You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồ Khánh Vi


MSSV: 030835190281 Lớp học phần: D01

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 18 trang
(bằng chữ): 18 trang

YÊU CẦU
Anh/ Chị hãy hoàn thành tiểu luận cá nhân cho môn học với các mục (tùy chọn) như
sau:
1. Tựa bài (Title)
2. Tóm lược (Summary or Abstract)
3. Từ khóa (Keywords)
4. Giới thiệu (Introduction)
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
6. Kết quả và thảo luận
7. Kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp
8. Tài liệu trích dẫn
BÀI LÀM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
oooooo

Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam

Giảng viên: Nguyễn Minh Sáng


Môn học: Đầu tư quốc tế
Lớp: D01
Thực hiện: SV. Nguyễn Hồ Khánh Vi
MSSV: 030835190281

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 01 năm 2022


Mục Lục

Tóm lược .............................................................................................................................. 1


1. Giới thiệu: ....................................................................................................................... 1
2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 2
2.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu: ....................................................... 2
2.2 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu:.............................................................. 2
2.3 Phương pháp phân tích Swot:.............................................................................. 2
3. Kết quả và thảo luận: .................................................................................................... 3
3.1 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: .......................3
3.1.1. Diễn biến chung:................................................................................................ 3
3.1.2 Phân tích một số doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài
nổi bật: .................................................................................................................... 7
3.1.3 Tình trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối
cảnh dịch Covid-19: ............................................................................................. 10
3.2 Triển vọng, thách thức: ...........................................................................................12
3.2.1. Triển vọng:....................................................................................................... 12
3.2.2. Khó khăn: ........................................................................................................ 13
3.3.3 Khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt khi đầu tư ra nước
ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19:.................................................................. 15
4. Giải pháp kiến nghị: ..................................................................................................... 15
5. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 17
6. Tài liệu trích dẫn: ........................................................................................................ 17
Phụ lục:

Bài viết đã được check đạo văn trên phần mềm Turnitin với mục cài đặt như sau:

- Loại trừ trích dẫn


- Loại trừ mục lục tham khảo
- Loại trừ các nguồn có ít hơn 1%
Kết quả sau khi check đạo văn:
Tóm lược

Trong thời đại hội nhập quốc tế như ngày nay, xu hướng mở rộng đầu tư ra nước
ngoài ngày càng nhiều. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mở rộng
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cấp thiết và trở nên
dễ dàng hơn khi hàng loạt các FTA được kí kết. Tuy vậy, việc đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một số bất cập và khó khăn. Chính vì lẽ đó,
bài tiểu luận này ra đời nhằm phân tích thực trạng đầu tư quốc tế của các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất, góp ý các giải pháp nhằm thúc đầy việc mở
rộng đầu tư quốc tế của Doanh nghiệp Việt Nam sao cho lợi ích mà các doanh nghiệp
Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung nhận được là cao nhất.

Abstract

In the era of international integration like today, the trend of expanding investment
abroad is more and more. In that trend, Vietnam is no exception. Expanding
investment abroad of Vietnamese enterprises is increasingly urgent and becomes
easier when a series of FTAs are signed. However, the investment abroad of
Vietnamese enterprises still has some inadequacies and difficulties. Therefore, this
essay was born to analyze the current international investment situation of
Vietnamese enterprises and propose and suggest solutions to promote the expansion
of international investment of enterprises. Vietnam so that the benefits that
Vietnamese businesses in particular and the country in general receive are the
highest.

Từ khóa: Đầu tư ra nước ngoài FDI, FTA, các doanh nghiệp Việt Nam, kinh tế Việt
Nam, thuận lợi, khó khăn.

1. Giới thiệu:

Ngày nay, Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, nên khi nhắc tới Việt
Nam người ta chỉ nghĩ tới Việt Nam như là một nước nhận được đầu tư rất nhiều từ

1
các quốc gia phát triển trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng mặt khác, các doanh
nghiệp Việt Nam cũng đang có bước chuyển mình khi luôn ấp ủ và thực hiện nhiều
dự án đầu tư mang tầm chiến lược ra nước ngoài. Để làm rõ hơn tình hình đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp VN hiện nay, tiểu luận với đề tài " Thực trạng và
giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam" ra đời dựa
trên những nghiên cứu số liệu từ các nguồn tin cậy như Tổng cục thống kê, Bộ kế
hoạch và đầu tư,...cùng với những hiểu biết đúc kết từ kiến thức thực tế của em khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Rất mong bài tiểu luận này sẽ mang đến cho người đọc
những lí luận, kiến thức bổ ích và em luôn vui lòng đón nhận những ý kiến góp ý
chân thành, bổ ích đến từ bạn bè và thầy cô.

2. Phương pháp nghiên cứu:

2.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu:

Tổng hợp số liệu đầu tư ra nước ngoài theo đối tác từ Việt theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cục Đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, số liệu còn được thu thập tại Trade Map của ITC
(Thống kê thương mại để phát triển kinh doanh quốc tế, dữ liệu giao dịch hàng tháng,
hàng quý và hàng năm. Giá trị xuất nhập khẩu, khối lượng, tốc độ tăng trưởng, thị phần,
v.v) và các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và nước ngoài.
Dựa vào đó chắt lọc và lấy ra các số liệu tin cậy và cần thiết cho bài viết.

2.2 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu:

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích bằng phương pháp đồ thị và thống kê
bằng phầm mềm Microsoft Excel và các công cụ bổ trợ khác.

2.3 Phương pháp phân tích Swot:

Sử dụng sơ đồ Swot để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng đầu tư ra thị trường Quốc tế.

2
3. Kết quả và thảo luận:

3.1 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam:

3.1.1. Diễn biến chung:

Trong những năm qua, không những tiếp nhận nguồn vốn tài trợ từ các chủ thể kinh
doanh đến từ nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh
đầu tư sang các thị trường khác nhằm thu về lợi nhuận cao và nâng cao vị thế của các
doanh nghiệp Việt Nam trên Thế Giới.

Có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2020, tổng vốn đăng kí mà các doanh
nghiệp Việt Nam đổ ra nước ngoài tăng trưởng mạnh nhất trong thời điểm 2008-2014 và
sau đó giảm dần nhưng nhìn chung vẫn ở mức ổn định cao.

Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2020
chia theo Năm và tổng vốn đăng ký (triệu USD)

Nguồn: Tổng cục thống kế

3
Cùng với sự ổn định về nguồn vốn thì số lượng các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng
không ngừng tăng mạnh. Vào năm 2000, xuất phát điểm chỉ có 15 dự án, sau đó giao
động nhẹ đến năm 2006 đạt được 36 dự án đầu tư ra nước ngoài chính thức được cấp
giấy phép. Tuy nhiên kể từ thời điểm 2008 trở về sau, số lượng dự án được chính phủ
cấp phép không ngừng tăng lên và phát triển nhanh chóng.

Cuối năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài khoảng 528,7
triệu USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước và đến cuối năm 2020, tổng dự án đầu
tư nước ngoài được cấp giấy phép tăng thêm 17 dự án, nâng tổng số vốn lên đến 819,7
triệu USD, tăng 55% so với năm trước. (theo Bộ Kế hoạch-đầu tư nước ngoài).

Biểu đồ 2: Số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ
1989 - 2019 chia theo Năm

Nguồn: Tổng cục thống kế

Theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư, trong giai đoạn từ tháng 1-7 năm 2021, tổng số
vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đổ vào các quốc gia khác đã tăng thêm 570,1

4
triệu USD, gấp 2,3 lần so với cùng kì năm ngoái, trong đó có 28 dự án được cấp giấy
chứng nhận đầu tư mới và 11 dự án điều chính vốn đầu tư lên đến 424,8 triệu USD.

Ngoài ra về thị trường đầu tư, trong số 18 quốc gia và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp
Việt Nam đổ vốn đầu tư thì có các thị trường tiêu biểu như Mỹ - là thị trường lớn nhất
khi có tới 3 dự án đầu tư và 2 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đạt 302,8 triệu USD,
tiếp theo sau lần lượt là các quốc gia Campuchia, Lào, Canada với tổng vốn đầu tư lần
lượt là 89,2 triệu USD, 47,8 triệu USD và 32,1 triệu USD.

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam ra các quốc gia khác
trong 7 tháng đầu năm 2021

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

5
Biểu đồ 4: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2020 phân
theo ngành kinh tế chia theo Ngành kinh tế và Số dự án và tổng vốn đăng ký

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu của tổng cục thống kê thì các doanh nghiệp Việt Nam, trong năm 2020, hầu
hết các doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh đầu tư quốc tế vào các ngành trọng điểm nhất
là ngành Công nghiệp chế biến-chế tạo (với tổng cộng 828 dự án với tổng số vốn đầu tư
lên đến 14.786,7 triệu USD); xếp vị trí thứ hai là ngành Bán buôn và bán lẻ; sữa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và động cơ khác (với 722 dự án, tổng vốn đầu tư lên đến 1.785,3 triệu
USD); vị trí thứ ba thuộc về khối ngành khoa học-công nghệ (389 dự án được đầu tư với
tổng vốn là 1.524,6 triệu USD).

Trong 7 tháng đầu năm 2021, các nhà đầu tư đã đầu tư rộng khắp 12 kĩnh vực kinh doanh
với số vốn nhiều nhất bao gồm có khoa học công nghệ (279,8 triệu USD), lĩnh vực buôn
bán, bán lẻ (148,6 triệu USD), đứng theo sau là các vị trí thuộc về lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ hỗ trợ,...
6
Còn theo số liệu lũy kế đến ngày 20/07/2021 do Bộ kế hoạch và đầu tư công bố, đã có
1.423 dự án đã được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tập trung nhiều
nhất vào các lĩnh vực như khai khoáng (36,3%), nông-lâm nghiệp-thủy sản (15,3%);
những nước nhận được đầu tư nhiều nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam trong gia đoạn
này có thể kể đến như: Lào (23,8%), Campuchia (13,1%), Nga (12,9%),...

3.1.2 Phân tích một số doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài nổi
bật:

Từ những số liệu trên, ta có thể thấy được làn sóng đầu tư ồ ạt ra nước ngoài đang chiếm
xu thế, nhất là đối với những công ty, doanh nghiệp có tiềm lực và quy mô lớn, nhằm
khẳng định năng lực của chủ thể kinh doanh cũng như thực hiện ước mơ “Vươn tầm
doanh nghiệp Việt” trên bản đồ quốc tế. Trong đó, có một số doanh nghiệp hết sức nổi
bật. Những doanh nghiệp này đã tiến hành mở rộng phạm vi kinh doanh ra sân chơi quốc
tế từ khá sớm, góp phần đặt nền móng cho các doanh nghiệp sau này và cho đến hiện
nay, họ vẫn gặt hái được rất nhiều thành công, không những đem lại nguồn lợi lớn cho
Quốc gia mà còn tạo ra công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc phát triển doanh
nghiệp Việt Nam. Những doanh nghiệp tiểu biểu có thể kể đến như: Tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai (HAGL), Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, công ty cố phần sữa Việt
Nam Vinamilk, tập đoàn FPT,...

Đối với HAGL-Là người tiên phong trong việc mở dự án đầu tư ra các quốc gia láng
giềng như Lào, Campuchia, Myanmar,...trong quá khứ đã có những bước đi hết sức táo
bạo, có thể kể đến như việc xây dựng các nhà máy chế biến mía đường, cao su tại hai
quốc gia Lào và Campuchia. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản cũng được doanh nghiệp
này chú trọng đầu tư vào Myanmar, nổi bật với dự án xây dựng nhiều trung tâm thương
mại tạo quốc gia này vài tháng 06/2013 với tổng vốn đầu tư lến đến 440 triệu Đô la Mỹ.
Đến năm 2015, HAGL đã tiến hành sử dụng giai đoạn 1 thuộc dự án trung tâm thương
mại Myanmar Plaza. Vào năm 2016, HAGL tiếp tục đưa vào khai thác khách sạn 5 sao
Melia Yangon với ý định thành lập khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar center.

7
Có thể thấy, HAGL đang dần từ bỏ các lĩnh vực trong nước mà muốn lấn sân sang các
địa điểm đầu tư ngoài nước.

Ngoài ra, về lĩnh vực nông nghiệp, HAGL cũng đã có 48.400 ha cao su và cọ dầu (trong
đó có 4.000 ha cọ dầu), 1.000 ha cây mía, nhiều nhà máy chế biến mủ cùng với nhà máy
đường tại Attapeu, Lào. Về đất đai, HAGL vẫn còn nắm giữ một diện tích lớn khoảng
10.000 ha ở Lào, Việt Nam và Campuchia.

Đặc biệt vào năm 2010, Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân lào-ông Bua Xỏn
Búp Pha Vản đã từng gửi lời cảm ơn sự đóng góp của HAGL đối với tỉnh Attapeu nói
riêng và nước Lào nói chung khi góp phần cải thiện đời sống của nhân dân Attapeu và
những khu vực mà HAGL đang đầu tư.

8
Tuy nhiên từ năm 2016 trở về sau, các dự án kinh doanh ở nước ngoài của HAGL liên
tuch gặp biến động và khó khăn, khi thị trường biến động không như mong muốn của
“Bầu Đức”, lãi lỗ đan xen trong nhiều năm khiến doanh nghiệp khá nhạy cảm với biến
động thị trường khi gánh trên vai khoảng lỗ tích lũy hơn 4000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hoàng
Anh gia lai được xem là người tiên phong mở đường cho sự mở rộng đầu tư quốc tế cho
các doanh nghiệp khác sau này.

Đối với Viettel, công ty cũng đã gặt hái nhiều thành công khi sau 15 năm mở rộng đầu
tư ra nước ngoài, tập đoàn hiện đã có mặt ở 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sự xuất
hiện của Natcom- mạng di động là liên doanh của Viettel tại Hati đã giúp đất nước này
đạt được 5000km đường dây kết nối viễn thông với tốc độ tăng trưởng thuế bao đạt là
15%. Tiếp theo sau Hati, Viettel tiếp tục dấn thân vào thị trường Capuchia với dịch vụ
VoIP, đã sánh vai cùng với Metfone dẫn đầu về thị phần tại đất nước này. Tại Lào, mạng
Unitel cũng nhanh chóng chiếm đến 35% thị phần chỉ sau hai năm phát triển. Ngoài ra,
tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel còn triển khai Movitel (thương hiệu của Viettel tại
Mozambique, Tanzania và hai thị trường khó tính như Peru hay Myanma), Mytel
(thương hiệu Viettel tại Myanmar) đã chạm mốc 10 triệu người dùng chỉ sau 2 năm, Bitel
(thương hiệu Viettel tại Peru) liên tục đem đến lợi nhuận vượt sức mong đợi khi doanh
thu sáu tháng đầu năm 2020 đạt gần 10 triệu USD, lợi nhuận hơn 1,5 triệu USD.

Vinamilk cũng là một trong những doanh nghiệp diễn ra sự đầu tư ra nước ngoài mạnh
mẽ khi vào năm 2010 doanh nghiệp đã từng mua lại 19,3 % cố phần của công ty Miraka
Ltd tại New Zealand để đầu tư về sữa, góp vốn trong một liên doanh với công ty Angkor
Dairy Products để đầu tư nhà máy sữa. Hiện nay, trên thị trường Quốc tế, công ty đã sản
xuất ra hơn 8 tỷ sản phẩm đa dạng khác nhau để xuất khẩu sang 43 thị trường trên thế
giới, bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản…

Không chỉ có Vinamilk đang trên con đường thực hiên giấc mơ mang sữa Việt Nam ra
với thế giới mà công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood cũng đang bắt tay vào

9
hợp tác với Tập đoàn Backahill (Thụy Điển) để cùng nhau liên doanh với tỷ lệ góp vốn
50/50 nhằm xuất khẩu các sản phẩm từ sữa.

FPT cũng không nằm ngoài xu thế đó khi là một trong những công ty 100% vốn nước
ngoài được chính phủ Myanmar cấp giấy phép NFS(I) - Network Facilities Service
Individual để có thể triển khai cơ sở hạ tầng và phát triển viễn thông tại đất nước này,
được xem là bước đệm quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ toàn cầu hóa của tập
đoàn. Không những thế vào tháng 7/2021, FPT cũng đã cung cấp dịch vụ công nghệ ở
châu Mỹ-latinh khi đầu tư vào dự án Intertec International.

Ngoài ra còn rất nhiều các doanh nghiệp tiêu biểu khác như Trung Nguyên, Vingroup
với các dự án xe ô tô điện Vinfast đầu tư trực tiếp vào các quốc gia như Mỹ, Pháp,
Singapore, Đức,...

3.1.3 Tình trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối
cảnh dịch Covid-19:

Giai đoạn 2021-2022 được xem là giai đoạn mà diễn biến Covid 19 phức tạp nhất, gây
ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, tuy nhiên theo tổng cục thống kê, các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn nhìn chung vẫn tăng ổn định, đặc biệt là các thị trường như Mỹ,
Canada, Châu Âu,...đây được xem là tín hiệu tích cực đến từ phía doanh nghiệp trong
nước. Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch
bệnh còn có sự chuyển biến tương đối từ lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu như trước
đây sang các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ. Một ví dụ trong số đó chính là trong quý
II năm 2021, Viettel Global có tổng doanh thu lên tới 9.900 tỷ đồng, tăng 22% so với
cùng kì năm trước. Cũng trong thời điểm này, các chi nhánh nước ngoài của Vinamilk
cũng đạt doanh thu thuần 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kì năm ngoái.

10
Biểu đồ 5: Số liệu các dự án doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo
ngành tính lũy kế đên 20/12/2021

Theo Tổng cục thống kê

Biểu đồ 6: Các quốc gia nhận đầu tư từ Việt Nam giai đoạn 01/01/2021-20/12/2021

Theo: Tổng cục thống kê

11
3.2 Triển vọng, thách thức:

3.2.1. Triển vọng:

Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, Việt Nam không chỉ là điểm đến thu hút giới đầu
tư nước ngoài mà bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng đã nhận thức được rằng
mình cũng phải mở rộng đầu tư sang các thị trường khác để tìm kiếm cơ hội và gia tăng
lợi nhuận.

Đầu tiên, đối với xu hướng phát triển ngày nay cũng như tiềm năng về nguồn lực và vốn
của các tập đoàn lớn tại Việt Nam, thì thị trường Việt Nam quá nhỏ để đáp ứng khát
vọng doanh thu. Khi đó, sẽ có một động lực vô hình tác động lên các doanh nghiệp đủ
tầm không ngừng mở rộng quy mô để gia tăng doanh thu cho mình, tận dụng được tài
nguyên, nguồn lực sẵn có của quốc gia khác để gia tăng khách hàng, tránh các hàng rào
về thuế quan, hưởng các ưu đãi từ chính phủ nước bạn,...

Trên thực tế, một sô doanh nghiệp Việt Nam đã làm điều đó như Công ty cổ phần tập
đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, công ty
cổ phần cà phê Trung Nguyên, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn Trung
Nguyên,...và chính phủ Việt Nam cũng đang ngày càng không ngừng đề ra các chính
sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Bên
cạnh đó, việc chính phủ mở rộng hợp tác với các quốc gia khác bằng cách kí kết các FTA
mang lại lợi ích kinh tế song phương cho Việt Nam như AFTA, ASEAN, CPTPP,
AJCEP, EVFTA,...cũng mang lại cho Việt Nam những thuận lợi to lớn để mở rộng thị
trường, tiếp cận các môi trường đầu tư khác nhau.

Thứ hai, mở rộng đầu tư nước ngoài còn để tận dụng, khai thác và học hỏi khả năng sản
xuất của nước ngoài. Khi các nước đối tác có những điều kiện về tài nguyên, môi trường,
chi phí sản xuất và nguồn lao động, sự khác biệt về khí hậu, đặc điểm kinh tế, môi trường
chính trị tốt hơn nước sở tại thì một quyết định dịch chuyển đầu tư là vô cùng đúng đắn

12
để có thể mang về nguồn lợi cao hơn với chi phí thấp hơn. Đây được xem một tác động
rất tích cực mà hoạt động đầu tư quốc tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Lấy ví dụ về Vinamilk, khi nhận thấy Newzealand là một quốc gia có đầy đủ các yếu tố
cần thiết để Vinamilk xây dựng nhà máy chế biến sữa như: có khí hậu ôn đới mát mẻ
quanh năm, là điều kiện lý tưởng để chăn nuôi bò sữa và chắc chắn khi mở trang trại bò
sữa ở newzealand chắc chắn sẽ hiệu quả và mang lại suất sinh lời cao hơn là khi mở
trang trại bò sữa tại Việt Nam. Vì vậy, một quyết đinh khôn ngoan được đưa ra đó là đầu
tư vào nhà máy Miraka tại New Zealand, từ đó tạo nên thương hiệu sữa tươi 100%, tạo
nên lòng tin tuyệt đối với người tiêu dùng, đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc của
Vinamilk ngày nay.

Thứ ba, đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp xúc tiến quan hệ hợp tác với các nước nhận đầu tư,
tạo ra lợi nhuận giúp phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đóng thuế cho nhà
nước mà còn tạo ra công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần phát triển tiến bộ xã
hội, cung cấp và tạo ra các giá trị cốt lõi nhằm thúc đẩy khoa học-kỹ thuật phát triển,
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của con người, giúp xóa đói giảm nghèo,...và
khi chúng ta đầu tư sang một nước khác, chúng ta cũng đã và đang làm điều tương tự.
Những điều đó giúp giá trị của doanh nghiệp gia tăng trong mắt của nước nhận đầu tư
và cả bạn bè quốc tế, giúp củng cố quan hệ hợp tác giữa nước đối tác và Việt Nam và
điều này sẽ là cánh cổng mở ra nhiều thương vụ thành công hơn trong tương lai.

3.2.2. Khó khăn:

Khi đầu tư vào nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam chăc chắn sẽ gặp không ít thách
thức, trong đó có rủi ro tương đối cao.

Thứ nhất, đầu tư quốc tế sẽ luôn đi đôi với rủi ro bởi lẽ đây không phải là nước sở tại,
có sự khác biệt về môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ngoài so với Việt Nam chẳng
hạn như: sự khác biệt về tiền tệ, ngôn ngữ, xu hướng đầu tư, luật pháp kinh doanh, thói
quen tiêu dùng của người dân địa phương,...và khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh
13
nghiệp luôn phải chấp nhận rằng mình sẽ phải bỏ ra một nguồn vốn lớn sang nước khác
để đầu tư. Điều này sẽ phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn dài hạn cũng như mức độ ưa thích
rủi ro của doanh nghiệp để quyết định xem mình có nên đầu tư vào thị trường đó hay
không.

Điều này có lợi cho các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về kinh tế cũng như kinh nghiệm
và dường là cực kì khó khăn đối với đại đa số các doanh nghiệp còn khá trẻ tại Việt Nam.
Khi bỏ ra số lượng vốn lớn như vậy, công ty sẽ phải rất chắc chắn về khả năng và thời
gian thu hồi vốn. Chỉ cần dự tính sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền, các khoản vay
liên quan và điều đó sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Một ví dụ thực tế nổi bật PVN đã thất bại tại Venezuela khi kì vọng sẽ mang lại cho
PVN 4 triệu tấn dầu trên một năm và thời gian hoàn vốn là bảy năm với số vốn 8 tỷ
USD. Nhưng ba năm sau, lạm phát cao ở Venezuela đã tạo nên một cú sốc lớn đối với
các nhà lãnh đạo của PVN khi không thể thu hồi vốn như dự kiến, khiến doanh nghiệp
phải ngừng triển khai dự án ngay lập tức.

Thứ hai, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nghiên cứu kỹ đặc điểm của các yếu
tố môi trường đầu tư tại nước ngoài. Ngoài ra còn yếu tố tác động khác như người tiêu
dùng, các đối thủ cùng ngành và dư luận Thế giới.

Thứ ba, hệ thống pháp lý của Việt Nam đối với việc đầu tư quốc tế cho doanh nghiệp
Việt vẫn còn nhiều bất cập, lỏng lẻo và chưa nhất quán. Hơn nữa hiện nay, các chính
sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì được thảo luận, ráo riết triển khai
trong khi những chính sách, đường lối để doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài thì khá
ít và mơ hồ.

Tại Việt Nam, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã
góp phần xóa bỏ rào cản cho các doanh nghiệp mong muốn được đầu tư nước ngoài, loại
bỏ các đặc điểm không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam

14
trong đầu tư quốc tế, tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo minh bạch và bình đẳng giữa các nhà
đầu tư. Tuy nhiên, luật này vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết cần tháo gỡ như:

- Các lĩnh vực được ưu tiên trong đầu tư quốc tế vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chậm
đổi mới để thích hợp với xu hướng đầu tư quốc tế của doanh nghiệp hiện nay.

- Luật vẫn còn thiếu sót nhiều về các thông tin chỉ ra sự rõ ràng giữa các lĩnh vực nằm
trong danh mục khuyến khích, danh mục cấm hay danh mục hạn chế đầu tư ra các nước
khác.

- Các quy trình thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực
hiện dự án đầu tư ở nước ngoài còn một số bước thừa thãi, nhọc nhằng trong quy trình
và khá phức tạp, rườm rà,…

- Quy định của Luật về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và thủ
tục triển khai dự án đầu tư còn một số nội dung thiếu cụ thể dẫn đến cách hiểu không
thống nhất trong quá trình thực hiện.

3.3.3 Khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt khi đầu tư ra nước ngoài
trong bối cảnh dịch Covid-19:

Ngoài ra, tình hình thế giới không ngững biến động, đặc biệt là sự xuất hiện của đại dịch
covid-19 khiến các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật các phương án ứng phó với tình
hình. Giá cước vận chuyển tăng, điển hình là cước tàu biển liên tục tăng phi mã, quá
trình vận chuyển liên tục gặp trục trặc bởi cấm vận, chia cắt giữa các vùng xanh và vùng
đỏ, một số sân bay, cảng biển quốc tế đóng cửa để đảm bảo an ninh trong nước,...ngoài
ra, sự biến động tại các nước Việt Nam đầu tư cũng là một vấn đề lớn khi công nhân có
số ca mắc cao, phải nghỉ việc vì bị nhiễm Covid, biến động trước dịch bệnh tại nước
nhận đầu tư cũng là một biến số không thể lường trước đối với các nhà đầu tư Việt Nam.

4. Giải pháp kiến nghị:

15
-Về phía các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài:

+ Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ môi trường kinh doanh quốc tế mà doanh nghiệp hướng
tới trên nhiều phương diện, lập ra chiến lược đầu tư, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, thực
tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp.

+ Cần nâng cao kĩ năng thẩm định dự án đầu tư, trích lập dự phòng rủi ro, xem xét toàn
diện dự án để có quyết định đầu tư đúng đắn. Có thể liên doanh, hợp tác với các doanh
nghiệp trong nước để gia tăng sức mạnh về vốn và nguồn nhân lực,...giải pháp này thực
sự có hiệu quả cho những doanh nghiệp trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam có
mong muốn đầu tư quốc tế.

+ Thường xuyên theo dõi các chính sách của chính phủ, các hiệp định thương mại Việt
Nam đã thương lượng, kí kết, tìm hiểu thủ tục, luật pháp nước nhà và nước nhận đầu tư,
tránh những sự vi phạm pháp luật không đáng có, nếu không sẽ dễ bị cấm đầu tư hoặc
vướng vào các vụ kiện thương mại,...

- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:

+ Cần cải cách các thủ tục hành chính rườm rà, thiếu sự nhất quán và đồng bộ.

+ Nên để các doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc đầu tư ra nước ngoài, hạn chế
sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

+ Có bộ máy giám sát hiệu quả quá trình đầu tư cũng như chuyển tiền ra nước ngoài của
doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực, quan liêu, thiếu minh bạch trong quá trình kiểm soát, có
hành vi dung túng cho các doanh nghiệp gian lận, rửa tiền,...

+ Cần có sự thay đổi về luật, bổ sung thêm các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư ra
nước ngoài theo quy định tại Điều 6 của Luật; Bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư
ra nước ngoài có điều kiện, gồm các ngành như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,…

16
- Trách nhiệm các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài:

Chủ động nghiên cứu thông tin các doanh nghiệp trong nước cũng như tình hình về môi
trường kinh doanh tại nước ngoài, đặc biệt là tình hình Covid-19 hiện nay. Luôn đưa ra
những giải pháp, tư vấn chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước ngay khi cần
thiết. Chú trọng phổ biến thông tin, chính sách, môi trường đầu tư,...và kết nối kết nối
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài trở thành cộng đồng để cùng nhau trao
đổi kinh nghiệm, liên kết, mở rộng cơ hội đầu tư, phát triển kinh doanh và đưa ra các
kiến nghị cần thiết với chính quyền nước sở tại.

5. KẾT LUẬN

Thông qua bài tiểu luận, ta đã có cái nhìn chân thực hơn về tình hình mở rộng đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Qua đó, ta có thể nhìn nhận những
thành tựu lớn lao mà chúng ta đã đạt được trên thị trường quốc tế. Đây được xem là bằng
chứng thuyết phục cho thấy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt khi mở rộng đầu tư ra
nước ngoài, đây được xem là một xu thế khách quan trong tiến trình hội nhập kinh tế của
thế kỉ XXI. Ngoài những thành tựu và triển vọng đầu tư trong tương lai thì bài viết còn
chỉ ra những vướng mắt, khó khăn trên các khía cạnh khác nhau làm cản trở hoạt động
này của doanh nghiệp Việt, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đóng
góp khắc phục những khó khăn, nhược điểm của doanh nghiệp, chính phủ và các phòng
ban liên quan. Qua đó mong muốn góp phần vào công cuộc thúc đẩy, tạo ra một vị thế
vững chắc cho thương hiệu Việt trên thị trường quy mô toàn cầu trong tương lai.

6. Tài liệu trích dẫn:

Diên, N. H. (n.d.). Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa
dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tạp chí Cộng sản.

17
Anwar, S., & Nguyen, LP (2011). Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại: Trường
hợp của Việt Nam. Nghiên cứu trong Kinh doanh Quốc tế và Tài chính , 25 (1), 39-52.

Nguyễn Hải, Đ., & Hoàng Kim, G. (2012). Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra
nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn, T. T. (2014). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Doctoral dissertation).

Phùng Xuân, N. (2009). Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vũ, T. (n.d.). Vướng mắc trong quy định tại Luật Đầu tư và giải pháp tháo gỡ. Văn
phòng chính phủ.

Hiền, N. (2021). Doanh nghiệp Việt ghi dấu ấn trên thị trường nước ngoài. Hải Quan
online.

(2013). Đầu tư ra nước ngoài nhìn từ bài học của Hoàng Anh Gia Lai. Tạp chí tài chính.

Vy, K. (n.d.). Vinamilk đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Công an Nhân dân.

18

You might also like