You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: THANH TOÁN QUỐC TẾ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồ Khánh Vi

MSSV: 030835190281 Lớp học phần: D03

THÔNG TIN BÀI THI

Bài thi có: (bằng số): 5 trang

(bằng chữ): năm trang

MÃ ĐỀ: ……………

BÀI LÀM

1
Câu 1: Một trích đoạn của hợp đồng ngoại thương:

SALE CONTRACT
No: 7894637

Date: 16 November, 2021

BETWEEN: Long An Food Company

Address: 93 Ton Duc Thang, My Binh Ward, Long Xuyen City, An Giang Province

Tel: 0763951999 Telex: 0933409463 Email: longanfoodcompany@gmail.com

Represented by Ms. Nguyen Ho Khanh Vi

Hereinafter called THE BUYER

AND: Kitoku Shinryo Co., Ltd

Address: 87 Minato, Tokyo, Japan

Tel: 076-500-6785 Telex: Email: Kitoku@gmail.com

Represented by Mr. Hazuo Hirai

Hereinafter called THE SELLER

The above parties hereby agreed that Seller shall sell and Buyer shall buy the
following commodity with the following terms and conditions:

1/ COMMODITY: Japanese Rice Type Pearl

2/ QUANTITY: 4.000 MT (10% more or less at Buyer option)

3/ PRICE: USD195.000 MT FOB Saigon Port

4/ Quality:

*Moisture: 14.0% max.

* Foreign master: 0.5% max.

* Broken: 25.00% max.

5/ SHIPMENT: 2.000 MT in 3 December, 2021 and 2.000 MT in 28 December, 2021

6/ PAYMENT: By Irrevocable Letter of Credit at sight L/C

2
Buyer shall open an irrevocable Letter of Credit at sight L/C in favor of Vietcombank
requiring the following documents for negotiation:

- Full set of commercial invoices must be signed by the biller

- Full set Clean on Board Bill of Lading

- Certificate of weight and quality issued by independent surveyor

- Certificate of origin

- Phytosanitary certificate

- Fummigation certificate

- Certificate of vessel's Hatch cleanliness

7/

...

8/

...

15/

...

This sales contract is done in Tokyo 16 November, 2021 in 04 (four) English originals,
02 (two) for each side.

FOR THE BUYER FOR THE SELLER

Nguyen Ho Khanh Vi Hazuo Hirai

Câu 2:
+ Trong số các bên tham gia vào phương thức tin dụng chứng từ thì người người thụ
hưởng (nhà xuất khẩu) thường gặp những rủi ro như: Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu
lập và xuất trình bị bất hợp lệ nên bị từ chối thanh toán.

Vì trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngân hàng giao
dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch vụ hoặc các thực hiện

3
khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và xuất trình một bộ chứng từ phù hợp
đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận L/C là nghĩa vụ cơ bản của
người hưởng lợi. Nếu vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà người xuất
khẩu không xuất trình được một bộ chứng từ đòi tiền phù hợp thì quyền lợi của chính
bản thân người hưởng lợi, ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ bị ảnh hưởng.

Các biện pháp xử lí để hạn chế rủi ro này:

- Chuẩn bị chứng từ đầy đủ, khi làm thanh toán L/C cần nhân sự có chuyên môn
thật tốt để tránh trường hợp sửa L/C nhiều lần.
- Chọn đối tác làm ăn có thiện chí, không làm khó hoặc lấy cớ bắt bẻ.
- Cần đàm phán trong hợp đồng tất cả những chứng từ, hạn chế việc phát sinh
thêm sau khi đã ký hợp đồng.
- Kiểm soát chặt chẽ những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng L/C.
- Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ nhà xuất khẩu.
- Tìm hiểu kỹ về quy định thanh toán L/C và quy định bộ chứng từ.
- Căn cứ thời gian chuẩn bị chứng từ hợp lý để đàm phán trong ngày mở L/C,
hạn chế mở quá sớm hoặc mở trong ngày hàng lên tàu nếu nhà xuất khẩu chưa
kịp chuẩn bị L/C.

+ Thiết kế một tình huống tranh chấp có liên quan đến rủi ro đã được phân tích ở trên
của bên tham gia này và nêu cách giải quyết tình huống dựa trên lý thuyết và cơ sở
pháp lý liên quan (nếu có)

a. Thiết kế và mô tả tình huống với bối cảnh hợp đồng ngoại thương đã soạn:
 Bối cảnh hợp đồng ngoại thương:

Công ty thực phẩm Long An của Việt Nam ký một hợp đồng nhập khẩu Gạo Nhật Bản
từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kitoku Shinryo của Nhật Bản. Ngân hàng mở L/C là
Ngân hàng Vietcombank , ngân hàng thông báo phía Nhật Bản là Ngân hàng MUFG
Bank.

Trong nội dung về chứng từ có quy định:

- Toàn bộ hóa đơn thương mại buộc phải có chữ kí của người lập hóa đơn

- Bộ đầy đủ Clean on Board Bill of Lading

- Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do đơn vị khảo sát độc lập cấp

4
- Giấy chứng nhận xuất xứ

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

- Chứng chỉ khử trùng

- Giấy chứng nhận độ sạch của Hatch tàu

Về cách thức giao hàng có quy định:

Giao hàng làm 2 chuyến, 2.000 MT vào ngày 3 tháng 12 năm 2021 và 2.000 MT tiếp
theo vào ngày 28 tháng 12 năm 2021.

 Mô tả tình huống:

Sau chuyến hàng thứ nhất được giao bình thường vào ngày 3 tháng 12 năm 2021,
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kitoku Shinryo của Nhật Bản giao tiếp chuyến thứ 2
vào ngày 28 tháng 12 năm 2021 rồi lập và xuất trình bộ chứng từ đòi tiền Ngân hàng
Vietcombank. Ngân hàng Vietcombank kiểm tra bộ chứng từ thanh toán và phát hiện
thấy có sai sót như sau: Vận đơn “nhận hàng để chở” và ghi chú “giao hàng lên tàu”
không đề ngày giao hàng như quy định của điều 20 UCP 600. Trong trường hợp này,
vì lí do nào đó mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kitoku Shinryo của Nhật Bản đã
quên kiểm tra đã ghi ngày giao hàng hay chưa và rõ ràng đã vi phạm điều 20 a ii UCP
600.

Cụ thể, Ðiều 20 a ii. UCP 600, quy định: “Một vận tải đơn, dù được gọi tên như thế
nào, phải: …ii. Chỉ rõ hàng hoá đã được xếp hàng lên một con tàu đích danh tại cảng
giao hàng quy định trong tín dụng, bằng: …một ghi chú hàng đã được xếp lên tàu có
ghi ngày xếp hàng lên tàu. Ngày phát hành vận tải đơn sẽ được coi như là ngày giao
hàng, trừ khi trên vận tải đơn có ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày giao hàng,
trong trường hợp này, ngày đã ghi trong ghi chú hàng đã xếp lên tàu sẽ được coi như là
ngày giao hàng…”

Mặc dù hàng vẫn chưa về tới cảng nhưng do nhiều nguyên nhân phát sinh từ nội bộ
công ty, Công ty Ẩm thực Long An của Việt Nam không muốn nhận hàng nên đã điện
thông báo cho ngân hàng Vietcombank từ chối thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng
thông báo phía Nhật Bản là MUFG Bank lập tức phản bác, cho rằng chuyến trước
(giao vào ngày 3 tháng 12 năm 2021) cũng có sai sót giống như sai sót trong chứng từ
của chuyến giao hàng thứ hai nhưng Ngân hàng Vietcombank không có ý kiến gì mà

5
vẫn tiến hành thanh toán bình thường. Theo nguyên tắc hành động nhất quán thì việc
từ chối thanh toán của Ngân hàng Vietcombank là không đúng. Bên phía MUFG Bank
yêu cầu thanh toán ngay.

Tuy nhiên, ngân hàng Vietcombank, dựa theo tinh thần của UCP, ho rằng thực tế là
một ngân hàng đã từng chấp nhận bộ chứng từ có sự khác biệt, có hoặc không có sự
đồng ý của người xin mở thư tín dụng thì điều này cũng không thể ràng buộc ngân
hàng đó chấp nhận lỗi khác biệt tương tự trong các chứng từ tiếp theo, trừ phi luật địa
phương quy định khác.

 Cách giải quyết tình huống có vận dụng cơ sở pháp lý liên quan:

Vận dụng điều 14a UCP 600 quy định về việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng phát
hành “… chỉ dựa trên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt
của chúng có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không…” mà không bị ảnh hưởng
bởi những giao dịch xảy ra trước, sau hoặc xoay quanh giao dịch thư tín dụng đang
thực hiện. Từ đó, ta có thể thấy việc từ chối của Ngân hàng Vietcombank là đúng vì
tranh chấp phát sinh do lỗi từ phía người bán trong khâu lập chứng từ do đã không
tuân thủ triệt để UCP 600.

Tài Liệu Tham Khảo

PGS, T. N. (n.d.). Thanh toán trong tranh chấp Quốc tế bằng L/C, một số gợi ý cho doanh nghiệp khi
tham gia giao dịch. Thông tin Pháp Luật dân sự.

SongAnhLogs. (n.d.). Hợp đồng ngoại thương (International Trade Contracts) Nội dung & soạn thảo.
Logistics Song Ánh.

You might also like