miễn là họ có chứng từ hoàn hảo. Khi nhận được thư tín dụng, nhà xuất khẩu có thể
sử dụng bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào mà ngân hàng đề xuất. Điều này làm giảm rủi ro
quản lý ngoại hối thay mặt họ vì nó bỏ qua việc xin giấy phép từ cơ quan quản lý
ngoại hối.
- Nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng các phương thức thanh toán thay thế như chuyển
tiền sau khi giao hàng hoặc nhờ thu ngân hàng. Nếu các nước nhập khẩu thay đổi
đồng nội tệ để thanh toán, thì các nhà xuất khẩu thư tín dụng phải tự giải quyết rủi ro
này.
b) Đối với nhà nhập khẩu:
- Khi người xuất khẩu và người nhập khẩu không tin tưởng nhau, người xuất khẩu hẳn
không muốn chuyển hàng đi trừ khi họ nhận được tiền. Tất nhiên nhà nhập khẩu
không muốn trả tiền mà không nhận hàng nên nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì
cầm đường, ngược lại nếu hàng hóa là loại hàng hóa nhà xuất khẩu phải sản xuất thì
quá giao muộn, nếu nhập được thì nhà nhập bị vốn hóa lâu dài. Phương thức thanh
8|Page
toán tín dụng chứng từ một lần nữa chứng tỏ ưu điểm vượt trội của nó, ngoài việc
hứa trả tiền cho người xuất khẩu, ngân hàng còn tư vấn cho người nhập khẩu về các
điều kiện thanh toán. Xác lập tín dụng thư chặt chẽ, có lợi trong hợp đồng đảm bảo
nhận hàng nhanh chóng.
- Ngoài ra, điều duy nhất chúng ta có thể đạt được theo phương thức này là sau khi nhà
nhập khẩu thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng, thông thường ngân hàng sẽ cấp
miễn phí một khoản tiền để mở thư tín dụng cho khách hàng. Có được sự bảo lãnh
của ngân hàng có lợi cho các nhà nhập khẩu tránh được tình trạng ứ đọng vốn và rủi
ro bị biển thủ vốn.
c) Đối với Ngân hàng:
- Việc ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phá vỡ hợp
đồng mua bán ngoại thương của hai bên. Do đó, ngân hàng không quan tâm đến các
tranh chấp về tình trạng hàng hóa do tính độc lập của nó với hợp đồng. Nếu một nhà
nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng, người đó phải đối mặt với tranh chấp với nhà xuất
khẩu.
- Theo đó, các ngân hàng phát hành L/C cần tuân theo các hướng dẫn cụ thể khi chấp
nhận thanh toán ký quỹ. Điều này là do các doanh nghiệp này gửi toàn bộ số dư tài
khoản của họ, số tiền này mang lại cho các ngân hàng như các khoản vay xuất nhập
khẩu, bảo lãnh, xác nhận, v.v. Nếu không có những hướng dẫn này, các doanh
nghiệp không thể nhận tiền gửi và phải vay tiền cùng một lúc. Điều này buộc họ phải
thanh toán các nghĩa vụ của mình bằng cả vốn vay và tiền gửi. Bằng việc tạo mối
quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và ngân hàng, hệ thống này giúp khuyến khích
doanh nghiệp quay vòng vốn kịp thời.

=> Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cung cấp cho cả nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu sự đền bù xứng đáng cho công việc của họ. Nhờ tính chất phát triển nhanh chóng
của thương mại hiện đại, các hình thức thương mại độc đáo và phức tạp hơn đang được tạo
ra mỗi ngày. Sự phức tạp này, cùng với những rủi ro gia tăng liên quan đến mỗi hình thức,
làm cho các phương thức tín dụng truyền thống trở nên khó quản lý hơn. Việc sử dụng nó
giúp nâng cao uy tín, khả năng tài chính và thương mại quốc tế của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, nó còn hữu ích cho sự phát triển của thương mại quốc tế và nền kinh tế quốc gia
bằng cách hỗ trợ các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

II. Thực trạng sử dụng L/C ở Việt Nam


‘Hiện nay, trong ngành thương mại quốc tế, việc mua bán giữa các nước ngày càng
gia tăng, khoảng cách địa lý kéo theo mối lo ngại trong kinh doanh ra nước ngoài, vì vậy
các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn phương thức thanh toán chứng từ trong giao dịch
quốc tế đảm bảo tính an toàn về quyền lợi và hạn chế một số rủi ro nhất định so với các
phương thức khác, góp phần phát triển ngành kinh doanh xuất nhập khẩu của quốc gia.
Doanh nghiệp Việt Nam sử dụng L/C cho các đơn hàng mang giá trị cao và cần được đảm
bảo an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng thư tín dụng cũng gặp một số rủi ro về phía người xuất
khẩu và người nhập khẩu’. (Huyền, 2019)

1. Đối với nhà xuất khẩu:

9|Page
Thứ nhất, rủi ro xuất phát từ ngân hàng phát hành L/C. Với rủi ro này ngân hàng
không giữ đúng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu. Chính vì thế, người xuất khẩu cần
lựa chọn ngân hàng phát hành L/C có uy tín bắt đầu từ lúc ký kết hợp đồng. Chứng từ L/C
được xác nhận bởi ngân hàng được chỉ định lựa chọn trước đó hoặc chi nhánh của nó tại
nước xuất khẩu.

Thứ hai, rủi ro từ phía doanh nghiệp xuất khẩu, họ không thực hiện đúng theo những
điều kiện được L/C quy định. Cụ thể, người xuất khẩu giao hàng chậm so với thời gian quy
định của L/C hoặc chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C hoặc giao hàng
không đúng cơ cấu yêu cầu. Để khắc phục những rủi ro trên nhà xuất khẩu cần: xem xét kĩ
tuyến đường chuyển tải của hàng hóa, lựa chọn cảng, sân bay, hãng tàu phù hợp, lập bảng
kế hoạch thời gian cụ thể gồm: thời gian sản xuất hoặc thu mua hàng hóa và thời gian đưa
hàng lên phương tiện vận tải hoặc tới nơi chuyển giao rủi ro theo chỉ định. Nếu thời gian
không đúng theo quy định trong L/C phải điều chỉnh lại ngay. Trong trường hợp giao hàng
từng phần, doanh nghiệp xuất khẩu cần xem xét kỹ quy định của L/C, xem xét L/C cho phép
người bán được giao hàng mấy lần, thời gian cũng như khối lượng cho phép của từng lần
giao hàng ra sao.

Thứ ba, rủi ro trong khâu thanh toán. Người xuất khẩu lập BCT lập không đúng quy
định của L/C, ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình
đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ
quy định trong L/C. Thư tín dụng yêu cầu sự chính xác tuyệt đối của bộ chứng từ, chỉ cần
một sai sót nhỏ trong khâu lập chứng từ thì nhà xuất khẩu có thể bị ngân hàng mở L/C và
người mua từ chối thanh toán. Thêm vào đó, người xuất khẩu phải đối mặt với nhiều nguy
cơ khác: tự xử lý hàng hóa như lưu kho, dỡ hàng khi hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu
giá hoặc vận chuyển hàng về nước, chịu chi phí lưu tàu quá hạn, phí lưu kho….Chính vì thế,
việc lập bộ chứng từ thanh toán vô cùng quan trọng và dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu.
Nhằm hạn chế tình trạng này nhà xuất khẩu cần giao trách nhiệm lập bộ chứng từ cho đội
ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm nhất định, đọc kỹ những quy định
của L/C đối với bộ chứng từ. Ngoài ra, nhà xuất khẩu cần thống nhất với nhà nhập khẩu
trong lúc ký hợp đồng ngoại thương về những chứng từ cần phải xuất trình khi thanh toán
và đề xuất chỉnh sửa kịp thời khi cần thiết.

 Ví dụ minh họa doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán chứng từ L/C:

‘Công Ty Cổ Phần Thủ Công Mỹ Nghệ Phong Cách Việt – Vietstyle Handicrafts
Corporation. Địa chỉ: 16/38 đường 304, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Minh, kinh doanh những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: tranh sơn mài, cái loại bàn ghế
được làm bằng tre, gỗ, mây...và các mặt hàng này chủ yếu được cung cấp trong nước và
xuất khẩu sang Châu Âu. Đồng thời, trong lúc thỏa thuận ký hợp đồng ngoại thương công ty
ưu tiên lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm đảm bảo an toàn trong
giao dịch quốc tế, phù hợp với trường hợp đơn hàng giá trị cao, cần đảm bảo đúng thời gian
của nhà nhập khẩu hoặc trường hợp những khách hàng giao dịch lần đầu, công ty còn lo
ngại về khả năng thanh toán đúng hạn của họ ví dụ như những khách hàng Châu Phi. Công
ty thường chọn L/C không hủy ngang và chọn Vietcombank làm ngân hàng phát hành L/C.

10 | P a g e
Một trường hợp khác: trong giao dịch quốc tế giữa Công ty A (bên bán) ở tỉnh Thừa
Thiên-Huế có ký kết hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan. Công ty A đã lựa chọn thanh
toán tín dụng L/C nhằm đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán. Sau khi giao hàng, công ty
A làm thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ
không phù hợp với các quy định của L/C. Khi đó, Công ty A đã liên hệ ngay với bên nhà
nhập khẩu Pakistan yêu cầu họ chấp nhận thanh toán theo thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên,
nhà nhập khẩu đã từ chối thanh toán vì vào thời điểm đó, dịch Covid 19 đang diễn ra phức
tạp, giá cao su liên tục giảm mạnh, hàng hóa sản xuất nhiều nhưng không bán được… vì thế
mà họ đã lợi dụng lý do bộ chứng từ không phù hợp để không thanh toán tiền hàng cho
công ty A. Không còn cách nào khác, vì thế công ty A phải tìm con đường khác là bán lại lô
hàng cho khách hàng mới nhưng đã thất bại, một cách khác nữa là công ty chuyển lô hàng
về lại Việt Nam tuy nhiên cách này cũng không khả thi bởi do luật pháp Pakistan quy định
việc tái xuất một lô hàng nhập khẩu đã mở tờ khai hải quan phải có sự chấp thuận của khách
hàng cũ. Phía nhà nhập khẩu Pakistan đang cố tình lợi dụng sự sai sót trong khâu lập chứng
từ của công ty A để gây sức ép nhằm buộc họ bán rẻ lô hàng hơn so với thỏa thuận trước đó,
công ty A đang đứng trước rủi ro thua lỗ và thậm chí là mất trắng lô hàng’. (Bộ công
thương Việt Nam, 2020)

2. Đối với nhà nhập khẩu:


 Một số rủi ro mà doanh nghiệp nhập khẩu có thể gặp phải:

- Người bán không cung cấp đủ và đúng hàng hóa theo quy định của L/C dù người
mua đã khuynh loát vốn cho L/C: nhiều doanh nghiệp gặp phải trường hợp này khi người
bán không có thiện chí, cố ý làm trái với các quy định trong L/C, người bán có thể xuất bộ
chứng từ giả có bề ngoài phù hợp với L/C cho Ngân hàng, dù họ không có hàng để giao
cho doanh nghiệp, trong trường hợp đó, doanh nghiệp mua hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ
cho Ngân hàng dù họ có thể không nhận được hàng hay hàng hóa không đáp ứng các yêu
cầu ban đầu. Thực tế ở Việt Nam cũng gặp nhiều tình huống như vậy, các doanh nghiệp cần
nên tìm hiểu kỹ về đối tác mua bán trước khi thực hiện giao dịch, kĩ càng chi tiết các điều
khoản trong hợp đồng để tránh những vụ việc đáng tiếc.

- Doanh nghiệp nhập khẩu chấp nhận chứng từ mà người bán lập ra trong khi các loại
chứng từ này không đúng với các chứng từ được yêu cầu trong L/C, và Doanh nghiệp vẫn
chấp nhận thanh toán. Khi người bán cung cấp thiếu hoặc không đúng các chứng từ, ngân
hàng sẽ từ chối việc thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, người bán có thể lôi kéo, đưa ra
sự dụ dỗ cho người mua chấp nhận qua sự cam kết chất lượng hàng hóa, những khuyến mãi
hay những lợi ích đi kèm . Và khi người mua nhận hàng và đã thanh toán thì hàng hóa có
thể không đúng theo yêu cầu lúc đầu về chất lượng hay cả về số lượng, từ đó làm ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh và làm mất uy tín người nhập khẩu. Chính vì vậy, Các doanh
nghiệp cần chú ý đến việc đồng ý chấp nhận thanh toán trong các trường hợp người bán
không cung cấp đầy đủ chứng từ hoặc chứng từ còn nhiều thiếu sót.

- Ngân hàng mở L/C không có khả năng đảm bảo an toàn đơn hàng: một số ít doanh
nghiệp vì vài lợi nhuận nhỏ trước mắt hay vì nghe theo người bán mà làm thủ tục ngân hàng
tại các ngân hàng không uy tín, có rủi ro tài chính,.. làm cho thất thoát tiền hàng, thủ tục sai

11 | P a g e
với yêu cầu của L/C, không đảm bảo lợi ích cho hai bên hoặc trường hợp xấu nhất là người
bán không giao hàng dù mình đã thanh toán vì lí do thủ tục sai sót.

- ‘Rủi ro nữa cho doanh nghiệp nhập khẩu đó là hợp đồng mua bán và LC có thể bị
xem xét là hai hợp đồng riêng biệt, không bị ảnh hưởng đến hiệu lực của nhau. Thực tế ở
mỗi quốc gia khác nhau, mỗi phiên xử khác nhau liên quan giữa hành vi vi phạm phương
thức thanh toán L/C và việc nhận hàng - thanh toán cho người bán. Trong phiên xử, quyết
định được đưa ra nhấn mạnh vào nghĩa vụ giao hàng, nhận hàng và thanh toán và xét L/C là
một giao dịch độc lập. Từ đó, người mua phải chịu bồi thường thiệt hại cho người bán do
không nhận hàng và thanh toán cho người bán’. (Firm, 2021)

+ Doanh nghiệp Việt sốt ruột nóng vội cũng dễ lâm vào tình cảnh "tiền mất, tật
mang".

+ Ví dụ minh họa DN sử dụng L/C :

‘Ngày 07/6/2011, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Phát Huy (người
mua) và Công ty Ms Nami Commodities Ltd (người bán) có mua bán hạt điều thô quốc tế
với bản hợp đồng được ký số FARCOM/RCN/IVC/036/2011, số lượng điều thỏa thuận là
1000 tấn x l,385,50 USD/tấn theo phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90
ngày kể từ ngày giao hàng dựa trên vận tải đơn (B/L).

Số lượng điều sau khi giao đến Cảng Thành phố Hồ Chí Minh- Việt Nam sẽ được
Vinacontrol kiểm tra chất lượng và khối lượng đơn hàng. 7/7/ 2011, Công ty Phát Huy đã
yêu cầu ThadaBank chi nhánh Đồng Nai mở L/C trả chậm để công ty này tiếp tục hoàn
thiện thủ tục mua lô hàng từ Công ty Ms Nami.

Ngay khi nhận hàng, công ty Việt đã kiểm tra chất lượng cũng như số lượng hạt điều
tại Cảng Cát Lái trước sự giám sát của Vinacontrol, sau khi hoàn tất kiểm tra thì phát hiện
hàng hóa của Người bán không đảm bảo chất lượng hạt điều như trong yêu cầu, thỏa thuận
hai bên. Công ty Việt đã cố gắng liên lạc với Người bán để giải quyết vấn đề phát sinh về
chất lượng lô hàng hạt điều nhưng phía công ty kia không phản hồi lại, không có bất kì giải
thích hay sự bồi thường về chất lượng đơn hàng.

Sau khi khởi kiện cùng yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng mua bán số
FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011 và các yêu cầu cho bên bán và các ngân
hàng liên quan như sau:

 Buộc bên bán đến tại kho bên mua để nhận lại lô hàng, sau 30 ngày nếu không
đến thì Thi hành án sẽ bán lôhạt điều trên để trả lại mặt bằng kho cho bên mua.
 Đồng thời Công ty Việt Nam cũng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời buộc Thadabank tạm ngưng thanh toán số tiền 1.313.308,85 USD theo
L/C trả chậm cho Công ty Ms Nami Commodities Ltd cho đến khi có quyết định
khác của Tòa án.
 Yêu cầu hủy nghĩa vụ thanh toán của Bên mua đối với L/C trả chậm do
Thadabank CN Đồng Nai phát hành ngày 07/7/2011 và yêu cầu Thadabank hoàn
trả ngay số tiền ký quỹ để bảo đảm thanh toán L/C là 1.313.308,85 USD cho công
ty Việt Nam’ (Caseaw, 2017).
12 | P a g e
Dĩ nhiên các Ngân hàng liên quan đã không đồng ý với yêu cầu của công ty Việt
Nam và buộc Tòa án hủy quyết định. Tuy nhiên, trường hợp trả lại lô hàng cho bên bán là
phù hợp với pháp luật, và vì bên bán cũng không hoàn thành nghĩa vụ của mình, với
trường hợp trên, yêu cầu của công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Phát Huy được
tòa án chấp thuận.

3. Thực trạng sử dụng phương thức thanh toán L/C tại Việt Nam
qua góc nhìn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
a. Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức khác

Phương thức
2002 2003 2004
thanh toán

Nhờ thu 8.6% 3.5% 3.1%


Chuyển tiền 6.5% 6.2% 4.9%

Tín dụng chứng


84.9% 90.3% 92%
từ

(Nguồn: luanvan.co)

Bảng 1: Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức
khác qua các năm từ 2002 đến 2004 (Luanvan.co, 2020)

Với số liệu trên có thể thấy, Ngân hàng Ngoại thương thực hiện có kinh ngạch thanh
toán xuất khẩu chủ yếu là sử dụng phương thức thanh toán L/C. Cụ thể, với phương thức
này năm 2002 chiếm tỷ trọng 84.9% đến năm 2003 con số này tăng lên 90.3% và với 92%
thuộc năm 2002. Với kim ngạch thanh toán tăng nhanh qua các năm đã cho thấy rằng việc
vận dụng phương thức thanh toán L/C trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu là
một phương án vô cùng hiệu quả, chiếm một tỷ phần vô cùng quan trọng trong các giao dịch
thanh toán quốc tế. Điều đó đã cho thấy được tính ưu việt của phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong nước ngày càng chú
trọng việc áp dụng L/C trong các công cụ thanh toán xuất khẩu hiện nay.

b. Tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C của các thị trường nước
ngoài qua Ngân hàng Ngoại Thương (VCB)

 Dưới đây là số liệu của một số thị trường sử dụng phương thức thư tín thương mại
tham gia thanh toán hàng xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương (VCB).

Đơn vị: Triệu USD

Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

Doanh Tỷ trọng Doanh Tỷ trọng Doanh Tỷ trọng

13 | P a g e
số (%) số (%) số (%)
EU 641.7 29.6 735.1 25.4 845.5 22.1

ASEAN 457.4 21.1 445.7 15.4 573.9 15


Nhật 424.9 19.4 494.9 17.1 792 20.7

Bắc Mỹ 129.5 6 246 8.5 306.1 8


Thị trường
518.2 23.9 972.4 33.6 1308.4 34.2
khác
Tổng doanh số 2168 2894 3826

(Nguồn: luanvan.co)

Bảng 2: Bảng số liệu thể hiện mức sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
thanh toán hàng xuất nhập khẩu ở một số thị trường qua Ngân hàng Ngoại thương từ
năm 1999 đến 2001 (Luanvan.co, 2020)

Với số liệu từ bảng trên, có thể thấy thông qua Ngân hàng Ngoại Thương (VCB) việc
thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu chủ yếu xảy ra ở một số thị trường lớn, những thị trường
có kim ngạch xuất khẩu lớn và có tỷ trọng thanh toán có sự thay đổi qua các năm. Chẳng
hạn như thị trường EU có tỷ trọng thanh toán giảm so với tổng doanh số thanh toán xuất
khẩu. Cụ thể, năm 1999 tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng L/C chiếm 29.6% nhưng lại
giảm còn 22.1% vào năm 2001. Mặc dù vậy, doanh số thanh toán vẫn tăng qua các năm.
Chính vì cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 1997 đã làm cho doanh số thanh toán thị
phần của thị trường Châu Á bị giảm xuống, nhưng có sự phục hồi và tăng trưởng sau đó.
Đối với khu vực ASEAN, Các thị trường mà VCB thanh toán trong tập trung tại Indonesia,
Singapore, Malaysia, Thái Lan…Đặc biệt, Nhật Bản là một trong những nước có kim ngạch
xuất khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ lớn nhất Châu Á.

III. Một số lưu ý khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ tại Việt Nam, trên cương vị nhà quản trị xuất nhập khẩu.
 Khuyến nghị

+ Về phía Ngân hàng nhà nước

- Sử dụng các công cụ lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng để thực hiện chính sách
tiền tệ chủ động, thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; khuyến khích Ngân hàng thương
mại giảm lãi suất cho vay ở một số ngành.
- Hiện nay, việc triển khai công tác nghiệp vụ đối với phương thức thanh toán L/C
như ứng dụng công nghệ Blockchain trong các giao dịch tín dụng chứng từ L/C; sử dụng
phương thức tín dụng chứng từ nội địa trong thương mại quốc tế; hạch toán trong nghiệp vụ
tín dụng chứng từ và thuế giá trị gia tăng đối với các khoản thu L/C; các nghiệp vụ về chiết
khấu bộ chứng từ không hối phiếu;… vẫn chưa đầy đủ. Chính vì thế, đối với nghiệp vụ L/C,

14 | P a g e
Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý đảm bảo tính phù hợp và đầy đủ đối với
văn bản hướng dẫn.
- ‘Việc hạn chế rủi ro tiềm ẩn tín dụng từ việc phát hành L/C, Ngân hàng nhà nước
cần kiểm soát theo hướng cụ thể, chặt chẽ hơn các điều kiện phát hành L/C:

+ Thời gian trả chậm đối với L/C phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của
khách hàng (không vượt quá 180 ngày);

+ Các mặt hàng giao dịch không nằm trong danh sách hàng cấm theo quy định
của pháp luật;

+ Khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ, không có nợ nhóm 2 trở lên và nợ
xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 01 năm gần nhất; không có nợ đã xử lý rủi ro,
nợ xấu, nợ bán cho các tổ chức tín dụng và VAMC trong 2 năm gần nhất; đối với các
giao dịch L/C, khách hàng phải có ít nhất 1 giao dịch thành công đối với mặt hàng,
đối tác đề nghị mở L/C trong vòng 1 năm, không có dấu hiệu đáng ngờ trong giao
dịch’ (Linh, 2022).

+ Về phía Ngân hàng thương mại

- ‘Trước khi cấp hạn mức tín dụng cần tiến hành thẩm định khách hàng nhằm đảm bảo
khả năng tài chính và các yêu cầu thế chấp.
- Kiểm tra các thông tin về khách hàng và hàng hóa,...để chắc chắn rằng không có loại
mặt hàng nào thuộc diện hàng hóa bị cấm vận, hạn chế nhập khẩu.
- Sử dụng các công vụ sẵn có như AML (Anti Money Laundering) để kiểm tra uy tín
Người thụ hưởng, lập danh sách khách hàng tiềm năng đối với nhà nhập khẩu
- Đảm bảo rằng hàng hóa phải được mua bảo hiểm.
- Đối với trường hợp giao hàng bằng đường biển thì phải xuất trình đủ 3 bản vận đơn
gốc, ký hậu để trống và giao hàng theo lệnh.
- Việc sở hữu, kiểm soát hàng hóa phải được đảm bảo
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao
- Đảm bảo cập nhật liên tục những đổi mới của ICC (International Chamber of
Commerce - Phòng thương mại quốc tế)
- Để khắc phục rủi ro tỷ giá, các Ngân hàng thương mại nên tăng cường việc tiếp thị
các công cụ phái sinh nhằm hạn chế những biến động về tỷ giá ngoại tệ cho khách
hàng. Đồng thời đây cũng là giải pháp giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro thanh toán
khi tỷ giá ngoại tệ tăng’ (Ánh, 2022).
+ Về phía doanh nghiệp

 Để hạn chế rủi ro từ việc không đủ về số lượng hàng của người bán hoặc giao
hàng kém chất lượng, doanh nghiệp cần đưa ra một số biện pháp sau:

- Điều đầu tiên, là cần tìm hiểu đối tác thật kỹ lưỡng. Đặc biệt, là đối với nhóm đối tác
thực hiện giao dịch lần đầu. Thực tiễn, hầu như các rủi ro cho tổ chức là do các thủ
đoạn gian lận và lừa đảo tinh vi đến từ bên đối tác diễn ra các giao dịch đầu tiên. Các
tổ chức khi giao dịch cần tìm hiểu kỹ đối tác có thể thông qua tham tán thương mại
Việt Nam và cũng có thể là thông qua hệ thống ngân hàng hay các công ty tư vấn
chuyên biệt,...
15 | P a g e
- Tiếp theo, các tổ chức nên có chủ động tìm hiểu các bộ quy tắc ứng xử, quy trình
pháp lý, pháp luật hiện hành và các thông lệ quốc tế,...cụ thể của ISBP giải thích cho
UCP,... Điển hình như, với nhà nhập khẩu các điều lệ trong điều lệ L/C phải rõ ràng,
minh bạch, chặt chẽ,...không chấp nhận các điều lệ bất bình đẳng do nhà xuất khẩu
đề nghị như nhà xuất khẩu được quyền nhận hàng, tiếp đến giám định chất lượng,
khối lượng,...
- Cũng phải nói thêm, đã hợp tác thì phải cùng đồng hành với các tổ chức là hệ thống
ngân hàng, hãy đặt niềm tin vào sự giúp đỡ và tư vấn của các ngân hàng khi thực
hiện dịch vụ. Cũng phải nhớ thêm rằng, không thể nào các ngân hàng có thể làm tất
cả thay mình, để hạn chế đến mức tối đa về rủi ro các doanh nghiệp cần có các biện
pháp phòng ngừa chủ động, “không để bất ngờ”. Đồng thời tạo điều kiện phối hợp tối
đa với ngân hàng giải quyết tranh chấp nếu xảy ra, cùng nhau bảo vệ quyền lợi của tổ
chức và ngân hàng.
- Tiếp đến khi tiến hành lập L/C đưa ra các điều khoản và điều kiện để nhà xuất khẩu
thực hiện.
- Kiểm tra các chứng từ giám định, kiểm định trước khi giao hàng.
- Đảm bảo hàng hóa phải được mua bảo hiểm và thống nhất bên nào sẽ là bên mua bảo
hiểm.
- Áp dụng tỷ giá kỳ hạn khi thanh toán L/C.
Doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt để
phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tận dụng những công cụ tài chính phái sinh như: các hợp đồng
hoán đổi (SWAP), mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, kế hoạch hóa các hoạt động xuất nhập khẩu
một cách khoa học.
 Cụ thể đối với nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

 Đối với nhà nhập khẩu.

Trên nguyên tắc là khi lập thư tín dụng là hợp đồng mua bán đã ký kết. Mặc dù vậy,
nhà nhập khẩu hoàn toàn có quyền thêm một số điều khoản có lợi cho tổ chức.

Trên thư tín dụng bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan và lãnh
đạo của tổ chức nhập khẩu, tương tự, đối với đơn vị được ủy quyền nhập khẩu.

Để hạn chế lỗi, cũng như để việc lập L/C một cách nhanh chóng, nhà nhập khẩu nên
gửi email trước cho nhà xuất khẩu để xin ý kiến góp ý.

Nhà nhập khẩu cũng nên kiểm tra lại thư tín dụng bản chính và có thể đề xuất chỉnh
sửa lại, nếu thấy các điều lệ là bất bình đẳng, gây hại đến quyền lợi của tổ chức.

Phải cập nhật kỹ tỷ giá ngoại tệ, khi ký hợp đồng. Cố gắng tối đa ảnh hưởng của biến
động tỷ giá.

 Đối với nhà xuất khẩu.

Cũng phải nên tìm hiểu kỹ về ngân hàng mở L/C, trước khi hợp tác.

16 | P a g e
Trao đổi trước với các ngân hàng thương mại, để xem sự chấp nhận thanh khoản của
họ đối với các L/C xác nhận quý khách.

Nhà nhập khẩu cũng phải xem xét cẩn thận các điều khoản trong L/C đảm bảo rằng
khi thực hiện giao dịch tổ chức mình có thể thực hiện được; nếu thấy các điều khoản bất
thường, mà mình không thực hiện được, phải liên hệ và đàm phán với người mở L/C để
chỉnh sửa cho phù hợp.

Lập các chứng từ L/C đúng theo khuôn khổ đã ký kết giữa các bên liên quan.

Cũng cần thiết phải quan tâm về những vấn đề quy định về ngoại hối ở nước nhà
nhập khẩu, hạn chế trường hợp giao hàng mà không thanh khoản được.

17 | P a g e
KẾT LUẬN
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ biến là
phương thức tín dụng chứng từ L/C (Letter of credit). Nội dung phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”
(Uniform customs and practice for documentary credits) do Phòng Thương mại quốc tế tại
Paris (ICC) ban hành, bản hiện hành là ICC 600. L/C là thư cam kết do ngân hàng phát hành
đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu khi có đầy đủ
chứng từ hợp lệ, vì thế trong phương thức này ngân hàng không chỉ là người trung gian thu
hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu.
Đảm bảo cho bên người xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã
cung cấp, đồng thời đảm bảo cho người nhập khẩu nhận được hàng hóa có số lượng và chất
lượng như mong muốn. Hiện nay, giao dịch thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều,
toàn cầu hóa đã gắn kết nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới lại với nhau, khoảng cách
địa lý dần được thu hẹp do sự phát triển của công nghệ vận tải…. tất cả đã thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu và giúp cho nhiều hợp đồng ngoại thương được ký kết. Tuy nhiên,
thường bên mua và bên bán sẽ có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn
có rào cản, vẫn còn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Với những ưu điểm trong việc bảo
đảm thanh toán thì L/C là phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả bên xuất khẩu và
nhập khẩu, giúp hai bên yên tâm về quyền lợi của mình.

18 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ánh, L. (2022, 6 17). Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Được truy lục từ
xuatnhapkhauleanh.edu.vn: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/rui-ro-cua-thanh-toan-
lc-va-cach-giam-thieu-rui-ro.html/

2. Bộ công thương Việt Nam. (2020, 8 10). Được truy lục từ moit.gov.vn:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/canh-bao-doanh-nghiep-khi-su-
dung-phuong-thuc-thanh-toan-tin.html/

3. Caseaw. (2017, 4 25). Được truy lục từ caselaw.vn: https://caselaw.vn/bai-


viet/tranh-chap-thanh-toan-l-c-ngan-hang-letter-of-credit-trong-hop-dong-mua-ban-
hang-hoa-quoc-te#/

4. Firm, A. L. (2021, 6 1). Lexology. Được truy lục từ www.lexology.com:


https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=9e810a78-15d5-4637-b6de-
3b43cb387a6b/

5. Huyền, N. (2019, 5 8). Hỗ trợ học tập team. Được truy lục từ
https://hotroontap.com: https://hotroontap.com/tinh-hinh-su-dung-cac-phuong-thuc-
thanh-toan-quoc-te-o-viet-nam/
#IV_Phuong_thuc_thanh_toan_tin_dung_chung_tu_documentary_credit/

6. Linh, Đ. H. (2022, 10 7). Tạp chí ngân hàng. Được truy lục từ
tapchinganhang.gov.vn: https://tapchinganhang.gov.vn/mot-so-khuyen-nghi-trong-
trien-khai-nghiep-vu-upas-l-c-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam-hie.htm/

7. Luanvan.co. (2020, 5 2). Được truy lục từ luanvan.co: https://luanvan.co/luan-


van/de-tai-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung-chung-tu-lc-dung-trong-thanh-toan-
quoc-te-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-20807/

19 | P a g e

You might also like